Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán: Chương 4
lượt xem 9
download
Chương 4 Đối tượng kiểm toán, chương học này trình bày nội dung kiến thức gồm: Khái quát chung về đối tượng kiểm toán và khách thể kiểm toán, các yếu tố cấu thành đối tượng kiểm toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán: Chương 4
- Chương 4 Đối tượng kiểm toán
- Đối tượng kiểm toán Khái quát chung về đối tượng kiểm toán và khách thể kiểm toán Các yếu tố cấu thành đối tượng kiểm toán
- 1. Khái quát chung về đối tượng kiểm toán và khách thể kiểm toán 1.1. Đối tượng kiểm toán 1.2. Khách thể kiểm toán 1.3. Một cuộc kiểm toán
- 1.1. Đối tượng kiểm toán Khái niệm: Đối tượng kiểm toán là các thực trạng hoạt động cần được kiểm toán, quan trọng và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính. Các yếu tố cấu thành đối tượng kiểm toán: Thực trạng hoạt động tài chính Tài liệu kế toán Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính Hiệu quả và hiệu năng
- 1.2. Khách thể kiểm toán Khái niệm: Khách thể kiểm toán là nơi mà hoạt động kiểm toán diễn ra. Phân loại khách thể kiểm toán: Theo tính pháp lý, khách thể kiểm toán bao gồm • Khách thể kiểm toán bắt buộc • Khách thể kiểm toán tự nguyện Theo mối quan hệ giữa chủ thể kiểm toán và khách thể kiểm toán, khách thể kiểm toán bao gồm: • Khách thể của KT Nhà nước • Khách thể của KT Độc lập • Khách thể của KT Nội bộ
- 1.3. Một cuộc kiểm toán Khái niệm: Một cuộc kiểm toán là mỗi lần kiểm toán, một chủ thể kiểm toán được gắn với một khách thể kiểm toán để thực hiện một nhiệm vụ xác định. Các yếu tố của một cuộc kiểm toán: Đối tượng kiểm toán Chủ thể tiến hành kiểm toán Khách thể kiểm toán tương ứng Thời hạn kiểm toán cụ thể Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán
- 2.1. Các yếu tố cấu thành đối tượng kiểm toán a. Thực trạng hoạt động tài chính b. Tài liệu kế toán c. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính d. Hiệu quả và hiệu năng
- a. Thực trạng hoạt động tài chính Khái niệm: Hoạt động tài chính là dùng tiền để giải quyết các mối quan hệ kinh tế trong đầu tư, trong kinh doanh, trong phân phối và thanh toán nhằm đạt tới lợi ích kinh tế xác định. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tài chính: Hoạt động tài chính phải có kế hoạch Hoạt động tài chính phải đảm bảo tiết kiệm và có lợi Hoạt động tài chính phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và thể lệ tài chính
- 1. Thực trạng hoạt động tài chính Đặc điểm của hoạt động tài chính: Hoạt động tài chính là hết sức phức tạp và đa dạng. Do đó, một phần thực trạng hoạt động tài chính được phản ánh trên tài liệu kế toán nhưng một phần khác của thực trạng hoạt động tài chính không phản ánh trên tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan. Để thực hiện chức năng xác minh, kiểm toán đã xây dựng hệ thống phương pháp kiểm toán bao gồm 2 phân hệ : Phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu lôgic): áp dụng phần thực trạng hoạt động tài chính phản ánh trên tài liệu kế toán. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực nghiệm và điều tra): áp dụng phần thực trạng hoạt động tài chính không phản ánh trên tài liệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan. Đối tượng kiểm toán đa dạng và phức tạp. Trong cuộc kiểm toán, KTV không thể tiến hành kiểm toán 100% đối tượng kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán có tính hiệu lực và đầy đủ, KTV đã xây dựng phương pháp kiểm toán thích hợp là phương pháp chọn mẫu.
- 2.Tài liệu kế toán – Đối tượng kiểm toán cụ thể Khái niệm: Tài liệu kế toán bao gồm hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán và các báo biểu tổng hợp. Những nguyên nhân tài liệu kế toán là đối tượng quan tâm của kiểm toán đặc biệt là Kiểm toán tài chính: Tài liệu kế toán không chỉ là nơi tổng kết các chỉ tiêu ở phạm vi rộng, là nơi để kiểm tra,lưu trữ tài liệu và bảo vệ tài sản mà là cơ sở cho mọi người quan tâm đưa ra các quyết định về quản lý, đầu tư, về thanh toán và phân phối,... Số lượng người quan tâm đến tài liệu kế toán ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng tài liệu kế toán ngày càng cao. Tính phức tạp trong quá trình xử lý thông tin kế toán trong khi đó không phải mọi người quan tâm đều am hiểu được tài liệu kế toán mà chính kế toán viên cũng gặp khó khăn trong việc phản ánh các quan hệ phức tạp, đặc biệt là những quan hệ mới phát sinh
- 2. Tài liệu kế toán Kiểm toán tài liệu kế toán, kiểm toán viên cần chú ý các vấn đề sau: Tính hiện thực của các thông tin kế toán Tính hợp pháp của các biểu mẫu ,trình tự lập và luân chuyển của các tài liệu này tính hợp thức của các đối tượng kế toán phù hợp với nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Tính pháp lý trong việc thực hiện các luật pháp, chuẩn mực và chế độ kinh tế tài chính
- 3. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính –Đối tượng cụ thể của kiểm toán Thực trạng tài sản: Trong doanh nghiệp kinh doanh hay sự nghiệp, tài sản đều biểu hiện dưới hình thái vật chất khác nhau với yêu cầu về quy cách, phẩm chất, bảo quản khách nhau với những người quản lý khác nhau => sự cách biệt giữa chủ sở hữu tài sản với người bảo quản và sử dụng tài sản. Khi sản xuất mở rộng, quy mô TS tăng, các mối liên kết kinh tế ngày càng phức tạp và đa dạng => sự cách biệt giữa TS và việc phản ánh trong thông tin kế toán. TS trong DN luôn vận động. Quá trình vận động cấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể =>Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau => do đó, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính là đối tượng của kiểm toán đặc biệt của kiểm toán nghiệp vụ.
- 4. Hiệu quả và hiệu năng Hiệu quả và hiệu năng là đối tượng mới của kiểm toán (theo quan điểm hiện đại). Việc mở rộng đối tượng kiểm toán là xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của quản lý trong điều kiện quy mô kinh doanh và hoạt động sự nghiệp ngày càng mở rộng, trong khi nguồn lực bị giới hạn, để thắng thế trong cạnh tranh, vấn đề hiệu quả và hiệu năng cần được đặt ra trong nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể Hiệu quả và hiệu năng là một bộ phận của kiểm toán hoạt động và gắn liền với một nghiệp vụ hoặc một dự án hay chương trình cụ thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 6: Hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát
19 p | 384 | 89
-
Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán: Chương 3
21 p | 199 | 31
-
Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán: Chương 5
17 p | 231 | 26
-
Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán: Chương 8
20 p | 135 | 18
-
Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán
7 p | 124 | 18
-
Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán: Chương 10
9 p | 117 | 13
-
Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán: Chương 7
10 p | 152 | 13
-
Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán: Chương 1
16 p | 148 | 12
-
Bài giảng Lý thuyết kế toán - Chủ đề 6: Kế toán hoạt động thương mại
0 p | 130 | 10
-
Bài tập môn Phân tích tín dụng
18 p | 104 | 9
-
Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán: Chương 6
9 p | 112 | 8
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán (Đinh Thế Hùng) - Chương 1: Tổng quan về kiểm toán
36 p | 106 | 6
-
Tài chính doanh nghiệp - Ths Nguyễn Thị Ngọc Lan
23 p | 117 | 5
-
Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán: Chương 2
9 p | 123 | 5
-
Bài giảng Quản trị tài chính quốc tế: Chương ôn tập - ThS. Nguyễn Thị Vũ Hà
31 p | 136 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn