intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Tác giả Xuân Diệu – Huy Cận

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:27

129
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Tác giả Xuân Diệu, tác giả Huy Cận, cuộc đời và sự nghiệp, sự nghiệp văn học, những tiểu thuyết tiêu biểu,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Tác giả Xuân Diệu – Huy Cận

  1. XUÂN DIỆU
  2. Tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985), còn có bút danh là Trảo Nha, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định. Sau khi đỗ tú tài ông dạy học tư, làm viên chức ở Mĩ Tho, rồi ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
  3. Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam. Xuân Diệu còn là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn. Là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”.
  4. Năm 1944, Xuân Diệu tham gia Việt Minh. Sau CMT8, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc. Sau đó, ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc. Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).
  5. 1. Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8 Thời gian này, thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng dường như trái ngược nhau: Yêu đời, tha thiết với cuộc sông, đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn.
  6. Hai tâm trạng này có mối liên hệ nhân quả với nhau: + Là 1 nhà thơ lãng mạn, yêu đời, tha thiết với cuộc sống, Xuân Diệu luôn vươn tới cái hoàn mỹ, tuyệt đích, đôi khi theo ảo tưởng. + Thực tế cuộc đời không đáp ứng được ước mơ của người nghệ sĩ nên Xuân Diệu cảm thấy vỡ mộng, bất lực và rơi vào "cái tôi cô đơn" của chính mình.
  7. Tập Thơ thơ Thơ thơ & Gửi hương cho gió NXB Đời nay NXB Văn học Xuất bản năm 1938 Xuất bản tháng 9 - 2008
  8. 2. Thơ Xuân Diệu sau Cách mạng  tháng 8 Sau Cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu mở rộng như muốn hòa nhập tâm hồn mình vào cuộc đời mới. Thể hiện sự nổ lực hòa nhập cái tôi vào cái ta chung rộng lớn của Đất nước. Thời gian này, Xuân Diệu làm việc với 1 cường độ phi thường, số lượng tác phẩm của ông rất lớn. Ngoài mảng thơ chiến đấu, ông trở lại với thơ tình yêu trong âm điệu reo vui, đằm thắm, trữ tình. Đến nay, Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình"
  9. Tác phẩm tiêu biểu: Những đóng góp mới tiêu biểu nhất trong những năm đầu CMT8 là Ngọn quốc kỳ và Hội nghị non sông. Xuân Diệu gọi đó là những trường ca “viết bằng hồn”, khi tâm hồn gắn với đất nước và nhân dân, và đất nước đã bước sang trang sử mới. Tứ thơ, lời thơ toả sáng, ấm áp với bao yêu thương, trân trọng, ngợi ca biểu tượng về cuộc sống, con người của đất nước mới hồi sinh.
  10. Đi trên đường lớn Phấn thông vàng NXB Văn Học NXB Đời Nay 1968 Tái bản lần thứ 2, năm 1944
  11. I. Tiểu sử & Sự nghiệp - Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, SN 1919, tại Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là huyện Ðức Thọ, Hà Tĩnh). - Cha mẹ Huy Cận đều là những người yêu văn chương, nên hồn thơ Huy Cận có thể nói được hun đúc từ truyền thống gia đình.
  12. - Năm 1939, ra Hà Nội học Cao Ðẳng Nông Lâm. Từ 1941, vừa học vừa tham gia mặt trận Việt Minh. - CMT8 thành công, Huy Cận được giữ chức Bộ trưởng Canh Nông. Tháng 5 - tháng 11/1946, giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. - Trong kháng chiến chống Pháp: ông làm Thứ trưởng Bộ Canh Nông, rồi Thứ trưởng Bộ Kinh Tế. - Từ 1955, chuyển sang công tác lãnh đạo văn hóa với chức vụ Thứ trưởng thường trực Bộ Văn hóa.
  13. • Từ 1984 đến 1987: Bộ trưởng đặc trách công tác văn hóa nghệ thuật tại văn phòng Hội Ðồng Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch Ủy ban trung ương Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật. • Sau giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
  14. • 06/2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. • Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996). • 19/02/2005 Huy Cận mất tại Hà Nội, ngày 23/09/2005 ông được nhà nước truy tặng Huân chương sao vàng
  15. 1. Thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ Mới. Thơ ông là tiếng lòng thiết tha gắn bó với quê hương đất nước, khao khát được hiến dâng tài năng, tuổi trẻ nhưng khi vấp phải thực trạng xã hội, những kỳ vọng ấy đã tan vỡ hoàn toàn. Luôn có một nỗi sầu trên từng trang thơ Huy Cận, nhưng đó là biểu hiện sinh động của bi kịch tâm trạng; đáng được cảm thông, trân trọng.
  16. Từ sau Lửa Thiêng có 2 tác phẩm đáng chú ý như: - Tập văn xuôi Kinh cầu tự viết năm 1942. - Sau là Vũ trụ ca - tập thơ viết năm 1942, chưa in thành sách. Tập Lửa Thiêng NXB Đời nay Xuất bản năm 1940
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2