intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - TS. Nguyễn Thị Phương Dung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Nguyên lý kế toán: Chương 2 - Chứng từ kế toán" được biên soạn với các nội dung chính sau: Khái niệm, ý nghĩa của chứng từ kế toán; Phân loại chứng từ kế toán; Nội dung của chứng từ kế toán; Quy định về chứng từ kế toán; Luân chuyển chứng từ kế toán;... Mời các bạn cũng tham khảo bài giảng tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - TS. Nguyễn Thị Phương Dung

  1. Have a good study! EM 3500 Nguyên lý Kế toán 42
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG 2 CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
  3. Nội dung 2.1 • Khái niệm, ý nghĩa của chứng từ kế toán 2.2 • Phân loại chứng từ kế toán 2.3 • Nội dung của chứng từ kế toán 2.4 • Quy định về chứng từ kế toán 2.5 • Luân chuyển chứng từ kế toán 2.6 • Danh mục chứng từ kế toán EM 3500 Nguyên lý kế toán 2
  4. 2.1. Khái niệm, ý nghĩa của chứng từ kế toán 2.1.1. Khái niệm Theo Điều 3, khoản 3 của Luật Kế toán Việt Nam 2015: Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh những nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. EM 3500 Nguyên lý kế toán 3
  5. 2.1.2. Ý nghĩa của chứng từ kế toán − Sao chụp và ghi chép kịp thời, trung thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh − Công cụ để giám sát các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị − Phương tiện thông tin phục vụ điều hành các hoạt động. − Cơ sở pháp lý cho việc ghi chép các số liệu kế toán − Cơ sở pháp lý cho kiểm tra việc chấp hành, chế độ, quy định về kinh tế tài chính − Cơ sở đề giải quyết các tranh chấp, khiệu nại về kinh tế tài chính EM 3500 Nguyên lý kế toán 4
  6. 2.2. Phân loại chứng từ 2.2.1. Phân loại chứng từ theo thời gian và mức độ khái quát của thông tin phản ánh trong chứng từ ✓ Chứng từ gốc là chứng từ được lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cho phép phản ánh trực tiếp và nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế theo thời gian và địa điểm phát sinh của nó. ✓ Chứng từ tổng hợp là chứng từ được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu của chứng từ gốc cùng loại để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán được thuận lợi. Chứng từ tổng hợp chỉ có giá trị pháp lý và được sử dụng để ghi sổ khi có đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo. EM 3500 Nguyên lý kế toán 5
  7. 2.2.2. Phân loại chứng từ theo địa điểm phát sinh Chứng từ kế toán được chia thành chứng từ bên trong và chứng từ bên ngoài. ✓ Chứng từ bên trong (chứng từ nội bộ) là chứng từ do các bộ phận chức năng của doanh nghiệp lập ra. ✓ Chứng từ bên ngoài là chứng từ do các đơn vị khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lập ra và gửi đến cho doanh nghiệp. EM 3500 Nguyên lý kế toán 6
  8. 2.2.3. Theo số lần ghi các nghiệp vụ kinh tế ✓ Chứng từ 1 lần: chứng từ mà việc ghi chép chỉ tiến hành 1 lần sau đó chuyển vào ghi sổ kế toán. VD: hoá đơn. Lệnh thu-chi tiền mặt, bảng kê thanh toán…. ✓ Chứng từ nhiều lần: chứng từ ghi 1 loại nghiệp vụ kinh tế tiếp diễn nhiều lần. VD: phiếu lĩnh vật tư theo định mức... EM 3500 Nguyên lý kế toán 7
  9. 2.2.4. Theo nội dung kinh tế - Chứng từ tiền mặt - Chứng từ liên quan đến vật tư - Chứng từ thanh toán với ngân hàng - Chứng từ về tiêu thụ hàng hoá - .......... EM 3500 Nguyên lý kế toán 8
  10. 2.2.5. Phân loại chứng từ theo tính chất pháp lệnh - Chứng từ bắt buộc là chứng từ được quy định sẵn về nội dung và cách ghi chép, doanh nghiệp không được phép thay đổi. - Chứng từ hướng dẫn là những chứng từ tuy có quy định về nội dung và cách thức ghi chép nhưng doanh nghiệp được phép thay đổi nội dung cho phù hợp với yêu cầu quản lý của mình. EM 3500 Nguyên lý kế toán 9
  11. 2.3. Nội dung chủ yếu của chứng từ • Tên và số hiệu của chứng từ kế toán; • Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán; • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán; • Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; • Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ; • Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. EM 3500 Nguyên lý kế toán 10
  12. 1. Tên HOÁ ĐƠN Mẫu số:01 GTKT-3LL chứng từ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 2. Tên, địa chỉ, tài MX/2007B Ngày….tháng ….năm…. khoản của người có 4. Yếu tố về liên quan đến chứng Số: 0045547 thời gian Đơn vị bán hàng:……….. từ Địa chỉ:……… 3. Một số Số tài khoản:…………. TT của Điện thoại………….. MS:……………… chứng từ Họ tên người mua hàng:………… 5. Nội dung bên Tên đơn vị:…………… trong chứng từ Địa chỉ………………. Số tài khoản:…… Hình thức thanh toán……….. MS:…………. TT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tền A B C 1 2 3=1x2 Cộng tiền hàng 6. Chữ Thuế suất GTGT…. Tiền thuế GTGT ký Tổng cộng tiền thanh toán Số tiền viết bằng chữ:……….. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị EM 3500 Nguyên lý kế toán 11
  13. 2.4. Quy định về chứng từ kế toán ▪ Chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính. ▪ Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự thiết kế mẫu chứng từ nhưng phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung theo quy định. ▪ Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, sửa chữa, tẩy xoá; phải dùng bút mực; phải viết chữ liên tục, không ngắt quãng, phải gạch chéo chỗ trống. Các chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán bị viết sai thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo. ▪ Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Với một nghiệp vụ kế toán phải lập nhiều liên thì nội dung các liên phải giống nhau. EM 3500 Nguyên lý kế toán 12
  14. 2.4. Quy định về chứng từ kế toán ▪ Quy định về chữ ký trên các chứng từ kế toán: ➢ Trên chứng từ kế toán phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. ➢ Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của chứng từ kế toán. ➢ Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải có người phụ trách kế toán, chịu trách nhiệm trong các giao dịch với ngân hàng, khách hàng, ....và phải ký các chứng từ thay thế chữ ký của kế toán trưởng. ➢ Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. EM 3500 Nguyên lý kế toán 13
  15. 2.4. Quy định về chứng từ kế toán ▪ Quy định về chữ ký trên các chứng từ kế toán: ➢ Việc phân cấp quyền ký trên chứng từ kế toán do Giám đốc hay người đại diện pháp luật của doanh nghiệp quy định phù hợp với yêu cầu quản lý của DN. ➢ Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. ➢ Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền cho người khác. ➢ Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy. EM 3500 Nguyên lý kế toán 14
  16. 2.5. Luân chuyển chứng từ Bước Bước Bước Bước Bước 1 2 3 4 5 Lập hoặc Kiểm tra tính Sử dụng Bảo quản và Lưu trữ và tiếp nhận hợp lệ, hợp chứng từ cho sử dụng lại tiêu huỷ chứng từ pháp của kiểm soát và chứng từ chứng từ chứng từ ghi sổ kế toán EM 3500 Nguyên lý kế toán 15
  17. 2.5. Luân chuyển chứng từ 2.5.1. Quy định chung về luân chuyển chứng từ − Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung ở bộ phận kế toán − Bộ phận kế toán kiểm tra chứng từ kế toán, xác minh tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ xong thì mới dùng chứng từ đó để ghi sổ kế toán EM 3500 Nguyên lý kế toán 16
  18. 2.5.2. Kiểm tra chứng từ Kiểm tra tính hợp lệ, tính hợp pháp của chứng từ kế toán: • Nội dung nghiệp vụ kinh tế phản ánh trong chứng từ có hợp pháp hay không? • Chứng từ có được lập đúng theo mẫu quy định và có đầy đủ yếu tố cần thiết đã quy định không? • Vịêc tính toán trong chứng từ có chính xác, rõ ràng không? • Nếu phát hiện có hành vi vi phạm, phải từ chối thực hiện chứng từ và báo ngay cho Giám đốc DN. • Với những chứng từ không đúng thủ tục, nội dung hay không rõ ràng phải trả lại cho người lập và yêu cầu điều chỉnh. EM 3500 Nguyên lý kế toán 17
  19. 2.5.3. Hoàn chỉnh chứng từ − Ghi số tiền cho các chứng từ chưa có giá tiền theo đúng quy tắc và quy định hiện hành. − Phân loại chứng từ theo từng loại nghiệp vụ kinh tế, từng thời điểm phát sinh cho phù hợp với yêu cầu ghi sổ kế toán. − Lập định khoản kế toán hoặc lập chứng từ ghi sổ. EM 3500 Nguyên lý kế toán 18
  20. 2.5.4. Tổ chức luân chuyển chứng từ Chứng từ phải được xác định quy trình luân chuyển như: chứng từ phải đi qua các bộ phận nào, bộ phận nào có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý và ghi sổ kế toán, bộ phận nào được phép lưu trữ chứng từ. ● Khái niệm: Kế hoạch luân chuyển chứng từ là con đường được thiết lập trước cho quá trình vận động của chứng từ nhằm phát huy chức năng thông tin và kiểm tra của chứng từ ● Nội dung: phải phản ánh được từng khâu và từng giai đoạn của chứng từ, xác định rõ đối tượng chịu trách nhiệm trong từng khâu, nội dung công việc trong từng khâu và thời gian cần thiết cho quá trình vận động của chứng từ ● Hình thức: dạng bảng, dạng sơ đồ EM 3500 Nguyên lý kế toán 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2