intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Mai Chi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Nguyên lý kế toán: Chương 6 - Kế toán quá trình sản xuất" được biên soạn với các nội dung chính sau: Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất; Tính toán, xác định các yếu tố chi phí sản xuất; Tính giá thành sản phẩm; Kế toán quá trình sản xuất. Mời các bạn cũng tham khảo bài giảng tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Mai Chi

  1. Have a good study! EM 3500 Nguyên lý kế toán 30
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG 6 KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TS. Nguyễn Thị Mai Chi Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Email: chi.nguyenthimai@hust.edu.vn
  3. Mục tiêu của chương Sau khi học xong chương này, người học sẽ có thể: ● Hiểu về chi phí sản xuất và biết cách phân loại chi phí sản xuất. ● Biết cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ● Biết cách hạch toán kế toán qúa trình sản xuất. EM 3500 Nguyên lý kế toán 2
  4. Các nội dung chính 6.1 Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất 6.2 Tính toán, xác định các yếu tố chi phí sản xuất 6.3 Tính giá thành sản phẩm 6.4 Kế toán quá trình sản xuất EM 3500 Nguyên lý kế toán 3
  5. 6.1 Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất 6.1.1 Khái niệm Chi phí sản xuất (CPSX) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Ví dụ: Công ty May 10 sản xuất sản phẩm áo sơ mi sẽ có các chi phí sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu là vải, chỉ, cúc,... dùng để sản xuất áo sơ mi; chi phí tiền lương trả cho công nhân tham gia sản xuất áo; chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước,... phục vụ sản xuất. EM 3500 Nguyên lý kế toán 4
  6. 6.1.2 Phân loại chi phí sản xuất ● Dựa vào mục đích sử dụng và các yêu cầu quản lý khác nhau, chi phí sản xuất được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. ● Trên góc độ hạch toán kế toán, chi phí sản xuất thường được phân loại theo hai tiêu thức sau: a) Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế b) Phân loại chi phí theo công dụng và địa điểm phát sinh chi phí EM 3500 Nguyên lý kế toán 5
  7. a) Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế Theo cách phân loại này, các chi phí có cùng nội dung kinh tế ban đầu thì được xếp chung vào một loại, gọi là yếu tố chi phí, bao gồm 5 yếu tố chi phí: ● Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá thực tế của các loại nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, … đã được đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. o VD: Chi phí nguyên vật liệu ở bộ phận sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ ở bộ phận sản xuất, bộ phận văn phòng, chi phí xăng cho việc vận chuyển hàng của bộ phận bán hàng,... EM 3500 Nguyên lý kế toán 6
  8. ● Yếu tố chi phí nhân công: thể hiện số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho việc sử dụng nhân công phục vụ cho hoạt động sản xuất trong kỳ, bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp, các khoản thưởng có tính chất lương và các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành. o VD: chi phí tiền lương trả cho công nhân sản xuất, cho nhân viên bán hàng, cho bộ phận kế toán,... ● Yếu tố chi phí khấu hao: phản ánh tổng số khấu hao phải trích trong kỳ của toàn bộ các TSCĐ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. o VD: Chi phí khấu hao máy móc thiết bị ở bộ phận sản xuất, chi phí khấu hao ô tô ở bộ phận quản lý. EM 3500 Nguyên lý kế toán 7
  9. ● Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm số tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất trong kỳ o VD: Chi phí tiền điện, nước, điện thoại, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, … ● Yếu tố chi phí khác bằng tiền: bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp đã hoặc sẽ phải trả dưới hình thái giá trị, dùng cho hoạt động sản xuất trong kỳ o VD: Chi phí tiếp khách, hội họp, chè nước, văn phòng phẩm, … EM 3500 Nguyên lý kế toán 8
  10. b) Phân loại chi phí theo công dụng và địa điểm phát sinh chi phí Theo cách này, các nguồn lực được sử dụng vào cùng một mục đích thì được xếp chung vào cùng một loại gọi là khoản mục chi phí, bất kể hình thái ban đầu của nguồn lực là gì. Theo đó, chi phí sản xuất được chia thành 3 khoản mục: ● Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của các loại nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, … tham gia trực tiếp vào vào việc sản xuất sản phẩm. ● Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp, các khoản thưởng có tính chất lương và các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành của công nhân trực tiếp sản xuất. EM 3500 Nguyên lý kế toán 9
  11. ● Khoản mục chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm những khoản sau: o Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp, các khoản thưởng có tính chất lương và các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành của nhân viên gián tiếp phục vụ sản xuất và cán bộ quản lý phân xưởng. o Chi phí vật liệu: bao gồm giá trị thực tế của vật liệu sử dụng ở bộ phận sản xuất nhưng không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm. EM 3500 Nguyên lý kế toán 10
  12. o Chi phí dụng cụ sản xuất: gồm giá trị (hoặc một phần giá trị) dụng cụ dùng cho sản xuất và quản lý ở bộ phận sản xuất trong kỳ. o Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ số khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất trong kỳ. o Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng sản xuất trong kỳ. o Chi phí bằng tiền khác: gồm các khoản chi phí khác cho hoạt động sản xuất, dưới hình thái giá trị. EM 3500 Nguyên lý kế toán 11
  13. Bảng 6-1: Mối quan hệ giữa 2 cách phân loại chi phí sản xuất Khoản mục Chi phí NVL Chi phí nhân Chi phí sản Yếu tố trực tiếp công trực tiếp xuất chung Chi phí NVL ✓ ✓ Chi phí nhân công ✓ ✓ Chi phí khấu hao TSCĐ ✓ Chi phí dịch vụ mua ngoài ✓ Chi phí khác bằng tiền ✓ EM 3500 Nguyên lý kế toán 12
  14. 6.2 Tính toán, xác định các yếu tố chi phí sản xuất 6.2.1. Yếu tố chi phí nguyên vật liệu ● Xác định yếu tố chi phí nguyên vật liệu là xác định giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho để sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm hay cho nhu cầu chung của bộ phận sản xuất trong kỳ. ● Để xác định giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho, cần xác định số lượng và đơn giá của nguyên vật liệu xuất kho. ● Có các phương pháp tính đơn giá xuất kho sau: EM 3500 Nguyên lý kế toán 13
  15. a) Phương pháp Nhập trước xuất trước Theo phương pháp này, lô hàng nào nhập vào trước tiên thì sẽ được xuất ra trước tiên, xuất hết lô nhập trước rồi mới xuất đến lô nhập sau theo giá trị thực tế nhập vào của từng lô hàng xuất. b) Phương pháp thực tế đích danh Theo phương pháp này, giá trị thực tế xuất kho của lô hàng nào thì sẽ tính theo đúng giá nhập vào của lô hàng đó, không phân biệt nhập trước hay nhập sau. EM 3500 Nguyên lý kế toán 14
  16. c) Phương pháp giá đơn vị bình quân Theo phương pháp này, giá trị thực tế của lô hàng xuất kho bằng số lượng hàng xuất kho nhân với đơn giá bình quân. Một số cách xác định giá đơn vị bình quân: Cách 1: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ : Giá trị thực tế hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Số lượng thực tế hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ EM 3500 Nguyên lý kế toán 15
  17. ● Cách 2 : Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập : Giá trị thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = Số lượng thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập EM 3500 Nguyên lý kế toán 16
  18. 6.2.2 Yếu tố chi phí nhân công Chi phí nhân công bao gồm: ● Tiền lương, thưởng, phụ cấp có tính chất lương (gọi chung là lương) ● Các khoản trích theo lương về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và kinh phí công đoàn (KPCĐ) ● Tiền lương là khoản thù lao lao động mà doanh nghiệp trả cho người lao động tùy thuộc vào thời gian, khối lượng và chất lượng lao động mà họ đã cống hiến. Việc tính lương được thực hiện hàng tháng (mỗi tháng một lần). Có hai hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. EM 3500 Nguyên lý kế toán 17
  19. Bảng 6.2 : Tỷ lệ các khoản trích theo lương Đơn vị BHXH BHYT KPCĐ BHTN Tổng Doanh 17,5% 3% 2% 1% 23,5% nghiệp NLĐ 8% 1,5% 0 1% 10,5% Tổng 25,5% 4,5% 2% 2% 34% EM 3500 Nguyên lý kế toán 18
  20. 6.2.3 Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ • TSCĐ là tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Việc thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ phụ thuộc vào giá trị của TSCĐ và thời gian sử dụng chúng nên thường diễn ra trong nhiều kỳ. Phần giá trị của TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh mỗi kỳ là chi phí khấu hao TSCĐ. • Theo quy định hiện hành, mọi TSCĐ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao TSCĐ, tính vào chi phí. Có 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều), phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm, trong đó khấu hao đường thẳng là phương pháp khấu hao phổ biến nhất. EM 3500 Nguyên lý kế toán 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2