Bài giảng Những thách thức trong vận dụng Luật Bình đẳng giới vào các dự án luật - ThS. Nguyễn Thị Bắc
lượt xem 9
download
Bài giảng Những thách thức trong vận dụng Luật Bình đẳng giới vào các dự án luật của ThS. Nguyễn Thị Bắc giới thiệu tới các bạn về những khó khăn, cản trở trong vận dụng Luật Bình đẳng giới (BĐG) vào các dự án luật; một số giải pháp cơ bản nhằm thực thi những quy định của Luật BĐG trong xây dựng pháp luật; vấn đề BĐG trong một số dự thảo Luật chuẩn bị trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, thông qua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Những thách thức trong vận dụng Luật Bình đẳng giới vào các dự án luật - ThS. Nguyễn Thị Bắc
- NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VẬN DỤNG LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀO CÁC DỰ ÁN LUẬT ThS. NGUYỄN THỊ BẮC 1
- I. Những khó khăn, cản trở trong vận dụng Luật Bình đẳng giới (BĐG) vào các dự án luật Việc nhận thức thống nhất, đầy đủ, sâu sắc những quy định trong luật BĐG của các chủ thể tham gia trong quá trình lập pháp còn là vấn đề hạn chế. Tư tưởng định kiến giới trên thực tế có ảnh hưởng tiêu cực đến xây dựng chính sách luật liên quan đến BĐG. Những quy định trong luật BĐG có tính khung vẫn chưa được hướng dẫn thi hành. 2
- II. Một số giải pháp cơ bản nhằm thực thi những quy định của Luật BĐG trong xây dựng pháp luật 1. Nhận thức thống nhất, đầy đủ những quy định trong Luật BĐG liên quan đến hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, quy trình lập pháp và xây dựng dự án luật Việc xây dựng, sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm nguyên tắc cơ bản về BĐG; các nguyên tắc cơ bản về BĐG là một căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật (Điều 20 Luật BĐG). Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật(Điều 6 Luật BĐG) Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề BĐG trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Điều 21 Luật BĐG). Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm đánh giá việc lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban của Quốc hội phụ trách lĩnh vực giới có trách nhiệm tham gia th ẩm tra để th ẩm tra lồng ghép vấn đề BĐG đ 3 ối với dự
- II. Một số giải pháp cơ bản nhằm thực thi những quy định của Luật BĐG trong xây dựng pháp luật (tiếp) 2.Thể chế hóa hoạt động lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng pháp luật vào quy trình lập pháp Tạo ra sự bảo đảm tính thống nhất của những quy định trong Luật BĐG liên quan đến quy trình lập pháp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bảo đảm hoạt động lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng pháp luật được thực hiện theo trình tự, thủ tục của quy trình lập pháp, buộc các chủ thể tham gia trong quá trình xây dựng pháp luật phải tuân theo. Theo đó trong quá trình lập pháp cần quy định cụ thể nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định và cơ quan tham gia thẩm tra dự án Luật về việc lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng, thẩm định, thẩm tra dự án Luật và cơ chế (thủ tục) thực hiện nhiệm vụ đó. 4
- II. Một số giải pháp cơ bản nhằm thực thi những quy định của Luật BĐG trong xây dựng pháp luật (tiếp) 3.Cụ thể hóa đầy đủ những quy định trong Luật BĐG về BĐG trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, gia đình và các biện pháp thúc đẩy BĐG vào các dự án Luật có nội dung liên quan Tạo sự bảo đảm tính thống nhất của những quy định về BĐG trong các lĩnh vực và biện pháp thúc đẩy BĐG trong Luật BĐG với dự án Luật nội dung liên quan. Trong từng lĩnh vực thì nội dung chính sách luật về BĐG về cơ bản là khác nhau. Do vậy, nội dung BĐG và biện pháp thúc đẩy BĐG thuộc lĩnh vực liên quan đến các quan hệ xã hội mà dự án luật điều chỉnh cần cụ thể hóa trong dự án luật đó. Theo đó chính sách BĐG trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế, gia đình và các biện pháp thúc đẩy BĐG quy định tại các Điều 11,12,13,14, 15,16,17, 18 và Điều 19 của Luật BĐG cần được cụ thể hóa trong các dự án luật có nội dung liên quan. 5
- II. Một số giải pháp cơ bản nhằm thực thi những quy định của Luật BĐG trong xây dựng pháp luật (tiếp) 4.Các chính sách luật về BĐG trong các dự án luật cần thể hiện một cách minh bạch: Nhằm bảo đảm các chính sách luật về BĐG được đi vào cuộc sống ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành mà không phải chờ văn bản hướng dẫn. Trường hợp nội dung chính sách BĐG giới quy định trong dự thảo Luật có tính khung và giao cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thi hành thì kèm theo dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi kèm theo dự thảo văn bản hướng dẫn áp dụng những quy định đó. 6
- III. Vấn đề BĐG trong một số dự thảo Luật chuẩn bị trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, thông qua 1.Vấn đề BĐG trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật(Luật BHVBQPPL) Dự thảo Luật BHVBQPPL trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 hoàn toàn không có quy định về việc lồng ghép vấn đề BĐG trong trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Dự thảo Luật BHVBQPPL chỉnh lý đã bổ sung “Điều 43 thẩm tra việc lồng ghép vấn đề BĐG đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết”. Luật BHVBQPPL quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên những quy định trong Luật BĐG về lồng ghép vấn đề BĐG trong quy trình xây dựng pháp luật cần cụ thể hóa vào Luật này. Kiến nghị bổ sung quy định về lồng ghép vấn đề BĐG vào thủ tục soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết tại mục 2 chương III của dự thảo Luật BHVBQPPL chỉnh lý cụ thể: + Bổ sung, sửa đổi khoản 2 Điều 28 về nhiệm vụ của Ban soạn thảo, trưởng ban soạn thảo: “đ) Bảo đảm việc lồng ghép vấn đề BĐG của văn bản; nội dung việc lồng ghép vấn đề BĐG của văn bản được thực hiện theo khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật BĐG + Bổ sung, sửa đổi khoản 3 Điều 32 về thẩm định dự án luật: “đ) Việc lồng ghép vấn đề BĐG của dự thảo văn bản; nội dung thẩm định việc lồng ghép vấn đề BĐG của dự thảo văn bản được thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 21 Luật BĐG”. 7
- III. Vấn đề BĐG trong một số dự thảo Luật chuẩn bị trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, thông qua (tiếp) 2.Vấn đề bảo đảm BĐG trong dự thảo Luật Công vụ Dự thảo Luật công vụ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 2/2008 có 91 điều, trong đó có 2 điều (Điều 18 và Điều 19)có nội dung liên quan đến biện pháp thúc đẩy BĐG còn lại quy định chung cho cả nam và nữ với tư cách là công chức. + Điều 18 quy định: Công chức nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. + “ Điều 19. Quyền của công chức nữ 1. Quyền của công chức nữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động đối với lao động nữ. 2. Công chức nữ được ưu tiên đề bạt, bổ nhiệm nếu có cùng tiêu chuẩn như nam giới. 3. Công chức nữ nghỉ sinh con theo quy định của pháp luật được bảo đảm quyền xem xét thi đua khen thưởng” Nhận xét việc lồng ghép vấn đề BĐG trong dự thảo Luật công vụ: + Dự thảo luật đã thể hiện một bước các nguyên tắc cơ bản về BĐG; có quan tâm đến biện pháp thúc đẩy BĐG ở góc độ bổ nhiệm, đề bạt; có quan tâm đến biện pháp bảo vệ và hỗ trợ người mẹ để xét thi đua, khen thưởng khi nghỉ sinh con. + Dự thảo luật thể hiện chưa bảo đảm đầy đủ các nguyên tắc, chính sách cơ bản về BĐG và các biện pháp thúc đẩy BĐG được quy định trong Luật BĐG 8
- 2.Vấn đề bảo đảm BĐG trong dự thảo Luật Công vụ(tiếp) Kiến nghị sửa đổi,bổ sung một số điều trong dự thảo Luật công vụ nhằm bảo đảm nguyên tắc chính sách cơ bản và các biện pháp thúc đẩy BĐG: + Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 13 về trách nhiệm của công chức lãnh đạo quản lý “ tổ chức việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, nâng lương, nâng ngạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu và quản lý đội ngũ công chức theo quy dịnh của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc cơ bản về BĐG”. + Bổ sung Điều 19 một khoản: “Công chức nữ được ưu tiên cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu có cùng tiêu chuẩn như nam giới và được thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức đào tạo phù hợp với đặc điểm giới tính. + Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 24 “Công chức không được chây lười trong công vụ, trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công vụ được giao, không được gây bè phái, mất đoàn kết cục bộ, phân biệt đối xử về giới hoặc tự ý bỏ việc; không được tham gia đình công. + Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 66” chưa giải quyết chế độ thôi việc cho công chức trong thời gian bị xem xet kỉ luật và truy cứu trách nhiệm hình sự; thời gian công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới một năm tuổi, trừ trường hợp công chức nữ có nguyện vọng giải quyết ngay chế độ thôi việc”. +Sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 67:” Tuổi nghỉ hưu của công chức là 60 tuổi; công chức nữ có quyền nghỉ hưu trước tuổi 60 trong trường hợp sức khỏe yếu ho ặc vì lý do hoàn cảnh gia đình. 9
- III. Vấn đề BĐG trong một số dự thảo Luật chuẩn bị trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, thông qua (tiếp) 3. Về bảo đảm BĐG trong dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) Dự thảo luật BHYT trình UBTVQH tại phiên họp tháng 2 năm 2008 gồm 9 chương 59 điều. Phần lớn các quy định trong dự thảo luật thể hiện quy định chung trong cả nam và nữ với tư cách là ngừoi tham gia BHYT, có hai điều (điều 14 và điều 26) quy định thể hiện nguyên tắc bảo vệ người mẹ. Nhận xét việc lồng ghép vấn đề BĐG trong luật BHYT: + Dự thảo luật đã thể hiện được 2 nguyên tắc cơ bản về BĐG là BĐ và không phân biệt đối xử như: về phạm vi bao phủ BHYT là toàn dân, không phân biệt tuổi, giới; đóng góp theo khả năng chia sẻ, hỗ trợ của nhà nước; mức đóng khác nhau nhưng quyền lợi của ngừoi tham gia BHYT là như nhau. + Thể hiện chính sách bảo vệ hỗ trợ người mẹ khi mang thai và nuôi con nhỏ: Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT bắt buộc “…Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của luật BHXH mà không hưởng tiền lương, tiền công thì trong thời gian này người lao động và ngừoi sử dụng lao động không phải đóng BHYT nhưng vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế”. 10
- 3.Về bảo đảm BĐG trong dự thảo luật Bảo hiểm y tế (Luật BHYT) (tiếp) Điều 26 quy định “khám thai định kỳ” là thuộc phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT. + Một số quy định về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với đối tượng thuộc diện tham gia BHYT tự nguyện chưa cụ thể, trong khi đó đối tượng này chủ yếu là nông dân, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ 3/5. + Chính sách bảo vệ hỗ trợ người mẹ thể hiện còn mức độ, chưa quan tâm tới đặc điểm sinh lý, bệnh tật do thiên chức của phụ nữ. Kiến nghị bổ xung: + Nghiên cứu, quy định cụ thể chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với đối tượng thuộc diện tham gia BHYT tự nguyện ở khu v ực nông thôn (nông dân) + Nghiên cứu bổ sung chính sách về hỗ trợ người mẹ gắn với đặc điểm sinh lý, bệnh tật do thiên chức của phụ nữ + Sửa đổi bổ sung điểm a và điểm d khoản 1 điều 25: “ 1. được quỹ bảo hiểm chi trả chi phí chi phí: a) Khám ngoại trú, ngày, giường điều trị nội trú, sinh con; ……………………… d) Khám sàng lọc, chuẩn đoán s ớm bệnh ung thư vú, cổ tử11 cung;”.
- ****** Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của Quý vị Đại biểu 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lãnh đạo khu vực công: Thách thức lãnh đạo - Nguyễn Hữu Lam
10 p | 196 | 25
-
Bài giảng Vai trò của ĐBQH trong hoạt động giám sát - TS. Nguyễn Sĩ Dũng
15 p | 112 | 21
-
Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Chương 5: Phân tích rủi ro dự án đầu tư
15 p | 149 | 15
-
Bài giảng Vai trò giám sát của Quốc hội: Tổng quan và thách thức - PGS.TS. Đặng Văn Thanh
22 p | 99 | 12
-
Bài giảng Phát triển nông thôn Việt Nam - Các vấn đề và thách thức (phần II)
12 p | 95 | 11
-
Bài giảng Chuyển thách thức thành cơ hội tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam - TS.Trần Du Lịch
27 p | 99 | 10
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công - Bài 2: Công việc thích ứng
4 p | 58 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhà nước - Bài 5: Các chức năng của Nhà nước
17 p | 80 | 6
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công: Bài 2 - Công việc thích ứng (2022)
6 p | 12 | 5
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 14: Trách nhiệm giải trình
19 p | 56 | 4
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 2.1 - Đàm Thị Tuyết
24 p | 31 | 3
-
Bài giảng Thực thi chính sách: Bài 2 - Nguyễn Xuân Thành (Năm 2023)
6 p | 8 | 3
-
Bài giảng Chính sách phát triển: Buổi 15 - Y tế và chăm sóc xã hội (Năm 2019)
17 p | 4 | 3
-
Bài giảng Luật và đạo đức truyền thông: Chương 3 - Các vấn đề đạo đức trong hoạt động của tổ chức
14 p | 8 | 3
-
Bài giảng Luật và đạo đức truyền thông: Chương 4 - Đạo đức của chuyên gia PR
27 p | 7 | 3
-
Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 2: Định nghĩa và đo lường phát triển
15 p | 28 | 1
-
Bài giảng Kinh tế, văn hoá xã hội các nước Asean: Chương 6 - ThS. Đinh Nguyệt Bích
35 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn