Bài giảng Những vấn đề của xã hội đại cương - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
lượt xem 1
download
Bài giảng Những vấn đề của xã hội đại cương được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Những vấn đề chung về thời đại ngày nay; xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới hiện nay; toàn cầu hóa và chủ trương hội nhập quốc tế của Việt Nam; những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Những vấn đề của xã hội đại cương - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG ĐỒNG KON TUM KHOA CƠ BẢN TỔ BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -------------------------------- BÀI GIẢNG NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI (Issues of Contemporary Age) Biên soạn: ThS. Nguyễn Quang Khải KON TUM - 2018 1
- Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI ĐẠI NGÀY NAY 1.1. Quan niệm về thời đại và thời đại ngày nay 1.1.1. Quan niệm về thời đại Tuỳ thuộc vào thế giới quan, lợi ích giai cấp hoặc góc độ nhìn nhận, đã từng xuất hiện cách phân chia thời đại khác nhau, hàm chứa những quan niệm phong phú về thời đại. Thời đại là khái niệm dùng để phân kỳ lịch sử trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người theo những nội dung và tiêu chí nhất định. Thời đại là thời kỳ lịch sử nhất định thể hiện những đặc trưng khác về chất so với thời kỳ lịch sử trước đó và được đánh dấu ở một mốc lịch sử nhất định. Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen và tư tưởng cơ bản của V.I. Lênin về thời đại. Hiện nay, chúng ta nhận thức về thời đại trên nền tảng học thuyết mác-xít về về thời đại. 1.1.2. Quan niệm về thời đại ngày nay - “Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917, là thời đại đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (CNXH) gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật và xã hội ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên CNXH”. - Nội dung căn bản của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, mở đầu bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). - Tính chất của thời đại ngày nay là đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt với nội dung và hình thức mới. - Thời đại ngày nay đã và đang vận động qua 4 giai đoạn: + Từ năm 1917 đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II (1945). + Sau Chiến tranh thế giới thứ II (1945) đến cuối 1970s. - Từ cuối những năm 70 đến đầu 1990s. - Giai đoạn hiện nay. 1.2. Đặc điểm, mâu thuẫn và xu thế vận động của thế giới trong giai đoạn hiện nay 2
- 1.2.1. Những đặc điểm trong giai đoạn hiện nay của thời đại - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Toàn cầu hóa kinh tế. - Trật tự thế giới và cục diện thế giới mới đang hình thành. - Cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc vẫn tiếp diễn, ngày càng gay gắt. - Nhân loại đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách. - Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau. - Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. 1.2.2. Những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong giai đoạn hiện nay của thời đại - Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. - Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. - Mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển và chậm phát triển với các nước tư bản phát triển. - Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với nhau. 1.2.3. Xu thế vận động của thế giới trong giai đoạn hiện nay của thời đại - Hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn. - Toàn cầu hóa là xu thế khách quan. - Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống sự áp đặt và can thiệp. - Các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới. - Các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. 3
- Chương 2. XU THẾ HÒA BÌNH, HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY 2.1. Những nhân tố khách quan quy định tính tất yếu của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển - Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. + Thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế. + Nền kinh tế thị trường phát triển ngày càng hiện đại nhưng vẫn tồn tại những mâu thuẫn, khủng hoảng. + Biến đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. - Toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu và ngày càng mạnh mẽ đã cuốn hút vác quốc gia, dân tộc vào nhịp sống chung toàn thế giới. + Cơ sở kinh tế. + Sự phụ thuộc lẫn nhau và tự do hóa thương mại tiềm ẩn những rủi ro kinh tế và chính trị. - Trật tự thế giới mới hình thành ngày càng rõ nét. + Cơ sở xác lập. + Hình thành cục diện mới. - Những vấn đề toàn cầu, vấn đề toàn cầu mới. + Những vấn đề toàn cầu mới. + Giải quyết. 2.2. Nội dung và những biểu hiện chủ yếu của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển - Các xu thế lớn của thế giới được Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII xác định là hòa bình, hợp tác và phát triển. Đây là sự phản ánh nhận thức của cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất ở Việt Nam về tình hình của thế giới. - Từng khía cạnh trong xu thế lớn này đều có tính hai mặt. - Hòa bình, hợp tác và cùng phát triển và những mâu thuẫn của thế giới đương đại. 2.2.1. Xu thế hòa bình - Những nhân tố chủ yếu gây bất ổn trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai và hiện nay . 4
- - Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, lấy đối thoại kiềm chế trước xung đột. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ mới. + Sự tồn tại của vũ khí hủy diệt hàng loạt. + Quan hệ giữa các nước lớn. + Sự phụ thuộc lẫn nhau và vai trò của sức mạnh kinh tế, tài chính trong quan hệ quốc tế. + Những vấn đề toàn cầu, mối đe dọa của an ninh phi truyền thống. 2.2.2. Xu thế hợp tác - Đây là một xu thế tất yếu khách quan. - Toàn cầu hóa TBCN. - Với các nước đang, chậm phát triển. - Cơ chế hợp tác quốc tế. - Các lĩnh vực, hình thức và cấp độ hợp tác song phương, đa phương, khu vực và quốc tế. 2.2.3. Xu thế phát triển - Phát triển là mục tiêu và là xu thế lớn của thế giới, bao gồm sự phát triển toàn diện các lĩnh vực. - Biểu hiện trong giai đoạn khủng hoảng. 2.4. Tác động của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đối với thế giới và những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam - Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đầy mâu thuẫn, phức tạp. Nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chủ trương mở cửa, đẩy mạnh mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế. - Trong xu thế đó, các nước đang phát triển đứng trước những thời cơ, thuận lợi mới để phát triển. - Tuy nhiên, phải đối mặt với nhiều thách thức. + Nền kinh tế thị trường toàn cầu. + Sự cạnh tranh bất lợi. + Sự bành trướng của TNCs và sự hậu thuẫn chính phủ. + Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, thất nghiệp và thiếu việc làm, sự phân hoá xã hội. + Tệ nạn xã hội và tội phạm có xu hướng tăng lên, có thể ùng phát xung đột, rối loạn xã hội. + Sự xâm lăng văn hoá. 5
- Chương 3. TOÀN CẦU HÓA VÀ CHỦ TRƯƠNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 3.1. Toàn cầu hóa - Ngày nay, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế khách quan, một hiện thực sống động của thế giới, tác động nhiều mặt đến sự phát triển của tất cả các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. - Nguồn gốc của toàn cầu hóa: + Các dòng hàng hóa, dịch vụ, kỹ thuật, vốn, nguồn nhân lực... lưu thông tự do. + Sự hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. + Mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và hình thành định chế quốc tế. - Sự gia tăng toàn cầu hóa: + Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. + Sự chi phối của TNCs. + Các định chế kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế. - Toàn cầu hóa là một quá trình phức hợp, đầy mâu thuẫn, chứa đựng mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Trong đó, các nước đang phát triển, chậm phát triển chịu nhiều thách thức gay gắt hơn. - Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa nổi lên một số đặc điểm chủ yếu sau đây: + Đó là một quá trình không đơn giản và bằng phẳng. Gặp nhiều trắc trở, song không thể đảo ngược. + Các cường quốc tư bản trong quá trình toàn cầu hóa. + Nhân tố bất bình đẳng, hố ngăn cách giữa các nước phát triển và đang phát triển, doãng cách giàu nghèo ngày càng lớn. + Toàn cầu hóa và toàn cầu hóa kinh tế. + Xu hướng tự do hóa và bảo hộ mậu dịch, toàn cầu hóa và khu vực hóa, toàn cầu hoá và phản toàn cầu hóa, phát triển và phản phát triển. 3.2. Chủ trương hội nhập quốc tế của Việt Nam 3.2.1. Hội nhập và hội nhập quốc tế - Hội nhập là quá trình nhất thể hóa và gắn kết lại với nhau. - Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết khu vực và quốc tế. 6
- Hội nhập quốc tế gồm các lĩnh vực đời sống xã hội. Bản chất của hội nhập quốc tế là hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế. 3.2.2. Chủ trương hội nhập quốc tế của Việt Nam * Quá trình hội nhập của Việt Nam Sớm nhận thức xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, Đảng và Nhà nước ta sớm chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, rồi hội nhập quốc tế, khai thác ngoại lực biến thành nội lực, biến thách thức thành cơ hội, biến cơ hội thành sức mạnh để đổi mới và phát triển đất nước. - Đại hội VIII. - Đại hội IX. - Đại hội XI và Nghị quyết số 22-NQ/TW. - Đại hội XII và Hô ̣i nghi ̣Trung ương 4 (khóa XII) (Nghị quyết về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”). * Chủ trương hội nhập quốc tế của Việt Nam - Những nhân tố thúc đẩy hình thành và phát triển hội nhập quốc tế: + Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế thị trường. + Quá trình xã hội hóa và phân công lao động. + Xu thế hội nhập quốc tế. - Cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế: + Những cơ hội của hội nhập quốc tế. + Những thách thức của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế; khoa học, công nghệ; môi trườngvà lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. - Nguyên tắc trong hội nhập quốc tế. - Quan điểm chỉ đạo quá trình hội nhập quốc tế: + Mục tiêu. + Lực lượng. + Kết hợp, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết. + Hội nhập kinh tế, quốc phòng an ninh và phát triển văn hóa, xã hội; chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp. + Hội nhập quốc tế là quá trìn vừa hợp tác vừa đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc; không liên minh chống liên minh. + Trách nhiêm quốc tế. 7
- Chương 4. NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CẤP BÁCH HIỆN NAY 4.1. Vấn đề toàn cầu và nguyên tắc giải quyết những vấn đề toàn cầu 4.1.1. Quan niệm, nguyên nhân và phân loại các vấn đề toàn cầu * Vấn đề toàn cầu: - Các tiêu chí: + Là nhân tố khách quan. + Có quan hệ trực tiếp đến hoạt động sống của mọi người trên trái đất. + Đòi hỏi phải được giải quyết. + Đòi hỏi phải có sự hợp tác đa phương. - Vấn đề toàn cầu là những vấn đề mà tác động của nó có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của tất cả các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội và biên giới quốc gia. * Nguyên nhân, nguồn gốc của những vấn đề toàn cầu có nhiều, song có nguyên nhân chủ yếu từ hai mối quan hệ cơ bản của con người. - Những vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa con người với nhau. - Những vấn đề nảy sinh chủ yếu từ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. 4.1.2. Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu - Phải luôn xác định các vấn đề toàn cầu là những vấn đề phổ biến gắn với lợi ích chung toàn nhân loại. - Trong tiến trình giải quyết các vấn đề toàn cầu cần chú ý áp dụng phương thức chính trị đi trước. Việc giải quyết các vấn đề toàn cầu là một tiến trình gồm 4 bước chủ yếu. - Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia và chia sẻ trách nhiệm cùng nhau. - Phải tiến hành một cách khách quan, khoa học, toàn diện và triệt để trong tiến trình giải quyết các vấn đề toàn cầu. - Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và trách nhiệm quốc gia. - Xây dựng ý thức nhân văn toàn cầu trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. 8
- 4.2. Những vấn đề toàn cầu cấp bách 4.2.1. Vấn đề chiến tranh, xung đột dân tộc, tôn giáo và bảo vệ hòa bình thế giới * Khái niệm và phân loại chiến tranh, chiến tranh hủy diệt hàng loạt. * Vấn đề dân tộc và nguồn gốc của những xung đột dân tộc trên thế giới hiện nay: - Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. - Chủ nghĩa dân tộc cực đoan. - Vấn đề dân tộc chưa được giải quyết đúng đắn. - Sự can thiệp của các nước tư bản đế quốc vì lợi ích của chúng. * Những đặc điểm gây bất ổn trên thế giới hiện nay: - Nội chiến, xung đột. - Số quốc gia có vũ khí hạt nhân tăng lên. - Chủ nghĩa dân tộc ly. - Chủ nghĩa khủng bố. * Đặc điểm quân sự của thế giới đương đại: - Nguy cơ chiến tranh thế giới trước mắt chưa xảy ra. - Khủng bố, xung đột quân sự, nội chiến và chiến tranh cục bộ công nghệ cao. - Chạy đua vũ trang trên thế giới. - Xu hướng đẩy mạnh tái cấu trúc lực lượng vũ trang. * Các dạng thức của chiến tranh trên thế giới hiện nay. * Những nhiệm vụ và yêu cầu mới đặt ra đối với cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình trên thế giới hiện nay. 4.2.2. Vấn đề khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia; nạn buôn người, buôn bán phụ nữ, trẻ em - Khái niệm khủng bố trong Luật phòng chống khủng bố năm 2013: + Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác. + Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân. + Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và 9
- các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại 2 điểm trên. + Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại 3 điểm trên. + Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại 4 điểm trên. + Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Phòng, chống khủng bố bao gồm các hoạt động phòng ngừa khủng bố, phòng ngừa tài trợ khủng bố, chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố. - Khái niệm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới và khu vực. Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay là góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị và phát triển của Việt Nam. Tình hình tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam: + Tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam ra nước ngoài. +Tội phạm đưa người ra nước ngoài trái phép. + Tội phạm ma túy. + Tội phạm sản xuất, buôn bán tiền giả, hàng giả, gian lận thương mại, buôn lậu, lừa đảo kinh tế, trốn thuế xuất nhập khẩu ở khu kinh tế thương mại tự do, thương mại điện tử. + Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. + Tội phạm công nghệ cao. + Tội phạm do người Việt Nam ở nước ngoài gây ra rồi trốn về Việt Nam. + Tội phạm do người nước ngoài gây ra ở Việt Nam. + Hoạt động khủng bố liên quan đến Việt Nam. - Buôn bán người, buôn bán phụ nữ, trẻ em là vấn nạn toàn cầu và nguồn gốc của nó. Tình hình buôn bán người, buôn bán phụ nữ, trẻ em trên toàn thế giới hiện nay. Tình hình buôn bán người, buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay. 10
- Tội phạm buôn bán người, buôn bán phụ nữ, trẻ em ảnh hưởng xấu đến phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật, phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, cướp đi những quyền con người cơ bản nhất của nạn nhân, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. 4.2.3. Vấn đề đói nghèo; vấn đề dịch bệnh và sức khỏe con người * Thực trạng đói nghèo trên thế giới. Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI). Đói nghèo là thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn, ổn định, phát triển của thế giới và nhân loại. Tác động của nó trong quan hệ quốc tế là rất lớn và vì vậy đòi hỏi cả thế giới phải chung tay để giải quyết một cách triệt để và toàn diện. * Hiện nay, dịch bệnh lan tràn trên toàn cầu tập trung nhiều ở các nước đang phát triển và chậm phá triển, các nước nghèo. Số lượng người mắc các căn bệnh hiểm nghèo ngày một gia tăng. Các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng tăng lên và diễn biến khó lường. Nguyên nhân là do: - Kết cấu hạ tầng xã hội, môi trường sống và sinh hoạt tạm bợ, thiếu các thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe con người. - Giáo dục, tuyên truyền về sức khỏe chưa được chú trọng, những kiến thức về sức khỏe, bệnh tật và ý thức tự bảo vệ sức khỏe chưa được trang bị đầy đủ. - Biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước và không khí. - Vấn đề đô thị hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. - Di cư làm cho con người dễ mắc bệnh và mầm bệnh phát tán tạo thành dịch. - Sự phát triển sản xuất tạo những hợp chất độc hại mới và sự gia tăng của các phương tiện trao đổi, gặp gỡ của con người làm xuất hiện và lây lan nhanh chóng nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Một số giải pháp phòng chống bệnh tật hiểm nghèo: - Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để mọi người nhận thức đúng về các bệnh hiểm nghèo - Lồng ghép các chính sách, chương trình liên quan đến phòng chống bệnh tật và các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. - Đầu tư mạnh mẽ cho công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. - Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống các đại dịch. 11
- 4.2.4. Vấn đề bảo vệ môi trường; chống biến đổi khí hậu, thiên tai * Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người. Môi trường gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường, có hại cho các hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường gồm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường đất. Những vấn đề về môi trường toàn cầu. * Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. * Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân gây nên biến đối khí hậu: - Nhóm nguyên nhân khách quan. - Nhóm nguyên nhân chủ . Một số biểu hiện của BĐKH trên thế giới: - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. 12
- Ứng phó với BĐKH gồm giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với nó. Ứng phó với BĐKH bao hàm cả việc phòng chống thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan. 4.2.5. Vấn đề an ninh tài chính, tiền tệ; an ninh tài nguyên nước; an ninh năng lượng; an ninh thông tin và an ninh lương thực - Đây là một số trong các lĩnh vực của vấn đề an ninh phi truyền thống của thế giới đương đại. - An ninh phi truyền thống là vấn đề xuyên quốc gia. - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính trên thế giới và thách thức của nó, nhất là thách thức trong việc bảo vệ an ninh tài chính, tiền tệ. Khái niệm an ninh tài chính, tiền tệ. Để kịp thời ứng phó trước những thách thức này, Việt Nam cần tạo một nền tảng công nghệ tài chính hiện đại để tạo đà quan trọng cho kinh tế tăng trưởng bền vững trong giai đoạn tới. - Diễn đàn nước Thế giới lần thứ hai và Hội nghị Bộ trưởng tháng 3 năm 2000 tại Hà Lan đã thông qua tầm nhìn và khung hành động về nước thế kỷ XXI. Từ diễn đàn này, căn cứ vào kết quả quốc tế mà các quốc gia sẽ xây dựng cho mình “Chương trình hành động quốc gia về an ninh nước thế kỷ XXI”. Hội thảo quốc gia nước thế kỷ XXI, tầm nhìn và hành động tới 2025 tại Hà Nội (3-2000) đã thông qua tầm nhìn về nước của Việt Nam là sử dụng tổng lượng, bảo vệ tài nguyên nước vững bền và phòng chống có hiệu quả các táchại về nước. Khái niệm an ninh về nước của thế giới. + Nước ngọt và hệ sinh thái được bảo vệ và cải thiện. + Phát triển bền vững và chính trị ổn định được cổ vũ. + Ai cũng có nước sạch để dùng với giá cả hợp lí, đảm bảo sức khoẻ và năng lực sản xuất. + Con người được bảo vệ khỏi các nguy hiểm do nước gây ra. + An ninh về nước trong thế kỷ XXI của quốc gia là “sử dụng tổng hợp, bảo vệ và phòng chống có hiệu quả các tác hại về nước”. Trong khung hành động Thế giới có các chỉ tiêu chỉ dẫn về an ninh nước thế giới trong 15 năm tới là: • Có chính sách và chiến lược toàn diện về quản lý nước tổng hợp đang được thực hiện tại 75% số quốc gia vào năm 2005 và tất cả các quốc gia vào năm 2015. • Giảm một nửa tỷ lệ số người hiện nay chưa được cấp đủ nước sạch 13
- với giá phải chăng vào năm 2015. • Giảm một nửa tỷ lệ số người hiện nay chưa có phương tiện vệ sinh vào năm 2015. • Tăng 30% khả năng tưới cho cây lương thực bằng các công trình và nước mưa vào năm 2015. • Giảm rủi ro do lũ lụt cho 50% số người sống trong vùng ngập lũ vào năm 2015. • Tất cả các quốc gia phải có tiêu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái nước ngọt vào năm 2005 và chương trình cải thiện hệ sinh thái nước ngọt được thực hiện vào năm 2015. - An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ. Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, an ninh năng lượng đang nổi lên như những vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết. - Khái niệm an ninh thông và an toàn thông tin. Không an toàn thông tin: + Các thông tin dữ liệu trong hệ thống bị người không được quyền truy nhập tìm cách lấy và sử dụng (thông tin bị rò rỉ). + Các thông tin trong hệ thống bị thay thế hoặc sửa đổi làm sai lệch nội dung (thông tin bị xáo trộn). - “An ninh lương thực (ANLT) là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũngtiếp cận được về mặt vật lí, xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh” (Báo cáo của FAO năm 2001). ANLT ở Việt Nam được hiểu là: + Sản xuất đủ yêu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội (tính sẵn có). + Cung cấp lương thực thực phẩm ổn định (tính ổn định). + Khả năng kinh tế để tiếp cận đến lương thực thực phẩm (tính tiếp cận). + Vệ sinh an toàn thực phẩm (tính an toàn). ANLT, thực phẩm là số lượng lương thực, thực phẩm có sẵn đủ để cung cấp, khả năng điều phối đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, điều kiện và khả năng của người được cung cấp lương thực có thể tiếp nhận lương thực mà không gặp khó khăn, người làm ra lương thực không bị nghèo đi so với mặt bằng xã hội. 14
- 4.2.6. Vấn đề phát triển bền vững * Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong tiến trình phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ biến. Vì vậy, quá trình phát triển cần có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới. * Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc nên khái niệm “phát triển bền vững”. Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển. * Tiêu chí của phát triển bền vững: - Phát triển bền vững về kinh tế. - Phát triển bền vững về xã hội. - Phát triển bền vững về môi trường. * Định hướng mục tiêu phát triển kinh tế bền vững giai đoạn 2016- 2020 của Việt Nam - Về kinh tế. - Về xã hội. - Về môi trường. 15
- Chương 5. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THƯ TƯ 5.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư * Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) trong lịch sử nhân loại. * Diễn đàn Kinh tế thế giới và thuật ngữ CMCN lần thứ tư (4.0). * Đặc trưng thứ nhất của cuộc CMCN 4.0 - Là sự hợp nhất các công nghệ, làm mờ đi ranh giới giữa các các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. - Mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng. - Là một sự khác biệt lớn về tốc độ phát triển, phạm vi và mức độ tác động. - Việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có. - Những thay đổi lớn trong đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất. * Các xu hướng lớn trong cuộc CMCN 4.0 - Về vật lý, có bốn đại diện chính là xe tự lái, công nghệ in 3D, robot cao cấp và vật liệu mới. - Về số hoá, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số 16
- là sự xuất hiện vạn vật kết nối Internet. - Về sinh học, những đổi mới trong lĩnh vực sinh học nói chung và di truyền nói riêng thật sự đáng kinh ngạc. Sự phát triển hơn nữa của sinh học tổng hợp sẽ không chỉ tác động sâu và ngay lập tức về không chỉ y học mà còn về nông nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học. 5.2. Tác động mạnh mẽ và toàn diện của CMCN lần thứ tư đến thế giới đương đại Cuộc CMCN 4.0 có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp, toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Các tác động này mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn. - Về kinh tế: + Cuộc CMCN 4.0 có tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả. + Cuộc CMCN 4.0 cũng tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu. + Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ tác động hết sức tích cực. + Cuộc CMCN 4.0 đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên thế giới và bản đồ sức mạnh của các doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại. - Về môi trường: Tác động đến môi trường là tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung và dài hạn nhờ các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu và thân thiện với môi trường. - Về xã hội: Tác động đến xã hội thông qua kênh việc làm trong trung hạn là điều đáng quan ngại nhất hiện nay. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng trên toàn cầu, làm doãng chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa một bên là lao động ít kỹ năng hay có kỹ năng dễ bị người máy thay thế chiếm tuyệt đại bộ phận người lao động và bên kia là những người có ý tưởng hay kỹ năng bổ trợ cho quá trình tự động hóa và số hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh. Ở những nước tư bản phát triển nhất đang diễn ra một mâu thuẫn mang tính cơ bản của kinh tế thị trường. Đây cũng là mâu thuẫn đã được C. Mác chỉ ra giữa sự phát triển lực lượng sản xuất ở mức cao và phương thức phân phối của chủ nghĩa tư bản. Điều này dẫn đến việc một số nhà kinh tế nổi tiếng của thế giới kêu gọi chủ nghĩa tư bản phải thực hiện thay đổi căn bản lần thứ hai. 17
- 5.3. Cơ hội và thách thức của CMCN lần thứ tư đối với Việt Nam * Cuộc CMCN 4.0 đã mở ra những cơ hội có thể tranh thủ để thúc đẩy sự phát triển của của Việt Nam: - Tạo ra lợi thế của những nước đi sau do không bị hạn chế bởi quy mô cồng kềnh, quán tính lớn tạo điều kiện bứt phá nhanh chóng, vượt qua các quốc gia khác cho dù xuất phát sau. - Cho phép thúc đẩy năng suất lao động và tạo khả năng nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân. - Khả năng biến đổi các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị cho doanh nghiệp. - Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, những phát triển về công nghệ có thể rút ngắn (cũng có thể gia tăng) khoảng cách chênh lệch về tiềm lực của các thế lực các quốc gia khác nhau. * Cuộc CMCN4 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam: - Thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của cuộc CMCN 4.0 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc. - Để gia nhập vào xu thế CMCN 4.0 đòi hỏi phải có sự phát triển dựa trên tích lũy nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu các công nghệ mang tính đột phá; - Nghiên cứu và phát triển trở thành chìa khóa quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội; cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản xuất. - Gia tăng bức xúc xã hội do sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số và các động lực của việc chia sẻ thông tin của truyền thông xã hội. - Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, rủi ro công nghệ. - Đặt Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa trong phát triển so với thế giới và rơi vào thế bị động, nếu không chủ động đón thời cơ và chủ động đối phó với thách thức từ những mặt trái của cuộc cách mạng này. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Những vấn đề chung của tâm lý học quản lý - PGS.TS. Ngô Minh Tuấn
34 p | 406 | 57
-
Bài giảng Những vấn đề chung về công tác văn thư
60 p | 307 | 55
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
203 p | 497 | 37
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản về nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - TS. Luật sư Nguyễn Mạnh Bình
35 p | 171 | 23
-
Bài giảng Những vấn đề KT-XH trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam - TS.Trần Minh Tâm
12 p | 130 | 22
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 5: Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
71 p | 130 | 21
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 12: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ
21 p | 120 | 20
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 11: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân
73 p | 136 | 19
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 10:
64 p | 125 | 18
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 2: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
132 p | 146 | 17
-
Khái niệm chất lượng đào tạo trong giảng dạy và những vấn đề của đại học Việt Nam - Nguyễn Khánh Trung
0 p | 223 | 16
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 9: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
57 p | 112 | 16
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 8: Nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
101 p | 108 | 13
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 6: Chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
128 p | 136 | 13
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 7: Liên minh công – nông – trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
64 p | 167 | 12
-
Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
41 p | 57 | 8
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản về công tác tuyên truyền miệng
23 p | 180 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn