Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính – Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi
lượt xem 9
download
"Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính – Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi" với mục tiêu thông tin đến người học các kiến thức về khả năng sinh lợi và mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi với hiệu quả kinh doanh; công thức chung để xác định khả năng sinh lợi.; qui trình chung về phân tích khả năng sinh lợi; xác định chỉ tiêu, nội dung và cách thức phân tích khả năng sinh lợi của tài sản, nguồn vốn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính – Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi BÀI 6 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Chương 4 (mục 4.1.1, mục 4.1.5), Chương 8 (mục 8.1.1, 8.1.2, 8.1.3, 8.2.1, 8.2.2). Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Khả năng sinh lợi và ý nghĩa phân tích. Phân tích khả năng sinh lợi. Mục tiêu Nhận diện được khả năng sinh lợi và mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi với hiệu quả kinh doanh. Làm sáng tỏ nội dung và công thức chung để xác định khả năng sinh lợi. Hiểu biết qui trình chung về phân tích khả năng sinh lợi. Xác định chỉ tiêu, nội dung và cách thức phân tích khả năng sinh lợi của tài sản, nguồn vốn. Gợi ý các giải pháp cần áp dụng để nâng cao khả năng sinh lợi. 112 TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi Tình huống dẫn nhập Thấy gì qua 'trận đồ' đầu tư tài chính của FLC? (TBTCO) – Bài học kinh nghiệm tăng vốn của FLC quả thực rất khó để học hỏi, bởi từ một doanh nghiệp có mức vốn 18 tỷ đồng năm 2009 và chỉ qua khoảng 6 năm hoạt động đã có thể làm cho số vốn tăng vọt lên tới 208 lần. Đây quả là một "điển hình" hiếm có hiện nay ở Việt Nam… (Nam Hải - http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2015-03-24/thay-gi-qua-tran- do-dau-tu-tai-chinh-cua-flc-19113.aspx, 24/03/2015 11:07). Bảng 6.1: Tỷ lệ tăng trưởng tài chính của FLC (trích) TT Chỉ tiêu 2014 2013 2012 2011 2010 Tỷ lệ tài chính … … 9 Vòng quay Tổng tài sản 55% 83% 121% 40% 25% 10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 90% 154% 207% 67% 33% 11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 80% 142% 219% 62% 27% 12 Vòng quay Hàng tồn kho 2,668% 3,390% 70,984% 10,499% 9,695% 13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 22% 8% 2% 13% 29% 14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 17% 6% 2% 9% 20% 15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 9% 5% 3% 4% 5% 16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 14% 8% 5% 6% 6% Tỷ lệ tăng trưởng tài chính 1 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 20% 6% 2% 10% 39% 2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 18% 12% 1,047% 136% 31,574% 3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 609% 61% 229% 175% 773% (Nguồn: http://www.cophieu68.vn/statistic_index.php?id=flc, truy cập ngày 11/5/2015) 1. FLC tăng vốn có phải dựa vào hiệu quả kinh doanh không? 2. Khả năng sinh lợi của FLC cao hay thấp? 3. Làm thế nào mà chỉ trong vòng 06 năm hoạt động, FLC lại có thể huy động được lượng vốn “khủng” như vậy? TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215 113
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi 6.1. Khả năng sinh lợi và ý nghĩa phân tích 6.1.1. Khả năng sinh lợi Kinh doanh là hoạt động được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, tức là nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Trên cơ sở điều kiện vật chất – kỹ thuật sẵn có của mình, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp thích hợp để thu được mức lợi nhuận tối đa. Khả năng sinh lợi hay khả năng tạo ra lợi nhuận thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận, nâng cao hiệu suất và hiệu năng hoạt động, tăng khả năng sinh tiền, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Khả năng sinh lợi là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tính trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hoặc một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại; mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị càng nhỏ, khả năng sinh lợi càng thấp. Khả năng sinh lợi có quan hệ chặt chẽ với hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể có hiệu quả kinh doanh cao nếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thấp và ngược lại. Có thể khẳng định khả năng sinh lợi là biểu hiện cao nhất của hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể có được khi doanh nghiệp tạo ra khả năng sinh lợi cao. Điều này chỉ có thể đạt được một khi doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, nâng cao được hiệu suất và hiệu năng hoạt động. Khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh. Về thực chất, khả năng sinh lợi là biểu hiện của việc kết hợp theo một tương quan xác định cả về lượng và về chất của các yếu tố cấu thành quá trình kinh doanh: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, có thể nói, doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khả năng sinh lợi cao khi và chỉ khi các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh được sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Nhận thức đúng đắn điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích các nhân tố phản ánh điều kiện kinh doanh tác động tới khả năng sinh lợi. Trên cơ sở đó, xác định những biện pháp hữu hiệu để phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh. 6.1.2. Ý nghĩa phân tích Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí, trên một đơn vị yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị doanh thu (doanh thu thuần). Mức lợi nhuận thu được tính trên một đơn vị chi phí, một đơn vị yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị doanh thu thuần càng lớn, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; mức lợi nhuận thu được tính trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị doanh thu thuần càng nhỏ, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng thấp, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng giảm. Chính vì vậy, phân tích khả năng sinh lợi 114 TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi ngoài việc giúp người sử dụng thông tin đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp còn cung cấp cho họ biết được các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi. Từ đó, người sử dụng thông tin có căn cứ tin cậy để đánh giá hiệu quả kinh doanh, xác định tiềm năng tăng khả năng sinh lợi cũng như dự báo được xu hướng biến động khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. 6.2. Phân tích khả năng sinh lợi 6.2.1. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi nhằm cung cấp cho người sử dụng thông tin những nhận định sơ bộ, ban đầu về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi tổng của doanh nghiệp phải làm rõ được các vấn đề sau: 1. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp, tăng hay giảm so với các kỳ trước và so với bình quân ngành, khu vực hay so với các doanh nghiệp tiên tiến, điển hình. 2. Xu hướng và nhịp điệu biến động (tăng trưởng) khả năng sinh lợi của doanh nghiệp theo thời gian. Để đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, các nhà phân tích sử dụng các chỉ tiêu sau: Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (lần) Sức sinh lợi của Lợi nhuận sau thuế = vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” (ROE1) hay “Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu” cho biết: Một đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp. Có thể nói, biểu hiện rõ nét và cao độ nhất khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu; bởi vì, mọi hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành suy cho cùng cũng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của chủ sở hữu. Vì thế, khi đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp, các nhà phân tích bao giờ cũng chú trọng trước hết đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp có khả năng sinh lợi của vốn chủ 1 Return on equity (ROE) - Chỉ tiêu này còn được gọi là “Tỷ suất sinh lợi của VCSH” với đơn vị biểu hiện là %, cho biết cứ 100 đồng VCSH bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về mấy đồng lợi nhuận sau thuế (TG). TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215 115
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi sở hữu cao và ổn định, có xu hướng tăng theo thời gian, cổ phiếu của doanh nghiệp đó luôn có giá cao trên thị trường và luôn hấp dẫn các nhà đầu tư. Sức sinh lợi của vốn đầu tư “Sức sinh lợi của vốn đầu tư” (ROIC2) là chỉ tiêu cho biết: Một đơn vị vốn đầu tư bình quân (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) đem lại cho nhà đầu tư (chủ sở hữu và nhà cung cấp tín dụng) mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế của chủ sở Sức sinh lợi của hữu và nhà cung cấp tín dụng vốn đầu tư = Vốn đầu tư bình quân Do chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của chủ sở hữu và nhà cung cấp tín dụng” được xác định bằng cách lấy “Lợi nhuận trước thuế của chủ sở hữu” và “Lợi nhuận trước thuế của nhà cung cấp tín dụng” trừ (–) phần “Thuế thu nhập doanh nghiệp” mà chủ sở hữu phải nộp tính trên số lợi nhuận thu được và nhà cung cấp tín dụng phải nộp tính trên số lãi cho vay thu được nên công thức xác định ROIC còn có thể viết như sau: Lợi nhuận trước thuế và (1 – Thuế suất thuế thu lãi vay nhập doanh nghiệp) ROIC = Vốn chủ sở hữu bình quân + Vốn vay bình quân Chỉ tiêu ROIC thường được kết hợp sử dụng khi đánh giá khái quát khả năng sinh lợi để làm rõ hơn chất lượng quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp và được so sánh với các kỳ kinh doanh khác nhau trong cùng một doanh nghiệp hay so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi của vốn đầu tư càng cao, chứng tỏ chất lượng quản lý và sử dụng vốn đầu tư càng cao và ngược lại; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi của vốn đầu tư càng thấp, chất lượng quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp càng thấp. Sức sinh lợi của vốn dài hạn Vốn dài hạn (hay vốn sử dụng) bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp được phép sử dụng cho mục đích đầu tư lâu dài vào các hoạt động. Vì thế, khả năng sinh lợi của vốn sử dụng và không ngừng nâng cao khả năng sinh lợi của vốn sử dụng luôn chiếm được sự quan tâm của nhiều đối tượng. Sức sinh lợi của Lợi nhuận trước thuế và lãi vay = vốn dài hạn Vốn dài hạn bình quân 2 Return on invested capital (ROIC) - Chỉ tiêu này còn được gọi là “Tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư”với đơn vị biểu hiện là %, cho biết cứ 100 đồng vốn bình quân đầu tư vào hoạt động kinh doanh mang về mấy đồng lợi nhuận sau thuế cho nhà đầu tư (TG). 116 TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi “Sức sinh lợi của vốn dài hạn” (ROCE3) cho biết một đơn vị vốn dài hạn bình quân sử dụng vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi của vốn dài hạn sử dụng càng cao và ngược lại. Có thể nói, ROCE phản ánh khả năng sinh lợi tính trên tổng nguồn lực (vốn dài hạn) của doanh nghiệp. Việc so sánh ROCE sẽ cho phép đánh giá năng lực đầu tư, quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Về cơ bản, trị số của ROCE ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng (≥) chi phí bình quân vay, doanh nghiệp mới có thể bù đắp được chi phí sử dụng vốn và có lãi. Sức sinh lợi cơ bản của tài sản Sức sinh lợi cơ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay = bản của tài sản Tổng tài sản bình quân “Sức sinh lợi cơ bản của tài sản” (BEPR4) hay “Hệ số sinh lợi cơ bản của tài sản” (còn gọi là “Sức sinh lợi kinh tế của tài sản” (ROTA5)) cho biết: Một đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi cơ bản của tài sản càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi cơ bản của tài sản càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp. Sở dĩ có tên gọi là “Sức sinh lợi cơ bản” vì tử số của chỉ tiêu này được xác định trước khi doanh nghiệp tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tính chi phí lãi vay; nhờ vậy mà khi sử dụng chỉ tiêu này, các doanh nghiệp được ưu đãi hay không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp sử dụng vốn vay hay không sử dụng vốn vay, tử số được xác định giống nhau nên có thể so sánh hiệu quả được với nhau một cách chính xác. Vì thế, khác với ROA6, chỉ tiêu BEPR lại được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định giữa các doanh nghiệp với nhau. Khi đánh giá khái quát khả năng sinh lợi tổng thể của doanh nghiệp, trước hết các nhà phân tích cần tính ra trị số của các chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu”, “Sức sinh lợi của vốn đầu tư”, “Sức sinh lợi của vốn dài hạn” và “Sức sinh lợi cơ bản của tài sản” ở kỳ phân tích và kỳ gốc. Từ đó, tiến hành so sánh sự biến động của các chỉ tiêu cả về qui mô và tốc độ tăng trưởng. Mức độ biến động tăng (+) Trị số của từng Trị số của từng hay giảm (–) của từng chỉ chỉ tiêu phản ánh chỉ tiêu phản ánh tiêu phản ánh khái quát = – khả năng sinh lợi khả năng sinh lợi khả năng sinh lợi kỳ kỳ phân tích kỳ gốc phân tích so với kỳ gốc 3 Return on capital employed (ROCE) - Chỉ tiêu này còn được gọi là “Tỷ suất sinh lợi của vốn dài hạn” hay “Tỷ suất sinh lợi của vốn sử dụng” với đơn vị biểu hiện là %, cho biết cứ 100 đồng vốn dài hạn sử dụng vào kinh doanh mang về mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (TG). 4 Basic earning power ratio (BEPR) - Chỉ tiêu này còn được gọi là”Tỷ suất sinh lợi cơ bản của tài sản” với đơn vị biểu hiện là %, cho biết cứ 100 đồng tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (TG). 5 Return on total assets (ROTA). 6 Return on assets (ROA): Sức sinh lợi (hay “Tỷ suất sinh lợi) của tài sản. TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215 117
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi Tốc độ tăng Trị số từng chỉ tiêu phản Trị số từng chỉ tiêu trưởng về khả ánh khái quát khả năng – phản ánh khái quát năng sinh lợi sinh lợi ở kỳ phân tích khả năng sinh lợi kỳ gốc kỳ phân tích so = 100 Trị số từng chỉ tiêu phản ánh khái quát với kỳ gốc khả năng sinh lợi ở kỳ gốc Ngoài ra, các nhà phân tích còn so sánh trị số của các chỉ tiêu trên ở kỳ phân tích (năm nay) với trị số bình quân ngành, bình quân khu vực hay với doanh nghiệp khác (nếu có). Bằng việc so sánh trị số của các chỉ tiêu theo thời gian, các nhà phân tích sẽ có nhận định chính xác về xu hướng biến động về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp; còn khi so sánh với số bình quân của ngành, bình quân khu vực, các nhà phân tích sẽ xác định chính xác khả năng sinh lợi của doanh nghiệp hiện tại là ở mức nào (cao, trung bình, thấp). Như vậy, kỳ phân tích thường sử dụng là năm nay, còn kỳ gốc có thể bao gồm cả năm trước, bình quân ngành, bình quân khu vực… Nhằm thuận tiện và đơn giản trong việc tính toán và rút ra nhận xét khái quát về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tránh sự rời rạc và tản mạn trong quá trình đánh giá, khi đánh giá, có thể lập phân tích theo mẫu sau: Bảng 6.2: Đánh giá khái quát tình hình biến động khả năng sinh lợi của doanh nghiệp về qui mô và tốc độ Kỳ Chênh lệch kỳ phân tích so với Kỳ phân kỳ gốc (±) Chỉ tiêu gốc tích (lần) Mức (lần) Tỷ lệ (%) (lần) A 1 2 3 4 1. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu 2. Sức sinh lợi của vốn đầu tư 3. Sức sinh lợi của vốn dài hạn 4. Sức sinh lợi cơ bản của tài sản Dựa vào kết quả so sánh của từng chỉ tiêu ở bảng trên, đặc biệt là tình hình biến động của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu”, các nhà phân tích sẽ có kết luận sơ bộ về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cũng như nguyên nhân ảnh hưởng. Bên cạnh việc xem xét tình hình biến động về khả năng sinh lợi, các nhà phân tích còn xem xét xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng sinh lợi. Để đánh giá xu hướng tăng trưởng về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, trên cơ sở trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu”, các nhà phân tích tiến hành tính ra chuỗi trị số của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng định gốc về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu”. Chỉ tiêu này được tính bằng cách cố định trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” ở năm gốc và thay thế lần lượt chênh lệch trị số của cùng chỉ tiêu ở các năm phân tích (ở các năm tiếp theo) với trị số năm gốc. Trên cơ sở đó, dùng đồ thị để phản ánh kết quả tính toán. Trị số chỉ tiêu “Sức Trị số chỉ tiêu “Sức Tốc độ tăng trưởng sinh lợi của vốn chủ – sinh lợi của vốn chủ định gốc về khả sở hữu” năm thứ i sở hữu” năm gốc năng sinh lợi của = 100 vốn chủ sở hữu Trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” năm gốc 118 TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi Trong đó, i chỉ kỳ nghiên cứu ( i 1, n ). Đường biểu thị tốc độ tăng trưởng định gốc của sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu theo thời gian sẽ cho thấy: (1) Tốc độ tăng trưởng về khả năng sinh lợi theo thời gian giữa kỳ phân tích (các năm) với kỳ gốc (cố định) là cao hay thấp; (2) Xu hướng tăng trưởng về khả năng sinh lợi theo thời gian trong suốt cả kỳ nghiên cứu là tăng (đi lên) hay giảm (đi xuống). Nếu đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng định gốc về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu đi lên, chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có xu hướng tăng theo thời gian, cho dù tốc độ tăng, giảm có thể không đều nhau giữa các năm; ngược lại, nếu đồ thị đi xuống lại cho thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có xu hướng giảm theo thời gian. Cũng trên cơ sở trị số của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” theo thời gian, để đánh giá nhịp điệu tăng trưởng về khả năng sinh lợi, các nhà phân tích tiến hành tính ra chuỗi trị số của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng liên hoàn về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu”. Chỉ tiêu này được tính bằng cách liên tục thay đổi trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” ở kỳ gốc và kỳ phân tích (kỳ phân tích là kỳ liền kề ngay sau kỳ gốc hay kỳ gốc là kỳ liền kề ngay trước kỳ phân tích); tức là tính ra dãy trị số của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng liên hoàn về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu”. Trên cơ sở kết quả tính toán, bằng cách sử dụng đồ thị để phản ánh, các nhà phân tích sẽ đánh giá được nhịp điệu tăng trưởng về khả năng sinh lợi qua thời gian là đều đặn, ổn định hay bấp bênh (không đều đặn). Trị số chỉ tiêu Trị số chỉ tiêu “Sức Tốc độ tăng trưởng “Sức sinh lợi của sinh lợi của vốn chủ – liên hoàn về vốn chủ sở hữu” sở hữu” năm (i+1) khả năng sinh lợi của năm i = 100 vốn chủ sở hữu Trị số chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” năm i Trong đó, i chỉ kỳ nghiên cứu ( i 1, n ). Đường biểu thị tốc độ tăng trưởng liên hoàn về khả năng sinh lợi qua thời gian sẽ cho thấy: (1) Tốc độ tăng trưởng về khả năng sinh lợi theo thời gian giữa các năm liền kề là cao hay thấp; (2) Nhịp điệu tăng trưởng về khả năng sinh lợi theo thời gian trong suốt cả kỳ nghiên cứu là ổn định (đều đặn) hay thiếu ổn định (bấp bênh). Nếu đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng liên hoàn về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu xoay quanh trục hoành, chứng tỏ nhịp điệu tăng trưởng (hay biến động) khả năng sinh lợi của doanh nghiệp qua các năm là đều đặn, ổn định; ngược lại, nếu đồ thị lên, xuống thất thường quanh trục hoành lại cho thấy nhịp điệu tăng trưởng (hay biến động) về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là bấp bênh, không đều đặn. Bảng 6.3: Đánh giá khái quát xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng sinh lợi theo thời gian (%) Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu N (N+1) (N+2) (N+3) (N+4) A 1 2 3 4 5 1. Tốc độ tăng trưởng định gốc của ROE 2. Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của ROE TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215 119
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi Dữ liệu thu thập phục vụ cho việc đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp được thu thập từ các báo cáo tài chính liên quan; trong đó, các chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và nợ phải trả đã giới thiệu ở. Các chỉ tiêu còn lại thu thập hoặc tính toán như sau: Vốn chủ sở hữu Tổng số vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm = bình quân 2 Tổng tài sản Tổng số tài sản đầu năm và cuối năm = bình quân 2 Lợi nhuận sau thuế: Chỉ tiêu có mã số 60 “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay: Số liệu được tính toán bằng cách lấy trị số của chỉ tiêu có mã số 50 “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cộng (+) trị số của chỉ tiêu có mã số 23 trên cùng báo cáo. Vốn đầu tư Vốn chủ sở hữu Vốn vay = + bình quân bình quân bình quân Vốn dài hạn Vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn = + bình quân bình quân bình quân Lợi nhuận sau thuế của Lợi nhuận Thuế suất thuế thu chủ sở hữu và nhà cung = trước thuế và 1– nhập doanh nghiệp cấp tín dụng lãi vay Nợ dài hạn Tổng số nợ dài hạn đầu năm và cuối năm = bình quân 2 Trong đó, nợ dài hạn được căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 330 “Nợ dài hạn” trên Bảng cân đối kế toán, phần “Nguồn vốn”. Vốn vay Tổng số vốn vay đầu năm và cuối năm = bình quân 2 Trong đó, số vốn vay được căn cứ vào số liệu của chỉ tiêu có mã số 320 “Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn”, chỉ tiêu có mã số 338 “Vay và nợ tài chính dài hạn” và chỉ tiêu có mã số 339 “Trái phiếu chuyển đổi” trên Bảng cân đối kế toán, phần “Nguồn vốn” kết hợp với số liệu chi tiết của các chỉ tiêu trên tại Thuyết minh báo cáo tài chính (VI “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán”, chỉ tiêu 15 “Vay và nợ thuê tài chính”, chi tiết “Vay ngắn hạn” và “Vay dài hạn” chỉ tiêu 21 “Trái phiếu phát hành”). 120 TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi 6.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi của từng đối tượng 6.2.2.1. Khả năng sinh lợi của từng đối tượng và qui trình phân tích Việc tạo ra lượng lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị chi phí hay một đơn vị yếu tố đầu vào hoặc trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh cũng thể hiện tương quan so sánh giữa tổng lợi nhuận thu được với tổng chi phí bỏ ra hay với tổng yếu tố đầu vào sử dụng hoặc tổng kết quả kinh doanh thu được lại. Vì thế, để đo lường khả năng sinh lợi, cần phải xem xét mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị yếu tố đầu vào (tài sản, nguồn vốn) hay chi phí đầu vào (giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động sản xuất – kinh doanh, tổng chi phí hoạt động…) hoặc trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh (doanh thu thuần, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ…). Có thể sử dụng công thức sau đây để biểu hiện khả năng sinh lợi của từng đối tượng (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí): Sức sinh lợi của Lợi nhuận thu được = từng đối tượng Trị số của từng đối tượng “Sức sinh lợi của từng đối tượng” (hay “Hệ số khả năng sinh lợi”) cho biết: Một đồng (hay một đơn vị) yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc một đồng (hay một đơn vị) đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh mang về mấy đồng (hay mấy đơn vị) lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp còn được đo lường qua chỉ tiêu "Tỷ suất sinh lợi của từng đối tượng" và được xác định theo công thức: Tỷ suất sinh lợi của Lợi nhuận thu được = 100 từng đối tượng Trị số của từng đối tượng Cách đo lường khả năng sinh lợi này cho biết: 100 đồng yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh mang về mấy đồng lợi nhuận. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên 100 đồng yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng cao, khả năng sinh lợi càng cao và do vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại; mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên 100 đồng yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng thấp, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng thấp. Các bộ phận để tính toán các chỉ tiêu nêu trên bao gồm: o Yếu tố đầu vào: Yếu tố đầu vào phản ánh các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nên kết quả đầu ra như: Tài sản (tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tài sản cố định; số lượng máy móc, thiết bị; …), nguồn vốn (vốn chủ sở hữu; vốn vay, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn). Do các yếu tố tham gia tạo nên kết quả có thể biến động (tăng, giảm) trong kỳ nên khi xác định khả năng sinh lợi, các yếu tố đầu vào được tính theo số bình quân. TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215 121
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi Trị số bình quân của Trị số đầu kỳ và cuối kỳ của từng yếu tố = từng yếu tố 2 o Chi phí đầu vào: Chi phí đầu vào phản ánh hao phí của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động trong quá trình kinh doanh có liên quan đến việc tạo nên kết quả kinh doanh trong kỳ. Thuộc chi phí đầu vào bao gồm nhiều khoản, chẳng hạn như: Giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí hoạt động kinh doanh; tổng chi phí hoạt động… Do chi phí phát sinh trong kỳ được lũy kế lại nên khi xác định khả năng sinh lợi, chi phí đầu vào được tính trên tổng số phát sinh theo từng loại. o Đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh: Đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh cũng bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tuy nhiên, xét về mặt ý nghĩa kinh tế, khả năng sinh lợi thường chỉ xác định theo doanh thu thuần hoặc doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hay tổng giá trị sản xuất,… Khi xác định khả năng sinh lợi, các chỉ tiêu này được xác định theo tổng số phát sinh lũy kế trong kỳ. o Lợi nhuận thu được: Lợi nhuận thu được trong kỳ sử dụng để xác định khả năng sinh lợi tùy thuộc vào mục đích cung cấp thông tin. Thông thường, chỉ tiêu lợi nhuận được sử dụng theo mức độ quan trọng, phổ biến, từ lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho đến lợi nhuận sau thuế hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế tiêu thụ, lợi nhuận gộp tiêu thụ… Cũng như bộ phận chi phí đầu vào và bộ phận đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh, bộ phận lợi nhuận thu được sử dụng để xác định khả năng sinh lợi là tổng số lợi nhuận đạt được của cả kỳ. Các chỉ tiêu nêu trên được thu thập từ các báo cáo tài chính cụ thể sau đây: o Yếu tố đầu vào: Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán. o Chi phí đầu vào: Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Thuyết minh báo cáo tài chính. o Lợi nhuận và kết quả kinh doanh: Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cũng như các nội dung phân tích khác, qui trình phân tích khả năng sinh lợi theo từng đối tượng cũng bao gồm 3 bước: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của từng đối tượng, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của khả năng sinh lợi giữa kỳ phân tích với kỳ gốc và tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị. Qui trình này được áp dụng khi phân tích khả năng sinh lợi của các yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. 122 TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi o Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của từng đối tượng: Để đánh giá khái quát khả năng sinh lợi, các nhà phân tích phải tính ra trị số của chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi (sức sinh lợi hoặc tỷ suất sinh lợi của từng đối tượng) rồi so sánh trị số kỳ phân tích với kỳ gốc, với các doanh nghiệp khác hay với trị số bình quân ngành. Trên cơ sở kết quả so sánh, kết hợp với ý nghĩa của chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. o Phân tích nhân tố ảnh hưởng: Trong bước này, trên cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, các nhà phân tích có thể sử dụng kỹ thuật loại trừ, kỹ thuật Dupont hay kỹ thuật kết hợp (kết hợp kỹ thuật Dupont với kỹ thuật loại trừ) để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Kỹ thuật loại trừ sử dụng dưới dạng thay thế liên hoàn được áp dụng trong trường hợp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi giữa kỳ gốc với kỳ phân tích dựa trên cơ sở công thức gốc xác định khả năng sinh lợi của từng đối tượng. Theo đó, có 02 nhân tố ảnh hưởng, gọi tắt là “Tử số” và “Mẫu số”. Xét về quan hệ, tử số là nhân tố phản ánh đầu ra (lợi nhuận) và mẫu số là nhân tố phản ánh đầu vào (yếu tố đầu vào hoặc chi phí đầu vào) hoặc tử số là nhân tố chất lượng so với mẫu số (lợi nhuận so với doanh thu hay tổng giá trị sản xuất) nên ảnh hưởng của mẫu số được xác định trước, tử số sẽ xác định sau. Cụ thể, mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động về khả năng sinh lợi được xác định theo kỹ thuật thay thế liên hoàn như sau: Ảnh hưởng của mẫu số: Trị số của tử số kỳ gốc Trị số của tử số kỳ gốc – Trị số của mẫu số kỳ phân tích Trị số của mẫu số kỳ gốc Ảnh hưởng của tử số: Trị số của tử số kỳ phân tích Trị số của tử số kỳ gốc – Trị số của mẫu số kỳ phân tích Trị số của mẫu số kỳ phân tích Việc vận dụng kỹ thuật thay thế liên hoàn trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động về khả năng sinh lợi giữa kỳ phân tích kỳ gốc của từng đối tượng nghiên cứu có hạn chế là phải luôn luôn giả định, luôn luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong các tình huống giả định khác nhau mà các tình huống giả định này có thể không xảy ra trong thực tế. Mặt khác, trật tự sắp xếp nhân tố ảnh hưởng hết sức cứng nhắc, không được thay đổi, nếu thay đổi trật tự sắp xếp, kết quả phân tích sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, vận dụng kỹ thuật thay thế liên hoàn trong phân tích sẽ giúp người sử dụng thông tin xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về khả năng sinh lợi của đối tượng nghiên cứu. Từ đó, người sử dụng thông tin có căn cứ để xem xét, đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố, của từng giải pháp quản lý đã áp dụng và đề xuất các giải pháp thích ứng để nâng cao khả năng sinh lợi trong tương lai. TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215 123
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi Theo kỹ thuật Dupont, việc phân tích được thực hiện bằng cách biến đổi chỉ tiêu gốc phản ánh khả năng sinh lợi của từng đối tượng thành một hàm số có nhiều biến số trên cơ sở mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu bộ phận. Từ đó, tiến hành thu thập số liệu liên quan, tính toán và so sánh trị số của cả chỉ tiêu gốc và các nhân tố ảnh hưởng (biến số) đến chỉ tiêu gốc trong kỳ cũng như sự thay đổi của cả chỉ tiêu gốc và các nhân tố (biến số) giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Do việc biến đổi bằng mô hình Dupont mà các nhân tố ảnh hưởng đều được đo lường dưới dạng một phân số nên mỗi nhân tố ảnh hưởng sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào cả mẫu số và tử số phản ánh nhân tố đó. Mặt khác, giữa các nhân tố còn chịu ảnh hưởng lẫn nhau do việc đều xuất phát từ việc biến đổi công thức gốc. Phân tích khả năng sinh lợi theo mô hình Dupont rất đơn giản, dễ vận dụng, kết quả phân tích là căn cứ tin cậy để đưa ra quyết định hữu ích nhằm nâng cao khả năng sinh lợi. Mặt khác, vận dụng mô hình Dupont còn giúp người sử dụng thông tin thấy sự cần thiết của việc nhìn nhận, đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, tìm ra các giải pháp thích hợp để tăng thêm lợi nhuận, bù đắp khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trên cơ sở tận dụng lợi thế về quy mô kinh doanh. Tuy vậy, phân tích khả năng sinh lợi bằng mô hình Dupont cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Độ chính xác của kỹ thuật này phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào do kế toán cung cấp. Kỹ thuật Dupont cũng không hề đề cập đến chi phí vốn trong quá trình phân tích cũng như không xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (biến số) đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của khả năng sinh lợi theo từng đối tượng. Mặt khác, phương án chủ yếu để tăng khả năng sinh lợi của từng đối tượng mà mô hình Dupont chỉ ra là tiến hành cắt giảm chi phí. Điều này không hoàn toàn phù hợp trong thời đại ngày nay bởi vì chi phí chưa hẳn là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. doanh nghiệp sẵn sàng bỏ thêm chi phí để xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu, marketing, xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp trong điều kiện kinh tế cạnh tranh và hội nhập. Do những ưu điểm và hạn chế của cả kỹ thuật Dupont và kỹ thuật loại trừ, khi phân tích khả năng sinh lợi, các nhà phân tích thường kết hợp sử dụng hai kỹ thuật với nhau. Việc kết hợp giữa kỹ thuật Dupont với với kỹ thuật loại trừ được áp dụng trước hết bằng cách biến đổi công thức gốc phản ánh khả năng sinh lợi của từng đối tượng nghiên cứu theo mô hình Dupont; sau đó tiến hành sắp xếp lại trật tự của các nhân tố ảnh hưởng theo kỹ thuật loại trừ (từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng hoặc từ nhân tố phản ánh yếu tố hay chi phí đầu vào đến nhân tố phản ánh kết quả đầu ra) rồi vận dụng kỹ thuật loại trừ (dạng kỹ thuật số chênh lệch hoặc thay thế liên hoàn đều được) để xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của khả năng sinh lợi. Bằng cách vận dụng kỹ thuật kết hợp này trong phân tích khả năng sinh lợi, các nhà phân tích vừa khắc phục được những hạn chế vừa kết hợp được những ưu điểm của cả hai kỹ thuật Dupont và kỹ thuật loại trừ. 124 TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi o Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị: Trên cơ sở tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích sẽ rút ra nhận xét, chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng cũng như kiến nghị các giải pháp để nâng cao khả năng sinh lợi trong kỳ tới. Để kiến nghị mang tính khả thi, cần liên hệ với tình hình thực tế tại doanh nghiệp. 6.2.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp, được hình thành cùng với sự ra đời của doanh nghiệp. Một trong những mục tiêu kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, bên cạnh lợi nhuận, còn phải kể đến là “bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu”; tức là đối với vốn chủ sở hữu ban đầu bỏ ra khi thành lập, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải giữ vững và tăng trưởng được nguồn vốn đó. Điều này có thể được doanh nghiệp thực hiện bằng cách bổ sung thêm vốn hay dùng lợi nhuận để lại để tái đầu tư, thể hiện chính sách đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu. Việc làm trên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu là một trong những nội dung quan trọng nhất khi nhà phân tích xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh trị số của chỉ tiêu ROE giữa kỳ phân tích với kỳ gốc và với trị số trung bình ngành hay so sánh với các doanh nghiệp tiên tiến, đỉnh hình (nếu điều kiện cho phép) cả về số tuyệt đối và số tương đối; nghĩa là: ± = ROE1 – ROE0 và: ROE1 – ROE0 %= 100 ROE0 Kết quả so sánh nếu có trị số > 0, chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu kỳ phân tích cao hơn kỳ gốc và ngược lại, nếu kết quả so sánh có trị số < 0, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu kỳ phân tích thấp hơn kỳ gốc. Tương tự, kết quả so sánh với số trung bình của ngành hay những doanh nghiệp tiên tiến, điển hình trong ngành sẽ cho thấy mức độ đạt được về khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là ở mức cao, thấp hay trung bình. Phân tích nhân tố ảnh hưởng o Theo kỹ thuật thay thế liên hoàn: Sự thay đổi của ROE giữa kỳ phân tích với kỳ gốc chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: Vốn chủ sở hữu bình quân và lợi nhuận sau thuế. Mức ảnh hưởng của từng nhân tố được xác định cụ thể theo kỹ thuật thay thế liên hoàn như sau: TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215 125
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu bình quân: Lợi nhuận sau thuế kỳ gốc – ROE0 Vốn chủ sở hữu bình quân kỳ phân tích Ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế kỳ gốc ROE1 – Vốn chủ sở hữu bình quân kỳ phân tích o Theo kỹ thuật Dupont: Từ công thức xác định chỉ tiêu ROE ban đầu, khi sử dụng mô hình Dupont công thức sẽ được chuyển hóa bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với tổng tài sản bình quân và doanh thu thuần, cụ thể như sau: Lợi nhuận Doanh thu Tổng tài sản sau thuế thuần bình quân ROE = Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu thuần bình quân bình quân Trong đó, tổng tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân chính là chỉ tiêu “đòn bẩy tài chính bình quân”7. Do vậy, công thức trên có thể viết lại như sau: ROE = ROS TAT AFL Qua công thức, ta thấy chỉ tiêu ROE phụ thuộc vào ảnh hưởng của ba nhân tố, đó là: AFL, TAT và ROS. Để nâng cao trị số của chỉ tiêu ROE ta cần phải đẩy mạnh ba nhân tố ảnh hưởng ở vế bên phải của phương trình, đó là nhân tố AFL, nhân tố TAT và nhân tố ROS. Nói cách khác, trị số của chỉ tiêu ROE có thể được cải thiện bằng một trong các cách sau: Sử dụng nợ vay nhiều hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hay nâng cao đòn bẩy tài chính. Cải thiện số lần luân chuyển tài sản hay nâng cao hiệu năng hoạt động. Cải thiện sức sinh lợi của doanh thu thuần hay nâng cao hiệu quả hoạt động. Kết hợp vừa nâng cao đòn bẩy tài chính cũng như hiệu năng và hiệu quả hoạt động. Phương trình này còn cho thấy, trong điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi (nền kinh tế đang có chiều hướng tăng trưởng ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp…), doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ tốt, việc tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính là hoàn toàn phù hợp. Điều này sẽ càng nâng cao sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu và phát huy tác dụng của “lá chắn thuế” thu nhập doanh nghiệp. Ngược lại khi điều kiện kinh doanh bất lợi (nền kinh tế có xu hướng giảm phát hay tăng trưởng “âm”, tỷ lệ lạm phát cao từ hai con số trở lên…); sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp 7 Average financial leverage (AFL). 126 TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi tiêu thụ chậm, doanh nghiệp cần hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính trong điều kiện này sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường độc lập tài chính, giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh. o Theo kỹ thuật Dupont kết hợp: Kết hợp giữa Dupont với loại trừ, sau khi đã biến đổi ROE theo Dupont, tiến hành sắp xếp lại trật tự, ta có: ROE = AFL TAT ROS Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu ROE được xác định theo kỹ thuật số chênh lệch như sau: Xét ảnh hưởng của nhân tố AFL: (AFL1 – AFL0) TAT0 ROS0 Xét ảnh hưởng của nhân tố TAT: AFL1 (TAT1 – TAT0) ROS0 Xét ảnh hưởng của nhân tố ROS: AFL1 TAT1 (ROS1 – ROS0) Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở Bước 2, ta tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố lại rồi từ đó rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Trong quá trình phân tích, để thuận tiện ta có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau: Bảng 6.4: Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu Kỳ Kỳ Chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc (±) Chỉ tiêu phân gốc Mức (lần) Tỷ lệ (%) tích 1. ROE (lần) 2. AFL (lần) 3. TAT (lần) 4. ROS (lần) 6.2.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều cần phải có một lượng tài sản nhất định. Những tài sản này là nền tảng để thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đem lại các nguồn thu nhập nhằm trang trải những chi phí đã bỏ ra và là cơ sở tạo ra lợi nhuận. Do tài sản trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên khi phân tích nội dung này, nhà phân tích có thể xem xét khả năng sinh lợi của tổng tài sản, khả năng sinh lợi của tài sản dài hạn và khả năng sinh lợi của tài sản cố định. Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản tiến hành theo trình tự sau: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của tài sản: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của tài sản được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh trị số của chỉ tiêu ROA giữa kỳ phân tích với kỳ gốc và với trị số trung TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215 127
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi bình ngành hay so sánh với các doanh nghiệp tiên tiến, điển hình (nếu điều kiện cho phép) cả về số tuyệt đối và số tương đối, nghĩa là: ± = ROA1 – ROA0 và: ROA1 – ROA0 %= 100 ROA0 Kết quả so sánh nếu có trị số > 0, chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu kỳ phân tích cao hơn kỳ gốc và ngược lại, nếu kết quả so sánh có trị số < 0, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu kỳ phân tích thấp hơn kỳ gốc. Tương tự, kết quả so sánh với số trung bình của ngành hay những doanh nghiệp tiên tiến, điển hình trong ngành sẽ cho thấy mức độ đạt được về khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là ở mức cao, thấp hay trung bình. Phân tích nhân tố ảnh hưởng o Theo kỹ thuật thay thế liên hoàn Sự thay đổi của ROA giữa kỳ phân tích với kỳ gốc chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: Tổng tài sản bình quân và lợi nhuận sau thuế. Mức ảnh hưởng của từng nhân tố được xác định cụ thể theo kỹ thuật thay thế liên hoàn như sau: Ảnh hưởng của tổng tài sản bình quân: Lợi nhuận sau thuế kỳ gốc – ROA0 Tổng tài sản bình quân kỳ phân tích Ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế kỳ gốc ROA1 – Tổng tài sản bình quân kỳ phân tích o Theo kỹ thuật Dupont Từ công thức xác định chỉ tiêu ROA ban đầu, khi sử dụng mô hình DuPont công thức sẽ được chuyển hóa bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với doanh thu thuần, cụ thể như sau: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần ROA = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Trong đó: “Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân” chính là chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài sản” và “Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần” chính là chỉ tiêu “Sức sinh lợi của doanh thu” nên chỉ tiêu ROA có thể viết lại dưới dạng: ROA = ROS TAT Qua công thức, ta thấy chỉ tiêu ROA phụ thuộc vào ảnh hưởng của hai nhân tố, đó là: Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS) và số lần luân chuyển tài sản (TAT). Nhân tố TAT cho biết khả năng tạo doanh thu thuần trong kỳ của tài sản. Số lần luân chuyển tài sản càng lớn chứng tỏ tài sản vận động càng nhanh, lượng doanh thu thuần tạo ra càng nhiều, doanh nghiệp càng có điều kiện để tăng lợi nhuận. Nhân tố ROS cho biết trong một đồng doanh thu thuần có bao nhiêu phần là lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này có trị số càng cao cho thấy chất lượng quản lý chi phí của doanh nghiệp đã được nâng cao, doanh nghiệp 128 TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi đã tiết kiệm được những khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh bao gồm cả chi phí chi trong sản xuất [bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công (nếu có đối với doanh nghiệp xây lắp) và chi phí sản xuất chung] và chi phí ngoài sản xuất (bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). Từ trên, có thể thấy: Để nâng cao trị số của chỉ tiêu ROA cần phải đẩy mạnh hai nhân tố ở vế bên phải của phương trình, đó là số lần luân chuyển tài sản và sức sinh lợi của doanh thu thuần. Nói cách khác, trị số của chỉ tiêu ROA có thể được cải thiện bằng một trong các cách sau: Đẩy mạnh số lần luân chuyển tài sản hay nâng cao hiệu năng hoạt động. Cải thiện sức sinh lợi của doanh thu thuần hay nâng cao hiệu quả hoạt động. Kết hợp vừa cải thiện cả số lần luân chuyển tài sản lẫn sức sinh lợi của doanh thu thuần, hay vừa nâng cao hiệu năng hoạt động lẫn hiệu quả hoạt động. o Theo kỹ thuật Dupont kết hợp loại trừ Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu ROA, tận dụng được những lợi thế của kỹ thuật Dupont, các nhà phân tích sử dụng kỹ thuật kết hợp giữa Dupont với kỹ thuật loại trừ (cụ thể là kỹ thuật số chênh lệch). Theo đó, sau khi biến đổi công thức gốc của ROA trên cơ sở Dupont, các nhà phân tích sẽ sắp xếp lại trật tự các nhân tố theo kỹ thuật loại trừ, nghĩa là: ROA = TAT ROS Từ đây, ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của ROA sẽ xác định theo kỹ thuật loại trừ (dạng số chênh lệch). Cụ thể: Xét ảnh hưởng của nhân tố TAT: (TAT1 – TAT0) ROS0 Xét ảnh hưởng của nhân tố ROS: TAT1 (ROS1 – ROS0) Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở bước 2, ta tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố lại rồi từ đó rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện khả năng sinh lợi của tổng tài sản. Trong quá trình phân tích, để thuận tiện ta có thể lập bảng phân tích khả năng sinh lợi của tổng tài sản theo mẫu sau: Bảng 6.5: Phân tích khả năng sinh lợi của tổng tài sản Kỳ Chênh lệch giữa kỳ phân Kỳ Chỉ tiêu phân tích so với kỳ gốc (±) gốc tích Mức (lần) Tỷ lệ (%) A (1) (2) (3 = 2 – 1) [4 = (3/1)*100] 1. ROA (lần) 2. TAT (lần) 3. ROS (lần) TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215 129
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi Tóm lược cuối bài Khả năng sinh lợi: Phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh. Nội dung phân tích: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi (khả năng sinh lợi tổng thể) và phân tích khả năng sinh lợi của từng đối tượng. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi tổng thể: Xem xét tình hình biến động khả năng sinh lợi chung, xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng sinh lợi chung. Phân tích khả năng sinh lợi của từng đối tượng: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của từng đối tượng; phân tích nhân tố ảnh hưởng (theo kỹ thuật thay thế liên hoàn, theo kỹ thuật Dupont, theo kỹ thuật Dupont kết hợp loại trừ); tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận, kiến nghị. 130 TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215
- Bài 6: Phân tích khả năng sinh lợi Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày khả năng sinh lợi và mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi với hiệu quả kinh doanh. 2. Trình bày các công thức xác định khả năng sinh lợi và ý nghĩa của chúng. 3. Trình bày qui trình chung phân tích khả năng sinh lợi theo công thức gốc. 4. Trình bày qui trình phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu theo kỹ thuật Dupont. 5. Trình bày qui trình phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu theo kỹ thuật kết hợp giữa Dupont kết hợp với loại trừ. 6. Trình bày chỉ tiêu sử dụng, trình tự phân tích khả năng sinh lợi của tổng tài sản. TXKTTC07_Bai6_v1.0015108215 131
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính (slide)
228 p | 691 | 86
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 1 đến 4 - ThS. Nguyễn Lê Hồng Vỹ
45 p | 299 | 47
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 5 đến 10 - ThS. Nguyễn Lê Hồng Vỹ
47 p | 224 | 30
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán
22 p | 83 | 22
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 4 - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
13 p | 110 | 13
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 4 - ThS. Bùi Ngọc Toản
9 p | 194 | 13
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Giới thiệu học phần - ThS. Bùi Ngọc Toản
2 p | 177 | 13
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Bài 2 - GS.TS. Nguyễn Văn Công
25 p | 157 | 11
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính
20 p | 68 | 11
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 2 - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
7 p | 77 | 10
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 10 - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
3 p | 83 | 10
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Chương 4: Phân tích kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ
17 p | 20 | 8
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Chương 1: Tổng quan về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính
47 p | 27 | 8
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính – Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính
22 p | 70 | 8
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Giới thiệu môn học - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
1 p | 72 | 8
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính – Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính (ThS. Nguyễn Thị Mai Chi)
31 p | 89 | 6
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Bài 3 - TS. Nguyễn Thị Minh Phương
22 p | 73 | 5
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chuyên đề 1 - Trần Trung Tuấn
41 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn