Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
lượt xem 6
download
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh, sau khi học xong chương trình này, học viên có thể: trình bày được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp; trình bày được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và tiến trình tổ chức phân tích;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP QN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LƯU HÀNH NỘI BỘ) NGƯỜI BIÊN SOẠN: TH.S HOÀNG THỊ THÚY BỘ MÔN: KẾ TOÁN KHOA: KINH TẾ NĂM 2020
- BÀI GIẢNG HỌC PHẦN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DN Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học Phân tích hoạt động kinh doanh thuộc nhóm các môn chuyên môn của ngành kế toán doanh nghiệp, được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn chuyên môn của ngành. - Tính chất: Môn học Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học chuyên môn bắt buộc có tính chất tổng hợp, vận dụng các công cụ phân tích kinh tế để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cần thiết trong việc ra các quyết định tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, và là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. - Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Là biện pháp quan trọng để dự báo, đề phòng và hạn chế rủi ro, bất định trong kinh doanh. - Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng ở bên ngoài khác. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. + Trình bày được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và tiến trình tổ chức phân tích. + Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, kế toán, tài chính thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân tích.
- - Về kỹ năng: + Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đối tượngcần phân tích. + Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác định chính xácmức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích. + Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở từngkhâu, từng giai đoạn. Từ đó, tìm các nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ động sáng tạo,có kỷ luật và tác phong công nghiệp. + Có khả năng tìm kiếm việc làm và học lên trình độ cao hơn hoặc tự tổ chứckinh doanh Nội dung môn học: Chương 1: Cơ sở lý luận của phân tích kinh doanh Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh Chương 3: Phân tích hoạt động đấu tư Chương 4: Phân tích hoạt động tài chính Chương 5: Phân tích tình hình tài chính và khả năng sinh lời
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH KINH DOANH Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh tronghệ thống quản lý doanh nghiệp - Nhận biết được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh - Vận dụng được 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp - Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận dụng vàotổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp - Trung thực, nhanh nhẹn nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung chính: 1.1. Khái niệm, mục đích và nhiệm vụ của phân tích kinh doanh 1.1.1. Khái niệm và mục đích của phân tích kinh doanh. a. Khái niệm - Phân tích, theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ: Trong lĩnh vực tự nhiên, sự chia nhỏ này được tiến hành với các phương tiện cụ thể như: Phân tích các loại sinh vật bằng kính hiển vi, phân tích các chất hoá học bằng các phản ứng…Trái lại. trong lĩnh vực kinh tế xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại bằng các khái niệm trừu tượng, do đó việc phân tích phải được tiến hành bằng những phương pháp trừu tượng. - Phân tích hoạt động kinh doanh (Operating activities analysis) là quá trình nghiên cứu, để đáng giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở DN, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và
- các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN. b. Mục đích: Rút ra tính qui luật và xu hướng phát triển của các đối tượng đang phân tích, làm cơ sở cho quá trình quản lý, ra quyết định trong doanh nghiệp. Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh với quy mô và trình độ khác nhau, công việc phân tích cũng tiến hành khác nhau. Phân tích hoạt động kinh doanh có đồng thời với các hoạt động kinh doanh của con người. Nhưng lúc ban đầu nó chỉ là những phép cộng trừ đơn giản và được tiến hành ngay trong công tác hạch toán. Khi hoạt động kinh doanh phát triển, yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp thì phân tích hoạt động kinh doanh cũng ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu đó. Từ chỗ đơn giản chỉ là phân tích lỗ lãi của từng thương vụ, sau phát triển phân tích các yếu tố hoạt động kinh doanh và lỗ lãi của từng đơn vị, bộ phận hoạt động kinh doanh, đến nay việc phân tích hoạt động kinh doanh còn được thực hiện không chỉ phạm vi doanh nghiệp, mà đã mở rộng đến vùng kinh tế, toàn bộ nền kinh tế.. Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh đã hình thành như một hoạt động độc lập với hệ thống lý luận độc lập và trở thành một môn khoa học độc lập. Hoạt động kinh doanh luôn được tiến hành thường xuyên liên tục rất phong phú và phức tạp. Muốn thấy được một cách đầy đủ sự phát triển của các hiện tượng, quá trình kinh doanh, từ đó thấy được thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải đi sâu nghiên cứu kết quả và mối quan hệ qua lại của các số liệu, tài liệu bằng những phương pháp khoa học. Đó là những phương pháp nhận biết các hoạt động thực tế, các hiện tượng, các quá trình trong mối liên hệ trực tiếp với nhận thức và sự tiếp nhận chủ động của con người, trên cơ sở đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tìm nguyên nhân, đề ra những giải pháp và biện pháp khai thác có hiệu quả mọi năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- 1.1.2. Nhiệm vụ của phân tích kinh doanh. - Đánh giá mức độ đạt được về kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN và những nguyên nhân tác động tới chúng. - Phát hiện ra những tiềm năng của DN chưa được khai thác, bao gồm tiềm năng về nguồn lực (vốn, đất đai, lao động…), tiềm năng về thị trường vàcác điều kiện khác. - Trên cơ sở phân tích và đánh giá phải đề ra được các giải pháp, chiến lược kinh doanh và lựa chọn phương án tối ưu nhằm khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có và khắc phục những nhược điểm, thiếu sót để đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh cao nhất. 1.2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phân tích kinh doanh 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của phân tích kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh (tức sự việc xảy ra ở quá khứ). Quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh không phải là các số liệu chung chung mà phải được lượng hoá cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến việc thực hiện các chỉ tiêu đó để đánh giá. 1.2.2. Nội dung nghiên cứu của phân tích kinh doanh Nội dung của Phân tích hoạt động kinh doanh tập trung vào những vấn đề - Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của DN hay của từngđơn vị, từng bộ phận. - Phân tích các yếu tố nguồn lực và các điều kiện liên quan trực tiếp đếnkết quả kinh doanh - Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của DN - Phân tích hiệu quả kinh doanh của DN, của đơn vị, của từng bộ phận vàhiệu quả của các yếu tố nguồn lực sử dụng vào sản xuất. 1.3. Phương pháp nghiệp vụ kỹ thuật phân tích hoạt động kinh doanh 1.3.1. Phương pháp so sánh
- Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh: Trước hết chọn chỉ tiêu của 1 kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tủy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Nếu: + Kỳ gốc là năm trước: Muốn thấy được xu hướng phát triển của đốitượng phân tích. + Kỳ gốc là năm kế hoạch (hay là định mức): Muốn thấy được việc chấphành các định mức đã đề ra có đúng theo dự kiến không. + Kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành (hay khu vực hoặc quốc tế):muốn thấy được vị trí của DN và khả năng đáp ứng thị trường của DN. + Kỳ gốc là năm thực hiện: Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ hạch toán haykỳ báo cáo. Bước 2: Điều kiện so sánh được Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian: - Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán như nhau (Cụ thể như cùng tháng, quý, năm…) và phải đồngnhất trên cả 3 mặt: + Cùng phản ánh nội dung kinh tế + Cùng một phương pháp tính toán + Cùng một đơn vị đo lường - Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế cùng phải được quy đổi về cùng qui mô tương tự nhau ( Cụ thể là cùn một bộ phận, phân xưởng, một ngành…) Bước 3: Kỹ thuật so sánh Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng các kỹthuật so sánh sau: - So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của
- kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, qui mô của các hiện tượng kinh tế. - So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. - So sánh bằng số bình quân: Là dạng đặc biệt của so sánh tuyệt đối, biểu hiện tính đặc trưng về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của mộtđơn vị kinh tế, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tích chất. - So sánh mức độ tương đối có điều chỉnh theo quy mô chung… Ví dụ: Có số liệu tại một doanh nghiệp như sau: (1000đ) TT Khoản mục KH TH 1 Doanh thu 100.000 130.000 2 Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 3 Chi phí BH và CPQL 12.000 15.720 4 Lợi nhuận 38.000 8.280 Yêu cầu: Hãy phân tích sự biến động của các khoản mục bằng phương pháp thích hợp và cho nhận xét cần thiết. Hướng dẫn - Lập bảng phân tích: (1000đ) Bảng 1.1: Bảng phân tích biến động các khoản mục Chênh lệch TT Khoản mục KH TH ± % 1 Doanh thu 100.000 130.000 +30.000 30,0 2 Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 +26.000 32,5 3 Chi phí BH và CPQL 12.000 15.720 3.720 31,0 4 Lợi nhuận 8.000 8.280 +280 3,5 - So sánh tình hình thực hiện (TH) so với kế hoạch (KH)
- - Phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: - Tỷ trọng của chi phí so với doanh thu qua 2 kỳ: - Kết luận quản trị: 1.3.2. Phương pháp loại trừ - Nguyên tắc sử dụng: Khi phân tích một quá trình kinh doanh thường có nhiều nhân tố ảnh hưởng và dẫn đến những kết quả nhất định. Cần phải biết cũng như cần phải xác định được mối liên hệ lẫn nhau giữa các nhân tố. Để giúp cho người làm công tác phân tích biết được nhân tố nào là quan trọng nhất, có tác động lớn nhất đến chỉ tiêu phân tích cần phải xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, thường thấy những nhân tố cá biệt có ảnh hưởng ở những chiều hướng đối lập nhau, không cùng một chiều. Một số nhân tố có ảnh hưởng tích cực, có tác dụng thúc đẩy kinh doanh. Trái lại, một số nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh doanh. Cần phải xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố cả khi kinh doanh tốt và không tốt. Bởi vì qua việc xác định này có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng của một nhân tố tích cực nào đó không những có thể bù lại mức độ ảnh hưởng của một nhân tố tiêu cực khác mà có khi còn vượt cả mức độ ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố đó để làm cho hoạt động kinh doanh đạt được kết quả nhất định. Như thế, rõ ràng tác động của các nhân tố tích cực cũng không giống nhau. 1. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (Đối tượng phân tích) bằng các cố định các nhân tố khác trongmỗi lần thay thế. Bước 1: Xác định công thức/ chỉ tiêu phân tích - Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh đến chỉ tiêu phân tích - Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định,
- từ nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố lượng hoặc nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau: Ví dụ: Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ x Giá bán Chi phí NVLTT = Số lượng SPSX x Lượng NVL tiêu hao x Đơn giá NVL Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được đó chính là đốitượng phân tích. Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. (Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bướctrước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế) Bước 4: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra kết luận, nhận xét. Ví dụ 1: Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích. Gọi a,b,c là trình tự các nhân tốảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Bước 1: Xác định công thức/ chỉ tiêu phân tích Q = a.b.c Đặt Q1 : Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1 = a1.b1.c1 Đặt Q0: Chỉ tiêu kỳ gốc, Q0 = a0.b0.c0 Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích ∆Q = Q1 – Q0 = a1.b1.c1 - a0.b0.c0 Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Q(a) = a1.b0.c0 - a0.b0.c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Q(b) = a1.b1.c0 – a1.b0.c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ∆Q(c) = a1.b1.c1 – a1.b1.c0
- Bước 4: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, nhận xét. ∆Q(a) + ∆Q(b) + ∆Q(c) = ∆Q * Ưu và nhược điểm của PP thay thế liên hoàn: Ưu điểm: - Là phương pháp đơn giản, dễ tính toán so với các phương pháp xác định nhân tố ảnh hưởng khác. - Phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định được các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích bằng thương, tổng, hiệu, tích số và cả số % Nhược điểm: - Khi xác định nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, trong thực tế các nhân tố có thể thay đổi - Việc sắp xếp trình tự các nhân tố phải từ nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, trong thực tế việc phân biệt rõ ràng giữa nhân tố sản lượng và nhântố chất lượng là không dễ dàng. Ví dụ 2: Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu thông qua việc phân tích sự biến động chỉ tiêu tổng chi phí nguyên vật liệu theo tài liệu sau: Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực tế 1. Số lượng SPSX Cái 1.000 1.100 2. Mức tiêu hao VL/SP kg/ cái 10 9 3. Đơn giá VL 1000đ/kg 5 6 4. Tổng chi phí VL 1000đ 50.000 59.400 2. Phương pháp số chênh lệch - Thực chất của phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này cũng thực hiện đầy đủ các bước như vậy, tuy chỉ khác ở điểm sau: - Khi xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thay vì ta tiến hành thay thế số liệu mà sẽ dùng số chênh lệch của từng nhân tố đển tính ảnh hưởng của từng nhân tố.
- Ví dụ 1: Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích. Gọi a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Bước 1: Xác định công thức/ chỉ tiêu phân tíchQ = a.b.c.d Đặt Q1 : Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1 = a1.b1.c1 Đặt Q0: Chỉ tiêu kỳ gốc, Q0 = a0.b0.c0 Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích ∆Q = Q1 – Q0 = a1 . b1 . c1 – a0 . b0 . c0 Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Q(a) = (a1 – a0) . b0 . c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Q(b) = a1 . (b1 – b0) . c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ∆Q(c) = a1 . b1 . (c1 – c0) Bước 4: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra kết luận. ∆Q(a) + ∆Q(b) + ∆Q(c) = ∆Q 1.3.3. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: Tổng giá thành sản phẩm được chi tiết theo giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất. Trong mỗi loại sản phẩm, giá thành được chi tiết theo cácyếu tố của chi phí sản xuất. - Chi tiết theo thời gian Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyên nhân tác động không giống nhau. Việc phân tích chi tiết này giúp ta
- đánh giá chính xác vàđúng đắn KQKD, từ đó có các giải pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian. Ví dụ: + Trong sản xuất: Lượng sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp đượcchi tiết theo từng tháng, quý. + Trong DN thương mại: Kết quả doanh thu tiêu thụ hoặc khối lượnghàng mua được chi tiết theo tháng, quý để mua bán nhịp độ mua bán. + Trong sản xuất nông nghiệp, CDCB, dịch vụ chúng được chi tiết theomùa vụ để nghiên cứu tính thời vụ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. - Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh Kết quả HĐKD do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau tạo nên. Việc chi tiết này nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từngbộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau, nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau. 1.3.4. Phương pháp liên hệ cân đối Là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có sẵn mối liên hệ cân đối và chúng là nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: Tài sản và nguồn vốn; cân đối hàng tồn kho; đẳng thức quá trình kinh doanh; nhu cầu vốn và sử dụng vốn… Ví dụ1: Chỉ tiêu Q cần phân tích. Q chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố a, b, cvà các nhân tố này có quan hệ với chỉ tiêu Q như sau: Q = a +b - c - Chỉ tiêu phân tích: Q = a + b - cQ0 = a0 + b0 - c0 Q1 = a1 + b1 - c1 - Đối tượng phân tích( so sánh giữa chỉ tiêu kỳ TT với chỉ tiêu kỳ KH) Q = Q1 - Q0
- - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: + Do ảnh hưởng của nhân tố a Q(a) = a1 - a0 + Do ảnh hưởng của nhân tố b Q(b) = b1 - b0 + Do ảnh hưởng của nhân tố c Q(c) = - (c1 - c0) - Tổng hợp ảnh hưởng của 3 nhân tố Q(a) + Q(b) + Q(c) = Q * Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngay cả công tác hạch toán. Ví dụ 2: Từ kết quả cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán sẽ giúp nhà quản lý cơ cấu tài chính hiện tại và việc sử dụng nguồn tài chính đó mang lại hiệu quả như thế nào, để từ đó có những dự báo cho thời gian tới. Bảng 1.2. Bảng phân tích các khoản mục bảng cân đối kế toán Số đầu Số cuối Chênh Số đầu Số cuối Chênh Tài sản năm kỳ lệch Nguồn vốn năm kỳ lệch A. TS ngắn hạn 400 440 +40 A. Nợ phải trả 300 340 +40 I. Tiền 50 70 +20 I. Nợ ngắn hạn 100 80 -20 II. Phải thu 100 120 +20 II. Nợ dài hạn 200 260 +60 III. Tồn kho 250 250 - B. Vốn CSH 700 770 +70 B. TS dài hạn 600 670 +70 I. Vốn CSH 700 770 +70 I. TSCĐ 500 610 +110 1. Vốn đầu tư CSH 550 550 - II. Đầu tư dài hạn 100 60 -40 2. LN chưa PP 150 220 +70 Cộng tài sản 1.000 1.110 +110 Cộng nguồn vốn 1.000 1.110 +110 Nhìn chung tổng tài sản cũng như nguồn vốn cuối kỳ tăng 110 triệu đồng so với đầu năm, như vậy về quy mô hoạt động ở doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể. - Về mặt tài sản: Chủ yếu tăng do TSCĐ tăng 110 triệu đồng, sau đó là các khoản phải thu tăng 20 triệu đồng, còn đầu tư dài hạn giảm 40 triệu đồng.
- - Về mặt nguồn vốn: Chủ yếu tăng do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 70 triệu đồng và nợ dài hạn tăng 60 triệu đồng, còn nợ ngắn hạn giảm 20 triệu đồng. - Sử dụng phương pháp cân đối để phân tích, với sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ta thấy, doanh nghiệp đã giảm các khoản đầu tư dài hạn, tăng nợ vay dài hạn để đầu tư cho TSCĐ, kết quả hoạt động trong năm doanh nghiệp đã tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 70 triệu đồng. 1.3.5. Các Phương pháp phân tích khác sử dụng trong phân tích kinh doanh - Phương pháp thay thế liên hoàn - Phương pháp số chênh lệch - Phương pháp điều chỉnh - Phương pháp hệ số tỷ lệ - Phương pháp chỉ sô - Phương pháp tương quan hồi quy - Phương pháp tương quan đơn 1.4. Tổ chức phân tích kinh doanh 1.4.1. Khái niệm tổ chức phân tích kinh doanh Tổ chức công tác phân tích được tiến hành tuỳ theo từng loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng thoả mãn thông tin cung cấp cho quy trình lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định, công tác tổ chức phân tích phải làm sao thoả mãn được cao nhất nhu cầu của từng cấp chức năng quản lý. 1.4.2. Nội dung tổ chức phân tích kinh doanh Công tác tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thường phụ thuộc vào công tác sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh. Đặc điểm và điều kiện kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp không giống nhau, do đó công tác tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh cũng phải đặt ra như thế nào để phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.
- *Công tác phân tích hoạt động kinh doanh có thể nằm ở một bộ phận riêng biệt kiểm soát trực tiếp của Ban giám đốc và làm tham mưu cho giám đốc. Theo hình thức này thì quá trình phân tích được thực hiện toàn bộ nội dung của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao. Trên cơ sở này các thông tin qua phân tích được truyền đạt từ trên xuống dưới theo các kênh căn cứ theo chức năng quản lý và quá trình đánh giá, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh, chấn chỉnh đối với từng bộ phận của doanh nghiệp cũng được kèm theo từ ban giám đốc doanh nghiệp tới các phòng ban. * Công tác phân tích hoạt động kinh doanh được thực hiện ở nhiều bộ phận riêng biệt căn cứ theo các chức năng của quản lý, nhằm cung cấp và thoả mãn thông tin cho các bộ phận của quản lý được phân quyền, trách nhiệm trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định đối với chi phí,doanh thu trong phạm vi được giao quyền đó. Cụ thể: + Đối với bộ phận được quyền kiểm soát và ra quyết định về chi phí sẽ tổ chức thực hiện phân tích về tình hình biến động giữa thực hiện so với định mức (hoặc kế hoạch) nhằm phát hiện chênh lệch của từng yếu tố chi phí, giá cả về mặt biến động lượng và giá, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp. + Đối với các bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về doanh thu thường gọi là trung tâm kinh doanh, trung tâm này là các bộ phận kinh doanh riêng biệt theo khu vực địa điểm hay một số sản phẩm, nhóm hàng nhất định, do đó họ có quyền với các bộ phận cấp dưới là trung tâm chi phí. Ứng với trung tâm này thường là trưởng bộ phận kinh doanh hoặc giám đốc kinh doanh ở từng doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty. Trung tâm này sẽ tiến hành phân tích báo cáo thu nhập, đi xem xét và đánh giá mối quan hệ chi phí – khối lượng - lợi nhuận là cơ sở để đánh giá hoà vốn trong kinh doanh và việc phân tích báo cáo bộ phận. + Đối với trung tâm đầu tư, các nhà quản trị cấp cao nhất có quyền phụ trách toàn bộ doanh nghiệp, họ chủ yếu quan tâm đến hiệu quả của vốn đầu tư,
- ngắn hạn và dài hạn. Để đáp ứng việc cung cấp và thoả mãn thông tin thì quá trình phân tích sẽ tiến hành phân tích các báo cáo kế toán - tài chính, phân tích để ra quyết định dài hạn và ngắn hạn. Như vậy quá trình tổ chức công tác phân tích được tiến hành tuỳ theo từng loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng thoả mãn thông tin cung cấp cho quy trình lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định, công tác tổ chức phân tích phải làm sao thoả mãn được cao nhất nhu cầu của từng cấp chức năng quản lý. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Có số liệu tại một doanh nghiệp sau: Chênh lệch TT Khoản mục KH TH STĐ STĐ (%) 1 Doanh thu 100.000 130.000 +30.000 30,0 2 Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 + 26.000 32,5 3 Chi phí hoạt động 12.000 15.720 + 3.720 31,0 4 Lợi nhuận 8.000 8.280 +280 3,5 Yêu cầu: Hãy phân tích sự biến động của các khoản mục và cho nhận xét cần thiết. Bài 2: Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu thông qua việc phân tích sự biến động chỉ tiêu tổng chi phí nguyên vật liệu theo tài liệu sau: Chỉ tiêu ĐVT Kế Thực hoạch hiện 1. Số lượng SPSX cái 1.000 1.100 2. Mức tiêu hao VL/SP kg/ cái 10 9 3. Đơn giá VL 1000đ/kg 5 6 4. Tổng chi phí VL 1000đ 50.000 59.400 Bài 3: Tài liệu về chi phí nguyên vật liệu của một doanh nghiệp như sau:
- Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 1. Số lượng SPSX (SP) 1.000 1.200 2. Mức tiêu hao NVL cho 1 đvsp (kg/SP) 50 52 3.Đơn giá NVL (1000đ/kg) 5.000 4.900 4. Tổng chi phí NVL trong kỳ (1000.000đ) 250.000 305.760 Yêu cầu: 1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về tổng chi phí nguyên vật liệu. 2. lần lượt vận dụng phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trong kỳ của DN. Nhận xét ảnh hưởng của từng nhân tố và đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Bài 4 Tại một DN có tài liệu sau: Chỉ tiêu Đvt Kỳ KH Kỳ TH 1. Số lượng sản phẩm SX SP 1.000 1.200 2. Số giờ lao động cho 1 SP Giờ 8 7 3. Đơn giá một giờ công đồng 2.000 2.500 Bảng 1.1. Tính hình sản xuất sản phẩm Yêu cầu: Hãy phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp.
- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1. Ho¹t ®éng kinh doanh vµ néi dung, nhiÖm vô ph©n tÝch ho¹t ®éng kinh doanh 2.1.1. Ý nghĩa và nội dung của hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quả lý kinh tế có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh vừa có điều kiện tích luỹ và mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc tiến hành phân tích một cách toàn diện mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có vị trí hết sức quan trọng. Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét việc thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có vai trò và tác dụng đối với doanh nghiệp trong chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua việc phân tích từng hiện tượng, tứng khía cạnh của quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ
- phận chức năng của doanh nghiệp. Phân tích cũng là công cụ quan trọng để liên kết mọi hoạt động của các bộ phận cho hoạt động chung của doanh nghiệp được nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong mỗi kỳ kinh doanh, mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án đầu tư. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý cũng như khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ đáp ứng những đòi hỏi này của các nhà đầu tư. Tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, loà cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển của các doanh nghiệp. 2.1.2. Nội dung và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh Để trở thành một công cụ của công tác quản lý hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau: - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế: Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả kinh doanh đạt được so với mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức. . . đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu đã xây dựng trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh Ngoài quá trình đánh giá trên, phân tích cần xem xét đánh giá tình hình chấp hành các quy định, thể lệ thanh toán, trên cơ sở pháp lý,luật pháp trong nước và quốc tế. Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá, ta có được cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu hơn ở các bước tiếp theo, làm rõ các vấn đề cần quan tâm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - ThS. Lê Văn Hòa
107 p | 292 | 113
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 4 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
30 p | 257 | 59
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 1 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
110 p | 301 | 57
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 1
29 p | 237 | 55
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 1 - GV. Đặng Thị Hà Tiên
33 p | 272 | 41
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 2 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
36 p | 242 | 41
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 6 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
29 p | 183 | 33
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 1: Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh
43 p | 161 | 31
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 4
22 p | 199 | 29
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
16 p | 142 | 26
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 3
15 p | 205 | 25
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 7 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
18 p | 196 | 23
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - ThS. Trần Thị Trương Nhung
109 p | 99 | 19
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 4: Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm dịch vụ
15 p | 141 | 18
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 1 - ThS. Lê Văn Hòa (2016)
20 p | 136 | 10
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
24 p | 68 | 6
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường ĐH Võ Trường Toản
70 p | 13 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn