intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích hoạt động trong kinh doanh

Chia sẻ: Vdfv Vdfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

129
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài giảng nhằm giúp sinh viên trang bị kiến thức cơ bản về phân tích hoạt động kinh doanh. Giúp sinh viên biết được những khái niệm và mục tiêu, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích hoạt động trong kinh doanh

  1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1
  2. * Phân bố thời gian: – Lý thuyết + Bài tập tình huống: 60 tiết * Nhiệm vụ của sinh viên: – Sinh viên phải tham dự lớp học từ 80% thời gian trở lên theo quy định – Đọc thêm tài liệu tham khảo – Làm bài tập – Làm bài kiểm tra * Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: – Qua thảo luận bài tập tình huống – Bài kiểm tra 2
  3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo • Tài liệu học tập: – PGS. TS. Phạm văn Dược, TS Huỳnh Đức Lộng, ThS. Lê Thị Minh Tuyết, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Lao động, 2009 – Nguyễn Thị Mỵ, TS Phan Đức Dũng, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê 2008 • Tài liệu tham khảo: – Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học Quốc gia, 2009 3
  4. Phương pháp dạy và học – Sinh viên đọc tài liệu và tóm tắt bài giảng trước khi đến lớp – Giảng viên trình bày lý thuyết / bài giảng – Ngoài bài giảng, Giảng viên đưa ra tình huống liên quan và yêu cầu sinh viên giải quyết tình huống theo hiểu biết của mình – Giảng viên hướng dẫn, gợi ý để sinh viên thảo luận để xử lý tình huống – Giảng viên hướng dẫn, gợi ý để sinh viên giải bài tập 4
  5. Mục tiêu của học phần • Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về phân tích hoạt động kinh doanh • Giúp sinh viên biết được các khái niệm và mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh • Phân tích kết quả sản xuất về mặt khối lượng và chất lượng sản phẩm. • Phân tích chung tình hình giá thành, phân tích các khoản mục giá thành, phân tích tình hình tiêu thụ, phân tích tình hình lợi nhuận. • Phân tích báo cáo tài chính. • Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu 5
  6. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KD 1. Mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh 2. Phương pháp phân tích hoạt đông kinh doanh 3. Phân loại và tổ chức công tác phân tích 6
  7. 1. Mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh 1.1. Khái niệm • PTHĐKD là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả HĐKD theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu kế toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của HĐKD, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD cho doanh nghiệp. • Trong điều kiện kinh doanh với quy mô và trình độ khác nhau, công việc phân tích cũng tiến hành khác nhau 7
  8. 1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt đông kinh doanh • Đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp • Phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh • Công cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh • Phát hiện nguyên nhân các vấn đề phát sinh • Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh • Là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh 8
  9. 1.3. Đối tượng của phân tích hoạt đông kinh doanh Đối tượng nghiên cứu Quá trình và kết quả Nhân tố tác động kinh doanh Chỉ tiêu kinh tế • 9
  10. 1.4. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh • Biến con số thuần tuý biết nói nên ý nghĩa kinh tế. • Phân tích đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra những giải pháp đúng đắn. • Đưa ra kết luận đúng đắn và mang tính thuyết phục cao • Phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh • Phòng ngừa rủi ro • Đưa ra quyết định đúng đắn 10
  11. 2. Phương pháp phân tích 2.1. Phương pháp so sánh 2.1.2. Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Có thể là: • Tài liệu của kỳ trước (năm trước) • Các tài liệu dự kiến như Kế hoạch, định mức đề ra • Tài lệu của các D. nghiệp khác hoặc tiêu chuẩn ngành 2.2.2. Điều kiện so sánh được • Các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất các mặt: • Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế • Phải cùng phương pháp tính toán • Phải cùng đơ vị đo lường • Phải cùng một khoảng thời gian hạch toán 11
  12. 2.2.3. Kỹ thuật so sánh • So sánh số tuyệt đối: là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó • So sánh số tương đối: * Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỉ lệ: Số tương đối Chỉ tiêu kỳ phân tích hoàn thành = * 100% kế hoạch Chỉ tiêu kỳ gốc) Ví dụ: D thu kỳ kế hoạch của D Nghiệp là 100 triệu đồng, thực tế là 13 triệu đồng 130 Số tương đối hoàn thành kế hoạch = ------ * 100 = 130% 100 12
  13. *Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số điều chỉnh: Mức biến động tương đối = Chỉ tiêu kỳ PT – (Chỉ tiêu kỳ gốc * hệ số điều chỉnh) *Số tương đối kết cấu: Tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể. So sánh số tương đối kết cấu: chênh lệch giữa tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích * Số tương đối động thái: - Số tương đối động thái cố định - Số tương đối động thái liên hoàn • Số tương đối bình quân: đánh giá sự biến động chung về số lượng, chất lượng của các hoạt động nào đó, gốm: số bình quân đơ giản, số bình quân gia quyền 13
  14. 2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Cần thực hiện theo trình tự các nội dung: • Thiết lập mối quan hệ tón học của các nhân tố với chỉ tiêu • Xác định nhân tố ảnh hưởng bằng cách thay thế nhân tố ở kỳ phân tích đó vào nhân tố kỳ gốc, cố dịn các nhân tố khác, rồi tính lại kết quả chỉ tiêu phân tích • Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh hưởng của chúng • Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc. – Bước 1: Giả sử có 4 chỉ tiêu: a,b,c,d Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0 Ta có đối tượng cần phân tích: ∆Q = Q1 – Q0 14
  15. • Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố – Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Qa = a1 x b0 x c0 x d0 ∆Qa = Qa – Q0 – Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Qb = a1 x b1 x c0 x d0 ∆Qb = Qb – Qa – Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Qc = a1 x b1 x c1 x d0 ∆Qc = Qc – Qb – Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d: Qd = a1 x b1 x c1 x d1 ∆Qd = Qd – Qc • Bước 3: tổng hợp : ∆Q = ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc + ∆Qd 15
  16. • Ưu điểm: – Đơn giản dễ hiểu, dễ tính toán – Chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, qua đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế • Nhược điểm: – Khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này phải giả sử các nhân tố khác không thay đổi, nhưng trong thực tế thường các nhân tố cùng thay đổi. – Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp không phân biệt được nhân tố nào là lượng, nhân tố nào là chất. Nếu phân biệt không đúng thì việc sắp xếp và tính toán các nhân tố cho kết quả không chính xác. 16
  17. 2.3. Phương pháp số chênh lệch. • Là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế số liên hoàn. Phương pháp này sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích – Mức độ ảnh hưởng nhân tố a: (a1 – a0)b0c0d0 = ∆Qa – Mức độ ảnh hưởng nhân tố b: a1(b1– b0)c0d0 = ∆Qb – Mức độ ảnh hưởng nhân tố b: a1b1(c1- c0)d0 = ∆Qc – Mức độ ảnh hưởng nhân tố b: a1b1c1(d1 - d0) = ∆Qd – Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng: ∆Q = ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc + ∆Qd • Tuy nhiên, phương pháp chênh lệch số chỉ có thể thực hiện được khi các nhân tố có quan hệ với nhau bằng tích hoặc thương 17
  18. 2.4. Các phương pháp phân tích khác 2.4.1. Phương pháp cân đối • Quá trình SXKD của doanh nghiệp hình thành nhiều mqh cân đối giữa: (thường được sử dụng trong lập kế hoạch) • Tài sản và nguồn vốn kih doanh • Các nguồn thu với các nguồn chi • Nhu cầu sử dụng với khả năng thanh toán • Nguồn sử dụng vật tư với nguồn huy động 2.4.2. Phương pháp phân tổ • Là phương pháp chia các chỉ tiêu kinh tế thành từng nhóm nhất định nào đó để dễ nghiên cứu. Có thể phân tổ theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu; Phân tổ theo thời gian phát sinh; Phân tổ theo phạm vi kinh doanh 18
  19. 3. Phân loại và tổ chức công tác phân tích 3.1. Phân loại công tác phân tích 3.1.1. Căn cứ theo thời điểm của hoạt động phân tích • Phân tích trước khi kinh doanh • Phân tích trong quá trình kinh doanh • Phân tích sau quá trình kinh doanh 3.1.1. Căn cứ theo nội dung phân tích • Phân tích tích toàn bộ quá trình SXKD • Phân tích chuyên đề 19
  20. 3.2. Tổ chức công tác phân tích • Công tác tổ chức phân tích hoạt động SXKD thường được tiến hành theo 3 bước: • Chuẩn bị cho quá trình phân tích (lập kế hoạch phân tích) • Tiến hành phân tích • Tổng hợp và đánh giá kết quả phân tích • Nội dung của các bước trên phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi phân tích. Các bước tiến hành có mối quan hệ nhân quả với nhau, do vậy nếu có một bước thực hiện kh6ng tốt sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình phân tích 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
82=>1