intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 3.1: Thiết kế dữ liệu

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

96
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 3.1: Thiết kế dữ liệu trình bày về khái niệm, tiếp cận trực giác, thực thể,... của mô hình quan niệm dữ liệu. Bài giảng hữu ích với các bạn chuyên ngành Công nghệ thông tin và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 3.1: Thiết kế dữ liệu

Chương 3<br /> <br /> THIẾT KẾ<br /> DỮ LIỆU<br /> <br /> I MÔ HÌNH QUAN NIỆM DỮ LIỆU<br /> I.1 Khái niệm<br /> Mô hình quan niệm dữ liệu là mô hình mô tả dữ liệu<br /> của hệ thống thông tin.<br /> Mô hình này độc lập với các lựa chọn môi trường cài<br /> đặt; là công cụ cho phép người phân tích thể hiện dữ liệu<br /> của hệ thống ở mức quan niệm.<br /> Mô hình này cũng là cơ sở để trao đổi giữa những<br /> người phân tích và người yêu cầu phân tích hệ thống.<br /> Nhiều kiểu mô hình quan niệm dữ liệu đã được nghiên<br /> cứu, ở đây chúng tôi sử dụng mô hình thực thể - mối kết<br /> hợp, một mô hình xuất phát từ lý thuyết cơ sở dữ liệu nên<br /> từ đây có thể thiết kế được cơ sở dữ liệu dạng chuẩn cao.<br /> <br /> I.2 TIẾP CẬN TRỰC GIÁC<br /> Khi tiếp cận trực giác về mặt dữ liệu thì trước hết người phân tích<br /> phải tiếp cận (xác định) được các yếu tố thông tin của hệ thống ấy.<br /> Ví dụ: Với một hệ quản lý đào tạo có các yếu tố thông tin sau:<br /> - Họ tên sinh viên, Ngày sinh, Nơi sinh, Tên môn học, Số tín chỉ,<br /> Điểm , ...<br /> Một số các yếu tố thông tin của hệ thống xác định một đối tượng<br /> thông tin. Hệ thống có nhiều đối tượng thông tin.<br /> Ví dụ: Với hệ thống quản lý đào tạo ta có các đối tượng:<br /> Môn học: Tên môn học, Số tín chỉ.<br /> Sinh viên: Họ tên sinh viên, Ngày sinh, Nơi sinh.<br /> Giữa các đối tượng trên hình thành một mối liên hệ với nhau.<br /> Ví dụ: Yếu tố thông tin Điểm chỉ tồn tại khi xét mối quan hệ giữa<br /> hai đối tượng Sinh viên và Môn học.<br /> <br /> I.3 THỰC THỂ (ENTYTRI):<br /> I.3.1 Khái niệm<br /> Một thực thể là một hình ảnh cụ thể của một đối tượng quản lý trong<br /> hệ thống thông tin quản lý.<br /> Một thực thể được nhận diện bằng một số thuộc tính của nó. Thuộc<br /> tính (Attribute) của thực thể là yếu tố thông tin cụ thể để tạo thành một<br /> thực thể.<br /> Mỗi thực thể được đặc trưng bởi tên thực thể và danh sách các thuộc<br /> tính của nó. Mỗi thuộc tính của thực thể có một miền giá trị xác định.<br /> Người ta dùng ký hiệu sau để mô tả một thực thể:<br /> TÊN THỰC THỂ<br /> -Thuộc tính 1<br /> -Thuộc tính 2<br /> -…<br /> -Thuộc tính N<br /> <br /> Một<br /> t<br /> D1xD2x…xDn<br /> với<br /> Di=Dom(Thuộc tính i) gọi là một bộ,<br /> hay một thể hiện, hay một phần tử<br /> của thực thể.<br /> <br /> Ví du : Thực thể NHÂN VIÊN gồm có các thuộc tính: Mã nhân<br /> viên, họ nhân viên, tên nhân viên, ngày sinh, đơn vị, nơi sinh.<br /> NHÂN VIÊN<br /> - Mã nhân viên<br /> - Họ nhân viên<br /> - Tên nhân viên<br /> - Ngày sinh<br /> - Đơn vị<br /> - Nơi sinh<br /> Ta nhận thấy, một thực thể ở đây tương ứng với một lược đồ quan<br /> hệ trong cơ sở dữ liệu. Do đó, khi xây dựng các thực thể, ta phải làm<br /> thế nào để mỗi thực thể có dạng chuẩn cao nhất.<br /> t=(15111.0121, Lê Văn, Tâm, 12/08/1978, Phòng Tổ chức, TP Nha<br /> Trang tỉnh Khánh Hòa) là một phần tử của NHÂN VIÊN mà ta gọi tắc<br /> là một nhân viên.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2