intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật đấu thầu - Chương 1: Khái quát chung về đấu thầu và pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

54
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Pháp luật đấu thầu - Chương 1: Khái quát chung về đấu thầu và pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức tổng quan về: khái niệm chung đấu thầu; khái quát chung về pháp luật đấu thầu; nguồn pháp luật về đấu thầu ở nước ta hiện nay;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đấu thầu - Chương 1: Khái quát chung về đấu thầu và pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam

  1. PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU MÃ HỌC PHẦN: BLAW 3521 BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ KHOA KINH TẾ - LUẬT ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
  2. NỘI DUNG Chương 1: Khái quát chung về đấu thầu và pháp luật về đấu thầu ở Việt nam Chương 2: Chế độ pháp lý về hình thức, phương thức và quy trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư Chương 3: Chế độ pháp lý về phương pháp đánh giá hồ sơ thầu và xét duyệt trúng thầu - Hợp đồng với nhà thầu hoặc nhà đầu tư được lựa chọn Chương 4: Chế độ pháp lý về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm trong đấu thầu
  3. Chương 1 Khái quát chung về đấu thầu và pháp luật về đấu thầu ở Việt nam 1.1. Khái niệm chung về đấu thầu 1.2. Khái quát chung về pháp luật đấu thầu 1.3. Nguồn pháp luật về đấu thầu ở nước ta hiện nay
  4. 1.1. Khái niệm chung về đấu thầu 1.1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của hoạt động đấu thầu 1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động đấu thầu trong đời sống kinh tế xã hội
  5. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 1.1.1 KHÁI NIỆM: * Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (do trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam biên soạn, xuất bản năm 1995): “Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình để người nhận thầu xây dựng công trình (người dự thầu) công bố giá mà mình muốn nhận. người gọi thầu sẽ lựa chọn người dự thầu nào phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp hơn. Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sắm tài sản và xây dựng công trình tư nhân và nhà nước”
  6. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 1.1.1 KHÁI NIỆM: * Theo Từ điển Tiếng Việt (do Viện Ngôn ngữ Khoa học biên soạn, xuất bản năm 1998): đấu thầu được giải thích là: “đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt thì được giao cho làm hoặc bán hàng” * Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì đấu thầu là : “Đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt trong mua sắm hàng hóa và công trình xây dựng, và người bán sẽ công bố giá để người mua lựa chọn”
  7. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 1.1.1 KHÁI NIỆM: * Theo UNCITRAL: đấu thầu được giải thích là: “đấu thầu là tiến hành mua sắm hàng hóa, xây dựng và dịch vụ theo một cách nào đó” (Luật mẫu của UNCITRAL, Điều 2) * Theo Luật Đấu thầu 2013 thì đấu thầu là: ”Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” (Khoản 12, Điều 4)
  8. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 1.1.1 KHÁI NIỆM: Tóm lại: Có nhiều cách định nghĩa về đấu thầu, song nhìn chung đều có những điểm chung như sau: - Là một phương thức giao dịch trong đời sống kinh tế nhằm thiết lập quan hệ trao đổi mua bán, cung ứng dịch vụ (nhu cầu mua sắm) - Được tiến hành theo các điều kiện của bên có nhu cầu mua sắm - Bên có nhu cầu trong giao dịch có quyền lựa chọn việc giao kết với bên có khả năng đáp ứng (thường được cho là phù hợp nhất với nhu cầu) Đấu thầu là một thuật ngữ để chỉ một quá trình mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ thông qua một quá trình mang tính chuẩn hóa do bên mời thầu áp dụng để lựa chọn nhà thầu phù hợp với các tiêu chí bên mời thầu đưa ra thực hiện việc cung ứng hàng hóa, xây dựng và dịch vụ.
  9. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 1.1.1 ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA ĐẤU THẦU -Là một phương thức mua sắm cung ứng hàng hóa dịch vụ đặc biệt + Chỉ diễn ra ở một địa điểm, trong một thời gian xác định trước + Đối tượng mua bán không nhất thiết là hàng hoá có sẵn mà mua bán dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật, có thể là hàng hoá hữu hình hay dịch vụ -Là một hoạt động có tính thương mại, có tính cạnh tranh công khai: + Chủ thể tham gia có tư cách thương nhân + Hàng hóa, dịch vụ được lưu thông trên thị trường + Quan hệ đấu thầu mua sắm hàng hóa luôn được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều nhà thầu. Đấu thầu giúp người mua lựa chọn người bán, do đó trong mỗi gói thầu thường tạo ra sự cạnh tranh.
  10. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 1.1.1 ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA ĐẤU THẦU - Hình thức pháp lý của hoạt động đấu thầu được thể hiện thông qua các hồ sơ đấu thầu (hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu…), quyết định lựa chọn nhà thầu, hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn (bên thắng thầu)… - Các bước tiến hành trong đấu thầu thực chất là một giai đoạn tiền hợp đồng, theo một trình tự thủ tục đặc biệt (do luật định và do bên mời thầu định ra) - Đấu thầu thường bị chi phối từ cơ quan quản lý nguồn vốn đầu tư về một số các điều kiện cũng như các thủ tục pháp lý (Các quy chế hướng dẫn sử dụng vốn vay trong mua sắm của WB, IMF, ADB… Các quy chế sử dụng vốn ODA đến từ nước cho vay…)
  11. 1.1.2 VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI Vai trò với chủ đầu tư: - Thực hiện có hiệu quả yêu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ (máy móc, thiết bị, công trình…), tiết kiệm được vốn đầu tư, bảo đảm tiến độ hợp đồng. - Thông qua hoạt động đấu thầu chủ đầu tư có thể tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh thất thoát lãng phí. - Bảo đảm quyền chủ động, tránh tình trạng phụ thuộc vào một nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, một nhà thiết kế xây dựng công trình… - Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp – các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. - Cho phép chủ đầu tư nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ kinh tế kỹ thuật của chính các chủ đầu tư.
  12. 1.1.2 VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI Vai trò đối với nhà thầu - Tham dự đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu, các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện. - Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đấu thầu: các nhà thầu cạnh tranh bình đẳng trên thương trường, các nhà thầu phải phát huy tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu và kí kết hợp đồng (khi trúng thầu) tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất. - Nhờ đấu thầu, các nhà thầu phải đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực công nghệ và kỹ thuật của mình. Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong tham gia đấu thầu.
  13. 1.1.2 VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI Vai trò đối với nhà thầu - Để đạt mục tiêu thắng thầu, các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham gia đấu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu. - Thông qua phương thức đấu thầu, các doanh nghiệp sẽ tự nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí kinh doanh, quản lý tài chính, thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
  14. 1.1.2 VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân - Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế và loại trừ được tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. - Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Đấu thầu tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ xây dựng, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
  15. 1.2. Khái quát chung về pháp luật đấu thầu 1.2.1. Khái niệm về pháp luật đấu thầu 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam
  16. Khái niệm pháp luật về đấu thầu PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU BAO GỒM MỘT HỆ THỐNG CÁC QPPL DO NHÀ NƯỚC BAN HÀNH HOẶC THỪA NHẬN NHẰM ĐiỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ ĐẤU THẦU PHÁT SINH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HOẶC ĐẦU TƯ CÔNG NHẰM ĐẢM BẢO TĂNG CƯỜNG TÍNH CẠNH TRANH, CÔNG BẰNG, MINH BẠCH VÀ HiỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CÁC HoẠT ĐỘNG MUA SẮM VÀ ĐẦU TƯ.
  17. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU • * Nhóm các quy định chung về đấu thầu mua sắm công: • * Nhóm các quy định về hình thức lựa chọn nhà thầu: • * Nhóm các quy định về quy trình thực hiện đấu thầu mua sắm công: • * Nhóm các quy định về Hợp đồng mua sắm công: • * Nhóm các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu mua sắm công:
  18. Sự hình thành và phát triển pháp luật về đấu thầu ở Việt nam •Trước khi có Luật Đấu thầu 2005 - Quyết định 91/TTg ngày 13/11/1992 - Thông tư số 04/TM-ĐT Ngày 3/7/1993 của Bộ Thương Mại - Quy chế Đấu thầu ban hành kèm Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ • Luật Đấu thầu 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành -Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 -Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính -Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 -Thông tư số 22/2008/TT-BTC -Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 • Sự ra đời của Luật Đấu thầu 2013
  19. 1.3. Nguồn pháp luật về đấu thầu ở nước ta hiện nay 1.3.1. Hệ thống văn bản trong nước về đấu thầu - Luật Đấu thầu 2013 - Luật Thương Mại 2005 -Luật Đầu tư Công 2014 - Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu; -Các Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và Nghị định 63 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.3.2. Hệ thống văn bản quốc tế về đấu thầu: Quy chế pháp lý về Mua sắm chính phủ (Government Procurement) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), HIệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và HIệp định Thương mại Tự do Việt nam – EU (EVFTA).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2