PHÙ PHỔI CẤP<br />
GS. TS. BS. Nguyễn Đức Công<br />
Giám Đốc Bệnh viện Thống Nhất<br />
Đại học Y Dược Tp. HCM<br />
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
<br />
Khoa Y, Đại học Quốc gia Tp. HCM<br />
<br />
1. ĐẠI CƯƠNG :<br />
1.1. Định nghĩa:<br />
<br />
<br />
Phù phổi cấp là tình trạng thanh dịch từ<br />
huyết tương của mao mạch phổi tràn ngập<br />
đột ngột, dữ dội vào các phế nang và phế<br />
quản gây nên tình trạng khó thở cấp tính.<br />
<br />
1.2. Cơ chế bệnh sinh:<br />
1.2.1. Sinh lý huyết động bình thường ở phổi:<br />
<br />
<br />
Bình thường ở phổi có sự lưu thông liên tục dịch<br />
từ mao mạch phổi sang tổ chức kẽ. Dịch này<br />
được hệ thống bạch mạch vận chuyển đi.<br />
<br />
<br />
<br />
Sự lưu thông dịch ở tổ chức kẽ của phổi đảm<br />
bảo sao cho phổi không bị khô nhưng không ứ<br />
dịch làm ảnh hưởng tới sự trao đổi khí ở vùng<br />
tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch. Có nhiều<br />
yếu tố tham gia vào cơ chế này:<br />
<br />
1.2.1. Sinh lý huyết động bình thường ở phổi:<br />
-<br />
<br />
Áp suất thủy tĩnh trong mao quản phổi: Có xu<br />
hướng đẩy dịch ra khỏi lòng mao quản. Áp<br />
suất này khoảng 5 – 10 mmHg.<br />
<br />
-<br />
<br />
Áp lực keo của máu trong lòng mao quản: Áp<br />
lực này đối lập với áp lực thủy tĩnh trong mao<br />
quản để giữ dịch lại trong mạch máu. Hàm<br />
lượng albumin trong máu quyết định áp lực<br />
này. Bình thường áp lực này 25 – 30 mmHg.<br />
<br />
1.2.1. Sinh lý huyết động bình thường ở phổi:<br />
Áp lực thủy tĩnh của tổ chức kẽ: Do tỉ lệ protein<br />
quyết định; khoảng 5 – 10 mmHg.<br />
- Tính thấm của thành mao quản: Đây là hệ số<br />
lọc của nền mao quản phổi.<br />
- Sức căng bề mặt phổi: Do chất surfartant<br />
quyết định, làm cho phổi không bị xẹp.<br />
Theo định luật Starling thì bình thường ở phổi<br />
không có sự lưu thông dịch từ tổ chức kẽ hoặc<br />
từ mạch máu vào phế nang.<br />
-<br />
<br />