intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 1

Chia sẻ: Nguyễn Bình Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

77
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 1 cung cấp các kiến thức giúp người học có thể mô tả được các đặc tính của một nghiên cứu khoa học, trình bày được các đặc tính của một nghiên cứu khoa học tốt. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 1

  1. Phương pháp nghiên cứu khoa học Mục tiêu: ­ Mô tả được các đặc tính của một nghiên cứu khoa học ­ Trình bày được các đặc tính của một nghiên cứu khoa học tốt Nghiên cứu khoa học là gì: Nghiên cứu là công việc tìm kiếm một cách có hệ  thống các kiến thức mới, dựa trên  sự tò mò và nhu cầu được cảm nhận.1[1] Như vậy đặc điểm của nghiên cứu là  tìm ra kiến thức mới. Có hai phương pháp chính   để  tìm kiếm kiến thức: hoặc là xem xét các tài liệu, kiến thức sẵn có để  tìm ra các   kiến thức mới (scholarship) hay dựa vào thực tế khách quan để phát hiện các kiến thức  và hiểu biết mới (scientific research). Phương pháp dựa vào thực tế khách quan để tìm   tòi các kiến thức mới được gọi là nghiên cứu khoa học.2[2] Nghiên cứu khoa học là việc thu thập, phân tích và lí giải số  liệu để  giải quyết một  vấn đề hay trả lời một câu hỏi (Theo Varkevisser và cộng sự, 1991). Nói cách khác, nghiên cứu khoa học phải bao gồm các bước thu thập số liệu trên thực   địa (hay từ các ca bệnh trong bệnh viện hay phòng thí nghiệm), phân tích số liệu   để có thông tin và và trình bày các thông tin này trong phần kết quả và trong phần   bàn luận và kiến nghị, lí giải các thông tin đó đề  trả  lời cho câu hỏi nghiên cứu  hay đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề. Số liệu: Kết quả của việc thu thập có hệ thống các đại lượng và đặc tính của các đối   tượng Thông tin: Số liệu đã được phân tích Kiến thức: thông tin được lí giải và được sử  dụng để  trả  lời câu hỏi hay giải quyết   một vấn đề nào đó Nhưng để quá trình thu thập, phân tích và lí giải số liệu diễn ra tốt đẹp và giải quyết  được vấn đề  nghiên cứu, trước đó nhà nghiên cứu phải phân tích từ  vấn đề, xem  những kiến thức gì đã biết và còn chưa biết về vấn đề  đó. Quá trình này được gọi là   đặt vấn đề, tổng quan y văn. Sau đó nhà nghiên cứu phải xác định hỏi để có được kiến  thức còn chưa biết đó, cần những thông tin gì và để  có những thông tin này cần thu   thập những đại lượng và tính chất nào của đối tượng. Đây là nội dung của phần   phương pháp nghiên cứu trong đề cương nghiên cứu hay báo cáo khoa học. Sau khi đã  thu thập được số  liệu (đại lượng hay tính chất của các đối tượng nghiên cứu), kết   quả của phân tích số liệu (thông tin) được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu. Ở  phần bàn luận, tác giả  sẽ  đánh giá xem các thông tin có trả  lời được câu hỏi nghiên  1[1] Last JM. A dictionary of Epidemiology. NewYork: International epidemiology association 1997; 146 2[2] Varkevisser C, Pathmanathan I, Brownlee A. Designing   and   conductiong   health   system   research projects. IDRC, Ottawa 1991
  2. cứu hay không và câu trả lời của câu hỏi nghiên cứu chính nhằm giúp giải quyết vấn  đề nghiên cứu là kiến thức mới được tạo ra. Như  vậy, một báo cáo khoa học sẽ  gồm các phần chính: 1) Đặt vấn đề  và mục tiêu   nghiên cứu 2) Tổng quan tài liệu 3) Phương pháp và đối tượng 4) Kết quả nghiên cứu   5) Bàn luận và 6) Kết luận. Các đặc điểm của một nghiên cứu khoa học tốt  Một nghiên cứu khoa học tốt có các đặc điếm sau: ­ Phải tập trung vào các vấn đề ưu tiên trong chăm sóc y tế ­ Phải có tính định hướng vào hành động và đề ra các giải pháp ­ Phải có tính thời sự: kết quả phải có kịp thời để  đưa ra các quyết định đúng  đắn. ­ Thiết kế nghiên cứu đơn giản và  thực hiện trong thời gian ngắn ­ Nên có tính chất chi phí ­ hiệu quả. Tốt nhất nếu nghiên cứu được tiến hành  với chi phí thấp và do các nhân viên, cán bộ y tế thực hiện cùng với công việc  hàng ngày. ­ Kết quả phải được trình bày theo hình thức hữu dụng cho các nhà quản lí, nhà  hoạch định chính sách  và cộng đồng: Cần có tóm tắt những kết quả  chủ yếu  của nghiên cứu và nêu bật những điểm lí thú cho đối tượng của bản báo cáo.   Dựa theo kết quả  có thể  trình bày giải pháp để  giải quyết một vấn đề  và so   sánh  ưu khuyết điểm của việc tiến hành giải pháp và không tiến hành giải  pháp. ­ Nghiên cứu cần phải được đánh giá không chỉ  dựa vào số  các bài báo được  xuất bản mà cần phải xem xét sự   ảnh hưởng của nó đến chính sách y tế  hay  thay đổi cung cách phục vụ và cuối cùng là tác động lên sức khoẻ người dân. Đối với nghiên cứu y tế công cộng cần phải đặt them hai đặc điểm sau: ­ Sẽ tốt hơn nếu có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khoa ­ Nghiên cứu cần có tính chất tham gia của mọi thành viên có liên quan trong  tất cả các bước của quá trình tiến hành nghiên cứu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2