intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương 8: Chính sách và tình hình thương mại quốc tế của Việt Nam

Chia sẻ: Nn Nn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

161
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 8 trình bày về chính sách và tình hình thương mại quốc tế của Việt Nam. Các nội dung chính trong chương này gồm: Chính sách thương mại quốc tế, chính sách và tình hình thương mại quốc tế của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương 8: Chính sách và tình hình thương mại quốc tế của Việt Nam

  1. CHƯƠNG 8: CHÍNH SÁCH VÀ TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm: là một hệ thống các nguyên tắc, mục tiêu, công cụ, biện pháp thích hợp mà chính phủ một quốc gia sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của nước mình trong một thời kỳ nhất định. Bao gồm Chính sách xuất khẩu và Chính sách nhập khẩu; Có liên quan chặt chẽ, tác động qua lại. Chính sách thương mại có liên quan chặt chẽ tới các chính sách kinh tế khác:
  2. Mục đích chính sách thương mại quốc tế: ●Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế đất nước: ●Bảo vệ thị trường nội địa: Ý nghĩa nghiên cứu chính sách thương mại: Với các cơ quan nhà nước, tổ chức: Với doanh nghiệp:
  3. 1.2 Phân loại chính sách thương mại quốc tế: a) Chính sách tự do thương mại và chính sách bảo hộ mậu dịch:  Chính sách tự do thương mại: ●Là chính sách mà trong đó nhà nước không can thiệp trực tiếp vào điều tiết thương mại quốc tế, mở cửa thị trường cho thương mại quốc tế phát triển. ● Ưu điểm: Hàng hóa được lưu thông tự do Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng, hạ giá thành hàng hóa Thị trường nội địa phong phú hàng hóa, đáp ứng tối ưu nhu cầu người tiêu dùng
  4. ●Nhược điểm: Thị trường dễ bị xáo trộn, lệ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị bên ngoài. Doanh nghiệp trong nước dễ bị phá sản nếu không cạnh tranh tốt Chính sách bảo hộ mậu dịch: Là chính sách mà nhà nước sử dụng các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa, nâng đỡ các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh nhập khẩu và mở rộng ra thị trường ngoài nước ●Ưu điểm: Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập; Bảo hộ nhà sản xuất trong nước, giúp họ nâng cao khả năng cạnh tranh;
  5. Giúp nhà xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường bên ngoài. ●Nhược điểm: Gây tổn thương cho thương mại quốc tế, Nền kinh tế có thể bị cô lập với bên ngòai; Làm gia tăng trì trệ của các nhà sản xuất trong nước khiến họ chậm cải tiến; Thiệt hại cho người tiêu dùng, Thực tế:
  6. b) Chính sách hướng nội và Chính sách hướng về xuất khẩu: Chính sách hướng nội – inward oriented trade policy (thay thế nhập khẩu) : ●Phát triển các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu với mức độ bảo hộ cao ●Bắt đầu với hàng tiêu dùng, sau đó sản phẩm trung gian, rồi tới phương tiện sản xuất ●Ưu điểm: Thị trường nội địa được bảo hộ chặt chẽ, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp: Huy động tối đa nguồn nội lực cho phát triển kinh tế (chủ yếu dựa vào nguồn nội lực) Ít chịu sự tác động của thị trường thế giới, Tăng trưởng kinh tế ổn định
  7. ●Nhược điểm: Sức cạnh tranh của hàng hóa thấp Nhiều ngành phát triển với hiệu quả thấp Thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai cao Vay nước ngoài cao và gánh nặng trả nợ nước ngoài Tăng trưởng kinh tế thấp Chính sách hướng về xuất khẩu (outward oriented trade policy): ●Lấy xuất khẩu làm động lực, phát triển các ngành có lợi thế hướng về xuất khẩu ●Mức độ bảo hộ mậu dịch không cao
  8. ●Ưu điểm: Hàng hóa có sức cạnh tranh cao Các ngành phát triển năng động, trình độ công nghệ, quản lý cao hơn Kết hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển Cán cân thương mại thâm hụt không lớn Nợ nước ngoài không cao và khả năng thanh toán nợ tốt Tăng trưởng kinh tế cao hơn ●Nhược điểm: Phụ thuộc mạnh vào kinh tế thế giới Khó khăn trong hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn
  9. c) Chính sách thương mại của các nước đang phát triển: Chính sách “đóng cửa” ●Vào những năm 1950 và 60, các nước đang phát triển thực hiện chính sách đóng cửa kinh tế do nguyên nhân: Sau khi giành độc lập, muốn phát triển kinh tế không phụ thuộc bên ngoài Vì lợi ích của tư bản dân tộc Hạn chế tác động từ khủng hoảng kinh tế ●Đặc điểm: Phát triển theo định hướng thay thế nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước về hàng hóa, kể cả các ngành không có lợi thế
  10. Mức độ bảo hộ mậu dịch cao Chỉ xuất khẩu sau khi đã thỏa mãn nhu cầu trong nước Không khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu hình thức vay vốn Vai trò kinh tế nhà nước lớn ●Ưu điểm: Tốc độ tăng trưởng ổn định, ít chịu ảnh hưởng từ bên ngoài Đảm bảo quyền tự quyết kinh tế và chính trị Nền kinh tế phát triển toàn diện hơn về cơ cấu (đặc biệt các nước lớn)
  11. ●Hạn chế: Không phát huy lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh thấp, giá thành cao Hạn chế tiếp nhận công nghệ nước ngoài Thiếu ngoại tệ tài trợ nhập khẩu và đầu tư Nợ nước ngoài cao Tăng trưởng không cao Chính sách mở cửa kinh tế: ●Được áp dụng sau khi chính sách đóng cửa không thành công (và điều kiện thuận lợi) ●Mở rộng quan hệ kinh tế, tự do hóa thương mại, phát triển định hướng xuất khẩu các ngành có lợi thế, ●Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài
  12. ●Ưu điểm: Năng lực cạnh tranh, trình độ công nghệ được nâng cao, giảm chi phí sản xuất, … Tham gia hiệu quả hội nhập quốc tế Phát triển xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ Cải thiện cán cân thanh toán Thu hút đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế ●Hạn chế: Gia tăng phụ thuộc vào bên ngoài: thương mại, đầu tư, vốn, chính sách kinh tế … Cơ cấu kinh tế mất cân đối do phát triển mạnh các ngành xuất khẩu Gia tăng bất bình đẳng về thu nhập
  13. 1.3 Công cụ chính sách thương mại: 1.3.1 Thuế quan (tariff) : Khái niệm thuế quan: là thuế đánh lên hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu khi đi qua biên giới thuế quan Phân biệt: ●Thuế quan xuất khẩu, Thuế quan nhập khẩu ●Thuế quan nhập khẩu sử dụng phổ biến. ●Thuế quan xuất khẩu ít sử dụng Chức năng của thuế quan: ●Bảo hộ sản xuất trong nước ●Chức năng thu thuế ●Điều tiết tiêu dùng:
  14. ●Điều tiết cán cân thanh toán: ●Là công cụ phân biệt đối xử trong chính sách thương mại Phân loại theo phương pháp tính thuế: ●Thuế quan tính theo giá trị (Ad valorem duty) Là thuế quan được tính bằng tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá. Ví dụ: Thuế nhập khẩu của xe hơi là 20%, Xe hơi giá $20.000 - chịu thuế 4.000$. Xe hơi giá $30.000 - chịu thuế 6.000$. Giá trị tính thuế (Customs value):  Giá hợp đồng (ưu tiên hàng đầu):
  15.  Giá FOB hoặc Giá CIF (Giá CFR) (FOB – Free on Boad); (CIF – Cost, Insurance, Freight); (CFR – Cost and Freight) Đặc điểm:  Tương đối đơn giản, công bằng, thuận lợi trong đàm phán cắt giảm thuế quan  Có thể gian lận thương mại ●Thuế quan tính theo số lượng (Specific duty) – Thuế tuyệt đối Là thuế tính bằng tiền đánh trên mỗi đơn vị vật chất của hàng hoá xuất nhập khẩu, không phụ thuộc vào giá trị hàng hoá
  16. Đặc điểm:  Không công bằng  Thường áp dụng với các sản phẩm đồng nhất: nông sản, khoáng sản, kim loại… ●Thuế quan hỗn hợp (Compound duty): Là hình thức tính thuế kết hợp cả hai cách tính thuế: theo giá trị và theo số lượng. Ví dụ: Thuế quan nhập khẩu xe hơi là thuế quan hỗn hợp, bao gồm:  Thuế theo giá trị 20%  Thuế theo số lượng $2.000 mỗi xe. Xe nhập khẩu có giá $20.000; Thuế nhập khẩu: $4.000 + $2.000 = $6.000 Thuế quan tính theo giá trị phổ biến nhất
  17. Tỷ lệ bảo hộ thực tế của thuế quan (Effective rate of protection): Xác định mức độ bảo hộ thực tế mà nhà sản xuất nhận được từ hệ thống thuế quan ●Chính sách Leo thang thuế quan (Tariff escalation): Gia tăng thuế quan theo mức độ gia công của sản phẩm → Sản phẩm cuối cùng có tỷ lệ bảo hộ thực tế cao (hơn thuế quan danh nghĩa) Rất phổ biến, đặc biệt tại các nước phát triển ERP = Te = V’ – V (1) V ERP = Te = t – a it i a i(t – ti) (2) = t + 1 – ai 1 – ai
  18. 1.3.2 Công cụ phi thuế quan: a) Các biện pháp hạn chế số lượng (quantitative restrictions) Hạn ngạch: là biện pháp hạn chế số lượng, ấn định số lượng tối đa của một sản phẩm được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép ●Hạn ngạch nhập khẩu có tác động tương tự thuế nhập khẩu. ●Hạn ngạch xuất khẩu có tác động tương tự thuế xuất khẩu
  19. ●Khác biệt giữa hạn ngạch và thuế quan (tương đương): Hạn ngạch cho biết số lượng nhập khẩu chắc chắn, còn thuế quan thì không Thuế mang lại nguồn thu; hạn ngạch thường không mang lại nguồn thu, phát sinh tiêu cực Hạn ngạch là công cụ không minh bạch: Bảo hộ chặt chẽ, dễ dẫn tới độc quyền ●WTO: hạn ngạch là biện pháp không được khuyến khích (cấm, sử dụng hạn chế……..) Hạn ngạch thuế quan: là dạng thuế quan có thuế suất thay đổi theo số lượng nhập khẩu:
  20. ●Khi nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan thì áp dụng thuế suất cơ sở (within-quota rate) – thuế suất trong hạn ngạch (thấp) ●Số lượng NK vượt quá hạn ngạch thuế quan thì chịu thuế suất cao hơn (over-quota rate) – thuế suất ngoài hạn ngạch ●Trong WTO hạn chế sử dụng Giấy phép (licence): Đối với các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch hay xuất nhập khẩu có điều kiện ●Yêu cầu: Quy định đối tượng, thủ tục cấp phép rõ ràng, minh bạch, công bằng,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2