Bài giảng Quy trình hoạt động giám sát của Quốc hội - GS.TS. Trần Ngọc Đường
lượt xem 17
download
Bài giảng Quy trình hoạt động giám sát của Quốc hội do GS.TS. Trần Ngọc Đường thực hiện gồm có hai nội dung chính trình bày về vai trò và nguồn của quy trình hoạt động giám sát; quy trình hoạt động giám sát của Quốc hội. Bài giảng phục vụ cho các bạn chuyên ngành Chính trị và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quy trình hoạt động giám sát của Quốc hội - GS.TS. Trần Ngọc Đường
- Quy trình hoạt động giám sát của Quốc hội GS. TS Trần Ngọc Đường
- NỘI DUNG CHÍNH 1. Vai trò và nguồn của quy trình hoạt động GS 2. Quy trình hoạt động GS của QH
- 1. Vai trò và nguồn của quy trình hoạt động giám sát Quy trình hoạt động giám sát là gì? Quy trình: Nghĩa Hán Việt: “quy” là trù tính, dự liệu; “trình” là đường đi, cách thức. Từ điển Tiếng Việt: quy trình là các bước, trình tự phải tuân theo khi tiến hành một công việc nào đó. Quy trình hoạt động giám sát: Toàn bộ các khâu, các bước, các giai đoạn tiến hành hoạt động GS; Theo một trật tự hợp lý; Do pháp luật quy định; Nhằm làm cho hoạt động giám sát có hiệu lực và hiệu quả.
- Vai trò của quy trình hoạt động giám sát Cũng như mọi hoạt động sử dụng quyền lực khác, hoạt động giám sát của QH phải tuân theo quy trình do Luật định, giới hạn thẩm quyền, ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, hạn chế chủ quan tùy tiện; Hoạt động giám sát là hoạt động phức tạp, gồm nhiều hoạt động cụ thể với các bước theo các thứ tự nhất định. Tuân theo một quy trình do Luật định để đảm bảo cho hoạt động giám sát khoa học, có hiệu quả và hiệu lực; Tạo điều kiện thuận lợi, cụ thể, rõ ràng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giám sát.
- Nguồn của qui trình giám sát Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội qui định thẩm quyền giám sát tối cao của QH và giám sát của các cơ quan của QH và Đại biểu QH; Luật hoạt động giám sát của QH: nguồn quy trình giám sát quan trọng nhất; Nghị quyết số 07/2002/QH Ban hành nội quy kỳ họp QH (điều 34, 42, 43); Nghị quyết số 26/2004/QH Ban hành quy chế hoạt động của UBTV Quốc hội (điều 25, 26, 27, 28, 51, 52); Nghị quyết số 27/2004/QH Ban hành quy chế hoạt động của HĐDT và các UB của QH (điều 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36); Nghị quyết số 08/2002/QH ban hành qui chế hoạt động của Đại biểu QH và Đoàn Đại biểu QH (điều 10, 24).
- Yêu cầu của nguồn quy trình giám sát Quy trình giám sát phải khoa học, chặt chẽ, cụ thể; Quy trình giám sát phải ổn định, minh bạch; Quy trình giám sát cần được pháp điển hóa để thuận lợi trong sử dụng.
- 2. Quy trình hoạt động giám sát của Quốc hội Nội dung của quy trình hoạt động giám sát của Quốc hội gồm: Quy trình hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội tại kỳ họp; Quy trình hoạt động giám sát của UBTVQH; Quy trình hoạt động giám sát của HĐDT, các UB của QH; Quy trình hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu QH và Đại biểu QH.
- Quy trình hoạt động giám sát tối cao của QH tại Kỳ họp Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao tại kỳ họp QH; QH quyết định chương trình giám sát hàng năm theo đề nghị của UBTVQH, các cơ quan của QH, Đoàn đại biểu QH, UBTW MTTQ Việt Nam và ý kiến kiến nghị của cử tri; QH giám sát thông qua các hoạt động (Đ7, Luật giám sát): Xem xét báo cáo của các cơ quan ở tầng cao nhất trong BMNN (Báo cáo của UBTVQH, Chính phủ, Chủ tịch nước, TANDTC, VKSNDTC); Xem xét văn bản qui phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ở tầng cao nhất trong bộ máy nhà nước có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH; Xem xét việc trả lời chất vấn của cá nhân do QH bầu hoặc phê chuẩn; Thành lập UB lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét báo cáo kết quả điều tra của UB; QH bỏ phiếu tín nhiệm.
- Quy trình xem xét báo cáo công tác (điều 9 Luật HĐGS) Tại kỳ họp cuối năm, QH xem xét, thảo luận báo cáo công tác hàng năm của các cơ quan ở tầng cao nhất trong bộ máy nhà nước; Tại kỳ họp giữa năm các cơ quan ở tầng cao nhất gửi báo cáo công tác đến đại biểu QH; Khi cần nhất QH có thể xem xét, thảo luận; Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, QH xem xét, thảo luận báo cáo cả nhiệm k ỳ; Trừ báo cáo của QH, UBTVQH và Chủ tịch nước, các báo cáo phải được HĐDT và các UB của QH thẩm tra theo sự phân công của UBTVQH; Việc xem xét, thảo luận các báo cáo theo trình tự: Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo; Chủ tịch HĐDT hoặc Chủ nhiệm UB của QH trình bày báo cáo thẩm tra; QH thảo luận; Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo có thể trình bày những vấn đề có liên quan mà đại biểu quan tâm; QH ra Nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết.
- Quy trình xem xét VBQPPL có dấu hiệu trái với HP,Luật,NQ của QH Khi phát hiện có dấu hiệu trái, UBTVQH xem xét đình chỉ thi hành và trình QH xem xét bải bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại Kỳ họp gần nhất; Khi phát hiện có dấu hiệu trái, Đại biểu QH đề nghị UBTVQH, Chủ tịch nước sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. UBTVQH và Chủ tịch nước có trách nhiệm trả lời đại biểu QH. Trong trường hợp đại biểu QH không đồng ý với trả lời thì yêu cầu UBTVQH Trình QH xem xét quyết định tại kỳ họp gần nhất. Trình tự xem xét văn bản QPPL có dấu hiệu trái HP, Luật, NQ của QH: UBTVQH trình QH xem xét văn bản có dấu hiệu trái; QH thảo luận: Trong quá trình thảo luận người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản QPPL có thể trình bày, bổ sung. QH ra nghị quyết về văn bản QPPL đó có trái HP, Luật, NQ của QH hay không; quyết định bải bỏ một phần hay toàn bộ văn bản đó
- Qui trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Trong thời gian QH họp, ĐBQH gửi phiếu chất vấn đến Chủ tịch QH để chuyển đến người bị chất vấn; Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trước QH tại kỳ họp đó; UBTVQH dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo QH quyết định.
- Qui trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp (tiếp) Chủ tọa phiên họp nêu những vấn đề chất vấn và thứ tự trả lời chất vấn; Người bị chất vấn trả lời trực tiếp từng vấn đề, nêu câu hỏi không quá 3p; Trong trường hợp vấn đề chất vấn cần được điều tra thì QH có thể quyết định cho trả lời trước UBTVQH hoặc tại kỳ họp sau của QH hoặc cho trả lời bằng văn bản; Khi cần thiết, QH ra Nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn. Các phiên họp chất vấn được phát thanh truyền hình trực tiếp. Trong thời gian giữa 2 kỳ họp, ĐBQH gửi nội dung chất vấn đến UBTVQH; Ban công tác đại biểu giúp UBTVQH tiếp nhận và chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn. UBTVQH quyết định thời gian, hình thức trả lời chất vấn. Người trả lời chất vấn có trách nhiệm báo cáo với ĐB bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo.
- Thành lập UB lâm thời của QH Khi thấy cần thiết, UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, thủ tướng CP, HĐDT, các UB của QH hoặc Đại biểu QH trình QH quyết định thành lập UB lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định; QH xem xét báo cáo kế quả điều tra theo trình tự: Chủ nhiệm UB lâm thời trình bày báo cáo kết quả điều tra; QH thảo luận; QH ra Nghị quyết về vấn đề điều tra.
- Trình tự QH bỏ phiếu tín nhiệm UBTVQH tự mình hoặc khi có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số Đại biểu hoặc Kiến nghị của HĐDT, UB của QH bỏ phiếu tín nhiệm. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước QH. QH thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm. Trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tìn nhiệm không được quá nửa tổng số đại biểu QH tín nhiệm thì người hoặc cơ quan giới thiệu để bầu hay phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình QH xem xét quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người đó.
- 2.2 Quy trình hoạt động giám sát của UBTVQH Nội dung của quy trình hoạt động giám sát của UBTVQH gồm: Xem xét báo cáo công tác của CP, TANDTC, VKSNDTC trong thời gian giửa 2 kỳ họp. Xem xét văn bản qui phạm PL của CP, Thủ tướng CP, TANDTC, VKSNDTC khi có dấu hiệu trái với HP, Luật, NQ của QH, pháp lệnh, NQ của UBTVQH. Xem xét việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn trong thời gian giửa 2 kỳ họp QH (tại phiên họp UBTVQH). Xem xét báo cáo của HĐND cấp tỉnh, xem xét Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh có dấu hiệu trái HP, PL. Xem xét việc khiếu nại tố cáo của công dân. Tổ chức đoàn giám sát.
- Xem xét báo cáo công tác Trong thời gian giữa 2 kỳ họp QH, UBTVQH xem xét báo cáo công tác của CP, TANDTC, VKSNDTC; Các báo cáo này phải được HĐDT, hoặc UB của QH thẩm tra trước khi trình UBTVQH. UBTVQH xem xét các báo cáo này theo trình tự: Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo. Người đứng đầu HĐDT hoặc UB của QH trình bày báo cáo thẩm tra. Đại diện các cơ quan hữu quan mời họp phát biểu ý kiến. UBTVQH thảo luận. Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo có thể trình bày thêm vấn đề liên quan. UBTVQH ra Nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo
- Xem xét VBQPPL có dấu hiệu trái với HP, Luật, NQ của QH, PL, NQ của UBTVQH UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của HĐDT, UB của QH, Đoàn đại biểu QH hoặc Đại biểu QH quyết định xem xét VBQPPL có dâu hiệu trái với HP, Luật, NQ của QH, PL, NQ của UBTVQH. UBTVQH giao cho HĐDT hoặc UB của QH chuẩn bị ý kiến về VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật; UBTVQH xem xét văn bản QPPL theo trình tự: Chủ tịch HĐDT hoặc Chủ nhiệm UB của QH trình bày ý kiến; UBTVQH thảo luận; Người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản trình bày ý kiến; UBTVQH ra Nghị quyết: Không trái; quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái với Pháp lệnh, NQ của UBTVQH; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL trái HP, Luật, NQ của QH và trình QH quyết định tại phiên họp gần nhất.
- Trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH UBTVQH xem xét việc trả lời chất vấn của Đại biểu QH được QH quyết định cho trả lời tại phiên họp UBTVQH và chất vấn khác được gửi đến UBTVQH trong thời gian giữa 2 kỳ họp QH; Được thực hiện như sau: Chủ tịch QH nêu vấn đề chất vấn; Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, xác định rõ trách nhiệm biện pháp khắc phục; ĐBQH đã chất vấn có thể được mời tham dự phiên họp UBTVQH và phát biểu ý kiến; Nếu ĐBQH đó không tham gia phiên họp thì nội dung trả lời chất vấn, kết quả phiên họp trả lời chất vấn phải được gửi tới ĐBQH đó chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp UBTVQH; Nếu đại biểu có chất vấn không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền yêu cầu UBTVQH đưa ra thảo luận tại kỳ họp; UBTVQH ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết.
- Xem xét báo cáo của HĐND cấp tỉnh, xem xét NQ của HĐND cấp tỉnh có dấu hiệu trái HP, PL UBTVQH tự mình hoặc đề nghị của Thủ tướng, HĐĐT, UB của QH, Đoàn ĐBQH hoặc ĐBQH xem xét NQ của HĐND cấp tỉnh có dấu hiệu trái HP, luật, NQ của QH; pháp lệnh, NQ của UBTVQH; UBTVQH giao cho HĐDT hoặc UB của QH chuẩn bị ý kiến để báo cáo UBTVQH; Trình tự xem xét của UBTVQH: Chủ tịch HĐĐT hoặc chủ nhiệm UB của QH trình bày ý kiến; UBTVQH thảo luận; Chủ tịch HĐNĐ nơi ra NQ được mời tham dự phiên họp và trình bày ý kiến; UBTVQH ra nghị quyết với nội dung: Nghị quyết của HĐNĐ cấp tỉnh không trái HP, PL. Hoặc: Quyết định bãi bỏ một phần hay toàn bộ NQ.
- Xem xét việc khiếu nại tố cáo của công dân UBTVQH giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại tố cáo, xem xét báo cáo của CP, TANDTC, VKSNDTC về việc giải quyết khiếu nại tố cáo, tổ chức đoàn giám sát hoặc giao HĐDT, ủy ban của QH giám sát việc khiếu nại. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì UBTVQH yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm pháp lý và xử lý.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chuyên đề: Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
66 p | 237 | 41
-
Bài giảng Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng
38 p | 274 | 35
-
Bài giảng Quy hoạch môi trường: Bài 3. Cơ sở pháp lý phục vụ quy hoạch môi trường- PGS.TS. Phùng Chí Sỹ
49 p | 163 | 34
-
Bài giảng Thẩm quyền của hội đồng nhân dân trong quy trình ngân sách - PGS.TS. Đặng Văn Thanh
38 p | 153 | 26
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương - Chương 5: Luật hành chính Việt Nam (Lương Thanh Bình)
36 p | 173 | 25
-
Bài giảng Quy hoạch và quản lý đô thị - Quản lý đô thị
8 p | 270 | 25
-
Bài giảng Quy định pháp luật về đăng ký - lưu ký - thanh toán bù trừ chứng khoán
44 p | 155 | 18
-
Bài giảng Một số quy chế phối hợp liên ngành
44 p | 86 | 15
-
Bài giảng Luật chứng khoán – Chương 2: Quy định pháp luật về công bố thông tin trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán
29 p | 137 | 15
-
Bài giảng Tổng quan về hoạt động lập pháp - TS. Nguyễn Sĩ Dũng
32 p | 112 | 15
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 8 - Quản lý chất lượng dự án
36 p | 51 | 11
-
Bài giảng Luật Chứng khoán: Chương 4
51 p | 111 | 11
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 6 - Quản lý thời gian dự án
59 p | 56 | 9
-
Bài giảng Chuyên đề: Hoạch định nguồn nhân lực - Lê Thị Hạnh
19 p | 130 | 8
-
Bài giảng Những vấn đề của chứng nhận giấy phép hoạt động
12 p | 112 | 8
-
Bài giảng Luật ngân hàng: Bài 5 - ThS. Hoàng Văn Thành
29 p | 38 | 6
-
Bài giảng Thực trạng xây dựng Báo cáo thẩm tra trước khi có quy định về báo cáo đánh giá tác động của dự án luật - Nguyễn Mạnh Cường
19 p | 105 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn