intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học 12 bài 23: Ôn tập phần di truyền học

Chia sẻ: NGUYEN KIM NGAN | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:37

260
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống các bài giảng điện tử trình bày tóm tắt nội dung chương di truyền học môn sinh học 12 . Nêu nội dung cơ bản cần nắm của từng bài học trước. Thực hành các câu hỏi trắc nghiệm, các bài tập trong trong toàn bộ phần di truyền học nhằm củng cố lại công thức cơ bản đã học và khả năng suy luận của học sinh. Hy vọng đây là tài liệu tốt nhất giúp các học sinh nắm vững kiến thức phần di truyền học sinh học 12

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học 12 bài 23: Ôn tập phần di truyền học

  1. SINH LỚP 12 ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN HỌC
  2. Câu 1: Mã di truyền là gì? Những đặc điểm của mã di truyền? Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các axit amin của chuỗi polipeptit trong phân tử protein. Mã di truyền có thể đọc được trên gen hoặc trên phân tử ARNm.
  3. Câu 1: Mã di truyền là gì? Những đặc điểm của mã di truyền? Mã di truyền có các đặc điểm: • Đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau • Có tính phổ biến (các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền), trừ 1 vài ngoại lệ • Có tính đặc hiệu (mỗi bộ mã 1 axit amin) • Có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau1 axit amin), trừ AUG, UGG.
  4. Câu 2: Vì sao gen chỉ được cấu tạo từ 4 loại nucleotit nhưng lại hình thành rất nhiều loại bộ ba khác nhau? Nguyên tắc mã hóa axit amin của các bộ ba như thế nào? Gen được cấu tạo bởi 4 loại nuclêôtit: A, G, T, X Mã di truyền mã hóa axit amin của phân tử protein do gen điều khiển tổng hợp theo nguyên tắc bộ ba, với 4 loại nuclêôtit sắp xếp với thành phần, số lượng và trình tự khác nhau hình thành: 43 = 64 loại bộ ba.
  5. Câu 2: Vì sao gen chỉ được cấu tạo từ 4 loại nucleotit nhưng lại hình thành rất nhiều loại bộ ba khác nhau? Nguyên tắc mã hóa axit amin của các bộ ba như thế nào? Với 64 loại bộ ba, chỉ có 20 loại axit amincó loại axit amin cùng được mã hóa bởi nhiều bộ ba. Trong 64 bộ ba chỉ có 61 bộ ba các axit amin và 3 bộ ba là các mã kết thúc (UAA, UAG, UGA). Với 64 loại bộ ba, chỉ có 20 loại axit amincó loại axit amin cùng được mã hóa bởi nhiều bộ ba. Trong 64 bộ ba chỉ có 61 bộ ba các axit amin và 3 bộ ba là các mã kết thúc (UAA, UAG, UGA).
  6. Câu 3:Quá trình nhân đôi AND ở sinh vật nhân sơ và ở sinh vật nhân thực? 1.Ở sinh vật nhân sơ: Giai đoạn khởi đầu: AND tháo xoắntách 2 mạch đơn (nhờ các enzim tháo xoắn)tách mạch Giai đoạn kéo dài (tổng hợp mạch mới): •Các mạch mới luôn tổng hợp 3’5’ nhờ enzim ARN- polimeraza và AND- polimeraza. •Một mạch được tổng hợp liên tục theo chiều xoắn của AND, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn, ngược chiều xoắn của AND •Các nucl tự do trong môi trường nội bào kết hợp với các nucl trên mạch khuôn theo NTBS: A = T, G = X. Giai đoạn kết thúc: hoàn chỉnh mạch mới nhờ enzim AND polimeraza và ligaza. Tạo 2 AND con giống nhau và giống mẹ (nhân đôi theo nguyên tác bán bảo tồn)
  7. Câu 3:Quá trình nhân đôi AND ở sinh vật nhân sơ và ở sinh vật nhân thực? 2.Ở sinh vật nhân thực: Về cơ bản, diễn biến cơ chế nhân đôi AND giống với SV nhân sơ nhưng do AND trong NST của SV nhân thực có dạng chuỗi (mạch) xoắn kép khá dàinhiều điểm sao chép và kéo dài hơn.
  8. Câu 4:Trong tế bào hoạt động nhân đôi ADN xảy ra vào lúc nào và nhằm mục đích gì? Những điểm giống nhau và khác nhau trong tự nhân đôi ở hai mạch của phân tử ADN? Thời điểm xảy ra: kì trung gian của chu kì tế bào trước khi tế bào giai đọan phân chia, lúc NST và ADN ở giai đọan tháo xoắn Mục đích: chuẩn bị cho sự phân chia tế bào Những điểm giống và khác nhau: -Giống nhau: Đều có sự liên kết giữa các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mạch theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G - X). Sau nhân đôi, mỗi mạch đều liên kết và xoắn với mạch mới ADN con
  9. Câu 4:Trong tế bào hoạt động nhân đôi ADN xảy ra vào lúc nào và nhằm mục đích gì? Những điểm giống nhau và khác nhau trong tự nhân đôi ở hai mạch của phân tử ADN? -Khác nhau: Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường với các nuclêôtit trên 2 mạch của ADN theo chiều ngược nhau Trên mạch 3’5’ các nuclêôtit của mạch mới được nối liên tục, còn mạch 5’3’ các nuclêôtit của mạch mới được tổng hợp từng đọan, sau đó mới nối lại nhờ enzim nối.
  10. Câu 5: Quá trình phiên mã (sao mã) ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực? 1.Ở sinh vật nhân sơ: Giai đoạn mở đầu: dưới tác dụng của enzim ARN - polimeraza một phân tử AND tháo xoắntách 2 mạch AND, sợi đơn dùng làm khuôn để tổng hợp ARN Giai đoạn kéo dài: enzim di chuyển trên mạch khuôn, mỗi nucl trên mạch khuôn kết hợp với 1 nucl trong môi trường nội bào theo NTBS (A – U, G - X). Enzim di chuyển trên mạch khuôn theo 3’5’ và phân tử ARN kéo dài 5’3’.
  11. Giai đoạn kết thúc: ARN – polimeraza gặp tín hiệu kết thúc thì dừng lạinhả mạch khuôn ratổng hợp ARN (trình tự các nucl trên AND quy định trình tự các nucl trên ARNm)2 mạch AND đóng xoắn. Cơ chế tổng hợp ARNt và ARNr tương tự như ARNm nhưng sau khi tổng hợp xongbiến đổi thành cấu trúc đặc trưng của chúng. 2.Ở sinh vật nhân thực: Về cơ bản giống như ở SV nhân sơ nhưng: Mỗi quá trình tổng hợp tạo ra ARNm, ARNt, ARNr đều có ARN polimeraza riêng xúc tác Trải qua 2 giai đoạn là tổng hợp tiền ARN (ARN sơ khai) gồm các exon và introncác intron loại bỏARN trưởng thành.
  12. Câu 6: Quá trình dịch mã (giải mã) ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực? Giai đoạn mở đầu: Hình thành phức hợp metionin – ARN (ở sinh vật nhân sơ: foocmin metionin - ARN). Một nhân tố khởi động sẽ phát hiện bộ ba mở đầu AUGriboxom gắn vàobắt đầu dịch mã. Giai đoạn kéo dài: Met – ARNt gắn vào vị trí mở đầu, aa – ARNt kế tiếp sẽ xếp đúng vào vị trí cạnh riboxom khớp bổ sung trên ARNm (A – U, G - X)hình thành liên kết peptit giữa 2 aa. Riboxom dịch sang bộ ba kế tiếp theo chiều 5’3’ trên ARNmgiải phóng met – ARNt đầu tiên. Cứ tiếp tục cho đến khi nhận tín hiệu kết thúc dịch mã.
  13. Câu 6: Quá trình dịch mã (giải mã) ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực? Giai đoạn kết thúc: Khi nhận tín hiệu kết thúc (UAG, UAA, UGA)tách ARNt tự do và chuỗi polipeptit, đồng thời aa mở đầu tách khỏi chuỗi polipeptit. Sau đó hình thành protein hoàn chỉnh ARNm thường có một số riboxom cùng hoạt động gọi là polixom  tổng hợp chuỗi polipeptit cùng loại
  14. Câu 7:Những điểm giống nhau và khác nhau giữa ARNm với ARNt về cấu trúc và chức năng? Mối liên quan giữa ARNm và ARNt ? Những điểm giống nhau và khác nhau: Giống nhau: Về cấu tạo: Đều có 1 mạch poliribonuclêôtit do các đơn phân ribonuclêôtit liên kết với nhau Được tổng hợp từ mạch khuôn của ADN Về chức năng: đều tham gia vào dịch mãprotein
  15. Câu 7:Những điểm giống nhau và khác nhau giữa ARNm với ARNt về cấu trúc và chức năng? Mối liên quan giữa ARNm và ARNt ? Khác nhau: ARNm ARNt Cấu Có cấu trúc mạch thẳng Có cấu trúc cuộn một đầu, tạo không xoắn cuộn đầu còn lại tự do Chứa các bộ ba được Mỗi phân tử ARNt mang 1 bộ sao chép từ mạch khuôn ba đối mã (anticođon) nằm trên gen cấu trúc trên của 1 thùy tròn phía đầu cuộn của phân tử Chức Đóng vai trò làm khuôn Mang axit amin đến riboxom năng mẫu cho quá trình dịch để các axit amin liên kết hình mã ở riboxom thành chuỗi polipeptit
  16. Câu 7:Những điểm giống nhau và khác nhau giữa ARNm với ARNt về cấu trúc và chức năng? Mối liên quan giữa ARNm và ARNt ? Mối liên quan: ARNm truyền thông tin về cấu trúc của chuỗi polipeptit quy định từ gen đến riboxom là nơi tổng hợp protein ARNt mang axit amin đến riboxom để lắp đặt đúng trình tự các axit amin quy định chuỗi polipeptit được tổng hợp Xảy ra hoạt động khớp mã giữa bô ba đối mã (anticôđôn) trên ARNt với bộ ba trên ARNm (côđon).
  17. Câu 8:Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa 3 quá trình tự nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã ? Giống nhau: Đều xảy ra theo sự quy định của thông tin nằm trên khuôn mẫu của ADN Đều có sự thể hiện nguyên tắc bổ sung theo cặp nuclêôtit Đều có sự tham gia xúc tác của enzim và cung cấp năng lượng
  18. Khác nhau:: Nhân đôi AND Phiên mã (sao mã) Dịch mã (giải mã) Xảy ra chủ yếu trong Xảy ra chủ yếu trong nhân Chỉ xảy ra trong tế bào nhân tế bào tế bào chất Cả 2 mạch ADN đều Chỉ có 1 mạch ADN làm Khuôn mẫu để tổng hợp làm khuôn để thực khuôn (3’5’) là phân tử ARNm được hiện quá trình tạo từ mạch khuôn ADN NTBS được thể hiện NTBS được thể hiện giữa NTBS thể hiện giữa các giữa các nuclêôtit tự các ribonuclêôtit của môi ribonuclêôtit của bộ ba do của môi trường trường với các nuclêôtit đối mã trên ARNt với với các nuclêôtit trên trên 1 mạch khuôn của các ribonuclêôtit của mạch khuôn của ADN ADN các bộ ba trên ARNm Sản phẩm tạo thành Sản phẩm tạo thành là Sản phẩm tạo thành là là các ADN con có ARNm mang thông tin về các protein có cấu trúc cấu tạo giống phân cấu trúc của chuỗi đúng với quy định của nữa ADN mẹ polipeptit Sản phẩm tạo thông tin từ mạch khuôn thành là ARNm mang của gen. thông tin về cấu trúc của chuỗi polipeptit
  19. Câu 9: Cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực? 1.Ở sinh vật nhân sơ: cơ chế hoạt động của operon lac ở E.coli -Khi không có lactozo, operon lac ở trạng thái ức chế vì chất ức chế do gen R tổng hợp bám vào vị trí O ARN polimeraza không xúc tác tiến hành phiên mã ở nhóm gen cấu trúc -Khi có mặt lactozo (chất cảm ứng)bám vào chất ức chếlàm cho nó không bám vào OARN polimeraza xúc tác tiến hành phiên mã ở nhóm gen cấu trúc và ARNm được dịch mãprotein hoàn chỉnh
  20. Câu 9: Cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực? 2.Ở sinh vật nhân thực: Giống như ở SV nhân sơ nhưng qua nhiều giai đoạn: NST tháo xoắn, phiên mã, biến đổi sau phiên mã, dịch mã.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0