Bài giảng Sinh học 12 bài 32: Nguồn gốc sự sống
lượt xem 45
download
Một số trong những bài giảng được chọn lọc trình bày về nguồn gốc phát sinh sự sống có nội dung thu hút nhiều sự quan tâm nhất. Các bài giảng hệ thống kiến thức về nguồn gốc hình thành sự sống qua nhiều giai đoạn tiến hóa: giai đoạn tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học. Đề tài các bài giảng sẽ là một sự thú vị cho các bạn học sinh lớp 12 tìm hiểu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sinh học 12 bài 32: Nguồn gốc sự sống
- Bài giảng … sinh lớp 12….
- Sự sống… … trên trái đất…. …muôn màu muôn vẻ!
- Sự sống là gì????? Cơ sở vật chất của sự sống là gì ? Sự sống có những dấu hiệu gì đặc trưng ? Sự sống được phát sinh và phát triển ra sao ?
- I. BẢN CHẤT SỰ SỐNG.
- I.1. Quan niệm về bản chất sự sống. - Quan niệm duy tâm: Theo những nhà duy tâm thì học đã và vẫn coi sự sống là biểu hiện của nguyên lý tinh thần cao siêu và phi vật chất, là “ linh hồn”, là “ lực sống”,… -> Đây là cơ sở của các tôn giáo khác nhau -> Các quan niệm này phản ánh sự bất lực trong việc nhận thức về nguồn gốc của các năng lượng trong các hoạt động sống.
- - Quan niệm duy vật máy móc cho rằng việc nhận thức sự sống chỉ là giải thích sự sống bằng các quy luật cơ, lý, hóa học,… chung cho cả giới vô cơ và hữu cơ. -> Quan niệm duy vật máy móc về sự sống đã từng thống trị trong suốt thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII. -> Quan điểm này chỉ quan tâm đến sự tương tự về chức năng của hệ sống với hoạt động của máy móc mà chưa phân biệt được sự giống và khác nhau giữa sống và không sống. CO2 O2 Sự đốt cháy Sự hô hấp
- - Quan điểm duy vật biện chứng : xem sự sống là một hình thức vận động cao của các vật chất phức tạp. Sự sống vận đông theo những quy luật sinh học. + Theo F.Angghen: “sự sống là một hình thức vận động của vật chất, nhưng là một hình thức vận động cao của một dạng vật chất phức tạp” . + Trong “phép biện chứng của tự nhiên” F.Angghen đã định nghĩa : “ sự sống là phương thức tồn tại của các chất anbumin bắt đầu mà yếu tố quan trọng là sự trao đổi thường xuyên xảy ra với thế giới bên ngoài chung quanh nó; khi trao đổi chấm dứt thì sự sống cũng chấm dứt và chất anbumin bắt đầu bị phân hóa”. F.Angghen
- + Ở trên, ta thấy có 2 điều quan trọng đó là: - Một là sự sống là những thể anbumin (protein), các protein này đứng riêng rẽ thì không có sự sống. Nó phải nằm trong sự tương tác với các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác. - Hai là thực chất của sự vận động của vật chất sống là sự thường xuyên tự đổi mới thành phần hóa học cơ của protein - > sự đổi mới tế bào thông qua quá trình trao đổi chất. Đây là một điều đúng đắn bởi vì vận động gắn liền với vật chất nên chức năng và cấu trúc là thống nhất.
- I.2. Cơ sở vật chất của sự sống là gì ? C O H N • Ở mức độ nguyên tử thì có sự thống nhất giữa giới vô cơ và giới hữu cơ. Trong cơ thể có đến 60 nguyên tố và không một nguyên tố nào có trong cơ thể mà không có trong giới vô cơ. - Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể là C; H; O và N, ngoài ra còn có K; S;Na; P;… chiếm 5% còn lại là Ca, Mg, Co, Fe, Cu,… - Nguyên tử cacborn có thể liên kết với các nguyên tố khác hoặc với chính nó tạo ra vô số các chất hữu cơ và không có chất hữu cơ nào mà không có chứa C -> cacborn là nguyên tố cơ bản của sự sống.
- • Ở mức độ phân tử thì có sự khác biệt lớn giữa sự sống và không sống. Cơ sở vật chất của sự sống không chỉ là protein mà còn là acid nucleic và các chất photphat giàu năng lượng ( ATP, ADP, CTP, UTP,…) - Protein có cấu trúc đa phân mà đơn phân của nó là các acid amin.Cấu trúc đa phân không chỉ tạo cho protein có sự đa dạng mà còn đặc thù cho từng loài. Vd như phân tử hemoglobin, chỉ có ở động vật bậc cao mà ở thực vật thì không có.
- - Acid nucleic cũng là một đa phân mà đơn phân của nó là các nucleotid khác nhau ở các cặp bazo nitơ. Với bốn loại bazo nit A,T,G,C (đối với ADN ) hoặc A,U,G,C (đối với ARN) có thể tạo ra vô số acid nucleic với thành phần, số lượng, và trật tự sắp xếp khác nhau của các nucleotid.
- - Các photphas như ADP,ATP,…có vai trò quan trọng trong sự trao đổi năng lượng cấu trúc đa phân làm cho các phân tử vừa đa dạng vừa rất phong phú. Phân tử ATP Sự trao đổi năng lượng Tóm lại, ta thấy sự khác nhau giữa cấu tạo chất vô cơ và chất hữu cơ bắt đầu tự mức phân tử và đặc biệt là mức đại phân tử. Tuy nhiên, sự sống không tồn tại ở những phân tử riêng rẽ mà ở sự tương tác giữa các đại phân tử nằm bên trong hệ thống chất nguyên sinh của tế bào.
- I.3. Sự sống có những dấu hiệu gì đặc trưng? ATP Trao đổi chất và năng lượng là dấu hiệu nổi bật của sự sống, không có sự trao đổi chất và năng lượng thì sự sống không thể tồn tại. • Bằng phương pháp nguyên tử đánh dấu người ta đã theo dõi được 50% số phân tử protein trong tế bào của người được đổi mới trong vòng 180 ngày. Sự đổi mới của các phân tử là cơ sở của sự đổi mới tế bào. Vd: như cứ 2 tháng thì 23000 tỉ tế bào hồng cầu trong máu được đổi mới hoàn toàn. • Sự đổi mới của các phân tử, tế bào chỉ được thực hiện khi có sự thay đổi trao đổi chất và năng lượng giữa tế bào với môi trường. tổ chức sống là tổ chức mở
- Bên cạnh sự trao đổi chất và năng lượng thì còn 1 số dấu hiệu khác của sự sống như là sinh trưởng, cảm ứng, vận động và sinh sản. Những dấu hiệu này đều liên quan đến sự trao đổi chất. Ở vật vô cơ cũng có thể biểu hiện sự sinh sản hoặc là vận động. Vd như từ đá mẹ vỡ thành 2 đá con. Nhưng không có vật vô cơ nào có thể biểu hiện đầy đủ các dấu hiệu của sự sống. Sự sinh sản ở E.coli Sinh sản ở thực vật Sinh sản ở thực vật Những dấu hiệu như trao đổi chất và sinh sản đều bắt nguồn từ sự tự nhân đôi của ADN.
- - Tự sao chép là thuộc tính cơ bản của vật chất di truyền. đại đa số vật chất di truyền là phân tử ADN, một số ít virus có vật chất di truyền là ARN. Phân tử AND có khả năng tự sao đúng với các trình tự cấu trúc của nó. Nó quy định trình tự của ARN - > quy định thành phần của protein ( ADN tự sao ARN sao mã protein tính trạng) ADN Cơ chế của hiện tượng di truyền ở mức độ phân tử. Sự sinh sản của cơ thể sống dựa trên cơ sở tự nhân đôi của AND là dấu hiệu độc đáo nhất của sự sống.
- Biston betularia f. carbonaria Biston betularia - Tự điều chỉnh là khả năng duy trì sự ổn định về cấu trúc và hoạt động tự động, nhịp nhàng. Nó có ở mọi tổ chức sống như tế bào, cơ thể, quần thể,... - Ngoài ra còn có tính riêng biệt của sự sống. Nó đặc trưng cho mỗi cá thể. Trong quần thể khó có thể tìm được sinh vật nào hoàn toàn giống nhau.
- Như vậy trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản là những đặc trưng cơ bản của sự sống. trong đó dấu hiệu sinh sản chỉ có ở vật chất hữu cơ không có ở giới vô cơ. Ngoài ra các dấu hiệu như tự sao, tự điều chỉnh, tích lũy thông tin di truyền là những dấu hiệu cơ bản nhất quy định các dấu hiệu trên.
- II. SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG.
- Sự hình thành trái đất và khí quyển Thuyết đại bùng nổ Thuyết vũ trụ hiện nay được nhiều người công nhận là thuyết đại bùng nổ (BigBag). Theo thuyết này một khối nguyên tử sơ khai khổng lồ đã nổ và vật chất phát tán thành các đám mây bụi và khí vũ trụ ở nhiệt độ rất cao cách nay 13 tỉ năm. Mặt trời và các hành tinh của nó được hình thành từ những đám mây bụi và khí vũ trụ này.
- Khi quả đất cô đặc, các phân tử nặng như Fe, Zn, Ni di chuyển vào tâm, các chất nhẹ tập trung gần bề mặt. Các chất khí như He, H2 hình thành nên khí quyển trái đất đầu tiên. Tuy nhiên quả đất nhỏ nên trọng lực yếu, các chất khí bao vào vũ trụ để lại quả đất không có khí quyển. Sức nén của lực hấp dẫn, sự tan rã phóng xạ là nguyên nhân làm trong lòng trái đất nóng chảy hình thành lõi chủ yếu là Fe, Ni. Lõi nóng được bao bọc bởi Manti ( Silicat và Mg ) lỏng và nguội hơn, lớp ngoài cùng hay vỏ trái đất rắn lại tạo thành lục địa và đại dương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
33 p | 666 | 98
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
22 p | 643 | 82
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 8: Quy luật Menden - Quy luật phân li
26 p | 462 | 69
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
18 p | 309 | 57
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 7: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể
22 p | 437 | 57
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
28 p | 389 | 57
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
34 p | 449 | 56
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
18 p | 364 | 55
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
35 p | 307 | 55
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
26 p | 318 | 54
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 4: Đột biến gen
45 p | 318 | 54
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
35 p | 350 | 53
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
28 p | 400 | 51
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 2: Phiên mã và dịch mã
50 p | 440 | 50
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 9: Quy luật Menden - Quy luật phân li độc lập
32 p | 356 | 45
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 3: Điều hoà hoạt động gen
19 p | 328 | 39
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
24 p | 228 | 30
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 23: Ôn tập phần di truyền học
37 p | 259 | 21
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn