intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học 9 bài 47: Quần thể sinh vật

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tài | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:25

380
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo Bài giảng Sinh học 9 bài 47: Quần thể sinh vật thiết kế bằng Powerpoint chuyên ghiệp giúp nâng cao kĩ năng và kiến thức trong việc soạn bài giảng điện tử giảng dạy và học tập. Bài giảng Sinh học 9 bài 47: Quần thể sinh vật trình bày bằng Slide rất sống động với các hình ảnh minh họa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng năm bắt các nội dung chính bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học 9 bài 47: Quần thể sinh vật

  1. I. Thế nào là một quần thể sinh vật? Yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh sau:
  2. Số lượng, thành phần loài, khu vực sống, thời gian sống, quan hệ sinh sản? Tập hợp những cá thể thông Tập hợp những cá thể lúa Tập hợp những cá thể voi Tập hợp những cá thể cọ ở Phú Thọ
  3. Hoạt động nhóm ?Hãy nghiên cứu thông tin phần I (SGK) và quan sát các quần thể sinh vật trên tìm ra những dấu hiệu chung giữa các quần thể đó về: số lượng, thành phần loài, khu vực sống, thời gian sống và quan hệ sinh sản của các cá thể trong quần thể?
  4. Số lượng, thành phần loài, khu vực sống, thời gian sống, quan hệ sinh sản? Tập hợp những cá thể thông Tập hợp những cá thể lúa Tập hợp những cá thể voi Tập hợp những cá thể cọ ở Phú Thọ
  5. Dấu hiệu chung của một quần thể: + Cùng một loài. + Cùng sinh sống trong một không gian nhất định. + Vào một thời điểm nhất định. + Có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. Quần thể sinh vật là gì? Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
  6. Đánh dấu x vào ô trống trong bảng sau những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật: Quần thể sinh Không phải Ví dụ vật QTSV 1.Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng trong một rừng mưa nhiệt đới x 2.Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi phía Đông Bắc Việt Nam x 3.Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao x 4.Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau x 5.Tập hợp các cá thể chuột đồng sống trong một đồng lúa ……… x
  7. Có phải là quần thể sinh vật không? Chậu cá chép vàng Lồng gà bán ở chợ Không phải là quần thể sinh vật vì để hình thành một quần thể sinh vật trong tự nhiên, ngoài các dấu hiệu trên thì quần Lưu ý: Với các loài sinh sản vô tính hay trinh sản thì không có thể phải được hình thành qua một thời gian lịch sử lâu dưới giao phối . tác động của chọn lọc tự nhiên, quần thể đó tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường.
  8. Các cá thể trong quần thể có quan hệ với nhau về mặt nào? Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây đâu là một quần thể sinh vật? Các cá thể trong quần thể có quan hệ với nhau về dinh dưỡng, nơi ở, đặc biệt là quan hệ về sinh sản. Rừng sú ven đê Voi và người Ruộng lúa Tập hợp trâu rừng Rùa biển và đàn cá Đàn sếu đầu đỏ và ngựa vằn
  9. II.Những đặc trưng cơ bản của quần thể 1.Tỉ lệ giới tính Tỉ lệ giới tính là gì ? Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực / cá thể cái •Tỉ lệ giới tính ở lứa tuổi trưởng thành ở các loài: - Người: 50 / 50 - Vịt, Ngỗng: 60 / 40 - Gà, Dê, Hươu, Nai: cá thể cái gấp 2 – 10 lần cá thể đực - Ong, Mối: cá thể đực gấp 2 – 10 lần so với cá thể cái TỉTrong ớTỉ lệ giớiđiềđổi phụ thuộc dụngcácư ếu tố lệ gi chăn nuôi, tính có ý được ứng vào nh ythế nào? i tính thay u này nghĩa gì ? -nào?ý nghĩa quan trọng,ều chỉnh tấy tiđực/cái cho phù hợcủa quần Tùy theo từng loài mà đi nó cho th ỉ lệ ềm năng sinh sản p - Có thể
  10. 2.Thành phần nhóm tuổi Yêu cầu học sinh nghiên cứu Thông tin SGK Bảng 47.2 Ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai Nhóm tuổi trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích trước sinh sản thước của quần thể Nhóm tuổi Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định sinh sản mức sinh sản của quần thể Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên Nhóm tuổi sau không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần sinh sản thể.
  11. 2.Thành phần nhóm tuổi Trong quần thể sinh vật có những nhóm tuổi nào? - Nhóm tuổi trước sinh sản - Nhóm tuổi sinh sản - Nhóm tuổi sau sinh sản
  12. Nhóm tuổi trước sinh Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản sản Nêu cấu tạo của biểu đồ tháp tuổi?
  13. Các dạng biểu đồ hình tháp tuổi A B C Nhóm tuổi trước Nhóm tuổi sinh Nhóm tuổi sau sinh sinh sản sả n sản A. Dạng phát triển B. Dạng ổn định C. Dạng giảm sút Vì sao dạng A gọi là dạng phát triển, dạng B là dạng ổn định, dạmấy giạm sút? tuổi? Có ng C d ả ng tháp
  14. A. Dạng phát triển B. Dạng ổn định C. Dạng giảm sút Dạng tháp phát triển: có đáy rộng, chứng tỏ tỉ lệ sinh cao, cạnh tháp xiên nhiều biểu hiện tỉ lệ tử vong cao. ổn định: có đáy rộng vừa phải, cạnh tháp xiên Dạng ít hoặc đứng biểu hiện tỉ lệ sinh không cao, chỉ bù đắp cho tỉ lệ tử vong. Dạng giảm sút: có đáy hẹp, nhóm tuổi trước sinh sản < nhóm tuổi sinh sản, chứng tỏ yếu tố bổ sung yếu, quần thể có thể đi tới chỗ suy giảm hoặc bị diệt vong.
  15. A. Dạng phát triển B . Dạng ổn định C . Dạng giảm sút Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi cho ta biết điều gì ? Nhằm mục đích gì ? - Biết được tương lai phát triển của quần thể. - Mục đích: có kế hoạch phát triển quần thể hợp lí hoặc bảo tồn.
  16. 3. Mật độ quần thể Mật độ cây bạch đàn: 625 cây/ha đồi Mật độ sâu rau: 2 con/m2 ruộng rau Mật độ chim sẻ: 10 con/ha đồng lúa Mật độ tảo xoắn : 0,5 gam /m3 nước
  17. Mật độ quần thể là gì? Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Mật độ quần thể phụ thuộc vào những yếu tố nào? Mật độ quần thể phụ thuộc vào: - Chu kì sống của sinh vật - Nguồn thức ăn của quần thể - Yếu tố thời tiết: hạn hán, lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh
  18. Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp ? - Trồng dày hợp lí. - Loại bỏ cá thể yếu trong đàn. - Cung cấp thức ăn Trong các đặc trưng của quần thể thì đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao ? - Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng cơ bản nhất là mật độ. Vì mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng đến mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và sự tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2