intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sốc chấn thương - TS.BS. Đỗ Bá Hùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:29

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Sốc chấn thương được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể hiểu được sính lý bệnh của sốc chấn thương; biết cách thăm khám trường hợp sốc chấn thương; nắm được nguyên tắc sơ cứu; đánh giá đầy đủ các tổn thương và có hướng xử trí thích hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sốc chấn thương - TS.BS. Đỗ Bá Hùng

  1. SỐC CHẤN THƯƠNG Ts.Bs Đỗ Bá Hùng LOGO
  2. Mở đầu  Sốc chấn thương gây tử vong và thương tật ở các nước phát triễn  Tổn thương thường kết hợp nhiều tạng  Bệnh nhân đi vào sốc rất nhanh, vì vậy  Cần phải có đội cấp cứu chuyên nghiệp  Đánh giá nhanh cơ chế chấn thương  Biết sơ cứu và duy trì cuộc sống cho tới khi đến bệnh viện
  3. Cần phải biết:  Cơ chế chấn thương  Khám và dự kiến nguy cơ  BN chấn thương sọ não  Nếu cần phải đặt nội khí quản ngay  Cố định cột sống lưng và cổ sau  Xác định sớm dấu hiệu của sốc  Điều trị bao gồm hồi sức chống sốc tích cực và can thiệp ngoại khoa kịp thời .
  4. Mục tiêu  Hiểu được sính lý bệnh của sốc chấn thương  Biết cách thăm khám trường hợp sốc chấn thương  Nắm được nguyên tắc sơ cứu.  Đánh giá đầy đủ các tổn thương và có hướng xử trí thích hợp
  5. Định nghĩa:  Sốc là tình trạng cung cấp máu không đầy đủ ở các mô, do đó không đủ Oxy và dưỡng chất để duy trì chức năng bình thuờng của mô và tế bào, hậu quả là tế bào bị tổn thuơng, nếu kéo dài tình trạng sốc hoặc điều trị không đúng thì tế bào sẽ không hồi phục, đưa đến suy đa tạng.  Sốc chấn thương thường do mất thể tích máu hoặc do tổn thương thần kinh (Não, tủy sống), hoặc có thể kết hợp cả hai.
  6. Bệnh sinh: * Thì ñaùp ứng ( Daønh maùu nuoâi cho tim vaø naûo ) - Naûo-Döôùi ñoài-Tuyeán yeân- Thöôïng thaäân - Kích thích thuï theå -Adenergic laøm taêng löôïng NE (Norepinephrine ) - Giaûi phoùng Epinephrine vaø Renin trong huyeát tuông laøm co maïch ngoaïi bieân
  7. Bệnh sinh: *Suy cơ quan: - Rối loạn huyết đñộng học :ÖÙ treä vi tuaàn hoaøn - Moâ bị thương tổn : Phoùng thích chất trung gian vieâm ( Histamin,Cytokines, Endothelius..) laøm tăng tính thẩm thấu mao maïch - Tế baøo bị tổn thương do thiếu Oxy vaø phuø nề mất chức năng, tế baøo sẽ chết khoâng hồi phục
  8. Sơ cứu  Đường thở: bảo vệ  Triệu chứng: giọng nói bất thường có bế tắc đường thở, kích động, hôn mê  Xử trí: nâng cầm và hàm để lưỡi không tụt ra sau che đường thở. Đặt nội khí quản nếu có biểu hiện thiếu Oxy não (không áp dụng cho BN còn tĩnh táo). Chuẩn bị dụng cụ cần thiết mở khí quản nếu đặt ống nội khí quản thất bại hoặc BN có chấn thương, vết thương đường miệng.
  9. Thông khí: Nguyên nhân chung cản trở việc thông khí:  Bế tắc đường thở  Tràn khí, máu màng phổi  Dập phổi  Vết thương ngực  Chèn ép tim.
  10. Thông khí: Xử trí  Đánh giá qua các dấu hiệu sinh tồn, kiểm tra lại ống nội khí quản, chấn thương vùng phổi: Khung sườn có bị gãy di lệch làm hô hấp đão ngược, tràn khí, máu màng phổi  Huyết áp, suy hô hấp, nghe mất rì rào phế nang bên phổi bị tổn thương, tĩnh mạch cổ nổi. phải khẩn cấp mổ đặt ống dẫn lưu màng phổi ngay.  Nếu lượng máu chảy ra >1,500ml, hoặc 200ml/giờ: phải phẫu thuật mở ngực can thiệp tổn thương.  Kiểm tra bằng X-quang: ống dẫn lưu đặt đúng vị trí và hoạt động tốt.  Bất động khung ngực và giảm đau, thở máy .
  11. Tuần hoàn:  Nguyên nhân thường gặp của sốc chấn thương là sốc xuất huyết, tuy nhiên các nguyên nhân khác cũng phải được xem xét như: chèn ép tim, tràn khí màng phổi, do thần kinh (chấn thương cột sống).  Sau chấn thương sốc giảm thể tích thường do mất máu trong khoang phúc mạc, gãy xương chậu, chấn thương cơ xương...do rách mạch máu lớn chảy vào các khoang của cơ thể như: Bụng, ngực, sau phúc mạc, khoang cơ xương ở các chi...
  12. Tuần hoàn: Sốc mất máu Độ 1 (nhẹ) Độ 2 (Trung Độ 3 (nặng) bình) Máu mất < 1000 ml 1000- 2000 ml > 2000ml Mạch/ phút < 100 120- 140 >140 Huyết áp Bình thường Giảm Hạ thấp Chênh lệch HA Bình thường Giảm Giảm Nhịp thở / phút 15- 20 20 -30 30-40 Nước tiểu > 30 ml/g 5- 15 ml/g Không có Tri giác Hơi lo âu Lo âu ,kích Lú lẫn, hôn mê. động
  13. Tuần hoàn: Xử trí  Truyền 2 đường tĩnh mạch ngay bằng kim luồn tĩnh mạch, truyền 2 lít dung dịch Lactat Ringer, hoặc NaCl (9%0)  Truyền máu tỉ lệ 1-3, 1 phần máu + 3 phần dung dịch.  Kiểm soát dấu hiệu sinh tồn, PO2, lượng nước tiểu...  Trong khi hồi sức, nguyên nhân mất máu phải được chẩn đoán và xử trí nhanh, bằng phương tiện siêu âm (chính xác 95%), CT scan... quyết định cho chỉ định mổ ổ bụng.
  14. Tuần hoàn: Xử trí  Gãy xương chậu do chấn thương do tổn thương các mạch máu lớn gây tụ máu sau phúc mạc và lượng máu mất nhiều gây sốc.  Điều trị phải cố định xương chậu bên ngoài hoặc phẫu thuật, nếu cần có thể can thiệp chụp động mạch để làm thuyên tắc.  Gãy xương đùi có thể mất trên 1,500 ml máu, cũng cần phải bất động xương đầu tiên trong điều trị.
  15. Thần kinh:  Mức độ hôn mê Glasgow  Cử động  Bình thường 6  Khu trú 5  Rút 4  Gập 3  Giãn 2 Chấn thương nhẹ: 13-15  Không 1  Ngôn ngữ Chấn thương vừa: 9-12  Định hướng 5  Nhầm lẫn 4 Chấn thương nhẹ: 8  Nói nhãm 3  Phát âm khó 2  Không/Đặt nội khí quản 1  Mở mắt  Tự nhiên 4  Ra lệnh 3  Làm đau 2  Không 1
  16. Thần kinh: Xử trí  BN chấn thương não: kiểm soát đường thở, duy trì huyết áp ổn định, đây là hai yếu tố liên quan đến tỉ lệ tử vong và tình trạng hồi phục của BN.  Việc tăng cường thông khí là chống chỉ định đối với người chấn thương sọ não, duy trì PaCO2 30-35mmHg, mức Carbon dioxic này giúp cân bằng lưu lượng máu não và áp lực nội sọ. Chỉ tăng cường thông khí khi BN có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ hoặc thoát vị não sắp xãy ra.
  17. Thần kinh: Xử trí  Khám kỹ phát hiện các tổn thương kết hợp.  Giữ ấm cho BN tránh hạ thân nhiệt, chăn đắp, làm nóng căn phòng, làm ấm dịch truyền  Đặt dẫn lưu bàng quang, chống chỉ định khi có chấn thương vùng chậu hay tổn thương niệu đạo.  Đặt ống thông mũi-dạ dày để giải áp, tránh hít vào phổi ở BN đặt nội khí quản, nếu BN có chấn thương vùng sàn sọ thì nên đặt đường miệng để tránh gây thêm tổn thương.
  18. Giảm đau:  Làm dịu sự lo lắng, và giảm đau cho BN là viêc cần thiết ban đầu sơ cứu (sinh lý đáp ứng đau sẽ gây bất lợi cho BN như tăng áp lực sọ não và áp lực động mạch).  Thuốc nhóm Opioid hoặc Morphine truyền tĩnh mạch nhỏ với liều thích hợp  Không cho thuốc giảm đau không steroid.  Việc gây tê vùng trong gãy xương không có lợi bằng việc bất động xương.
  19. Đánh giá lại sau khi sơ cứu  Xem xét lại cơ chế chấn thương  Bệnh sử của BN  Thăm khám từ da đầu đến hoạt động của chi...  Cận lâm sang: Siêu âm, X-quan, Ct scan, chụp mạch máu, xét nghiệm...  Xét nghiệm: Nhóm máu, Công thức máu, Ure và Ion đồ, khí máu động mạch...  Máy giám sát (Monitoring): Nhịp tim, Huyết áp, tái đổ đầy mao mạch, nhịp thở, điện tim, mạch và nhiệt độ.  Chỉ số Glasgow, lượng nước tiểu...
  20. Đánh giá lại sau khi sơ cứu Hệ thần kinh  Đành giá thần kinh sọ não, thần kinh vận động các chi, phản xạ tủy sống, cảm giác đau, thân nhiệt...  Chụp MRI, hoặc mời chuyên gia thần kinh thăm khám.  BN bị chấn thương nên xem như có chấn thương cột sống cho đến khi có chứng minh ngược lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2