intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sốc chấn thương.

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:23

563
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sốc chấn thương là tình trạng phản ứng bệnh lý phức tạp có tính chất giai đoạn của cơ thể mà tình trạng này gây ra bởi những chấn thương cơ giới mạnh và mất máu - tình trạng phản ứng bệnh lý này biểu hiện rối loạn chức năng của cơ thể (tuần hoàn, thần kinh, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, chuyển hóa). Để hiểu rõ hơn về điều này mời các bạn tham khảo bài giảng Sốc chấn thương sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sốc chấn thương.

  1. Sốc chấn thương
  2. Định nghĩa Sốc Sốc chấn thương là tình trạng phản ứng bệnh lý  phức tạp có tính chất giai đoạn của cơ thể mà  tình trạng này gây ra bởi những chấn thương cơ  giới mạnh và mất máu­ tình trạng phản ứng  bệnh lý này biểu hiện rối loạn chức năng của cơ  thể( tuần hoàn, thần kinh, hô hấp, nội tiết, tiêu  hóa, chuyển hóa).
  3. Phân loại sốc chấn thương • Theo nguyên nhân: Sốc thần kinh phản xạ. Sốc mất máu. Sốc nhiễm độc. • Theo thời gian xuất hiện bệnh: Sốc tiên phát. Sốc thứ phát. • Theo diễn biến lâm sàng: Sốc cương. Sốc nhược. Sốc hồi phục và không hồi phục
  4.  Chẩn đoán sốc 1. Chẩn đoán sớm: ­  Nhịp tim nhanh (trên 100 l/ph ở người lớn). ­  Co mạch da, tứ chi ẩm lạnh. ­  Trên một bệnh nhân chấn thương mà có nhịp tim  nhanh và tứ chi lạnh ẩm phải được xem như đang  choáng trừ khi chứng minh được nguyên nhân khác. ­  Huyết áp kẹp (mất bù).
  5.  Chẩn đoán sốc 2. Chẩn đoán muộn: ­  Huyết áp tụt, kẹp (xảy ra khi bệnh nhân đã mất hơn  30% thể tích máu), khát nước. ­  Vật vã …lơ mơ. ­  Dung tích hồng cầu (Hct) giảm: o Xuất hiện muộn o Không trung thực o Có thể mất máu trước đó hoặc máu đang tiếp tục  chảy ­  Do đó, Hct bình thường trên bệnh nhân choáng chấn  thương không loại trừ được mất máu cấp.
  6. Chẩn đoán nguyên nhân 1.   Choáng giảm thể tích: Giảm thể tích nội mạch có  thể do mất máu, dịch. ­  Quan trọng phải kiểm soát chảy máu ngoài, tầm sóat  chảy máu trong, kiểm tra các thương tổn và giải  quyết. ­  Bù dịch tinh thể, máu khẩn cấp theo ước đoán. ­  Theo dõi các dấu hiệu đáp ứng: dấu hiệu sinh tồn,  nước tiểu, CVP, HA động mạch xâm lấn (nếu cần  thiết)
  7. Chẩn đoán nguyên nhân 2.   Choáng tim: Trong chấn thương có thể xảy ra 2  tình huống: ­  Do chèn ép từ bên ngoài (tràn máu màng tim, chèn ép  tim…) ­  Do đụng dập (cơ tim co bóp không hiệu quả, giảm  lưu lượng tim..).  Cần nhận định nhanh các dấu hiệu  của choáng, tìm  nguyên nhân, làm các xét nghiệm cần thiết ( ECG,  siêu âm tim, X quang ngực, men tim…)  Giải quyết nguyên nhân tại phòng mổ cấp cứu.  Theo dõi tại các đơn vị hồi sức và có thể hỗ trợ các  thuốc vận mạch ( Dobutamine, Dopamin,  Noradrenaline…)
  8. Chẩn đoán nguyên nhân 3.   Choáng do phân bố: Choáng do nguyên nhân thần  kinh thứ phát cũng là một dạng trong nhóm này, gây  mất trương lực giao cảm ngọai biên. ­  Bệnh nhân có thể da ẩm, mất trương lực hậu môn,  nhịp chậm. ­  Điều  trị  ban đầu đáp ứng với  truyền dịch và  các  thuốc hỗ trợ: Phenylephrine, Norepinephrine,  Dopamin… có thể cải thiện nhịp chậm. Đa phần các cơ chế gây choáng phối hợp nhau.
  9. Thái độ xử trí: Hồi sức khẩn cấp tình trạng choáng Điều trị nguyên nhân
  10. Choáng mất máu Phân độ mất máu: dựa trên biểu hiện ban đầu của  bệnh nhân. Các biểu hiện phụ thuộc một số  yếu tố  khác như: tuổi, độ nặng chấn thương, thời gian từ  khi chấn thương đến khi bắt đầu điều trị, sơ cứu  trước đó (truyền dịch, bất động xương gãy ). Cần tiến hành hồi sức ngay khi xuất hiện các triệu  chứng sớm của choáng, không nên chờ khi HA hạ  thấp hoặc bệnh nhân được xếp vào một phân độ  mất máu rõ.
  11.  ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MẤT MÁU DỰA TÌNH  TRẠNG LÂM SÀNG  Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Số lượng máu  2000 mất (ml)(*)       Thể tích máu  40% mất (%V máu)           Mạch  100 >120 >140 (lần/phút)           Bình thường Bình thường Tụt Tụt Giảm  HA động mạch        (mmHg) BT, ± tăng Giảm Giảm Không có  Áp lực mạch        (mmHg)  >30 20­ 30 5­ 15 Thể tích nước        tiểu (ml/h) BT, kích thích Hơi lo âu Lo âu, lú lẫn  Lú lẫn, mê  Tri giác       Tinh thể Tinh thể Tinh thể, máu Tinh thể, máu Dịch thay thế
  12. Xử trí ban đầu chống choáng Nguyên tắc cơ bản: Khống chế máu chảy và bồi hoàn  khối lượng máu mất 1. Khám lâm sàng: Đánh giá các thương tổn đe dọa tức thì  sinh mạng và xử trí  ngay: ­  Khí đạo: bảo đảm đường thở thông thoáng. ­  Hô hấp: trao đổi khí đầy đủ. ­  Tuần hoàn: khống chế chảy máu, đặt đường truyền tĩnh  mạch, bồi hoàn thể dịch. ­  Thần kinh: đánh giá tri giác, đồng tử, vận động, cảm giác ­  Khám toàn thân: phát hiện các thương tổn kết hợp ­  Giải áp dạ dày ­  Đặt thông tiểu
  13. Xử trí ban đầu chống choáng 2. Đường truyền tĩnh mạch: ­  Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, thực hiện ngay  đường truyền tĩnh mạch. ­  2 catheter khẩu kính lớn ở ngoại biên (≥16), ở chi  trên. ­  Đặt đường truyền TM trung tâm (kinh nghiệm PTV,  XQ phổi kiểm tra). ­  Xét nghiệm.
  14. Xử trí ban đầu chống choáng 3. Bồi hoàn thể dịch ban đầu: ­  Chọn lựa dịch truyền:  Dung dịch điện giải đẳng trương: bồi hoàn thể tích  dịch lưu hành: Ringer Lactat: ưu tiên một (NaCl  0.9%)  ­ Truyền máu: khi có chỉ định (khi Hct 
  15. Xử trí ban đầu chống choáng  Test nước cải tiến: ứng dụng rộng rãi, thầy thuốc  phải quyết định 4 vấn đề: ­  Chọn loại dịch: dịch tinh thể hoặc dịch keo, dựa vào  có bệnh cơ bản hoặc không, loại dịch bị mất, mức  độ suy tuần hoàn, nồng độ albumin máu và nguy cơ  chảy máu. ­  Tốc độ truyền: 0,5 – 1 lít dịch tinh thể hoặc 0,3 – 0,5  lít dịch keo trong 30 phút.
  16. Xử trí ban đầu chống choáng ­ Mục tiêu cần đạt: điều chỉnh bất thường khiến  chúng ta quyết định làm test nước: tụt huyết áp,  mạch nhanh hoặc thiểu niệu. ­  Giới hạn an toàn: để giảm tới mức tối thiểu quá tải  tuần hoàn gây phù phổi, CVP 20 cmH2O
  17. Đánh giá đáp ứng BN với hồi sức ban  đầu Nhanh Tạm thời Không Dấu sinh tồn Trở về bình thường Cải thiện tạm, tái phát Vẫn bất thường M nhanh, HA hạ Máu mất Ít Trung bình, đang chảy Nặng 10­ 20% (20­40%) (>40%) Truyền thêm dung dịch  Ít Nhiều Nhiều ĐIỆN GIẢI Khả năng cần truyền Thấp Trung bình → cao Tức thì MÁU Cần PHẪU THUẬT Có thể C ần Rất cần
  18. Đánh giá đáp ứng BN với hồi sức ban đầu   ­  Đáp ứng với trị liệu ban đầu là chìa khóa quyết  định bước trị liệu kế tiếp: • Máu mất hơn dự kiến hay đang tiếp tục chảy. • Hồi sức trên bàn mổ. • Cần phân biệt:  Huyết động ổn định vẫn còn choáng  Huyết động bình thường (các chỉ số trở về bình  thường).
  19. BỒI HOÀN MÁU Quyết định truyền máu dựa vào đáp ứng với hồi sức  ban đầu ­  Cải thiện khả năng vận chuyển oxy. ­  Nhóm máu: nên truyền đúng nhóm máu của BN. Nếu  quá gấp hoặc cấp cứu hàng loạt: có thể truyền máu  O, Rh (­). ­  Ủ ấm dịch truyền. ­  Hồi truyền (nếu có chỉ định, đủ điều kiện) ­  Điều chỉnh rối loạn đông máu khi truyền máu khối  lượng lớn.
  20. Chống rối loạn thần kinh Sử dụng thuốc giảm đau: Morphin, Dolacgan,  Fentanyl( chú ý nhịp thở ở BN có chấn thương sọ  não). Giảm đau toàn thân: Cho thuốc mê hoặc thuốc ngủ,  khi có điều kiện đặt NKQ kết hợp giãn cơ­ hô hấp  nhân tạo. ­ Phóng bế giảm đau bằng Lidocain tại ổ gãy xương. ­ Cố định các chi gãy, xương sườn, cột sống..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2