Bài giảng Tài chính công nâng cao (Advanced Public Finance)
Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66
lượt xem 6
download
Bài giảng Tài chính công nâng cao (Advanced Public Finance) có nội dung gồm 4 chương cung cấp cho học viên những kiến thức về: tài chính công trong thực hiện các chức năng của Nhà nước; quản lý và Đánh giá chi tiêu công; tác động của thuế đến phân phối thu nhập và hiệu quả kinh tế; bội chi Ngân sách Nhà nước và Quản lý nợ công;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính công nâng cao (Advanced Public Finance)
- 27/8/2021 TÀI CHÍNH CÔNG Advanced Public Finance NÂNG CAO Bộ môn Tài chính công Department of Public Finance 1 Giới thiệu Học phần: Tài chính công nâng cao (Advanced Public Finance) Số tín chỉ: 2(20,10) Mục tiêu: Trang bị cho người học những kiến thức lý thuyết chuyên sâu và nâng cao về Tài chính công, kỹ năng phân tích, đánh giá các chính sách tài chính công trong thực tiễn; tạo cơ hội cho người học rèn luyện kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, thái độ nghiêm túc và tích cực trong nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về tài chính công 2 Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Văn Hiệu (2020), Tài chính công, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [2]. Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài (2009), Tài chính công và Phân tích chính sách thuế, NXB Lao động Xã hội - TP HCM. [3]. Nguyễn Văn Dần (2008), Chính sách tài khóa - Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Học Viện Tài Chính, NXB Tài Chính, Hà Nội. [4] Vũ Cương (2002), Kinh tế và Tài chính công, ĐH KTQD, NXB Thống kê. [5]. Harvey S.Rosen (2005), Public Finance, 7th McGraw-Hill Irwin. Fund, Washington D.C. 3 1
- 27/8/2021 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH Chương 1: Tài chính công trong thực hiện các chức năng của Nhà nước Chương 2: Quản lý và Đánh giá chi tiêu công Chương 3: Tác động của thuế đến phân phối thu nhập và hiệu quả kinh tế Chương 4: Bội chi Ngân sách Nhà nước và Quản lý Nợ công 4 Chương 1: TÀI CHÍNH CÔNG TRONG THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 1.1 Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế và vai trò của tài chính công 1.2 Tài chính công trong phân bổ nguồn lực nhằm đạt hiệu quả kinh tế 1.3 Tài chính công trong phân phối lại thu nhập nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội 5 1.1 Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và vai trò của tài chính công 1.1.1 Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế 1.1.2 Các thất bại do tính phi hiệu quả của thị trường 1.1.3 Vai trò của tài chính công trong thực hiện các chức năng của Nhà nước 6 2
- 27/8/2021 1.1.1 Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế * Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dung nguồn lực a. Hiệu quả Pareto (Vilfredo Pareto): Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại đến bất kỳ ai. b. Hoàn thiện Pareto: nếu còn tồn tại một cách phân bổ lại các nguồn lực làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại cho bất kỳ ai khác thì cách phân bổ lại các nguồn lực đó là hoàn thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu. 7 1.1.1 Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế * Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dung nguồn lực (tiếp) c. Điều kiện biên về hiệu quả: - Lợi ích biên (MB) - Chi phí biên (MC) Nếu MB>MC đv hàng hóa đó cần được sx thêm. Ngược lại, Nếu MB
- 27/8/2021 Điều kiện đạt hiệu quả Pareto a. Điều kiện hiệu quả sx : tỷ suất thay thế kỹ thuật biên giữa hai loại đầu vào bất kỳ của tất cả các hãng sx phải như nhau: MRTSXLK = MRTSYLK. b. Điều kiện hiệu quả phân phối: tỷ suất thay thế biên giữa 2 loại hàng hóa bất kỳ của tất cả các cá nhân phải như nhau: MRSAXY = MRSBXY c. Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: tỷ suất chuyển đổi biên giữa 2 loại hàng hóa bất kỳ phải bằng tỷ suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá nhân: MRTXY = MRSAXY = MRSBXY 10 Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi a. Nội dung định lý: “Chừng nào nền kinh tế còn là cạnh tranh hoàn hảo, tức là những người sx và tiêu dùng còn chấp nhận giá, thì chừng đó, trong những đầu tư nhất định, nền kinh tế sẽ tất yếu đạt được sự phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto => nền kinh tế cạnh tranh sẽ “tự động” phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả nhất (luận điểm “bàn tay vô hình” của Adam Smith) 11 Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi b. Hạn chế của tiêu chuẩn Pareto và Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi: - Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi chỉ đúng trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo sự không hoàn hảo của thị trường xuất hiện thì hiệu quả Pareto không được đảm bảo => cần có sự can thiệp của chính phủ - Hiệu quả chỉ là một tiêu chuẩn để quyết định xem một sự phân bổ nguồn lực cụ thể là tốt hay xấu. - Tiêu chuẩn Pareto chỉ mang đặc tính cá nhân chủ nghĩa (chỉ quan tâm đến lợi ích tuyệt đối của từng cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích tương đối giữa các cá nhân với nhau hay là không quan tâm đến sự bất bình đẳng). => Đây chính là cơ sở khách quan để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế. 12 4
- 27/8/2021 1.1.1. Các cơ sở khách quan cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế 1. Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả: Các dạng thất bại của thị trường cho thấy bản thân thị trường có thể đưa đến những trường hợp phi hiệu quả. Khi đó, cần có sự can thiệp của chính phủ để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả hơn 2. Khi nền kinh tế đã vận hành có hiệu quả: vẫn cần sự can thiệp của chính phủ nhằm: - Phân phối lại thu nhập và tạo cơ hội kinh tế cho mọi người - Hàng hóa khuyến dụng 13 Phân phối lại thu nhập và cơ hội kinh tế cho mọi người Cơ sở: Sự không hoàn hảo của thị trường => thiếu công bằng => chính phủ phải có trách nhiệm phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư nhằm trợ giúp những đối tượng dễ bị tổn thương như người già yếu, người nghèo, trẻ em, người tàn tật,… ; Chính phủ cần tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho mọi công dân, không phân biệt tình trạng cá nhân. 14 Hàng hóa khuyến dụng Những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyên tiêu dùng, khiến Chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng gọi là hàng hóa khuyến dụng. Cơ sở: Khi thấy các cá nhân hành động vì lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến tương lai lâu dài thì chính phủ phải can thiệp để điều chính hành vi của các cá nhân đó Ví dụ: Mũ bảo hiểm; Dịch vụ tiêm chủng mở rộng 15 5
- 27/8/2021 1.1.2 Các thất bại do tính phi hiệu quả của thị trường Độc quyền thị trường Ngoại ứng Thông tin bất cân xứng ( TT không hoàn hảo) Bất ổn kinh tế Thiếu hụt hàng hóa công 16 1.1.2 Các thất bại do tính phi hiệu quả của thị trường Độc quyền thị trường - Độc quyền là trạng thái trên thị trường chỉ có một người mua hoặc một người bán về một loại hàng hóa/dịch vụ nào đó. - Độc quyền các thất bại thị trường do không đạt được hiệu quả - Các loại độc quyền: Độc quyền thường và độc quyền tự nhiên 17 1.1.2 Các thất bại do tính phi hiệu quả của thị trường Ngoại ứng - Ngoại ứng là trường hợp xảy ra khi hành động của một đối tượng trên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng ảnh hưởng này lại không được phản ánh trong giá cả thị trường. - Ngoại ứng làm cho cân bằng thị trường không đạt hiệu quả xã hội - Các loại ngoại ứng: Ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực 18 6
- 27/8/2021 1.1.2 Các thất bại do tính phi hiệu quả của thị trường Thông tin bất cân xứng ( TT không hoàn hảo) - Thông tin bất cân xứng là trạng thái xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó (bên mua hoặc bên bán) có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm. - Ví dụ: Trên thị trường hàng hóa Trên thị trường tín dụng, thị trường bảo hiểm,... - Sự can thiệp của chính phủ sẽ giúp bổ sung các thông tin cho thị trường hoặc kiểm soát hành vi của những bên có lợi thế thông tin để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả hơn. 19 1.1.2 Các thất bại do tính phi hiệu quả của thị trường Bất ổn kinh tế - Tính chu kỳ của nền kinh tế: Các giai đoạn tăng trưởng, suy thoái của nền kinh tế đều gây ra tác động tới các biến số như: lạm phát, thất nghiệp,... bất ổn kinh tế, gây tổn thất cho xã hội - Kết quả: chính phủ thường chủ động sử dụng các chính sách tài chính, tiền tệ để cố gắng ổn định nền kinh tế để giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn. 20 1.1.2 Các thất bại do tính phi hiệu quả của thị trường Thiếu hụt hàng hóa công - Hàng hóa: Hàng hóa cá nhân (HH tư) và hàng hóa công cộng (HH công) - HH tư: thuộc nhu cầu cá nhân, mang tính riêng biệt, do tư nhân cung cấp là chủ yếu - HH công: nhu cầu của toàn thể cộng đồng, có những đặc tính mà khiến cho tư nhân không sẵn sang cung cấp sự thiếu hụt HH công gây ra thất bại thị trường. 21 7
- 27/8/2021 1.1.3 Vai trò của Tài chính công trong thực hiện các chức năng của Nhà nước Vai trò đảm bảo nguồn tài chính cho Nhà nước Vai trò tái phân bổ nguồn lực nhằm đạt hiệu quả kinh tế Vai trò tái phân phối thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội 22 1.2 Tài chính công trong phân bổ nguồn lực nhằm đạt hiệu quả kinh tế 1.2.1 Đánh thuế hoặc trợ cấp để khắc phục sự phi hiệu quả của thị trường - Độc quyền - Ngoại ứng 1.2.2 Cung cấp hàng hoá công cộng để khắc phục tính phi hiệu quả của thị trường 23 1.2.1 Đánh thuế hoặc trợ cấp để khắc phục sự phi hiệu quả của thị trường * Độc quyền thường Độc quyền thường: là trạng thái thị trường ở đó chỉ có duy nhất một người bán sản xuất ra sản phẩm mà không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền: o Được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường o Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ o Sở hữu được một nguồn lực đặc biệt o Khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất 24 8
- 27/8/2021 Tổn thất phúc lợi do độc quyền gây ra Độc quyền thường - Hãng độc quyền quyết định sx tại mức sản lượng Q1 và bán ở giá P1 - diện tích hình P1BCP0 lợi nhuận siêu ngạch; diện tích ABC: mức tổn thất lợi ích ròng – tổn thất vô ích do độc quyền P MC AC B P1 P0 A C MR D=MB 0 Q1 Q0 Q 25 Các giải pháp can thiệp của chính phủ Một số phương thức can thiệp Thi hành các chính sách chống độc quyền: ngăn cấm những hành vi nhất định Khuyến khích cạnh tranh: gỡ bỏ các hàng rào ngăn cản sự xâm nhập thị trường Đề ra các quy định: kiểm tra việc định giá, cung ứng sản lượng Sở hữu nhà nước đối với độc quyền Kiểm soát giá cả Đánh thuế 26 1.2.1 Đánh thuế hoặc trợ cấp để khắc phục sự phi hiệu quả của thị trường Độc quyền tự nhiên Độc quyền tự nhiên (các ngành dịch vụ công: sx điện, nước, đường sắt,…): Sự phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên khi chưa điều tiết: 27 9
- 27/8/2021 Độc quyền tự nhiên - Hãng độc quyền quyết định sx tại mức sản lượng Q1 nơi MR=MC và bán ở giá P1; lợi nhuận siêu ngạch là diện tích hình P1EGF - Mức hiệu quả phải ở Q0 khi P=MC hay MB=MC ; diện tích ABC: mức tổn thất lợi ích ròng-tổn thất vô ích do độc quyền $ E P1 F G B M P2 AC N C A P0 MC MR D 0 Q1 Q2 Q0 Q 28 Các chiến lược điều tiết độc quyền tự nhiên của chính phủ Định giá bằng chi phí trung bình: Định giá bằng chi phí biên cộng với một khoản thuế khoán: Định giá hai phần: gồm một khoản lệ phí để được quyền sử dụng dịch vụ của hãng độc quyền + mức giá bằng chi phí biên với mỗi đơn vị dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng 29 1.2.1 Đánh thuế hoặc trợ cấp để khắc phục sự phi hiệu quả của thị trường Ngoại ứng tiêu cực: là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ 3 (ngoài người mua, người bán) nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường, Ví dụ: (1) Trang trại nuôi lợn xả thải làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh và làm ô nhiễm nguồn nước giếng của dân (2) Nhà máy chế biến thủy sản xả thải vào hồ nuôi cá, làm cá chết, ảnh hưởng đến lợi ích của người nuôi cá Ngoại ứng tích cực: là những lợi ích mang lại cho bên thứ 3 (không phải người bán, người mua) và lợi ích đó cũng không được phản ánh trong giá bán. Ví dụ: 30 10
- 27/8/2021 1.2.1 Đánh thuế hoặc trợ cấp để khắc phục sự phi hiệu quả của thị trường Các đặc điểm của ngoại ứng: - Có thể do cả hoạt động sx lẫn tiêu dùng gây ra - Trong ngoại ứng, ai là người gây tác hại (hay được lợi ích) cho ai đôi khi chỉ mang tính tương đối - Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ mang tính chất tương đối - Xét trên quan điểm xã hội, tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả 31 Ngoại ứng tiêu cực Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực: Ví dụ: một nhà máy chế biến thủy sản xả thải gây ô nhiễm môi trường và một HTX nuôi cá đang sử dụng chung một cái hồ nước MB, MC MSC=MPC+MEC MPC C A Lợi ích nhà MEC máy mất đi B E b Lợi ích HTX MB được thu thêm a 0 Q0 Q1 Q 32 Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực Các giải pháp của tư nhân: - Sáp nhập: sáp nhập các bên liên quan với nhau - Dùng dư luận xã hội 33 11
- 27/8/2021 Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực Các giải pháp của chính phủ: - Đánh thuế : A.C.Pigou đề nghị đánh thuế ô nhiễm đối với nhà máy - Thuế Pigou là thuế đánh vào mỗi đvsp đầu ra của hãng gây ô nhiễm sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu của xã hội MSC=MPC+MEC MB, MC MPC+t C MPC A B MEC E b MB a 0 Q0 Q1 Q 34 Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực Các giải pháp của chính phủ: - Đánh thuế - Trợ cấp: - Hình thành thị trường về ô nhiễm: - Quy định quyền sở hữu tài sản (định lý Coase) - Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải 35 1.2.1. Đánh thuế và trợ cấp để khắc phục sự phi hiệu quả của thị trường * Đánh thuế và trợ cấp: Để tối đa hoá phúc lợi xã hội, chính phủ có thể tìm cách loại bỏ tất cả các chênh lệch giữa lợi ích xã hội cận biên (MSB) và chi phí xã hội cận biên (MSC) bằng thuế và trợ cấp. - Đối với các ngoại ứng tiêu cực, chính phủ đánh thuế để hạn chế các ảnh hưởng đó. - Tương tự chính phủ nên trợ cấp cho những hành vi mà lợi ích cá nhân thấp hơn lợi ích xã hội, có nghĩa là nó mang lại lợi ích xã hội. Việc sử dụng thuế và trợ cấp này được gọi là "nội hoá ngoại ứng" 36 12
- 27/8/2021 1.2.2. Cung cấp hàng hóa công cộng để khắc phục tính phi hiệu quả của thị trường - Tư nhân có sẵn sang cung cấp hàng hoá công cho xã hội? Tại sao? - Chính phủ làm thế nào để khắc phục tình trạng thiếu hụt hàng hoá công nhằm duy trì tính hiệu quả của thị trường? 37 Hàng hóa công cộng Khái niệm HHC là những HH không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng; việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Đặc điểm: - Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng: - Tính không loại trừ trong tiêu dùng: => Tư nhân không sẵn sàng cung cấp HHC, tại sao? Ví dụ: 38 HHC thuần túy và hàng hóa cá nhân thuần túy HHC thuần túy: những hàng hóa công mang đầy đủ hai thuộc tính là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ trong tiêu dùng được gọi là HHC thuần túy Hàng hóa cá nhân thuần túy: là hàng hóa sau khi người sx đã nhận lại đầy đủ chi phí cơ hội sx của mình thì nó chỉ tạo ra lợi ích cho người nào đã mua nó mà không cho bất kỳ ai khác. 39 13
- 27/8/2021 Hàng hóa công thuần túy và không thuần túy Tính cạnh tranh Có Không Có Ice cream Truyền hình cáp Tính loại trừ Không Đường đi bộ Quốc phòng HHC thuần túy - Chi phí biên để phục vụ thêm người tiêu dùng bằng 0: - Chi phí sx biên >0 Ví dụ: hoạt động quốc phòng, chương trình phát thanh, đèn hải đăng,…. MC MC P P Chi phí biên để phục vụ thêm một người sử Chi phí biên để sản dụng một lượng HHC xuất HHC thuần túy thuần túy nhất định 0 0 Số người sử dụng Đơn vị HHC thuần túy 41 HHC thuần túy và không thuần túy HHC không thuần túy: chỉ thỏa mãn một trong hai thuộc tính Các loại HHC không thuần túy: MC MC P Chi phí trên một người sử dụng Điểm tắc nghẽn 0 Số người sử dụng 42 14
- 27/8/2021 HHC thuần túy và không thuần túy Các loại HHC không thuần túy: - HHC có thể tắc nghẽn: - HHC có thể loại trừ (HHC có thể loại trừ bằng giá, phí): Ví dụ: 43 1.2.2. Cung cấp hàng hóa công cộng để khắc phục tính phi hiệu quả của thị trường - Chính phủ trực tiếp cung cấp hàng hoá công cộng thông qua các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước. - Chính phủ khuyến khích sự cung cấp hàng hoá công cộng của khu vực tư nhân với cơ chế phù hợp 44 1.3 Tài chính công trong phân phối lại thu nhập nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội 1.3.1. Công bằng xã hội và các thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.3.2 Lý thuyết phân phối lại thu nhập và Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội 1.3.3 Quan niệm và thước đo đói nghèo 1.3.4. Vai trò của tài chính công trong phân phối lại thu nhập nhằm mục tiêu công bằng xã hội và giảm đói nghèo 45 15
- 27/8/2021 1.3.1 Công bằng xã hội và các thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Các khái niệm về công bằng: Hiểu công bằng như thế nào? Là nhận định chủ quan của từng cá nhân? Tiêu chuẩn được nhiều nhà kinh tế học chấp nhận: Công bằng theo chiều ngang (công bằng ngang) Công bằng theo chiều dọc (công bằng dọc) 46 1.3.1 Công bằng xã hội và các thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Công bằng ngang: là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau trong cùng một bối cảnh => mọi sự phân biệt đối xử giữa các cá nhân theo màu da, tín ngưỡng, tôn giáo, giới tính,… đều bị coi là vi phạm nguyên tắc công bằng ngang. => để đo lường tình trạng kinh tế, ->thước đo về thu nhập, chi tiêu, của cải,… Tuy nhiên, những thước đo này chỉ thể hiện kết quả của QĐ cá nhân mà chưa thực sự đại diện cho tình trạng kinh tế của họ. =>Để khắc phục nhược điểm trên của thước đo thu nhập, Feldstein (1976) đã đưa ra khái niệm mới về công bằng ngang dựa trên thước đo về độ thỏa dụng 47 1.3.1 Công bằng xã hội và các thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Công bằng ngang theo khái niệm thỏa dụng Feldstein (1976) =>Để khắc phục nhược điểm trên của thước đo thu nhập, Feldstein (1976) đã đưa ra khái niệm mới về công bằng ngang dựa trên thước đo về độ thỏa dụng. (a) Nếu hai cá nhân có độ thỏa dụng như nhau khi chưa có tác động của chính sách thì họ vẫn phải có độ thỏa dụng bằng nhau sau khi có chính sách (b) Chính sách không được làm thay đổi thứ tự sắp xếp độ thỏa dụng giữa họ. Nhược điểm: - Rất khó xác định độ thỏa dụng cá nhân trước và sau khi có chính sách - Nếu các cá nhân có thị hiếu rất khác nhau thì chính sách đảm bảo công bằng ngang truyền thống có thể vi phạm nguyên tắc này. 48 16
- 27/8/2021 Công bằng ngang theo khái niệm độ thỏa dụng: (a) nếu UA=UB khi chưa có tác động của chính sách thì Uavẫn phải bằng UB sau khi có chính sách và (b) chính sách không được làm thay đổi thứ tự sắp xếp độ thỏa dụng giữa họ (tức là nếu UA>UB trước khi có chính sách thì sau khi có c/s, trật đó vẫn không đổi) Hạn chế: => Kết luận: đảm bảo công bằng là một tiêu chuẩn không thể thiếu trong xã hội văn minh nhưng xác định như thế nào là công bằng vẫn còn là một câu hỏi hóc búa và chứa đựng nhiều sự đánh giá chủ quan. 49 1.3.1 Công bằng xã hội và các thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Công bằng dọc: là sự đối xử khác nhau với những người có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có đó. => Các cá nhân có khả năng thanh toán cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn (thuế thu nhập lũy tiến) => Chính phủ được phép đối xử có phân biệt đối với những người có tình trạng kinh tế khác nhau, với điều kiện là sau khi chịu tác động của những chính sách đó thì những khác biệt phải được giảm bớt hoặc xóa bỏ. 50 Thước đo sự bất bình đẳng thu nhập * Mục đích sử dụng các thước đo: Thông qua các con số, xác định xem phân phối thu nhập có công bằng hay không, phản ánh trực quan sự bất bình đẳng. * Một số thước đo chính: - Đường Lorenz - Hệ số Gini - Chỉ số Theil-L - Một số chỉ số khác, bao gồm: (1) Tỷ số Kuznets; (2) Tỷ trọng thu nhập của x% dân số nghèo nhất. 51 17
- 27/8/2021 Thước đo sự bất bình đẳng thu nhập Sắp xếp cá nhân theo mức độ TN tăng dần rồi chia nhóm: chia dân số thành 5 nhóm (mỗi nhóm gọi là ngũ phân vị) hoặc 10 nhóm bằng nhau theo mức TN tăng dần Ví dụ: Phân phối thu nhập ở quốc gia X Cá nhân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNQD Thu nhập (đv 2 3 4 6 7 8 10 10 20 30 100 tiền tệ) Thu nhập mỗi 5 10 15 20 50 100 ngũ phân vị % trong TNQD 5 10 15 20 50 100 - Ngũ phân vị nghèo nhất: gồm 2 cá nhân số 1 và 2 với TN chiếm 5% - Nhóm giàu nhất gồm cá nhân số 9+10 với Tn chiếm 50% TNQD 52 Thước đo sự bất bình đẳng thu nhập Một cách đo phổ biến về sự bất bình đẳng thu nhập: tính tỷ số TN của 40% dân số nghèo nhất so với 20% số dân thượng lưu. Đường Lorenz (Conrad Lorenz (1905)): biểu đồ biểu thị mqh giữa các nhóm dân số và tỷ lệ TN tương ứng của họ. Ví dụ: đường Lorenz của quốc gia X: Tỷ lệ % cộng E dồn thu nhập 100 D 50 C 30 B 15 A 5 0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ % cộng dồn dân số 53 Thước đo sự bất bình đẳng thu nhập Đường Lorenz: - Nếu đường Lorenz trùng với đường phân giác OE ->bình đẳng tuyệt đối - Đường Lorenz càng xa OE thì mức độ mất bình đẳng càng cao Hạn chế của đường Lorenz: Tỷ lệ % cộng E dồn thu nhập 100 50 C A 30 15 B 5 0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ % cộng dồn dân số 54 18
- 27/8/2021 Thước đo sự bất bình đẳng thu nhập Hệ số Gini: (C.Gini ): tỷ số giữa diện tích tạo bởi đường Lorenz với đường phân giác OE và diện tích nửa hình vuông chứa đường Lorenz đó - Hệ số Gini có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1. - Nếu g = 0: bình đẳng tuyệt đối; g = 1: bất bình đẳng tuyệt đối - g càng lớn thì bất bình đẳng trong phân phối TN càng cao Trong thực tế: những nước có sự bất bình đẳng cao g € (0.5; 0.7); những nước tương đối công bằng g € (0.2; 0.35) 55 1.3.1 Công bằng xã hội và các thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Nguồn gốc về sự bất bình đẳng Bất bình đẳng do thu nhập từ lao động - Khả năng và kỹ năng lao động - Cường độ làm việc - Nghề nghiệp - Những nhân tố khác Bất bình đẳng thu nhập từ tài sản - Nguồn gốc của cải - Kinh doanh - Thừa kế 56 1.3.2 Lý thuyết phân phối lại thu nhập và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội Các quan điểm về phân phối lại thu nhập a, Phân phối theo sự sở hữu các nguồn lực Các nhà lý thuyết về khế ước xã hội: - Cá nhân phải được hưởng những gì họ kiếm được trên thị trường cạnh tranh (VD: cần loại bỏ lợi nhuận độc quyền) - Cá nhân phải được hưởng những gì do lao động của họ tạo ra (VD: đánh thuế thấp đối với thu nhập từ lương và đánh thuế cao đối với thu nhập ngoài lương) - Cá nhân phải được hưởng đúng như mức thù lao trên thị trường cạnh tranh, với điều kiện xuất phát điểm ban đầu của họ như nhau. (VD: không chấp nhận bất bình đẳng do thừa kế, hoàn cảnh gia đình) 57 19
- 27/8/2021 1.3.2 Lý thuyết phân phối lại thu nhập và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội Các quan điểm về phân phối lại thu nhập b, Thuyết vị lợi - Các giả định: + Coi lợi ích của người giàu và người nghèo có trọng số như nhau. + Hàm thỏa dụng của các cá nhân là như nhau + Các cá nhân đều tuân theo quy luật độ thỏa dụng biên giảm dần + Tổng thu nhập không thay đổi trong quá trình phân phối lại. 58 1.3.2 Lý thuyết phân phối lại thu nhập và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội Các quan điểm về phân phối lại thu nhập b, Thuyết vị lợi - Hàm phúc lợi xã hội: W = F(Ui) W: phúc lợi chung của toàn xã hội Ui: độ thỏa dụng của mỗi thành viên Dạng giản đơn: W = U1 + U2 +…+ Un Theo thuyết này, chính phủ nên tiến hành phân phối lại TN cho đến khi không còn làm tăng W 59 1.3.2 Lý thuyết phân phối lại thu nhập và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội Các quan điểm về phân phối lại thu nhập c, Chủ nghĩa bình quân Quan điểm bình quân đồng đều: Thuyết cực đại thấp nhất (John Rawl 1971): W = Minimum (U1; U2 ;…; Un) d, Các quan điểm không dựa trên độ thỏa dụng cá nhân e, Các quan điểm phối hợp 60 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng tài chính tiền tệ - Chương 7: Ngân hàng trung ương
15 p | 262 | 59
-
Bài giảng Tài chính công ty nâng cao: Chương 7
18 p | 229 | 43
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 8 - HV Tài chính
20 p | 106 | 18
-
Bài giảng Tài chính công ty nâng cao: Chương 3
18 p | 140 | 18
-
Bài giảng Tài chính và quản lý tài chính nâng cao: Vấn đề 10 - PGS.TS. Vũ Văn Ninh
13 p | 92 | 16
-
Bài giảng Tài chính công ty nâng cao: Chương 8
20 p | 104 | 10
-
Bài giảng Tài chính phát triển: Bài 8 - Ngân hàng trung ương và CBDC
49 p | 14 | 7
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
16 p | 88 | 7
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Ngân hàng trung ương - ĐH Kinh tế TP.HCM
8 p | 108 | 6
-
Đại cương thị trường tài chính - Chức năng của thị trường tài chính
12 p | 115 | 6
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ 1: Chương 2 - Phạm Quốc Khang
68 p | 16 | 6
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
35 p | 24 | 4
-
Bài giảng Tài chính công ty đa quốc gia: Chương 2 - TS. Phạm Thị Thúy Hằng
7 p | 45 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính công: Chương 7 - Trương Minh Tuấn
13 p | 73 | 3
-
Bài giảng môn Tài chính tiền tệ - Chương 8: Ngân hàng trung ương và Chính sách tiền tệ
28 p | 11 | 2
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
29 p | 4 | 2
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 1: Tài chính và tiền tệ
28 p | 2 | 1
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 8 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
27 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn