Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 3 - Trường ĐH Tài chính - Marketing
lượt xem 1
download
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1 - Chương 3: Các nguồn tài trợ, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày những vấn đề lý luận chung về nguồn tài trợ cho doanh nghiệp như khái niệm, phân loại và các chiến lược tài trợ; Trình bày được những nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 3 - Trường ĐH Tài chính - Marketing
- CHƯƠNG 3 TÀI CHÍNH CÁC NGUỒN TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP 1
- Chương 3: Các nguồn tài trợ Mục tiêu Kiến thức: - Trình bày những vấn đề lý luận chung về nguồn tài trợ cho doanh nghiệp như khái niệm, phân loại và các chiến lược tài trợ - Trình bày được những nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn Kỹ năng: Phân biệt được nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn Tính được chi phí sử dụng tín dụng thương mại từ đó đưa ra được quyết định nên hay không nên sử dụng tín dụng thương mại. Lập được bảng chiết tính nợ phải trả khi sử dụng nguồn tài trợ dài hạn Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Hình thành ý thức tuân thủ các quy định chung về việc sử dụng các nguồn tài trợ.
- Chương 3: CÁC NGUỒN TÀI TRỢ 3.1 Khái niệm, phân loại và chiến lược tài trợ 3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn 3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
- 3.1 Khái niệm, phân loại và chiến lược tài trợ 3.1.1. Khái niệm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp Nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và hiệu quả.
- 3.1.2. Phân loại các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp Dựa vào quan hệ sở hữu vốn NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU
- 3.1.2. Phân loại các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp Dựa vào phạm vi phát sinh NGUỒN VỐN NV BÊN TRONG NV BÊN NGOÀI
- 3.1.2. Phân loại các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp Dựa vào thời hạn tài trợ NGUỒN VỐN NGUỒN TÀI TRỢ NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN DÀI HẠN
- 3.1.3. Chiến lược tài trợ của doanh nghiệp Chiến lược tài trợ là việc doanh nghiệp sử dụng kết hợp nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, bao gồm: - Chiến lược bảo thủ - Chiến lược mạo hiểm - Chiến lược phù hợp
- 3.1.3.1. Chiến lược tài trợ bảo thủ Tiền TSLĐ tạm thời Nguồn tài trợ ngắn hạn TSLĐ thường xuyên Nguồn tài trợ dài hạn TSCĐ Thời gian
- Chiến lược tài trợ bảo thủ Tài sản Nguồn vốn (tài trợ) Nguồn tài trợ ngắn hạn (tạm thời): Nợ Tài sản lưu động tạm thời ngắn hạn Nguồn tài trợ dài hạn (thường xuyên): Nợ Tài sản lưu động thường xuyên dài hạn + Vốn chủ sở hữu Tài sản cố định
- Chiến lược tài trợ bảo thủ Tài sản Nguồn vốn (tài trợ) Nguồn tài trợ ngắn hạn Tài sản lưu động tạm thời: 60 (tạm thời): 40 Tài sản lưu động thường xuyên: 70 Nguồn tài trợ dài hạn Tài sản cố định: 120 (thường xuyên): 210
- 3.1.3.1. Chiến lược tài trợ bảo thủ Nguồn vốn dài hạn (thường xuyên): Tài trợ toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên và một phần tài sản TSLĐ tạm thời của DN. Nguồn vốn ngắn hạn: Tài trợ phần TSLĐ tạm thời còn lại Ưu điểm: DN luôn đảm bảo khả năng thanh toán ở mức cao, nhất là trong trường hợp nhu cầu tài sản lưu động không thường xuyên ở mức độ thấp nhất, tiền thừa tạm thời có thể dùng vào đầu tư ngắn hạn. Nhược điểm: Hiệu quả sử dụng vốn thấp vì mức sinh lời trong ngắn hạn thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay dài hạn.
- 3.1.3.2. Chiến lược tài trợ mạo hiểm Tiền TSLĐ tạm thời Nguồn tài trợ ngắn hạn TSLĐ TX Nguồn tài trợ dài hạn TSCĐ Thời gian
- Chiến lược tài trợ mạo hiểm Tài sản Nguồn vốn (tài trợ) Nguồn tài trợ ngắn hạn Tài sản lưu động tạm thời: 60 (tạm thời): 100 Tài sản lưu động thường xuyên: 70 Nguồn tài trợ dài hạn Tài sản cố định: 120 (thường xuyên): 150
- 3.1.3.2. Chiến lược tài trợ mạo hiểm Nguồn vốn dài hạn: Tài trợ cho toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên. Nguồn vốn ngắn hạn: Tài trợ một phần TSLĐ thường xuyên còn lại và toàn bộ TSLĐ tạm thời Ưu điểm: Giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và nâng cao khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Nhược điểm: Rủi ro thanh khoản cao, nhà quản lý luôn phải chịu áp lực cao về việc tìm nguồn để thanh toán cho các chủ nợ.
- 3.1.3.3. Chiến lược tài trợ phù hợp Tiền TSLĐ tạm thời Nguồn tài trợ ngắn hạn TSLĐ thường xuyên Nguồn tài trợ dài hạn TSCĐ Thời gian
- Chiến lược tài trợ phù hợp Tài sản Nguồn vốn (tài trợ) Nguồn tài trợ ngắn hạn Tài sản lưu động tạm thời: 60 (tạm thời): ? Tài sản lưu động thường xuyên: 70 Nguồn tài trợ dài hạn Tài sản cố định: 120 (thường xuyên): ?
- 3.1.3.3. Chiến lược tài trợ phù hợp Nguồn tài trợ sẽ phù hợp với tính chất của tài sản: Nguồn tài trợ dài hạn: Tài trợ cho toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên Nguồn tài trợ ngắn hạn: Tài trợ cho toàn bộ TSLĐ tạm thời Ưu điểm: Là chiến lược trung dung, dung hòa giữa chiến lược bảo thủ và chiến lược phù hợp nên khắc phục được các nhược điểm của hai chiến lược này. Nhược điểm: Tuy không vi phạm nguyên tắc tài chính nhưng độ an toàn không cao
- 3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn ❑Tín dụng thương mại ❑Nợ tích lũy ❑ Tín dụng ngắn hạn ngân hàng ❑ Thuê vận hành (thuê hoạt động)
- 3.2.1. Tín dụng thương mại Khái niệm: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là nguồn tài trợ quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Lợi ích của TDTM: - Cung cấp vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hoạt động của DN - Đàm phán trên cơ sở tự nguyện giữa các doanh nghiệp với nhau - Kết quả đưa đến nhanh vì có thể đánh giá được khả năng thu hồi nợ, mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp mua chịu và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gánh chịu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 11 - ĐH Thương Mại
17 p | 273 | 62
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - ĐH Thương Mại
14 p | 304 | 54
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 9 - ĐH Thương Mại
10 p | 232 | 41
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (ĐH Công nghiệp TP. HCM)
39 p | 783 | 29
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Chương 3: Dự báo và hoạch định tài chính doanh nghiệp
33 p | 195 | 28
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp
211 p | 60 | 19
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
40 p | 119 | 16
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 5 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
32 p | 131 | 15
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - ThS. Nguyễn Văn Minh
36 p | 113 | 14
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1, 2 - ThS. Nguyễn Văn Minh
33 p | 161 | 14
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
35 p | 91 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
27 p | 36 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 87 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - ThS. Bùi Ngọc Toản
10 p | 99 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 66 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 81 | 5
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ThS. Đặng Thị Quỳnh Anh
6 p | 110 | 5
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
17 p | 154 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn