Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 7 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
lượt xem 9
download
Chương 7 giúp người học hiểu về "NPV và các tiêu chuẩn đầu tư khác". Nội dung trình bày cụ thể gồm có: Quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư dự án, các tiêu chí quyết định đầu tư dự án, phương pháp giá trị hiện tại ròng, phương pháp thời gian hoàn vốn,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 7 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
- VNU - UEB TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà Khoa : Tài chính – Ngân hàng 1
- CHƯƠNG 7 NPV VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐẦU TƯ KHÁC
- Quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư dự án
- Các tiêu chí quyết định đầu tư dự án • Giá trị hiện tại ròng • Kỳ hoàn vốn • Chỉ số lợi nhuận • Lợi nhuận kế toán bình quân (AAR) • Suất sinh lời nội bộ(IRR) • IRR điều chỉnh (MIRR)
- Phương pháp giá trị hiện tại ròng • Ý tưởng cơ bản – Giả sử bạn chi ra 25000$ để mua một ngôi nhà đang xuống cấp, 25000$ nữa để sửa chữa, nâng cấp, rồi bán ra thị trường, thu được 60000$ → một giá trị gia tăng 10000$ đã được tạo ra. – Làm cách nào để nhận biết trước rằng đầu tư 50000$ có phải là một ý tưởng tốt hay không? – Phân tích dự án: xác định một dự án (hay khoản đầu tư) được đề xuất, nếu được thực hiện sẽ có giá trị lớn hơn chi phí của nó.
- Khái niệm giá trị hiện tại ròng (NPV) – NPV là chênh lệch giữa giá trị thị trường của một khoản đầu tư và chi phí của nó. – NPV là thước đo có bao nhiêu giá trị được tạo ra hoặc bổ sung vào hôm nay bằng việc thực hiện một khoản đầu tư. – Do mục tiêu tạo ra giá trị cho cổ đông, quá trình dự thảo ngân sách (capital budgeting) có thể được xem là việc tìm kiếm các khoản đầu tư có NPV >0.
- Ước tính NPV • Quy trình định giá bằng dòng tiền chiết khấu (DCF) – Ước tính các dòng tiền được kỳ vọng trong tương lai của dự án. – Tính PV của các dòng tiền trong tương lai, chiết khấu bằng chi phí sử dụng vốn. – Trừ đi khoản đầu tư ban đầu, bao gồm cả vốn đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động.
- Ví dụ • Một dự án sx phân bón hữu cơ có doanh thu dự tính là 20000$/năm; chi phí (cả thuế) là 14000$/năm, kết thúc sau 8 năm. Giá trị thanh lý tài sản cố định là 2000$. Chi phí của dự án là 30000$. Tỷ lệ chiết khấu là 15%. – Đây có phải là một dự án tốt? – Nếu có 1000 cổ phần đang lưu hành, giá cổ phần sẽ chịu tác động như thế nào nếu dự án được thực hiện?
- 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Chi phí ban đầu -30 Dòng vào 20 20 20 20 20 20 20 20 Dòng ra -14 -14 -14 - 14 -14 -14 -14 - 14 Dòng vào ròng 6 6 6 6 6 6 6 6 Giá trị thanh lý 2 Dòng tiền ròng -30 6 6 6 6 6 6 6 6
- – Dòng tiền ròng là (20000$ - 14000$)= 6000$/năm, trong 8 năm; vào năm thứ 8 có một dòng tiền vào 2000$ nữa. PV = 6000$ x [1 – 1/(1,158)]/0,15 + (2000/1,158)= 27578$ NPV = -30000$ - 27578$ = - 2422$. Thực hiện dự án sẽ làm tổng giá trị cổ phiếu giảm 2422$, mỗi cổ phần sẽ bị mất giá trị 2,422$. Như vậy đây không phải là một khoản đầu tư tốt.
- • Quy trình: dựa trên cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu n CFt NPV t t 0 (1 r ) • Quy tắc ra quyết định – Các dự án là độc lập : NPV > 0 : chấp nhận – Các dự án loại trừ nhau: NPV lớn hơn và (+) thì được chấp nhận.
- Ví dụ • Một dự án 5 năm sản xuất một mặt hàng tiêu dùng mới, được kỳ vọng sẽ đem lại 2000$ trong hai năm đầu, 4000$ trong hai năm tiếp theo và 5000$ trong năm cuối. Nếu chi phí ban đầu của dự án là 10000$ và tỷ lệ chiết khấu là 10% thì dự án này có được chấp nhận không? • Chiết khấu các dòng tiền về hiện tại PV = (2000$/1,1) + (2000$/1,12) + (4000$/1,13) + (4000$/1,14) + (5000$/1,15) = 12313$ • Chi phí của dự án là 10000$ nên NPV = -10000$ + 12313$ = 2313$ > 0 → Dự án nên được chấp nhận.
- Ý nghĩa của phương pháp NPV – NPV = 0 : dòng tiền của dự án đủ để (a) hoàn vốn đầu tư, và (b) đem lại mức lợi suất đòi hỏi trên vốn đầu tư đó. – NPV = 0 không cải thiện được trạng thái của cổ đông; công ty lớn lên nhưng giá cổ phiếu không thay đổi. – NPV > 0: dòng tiền đang đem lại lợi suất phụ trội; vị thế của cổ đông được cải thiện, của cải tăng lên.
- Phương pháp thời gian hoàn vốn – Thời gian hoàn vốn: lượng thời gian cần thiết để một khoản đầu tư tạo ra các dòng tiền đủ để thu hồi chi phí ban đầu. – Cách tính • Cộng dồn các dòng tiền ròng, xác định thời điểm tổng của chúng bằng 0. – Thời gian hoàn vốn = (số năm trước khi thu hồi hoàn toàn) + (khoản đầu tư chưa thu hồi/dòng tiền trong năm sẽ thu hồi hoàn toàn). – Nếu thời gian hoàn vốn tính được nhỏ hơn một số năm đã được ấn định trước, dự án sẽ được chấp nhận.
- Dòng tiền ròng sau thuế dự tính, CFt Năm (t) Dự án S Dự án L 0 (1000$) (1000$) 1 500 100 2 400 300 3 300 400 4 100 600 Thời gian hoàn vốn (S) = 2 + (100 / 300) = 21/3 năm Thời gian hoàn vốn (L) = 3 + (200 / 600) = 3 2/3 năm
- • Nhược điểm: – Không tính tới giá trị thời gian của tiền – Dòng tiền sau thời điểm hoàn vốn không được đánh giá. – Không có mối quan hệ nào giữa thời gian hoàn vốn và tối đa hóa của cải của nhà đầu tư (giá cổ phiếu) • Thời gian hoàn vốn chiết khấu – Khái niệm: Số năm cần để thu hồi khoản đầu tư từ các dòng tiền ròng được chiết khấu theo chi phí vốn của dự án. – Khắc phục nhược điểm thứ nhất của phương pháp thời gian hoàn vốn trên đây.
- • Thời gian hoàn vốn chiết khấu: với chi phí vốn 10% – Kỳ HVCK (S) = 2 + (214/225) = 2,95 năm – Kỳ HVCK (L) = 3 + (360/410) = 3,88 năm Dòng tiền ròng chiết khấu Dự án S Dự án L Năm Hàng năm Cộng dồn Hàng năm Cộng dồn 0 (1000$) (1000) (1000$) (1000) 1 455 (545) 91 (909) 2 331 (214) 248 (661) 3 225 11 301 (360) 4 68 79 410 50
- • Ứng dụng của tiêu chí thời gian hoàn vốn: – Cho thông tin về thời gian dự án thu hồi vốn – Thời gian hoàn vốn càng ngắn, dự án càng thanh khoản – Áp dụng cho các DN nhỏ không có khả năng tiếp cận thị trường vốn. – Có thể coi là chỉ số đo lường rủi ro
- • Ứng dụng của tiêu chí kỳ hoàn vốn: – Cho thông tin về thời gian dự án thu hồi vốn – Thời gian hoàn vốn càng ngắn, dự án càng có tính thanh khoản – Áp dụng cho các DN nhỏ không có khả năng tiếp cận thị trường vốn. – Có thể coi là chỉ số đo lường rủi ro
- Phương pháp mức sinh lời nội bộ – Mức sinh lời nội bộ (IRR) trên một khoản đầu tư là mức lợi suất đòi hỏi mà khi được sử dụng làm tỷ lệ chiết khấu sẽ đem lại NPV = 0. n CFt t 0 t 0 (1 IRR) PV (dòng tiền vào dự tính) = PV của chi phí đầu tư (dòng tiền ra). (với CFt bao gồm cả các khoản đầu tư)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 11 - ĐH Thương Mại
17 p | 273 | 62
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - ĐH Thương Mại
14 p | 305 | 54
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 9 - ĐH Thương Mại
10 p | 232 | 41
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (ĐH Công nghiệp TP. HCM)
39 p | 784 | 29
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Chương 3: Dự báo và hoạch định tài chính doanh nghiệp
33 p | 195 | 28
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp
211 p | 60 | 19
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
40 p | 119 | 16
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 5 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
32 p | 131 | 15
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - ThS. Nguyễn Văn Minh
36 p | 113 | 14
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1, 2 - ThS. Nguyễn Văn Minh
33 p | 161 | 14
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
35 p | 91 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
27 p | 36 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 87 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - ThS. Bùi Ngọc Toản
10 p | 99 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 66 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 81 | 5
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ThS. Đặng Thị Quỳnh Anh
6 p | 110 | 5
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
17 p | 154 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn