intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 4: Quản lý tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp (Lê Thu Thủy)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

92
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 4: Quản lý tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp" được biên soạn bởi giảng viên Lê Thu Thủy nhằm cung cấp đến các bạn các kiến thức khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn; quản lý hàng tồn kho; quản lý ngân quỹ; quản lý khoản phải thu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 4: Quản lý tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp (Lê Thu Thủy)

  1. BÀI 4 QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN HẠN TRONG DOANH NGHIỆP Giảng viên: LÊ THU THỦY Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105205 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Công ty Toyota Nhật Bản: Hệ thống quản lý hàng tồn kho “Just In Time” (JIT) Những năm 1930, Hãng ô tô Ford (Hoa Kì) lần đầu tiên áp dụng hệ thống dây chuyền để lắp ráp xe, một dạng sơ khai của phương pháp JIT - cung cấp đúng lúc, kịp thời và chính xác số lượng hàng hóa cần thiết kể cả về thời điểm giao hàng và số lượng cần giao. Đến những năm 1970, Hãng ô tô Toyota (Nhật bản) hoàn thiện phương pháp trên và nâng thành lý thuyết Just in time. Hãng ô tô Nhật bản Toyota đã phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất của Ford, phát huy ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của hai hình thái sản xuất trên. JIT phát huy tác dụng hiệu quả trong nhiều nhà máy của Nhật và đến thập niên 80, JIT bắt đầu xâm nhập vào Hoa Kỳ. General Electric là một trong những tổ chức đầu tiên ứng dụng JIT. Ngày nay, khái niệm JIT ngày càng được chấp nhận và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Phương pháp JIT là gì? Tại sao Toyota lại sử dụng hệ thống này trong quản lý hàng tồn kho? Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của phương pháp này là gì? v1.0015105205 2
  3. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn. • Trình bày được mục đích của việc quản lý hàng tồn kho, ngân quỹ và khoản phải thu. • Nắm rõ được các mô hình quản lý hàng tồn kho và ý nghĩa của các mô hình đó. • Nắm rõ được các mô hình quản lý ngân quỹ và ý nghĩa của các mô hình đó. • Trình bày được mục đích và quy trình quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp. • Trình bày được đặc điểm của chính sách tín dụng thương mại. v1.0015105205 3
  4. NỘI DUNG Khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn Quản lý hàng tồn kho Quản lý ngân quỹ Quản lý khoản phải thu v1.0015105205 4
  5. 1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN NGẮN HẠN • Khái niệm: Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng hoặc thu hồi dưới hoặc bằng 12 tháng. • Phân loại: Có 3 loại tài sản ngắn hạn chính:  Tiền.  Phải thu ngắn hạn.  Hàng tồn kho. • Quản lý tài sản ngắn hạn là quá trình tổ chức, điều hành việc hình thành và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. v1.0015105205 5
  6. 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO • Phân loại hàng tồn kho  Phân loại theo hình thức vật lý: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho thành phẩm.  Phân loại theo giá trị vốn đầu tư: Phương pháp kiểm soát tồn kho ABC. v1.0015105205 6
  7. 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo) • Lợi ích của việc nắm giữ hàng tồn kho  Chủ động;  Linh hoạt và liên tục;  Thoả mãn nhu cầu. • Bất lợi của việc nắm giữ hàng tồn kho  Phát sinh chi phí của việc dự trữ;  Chi phí cơ hội.  Quản lý hàng tồn kho nhằm đánh đổi lợi ích và bất lợi của việc nắm giữ hàng tồn kho. v1.0015105205 7
  8. 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo) • Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ) Giả sử:  Lượng vật tư tiêu dùng ổn định.  Hàng hoá mua mỗi lần đều nhau.  Hàng hoá được cung cấp, đáp ứng đầy đủ và ngay lập tức.  Có hai loại chi phí liên quan đến hoạt động dự trữ của doanh nghiệp:  Chi phí lưu kho: bao gồm những chi phí để dự trữ hàng hoá.  Chi phí đặt hàng: bao gồm những chi phí cho việc mua hàng. v1.0015105205 8
  9. 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo) • Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ) Tổng chi phí Tổng chi phí lưu Tổng chi phí đặt = + dự trữ (TIC) kho (TCC) hàng (TOC) TIC = C1 × Q/2 + C2 × D/Q Trong đó: C1 = Chi phí lưu kho 1 đơn vị sản phẩm C2 = Chi phí đặt hàng D = Tổng lượng hàng cần sử dụng trong kỳ Q = Lượng hàng tồn kho v1.0015105205 9
  10. 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo) C TCC TIC Lượng đặt hàng tối ưu là lượng đặt hàng mà tại đó tổng chi phí dự trữ là nhỏ nhất. TOC Q* Q v1.0015105205 10
  11. 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo) • Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ) Lượng đặt hàng tối ưu là: Ví dụ: Công ty A dự định sử dụng 26.000 đơn vị sản phẩm trong năm sắp tới. Biết chi phí mỗi lần đặt hàng là $1.000, chi phí lưu kho cho 1 đơn vị sản phẩm là $1,23. Hỏi lượng đặt hàng tối ưu và số lần đặt hàng tối ưu trong năm của doanh nghiệp là bao nhiêu? Trả lời: Áp dụng công thức trên với D = 26.000, C2 = $1.000 và C1 = $1,23  Q* = 6.500 Như vậy, công ty sẽ đặt hàng mỗi lần là 6.500 đơn vị sản phẩm. Số lần đặt hàng tối ưu trong năm của doanh nghiệp là: n* = 26.000 / 6.500 = 4 lần. v1.0015105205 11
  12. 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo) • Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ)  Điểm đặt hàng mới: Là lượng hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho mà khi số dư khoản mục hàng tồn kho giảm tới đó, doanh nghiệp cần đặt hàng mới. Điểm đặt hàng mới = Thời gian giao hàng × Tốc độ sử dụng hàng  Điểm đặt hàng an toàn: Bằng điểm đặt hàng mới cộng với lượng dự trữ an toàn. Ví dụ: Với số liệu như ví dụ trên, biết thời gian giao hàng là 2 tuần, lượng dự trữ an toàn là 700 đơn vị sản phẩm, tính điểm đặt hàng mới và điểm đặt hàng an toàn. Trả lời: Tốc độ sử dụng hàng hoá trong 1 tuần là: 26.000 / 52 = 500 đơn vị sản phẩm Điểm đặt hàng mới = 2 × 500 = 1.000 sản phẩm Điểm đặt hàng an toàn = 1.000 + 700 = 1.700 sản phẩm v1.0015105205 12
  13. 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo) • Mô hình đặt hàng đúng lúc (JIT) Trong mô hình này, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sẽ sản xuất ra một số lượng đúng bằng hoặc vượt quá một chút số lượng mà công đoạn sản xuất sau cần tới. Lợi ích: Giảm tới mức thấp nhất chi phí dự trữ. Khó khăn: Khó áp dụng, chi phí vận chuyển có thể sẽ lớn, không áp dụng được cho hầu hết các loại hàng tồn kho. v1.0015105205 13
  14. 3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ Chứng khoán thanh khoản cao Mua chứng khoán Bán chứng khoán Thu tiền Tiền Chi tiền v1.0015105205 14
  15. 3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ • Lợi ích của việc nắm giữ tiền  Động cơ giao dịch.  Động cơ dự phòng.  Động cơ đầu cơ.  Động cơ khác. • Bất lợi của việc nắm giữ tiền  Tiền không sinh lãi.  Chi phí cơ hội.  Quản lý ngân quỹ nhằm đánh đổi lợi ích và bất lợi của việc nắm giữ tiền mặt trong ngân quỹ doanh nghiệp. v1.0015105205 15
  16. 3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ (tiếp theo) • Mô hình Baumol (còn được gọi là mô hình EOQ trong quản lý ngân quỹ)  Tương tự mô hình EOQ trong quản lý hàng tồn kho.  Bao gồm hai loại chi phí:  Chi phí cơ hội.  Chi phí giao dịch. Tổng chi phí Tiền lãi chứng Chi phí giao dịch = + nắm giữ tiền khoán bị bỏ qua chứng khoán TC = i × M/2 + Cb × Mn/M Trong đó: i = Lãi suất Cb = Chi phí cho một lần bán chứng khoán thanh khoản Mn = Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm v1.0015105205 16
  17. 3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ (tiếp theo) • Mô hình Baumol (còn được gọi là mô hình EOQ trong quản lý ngân quỹ) Lượng tiền mặt tối ưu được tính bằng công thức sau: Ví dụ: Một doanh nghiệp mỗi năm phải chi một lượng tiền mặt 3.600 triệu. Chi phí mỗi lần đem bán các chứng khoản thanh khoản cao là 0,5 triệu, lãi suất chứng khoán ngắn hạn là 10%/năm thì lượng dự trữ tiền mặt tối ưu là bao nhiêu? Trả lời: Mn = 3600 triệu, Cb = 0,5, i = 0,1 thay vào công thức trên M* = 189,7 triệu v1.0015105205 17
  18. 3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ (tiếp theo) • Mô hình Miller – Orr trong quản lý ngân quỹ v1.0015105205 18
  19. 3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ (tiếp theo) • Mô hình Miller – Orr trong quản lý ngân quỹ Công thức: M* = Mmin + d/3 Mmax = Mmin + d Trong đó: d = Khoảng cách của giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ Cb = Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán Vb = Phương sai của thu chi ngân quỹ i = Lãi suất M* = Mức tiền mặt theo thiết kế Mmin = Mức tiền mặt giới hạn dưới Mmax = Mức tiền mặt giới hạn trên v1.0015105205 19
  20. 3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ (tiếp theo) • Mô hình Miller – Orr trong quản lý ngân quỹ  Khoảng cách của giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ phụ thuôc vào các yếu tố sau đây:  Chi phí giao dịch chứng khoán  Phương sai ngân quỹ  Lãi suất  Để thiết lập được mô hình cần làm 4 bước sau: Bước 1: Thiết lập giới hạn dưới. Bước 2: Ước lượng độ lệch chuẩn. Bước 3: Quyết định lãi suất. Bước 4: Ước lượng chi phí giao dịch chứng khoán. v1.0015105205 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2