Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp<br />
<br />
BÀI 8: NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
•<br />
<br />
Cung cấp những kiến thức cơ bản tạo ra<br />
tầm nhìn trong việc xem xét sử dụng các<br />
nguồn tài trợ của doanh nghiệp.<br />
<br />
•<br />
<br />
Để học tốt bài này, học viên cần tập có tầm<br />
nhìn tổng thể về nguồn vốn của doanh nghiệp<br />
trong nền kinh tế thị trường.<br />
<br />
•<br />
<br />
Trang bị những kiến thức chủ yếu về nội<br />
dung, đặc điểm, những điểm lợi và bất<br />
lợi của các nguồn tài trợ đối với doanh<br />
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.<br />
<br />
•<br />
<br />
Nắm vững khái niệm, nội dung, đặc điểm, những<br />
điểm lơi và bất lợi của từng công cụ tài chính<br />
trong việc huy động vốn của doanh nghiệp.<br />
<br />
•<br />
<br />
Trong quá trình học cần đưa ra các trường hợp<br />
giả định đồng thời liên hệ với thực tế, xem xét<br />
tác động của của việc sử dụng các nguồn tài trợ<br />
đến khả năng sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp.<br />
<br />
•<br />
<br />
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và vận dụng vào<br />
giải các bài tập, từ đó quay trở lại củng cố<br />
nhận thức về lý thuyết.<br />
<br />
•<br />
<br />
Kết hợp đọc các tài liệu tham khảo:<br />
<br />
Nội dung<br />
•<br />
<br />
Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh<br />
nghiệp.<br />
<br />
•<br />
<br />
Mô hình nguồn tài trợ của doanh nghiệp.<br />
<br />
•<br />
<br />
Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp.<br />
<br />
•<br />
<br />
Những điểm lợi và bất lợi sử dụng<br />
nguồn tài trợ ngắn hạn.<br />
<br />
•<br />
<br />
Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp.<br />
<br />
Thời lượng học<br />
•<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
8 tiết<br />
<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
Chương 7, chương 8 – Giáo trình Tài<br />
chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính.<br />
Chủ biên PGS. TS Nguyễn Đình Kiêm &<br />
TS Bạch Đức Hiển, NXB Tài chính, năm<br />
2008.<br />
Chượng 19, chương 20, chương 22, chương<br />
25 – Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Chủ<br />
biên TS Trần Ngọc Thơ. NXB Thống kê,<br />
năm 2007.<br />
<br />
167<br />
<br />
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp<br />
<br />
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP<br />
<br />
Công cụ tài chính<br />
Một trong những nội dung chủ yếu và chức năng<br />
riêng có của tài chính doanh nghiệp là huy động vốn<br />
để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh hiện tại và<br />
cho sự tăng trưởng trong tương lai. Sự phát triển của<br />
thị trường tài chính đã tạo ra những công cụ tài chính<br />
ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, mỗi một<br />
công cụ tài chính bao giờ cũng ẩn chứa hai mặt: Mặt<br />
lợi và mặt bất lợi. Vì thế; cái hay, cái tinh tế của nhà<br />
quản trị tài chính giỏi chính là biết lựa chọn hay tạo ra<br />
những công cụ tài chính mà luật pháp cho phép để<br />
huy động vốn phù hợp với tình thế và có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời việc huy động vốn<br />
ngày hôm nay không làm cạn kiệt nguồn tài trợ trong tương lai của doanh nghiệp. Nội dung<br />
chủ yếu của bài này sẽ giúp cho bạn trả lời các câu hỏi:<br />
Câu hỏi<br />
1. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có những công cụ hay những nguồn tài trợ chủ<br />
yếu nào?<br />
2. Mỗi công cụ hay mỗi nguồn tài trợ có những điểm lợi và bất lợi gì khi sử dụng nó?<br />
Trên cơ sở xem xét những vấn đề đó có thể giúp cho bạn suy ngẫm cách sử dụng tốt hơn công<br />
cụ tài chính cho việc huy động vốn của doanh nghiệp.<br />
<br />
168<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp<br />
<br />
8.1.<br />
<br />
Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh nghiệp<br />
<br />
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là<br />
tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt<br />
động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những<br />
ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, đòi<br />
hỏi phải có một lượng vốn nhất định nhằm hình thành<br />
nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh<br />
nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, đòi hỏi<br />
doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn đáp ứng đầy<br />
đủ, kịp thời nhu cầu vốn và với chi phí sử dụng vốn ở<br />
mưc thấp. Dưới đây sẽ xem xét tổng quan nguồn vốn<br />
của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.<br />
Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại<br />
khác nhau. Thông thường trong công tác quản lý thường xem xét nguồn vốn của<br />
doanh nghiệp:<br />
8.1.1.<br />
<br />
Nợ và vốn chủ sở hữu<br />
<br />
Dựa vào quan hệ sở hữu vốn có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại:<br />
Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.<br />
Nợ<br />
<br />
Tài sản<br />
<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
<br />
• Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm<br />
số vốn chủ sở hữu trực tiếp đầu tư và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ<br />
sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau:<br />
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả<br />
<br />
• Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ<br />
phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải trả cho<br />
nhà cung cấp, các khoản phải nộp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, các khoản phải<br />
trả cho người lao động trong doanh nghiệp...<br />
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh<br />
nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp giữa<br />
hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tuỳ<br />
thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài<br />
chính của doanh nghiệp.<br />
8.1.2.<br />
<br />
Nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên<br />
<br />
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn tiêu thức này có thể chia nguồn<br />
vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.<br />
Tài sản<br />
<br />
Nợ ngắn hạn...<br />
<br />
lưu động<br />
<br />
Nguồn vốn tạm thời<br />
<br />
Tài sản<br />
cố định<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Nợ dài hạn<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
<br />
Nguồn vốn thường xuyên<br />
<br />
169<br />
<br />
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp<br />
<br />
• Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà<br />
doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường<br />
được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu<br />
động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định<br />
bằng công thức:<br />
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn<br />
<br />
Hoặc:<br />
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp – Nợ ngắn hạn.<br />
<br />
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể xác<br />
định nguồn vốn lưu động thường xuyên (hay còn được gọi là vốn lưu động ròng)<br />
của doanh nghiệp.<br />
Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để<br />
hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động<br />
kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản lưu động<br />
thường xuyên tuỳ thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp).<br />
Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác<br />
định theo công thức sau:<br />
Nguồn vốn lưu động<br />
thường xuyên<br />
<br />
=<br />
<br />
Tổng nguồn vốn thường xuyên<br />
của doanh nghiệp<br />
<br />
–<br />
<br />
Giá trị tài sản dài<br />
hạn<br />
<br />
Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:<br />
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn<br />
<br />
Có thể xem xét nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau:<br />
Tài sản ngắn hạn<br />
<br />
Nợ ngắn hạn<br />
Nguồn vốn lưu động<br />
thường xuyên<br />
<br />
Nợ trung và dài hạn<br />
<br />
Nguồn vốn<br />
thường xuyên của<br />
doanh nghiệp<br />
<br />
Tài sản dài hạn<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
<br />
Ví dụ: Theo bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp H có số liệu sau:<br />
Đơn vị: triệu đồng<br />
Tài sản<br />
<br />
Số cuối kỳ<br />
<br />
Nguồn vốn<br />
<br />
Số cuối kỳ<br />
<br />
A. Tài sản ngắn hạn<br />
<br />
1.480<br />
<br />
A. Nợ phải trả<br />
<br />
2.000<br />
<br />
I. Tiền<br />
II. Các khoản phải thu<br />
III. Hàng tồn kho<br />
B. Tài sản dài hạn<br />
<br />
384<br />
100<br />
996<br />
2.520<br />
<br />
I. Nợ ngắn hạn<br />
- Vay ngắn hạn<br />
- Nợ phải trả người bán<br />
II. Nợ dài hạn<br />
<br />
1.000<br />
800<br />
200<br />
1.000<br />
<br />
I. Tài sản cố định<br />
• Nguyên giá<br />
<br />
2.520<br />
2.800<br />
<br />
B. Vốn chủ sở hữu<br />
I. Vốn chủ sở hữu<br />
<br />
2.000<br />
2.000<br />
<br />
• Giá trị hao mòn luỹ kế<br />
II. Đầu tư tài chính dài hạn<br />
Tổng cộng tài sản<br />
<br />
(280)<br />
4.000<br />
<br />
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác<br />
<br />
4.000<br />
<br />
Tổng cộng nguồn vốn<br />
<br />
Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm N của Doanh nghiệp H<br />
170<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp<br />
<br />
Từ số liệu trên, có thể xác định:<br />
Nguồn vốn lưu động thường xuyên<br />
của doanh nghiệp ở cuối năm N<br />
<br />
= 1.480 – 1.000 = 480 triệu đồng<br />
<br />
Hoặc = (2.000 + 1.000) – 2.520 = 480 triệu<br />
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp<br />
trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo<br />
vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động<br />
thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp<br />
phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi người quản lý<br />
doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định<br />
phù hợp trong việc tổ chức vốn.<br />
• Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) doanh<br />
nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về vốn có tính chất tạm thời phát sinh<br />
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường bao gồm vay<br />
ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.<br />
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù<br />
hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh.<br />
8.1.3.<br />
<br />
Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài<br />
<br />
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành<br />
nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Việc phân loại này chủ yếu để xem xét<br />
việc huy động nguồn vốn của một doanh nghiệp đang hoạt động.<br />
8.1.3.1. Nguồn vốn bên trong<br />
<br />
Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động<br />
của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của<br />
doanh nghiệp.<br />
• Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp bao gồm:<br />
o Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.<br />
o Khoản khấu hao tài sản cố định.<br />
o Các khoản nợ phải trả có tính chu kỳ.<br />
o Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần<br />
dùng hoặc thanh lý TSCĐ.<br />
• Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn bên trong<br />
có những điểm lợi và bất lợi chủ yếu sau:<br />
o Những điểm lợi:<br />
Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các thời<br />
cơ trong kinh doanh.<br />
Sử dụng lợi nhuận sau thuế cùng với nguồn khấu hao được hình thành trên<br />
cơ sở trích khấu hao tài sản cố định, cho phép các doanh nghiệp chủ động<br />
hơn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư, các cơ hội đầu tư<br />
tăng trưởng. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp còn là nguồn tài trợ chủ<br />
yếu cho các dự án đầu tư mạo hiểm, các dự án có mức độ rủi ro cao như:<br />
phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường mới…<br />
v1.0<br />
<br />
171<br />
<br />