Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 14: Chính sách cổ tức
lượt xem 4
download
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 14: Chính sách cổ tức. Chương này cung cấp cho người học những kiến thức như: Cổ tức và thanh toán cổ tức, các vấn đề trong chính sách cổ tức, chính sách cổ tức, thiết lập một chính sách cổ tức. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 14: Chính sách cổ tức
- 7/30/2018 Chương 14 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Email: buitoan.hui@gmail.com Website: https://sites.google.com/site/buitoanffb NỘI DUNG CHÍNH Cổ tức và thanh toán cổ tức Các vấn đề trong chính sách cổ tức Chính sách cổ tức Thiết lập một chính sách cổ tức Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CỔ TỨC VÀ THANH TOÁN CỔ TỨC Theo luật Doanh nghiệp: Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 1
- 7/30/2018 CỔ TỨC VÀ THANH TOÁN CỔ TỨC Về cơ bản cổ tức bằng tiền mặt là những: Cổ tức bằng tiền mặt thường xuyên: Loại phổ biến nhất của cổ tức là cổ tức bằng tiền mặt. Thông thường, công ty đại chúng trả cổ tức bằng tiền mặt thường xuyên bốn lần một năm. Cổ tức bổ sung (cổ tức phụ trội tiền mặt): Các công ty ngoài việc trả cổ tức bằng tiền mặt thường xuyên và còn có thể có cổ tức phụ trội bằng tiền mặt. Tuy nhiên, cổ tức "bổ sung thêm" này có thể hoặc không thể được lặp đi lặp lại trong tương lai. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CỔ TỨC VÀ THANH TOÁN CỔ TỨC Về cơ bản cổ tức bằng tiền mặt là những: Cổ tức đặc biệt: Tương tự cổ tức bổ sung, nhưng đây một sự kiện thực sự bất thường hoặc một lần và sẽ không được lặp đi lặp lại. Thanh lý cổ tức: Khi bán đi một phần hay toàn bộ cổ phiếu. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CỔ TỨC VÀ THANH TOÁN CỔ TỨC Về cơ bản cổ tức bằng tiền mặt là những: Cổ tức đặc biệt: Tương tự cổ tức bổ sung, nhưng đây một sự kiện thực sự bất thường hoặc một lần và sẽ không được lặp đi lặp lại. Thanh lý cổ tức: Khi bán đi một phần hay toàn bộ cổ phiếu. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 2
- 7/30/2018 CỔ TỨC VÀ THANH TOÁN CỔ TỨC Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức: EPS EBIT - I 1 t PD nS DPS = EPS * tỷ lệ thanh toán cổ tức EPS: thu nhập mỗi cổ phần DPS: cổ tức mỗi cổ phần I: tiền lãi vay hàng kỳ PD: tổng cổ tức cổ phiếu ưu đãi t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nS: số lượng cổ phần thường đang lưu hành Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CỔ TỨC VÀ THANH TOÁN CỔ TỨC Ví dụ 14.1: Công ty cổ phần A trong năm 2014 có tình hình như sau (Đơn vị tính: triệu đồng) - Doanh thu thuần cả năm: 4.000 - Tỷ trọng biến phí trong doanh thu thuần: 70% - Định phí: 300 - Tổng tài sản: 2.100 - Công ty sử dụng đòn cân nợ 50%, trong đó : • Vay dài hạn trong 10 năm chiếm 40% tổng nguồn vốn với lãi suất 16%/năm • Vay ngắn hạn lãi suất bình quân 12%/năm -Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành: 10.000 (cổ phiếu) -Tỷ lệ thanh toán cổ tức: 75% -Thuế TNDN: 22% Yêu cầu: tính EPS, DPS? Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC VẤN ĐỀ TRONG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ngày giao dịch không hưởng quyền là: ngày giao dịch mà người mua sẽ không được các quyền có liên quan (quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm,…) Ngày chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán (ngày đăng ký cuối cùng): là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 3
- 7/30/2018 CÁC VẤN ĐỀ TRONG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ví dụ 14.2: Công ty cổ phần A thông báo chi trả cổ tức và ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 23/7 (thứ 2). Giả sử trong tháng 7 không có ngày nghỉ lễ, thời gian thanh toán theo quy định hiện hành là T+3. a. Một nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu A để được chi trả cổ tức thì phải mua chậm nhất vào ngày nào? b. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày nào? c. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày nào? Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ví dụ 14.3: Công ty A (không vay nợ) có kế hoạch giải thể trong hai năm tới. - Tổng số tiền công ty sẽ tạo ra trong hai năm tới (bao gồm cả tiền thu được từ thanh lý công ty) là 10.000.000 đồng / năm. - Hiện tại, tổng số cổ tức sẽ trả là: 10.000.000 đồng (số cổ phiếu: 100 cổ phiếu; cổ tức trên mỗi cổ phiếu: 100.000 đồng) - Giả sử tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư là: 10%/năm. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ví dụ 14.3: Chính sách hiện tại: 100.000 100.000 Giá một cổ phiếu: P0 2 173.554 1.1 1.1 Tổng giá trị cổ phiếu của công ty: 17.355.400 đồng Vậy, 17.355.400 đồng > 10.000.000 đồng Cổ đông không hài lòng với chính sách cổ tức hiện tại và đã yêu cầu phải có một chính sách thay thế. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 4
- 7/30/2018 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ví dụ 14.3: Chính sách thay thế: các cổ đông kỳ vọng trả tổng cổ tức là 11.000.000 đồng. Nhưng vì dòng tiền mặt chỉ có 10.000.000 đồng nên công ty dự kiến có thêm 1.000.000 đồng bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Các cổ đông mới chấp nhận đầu tư 1.000.000 đồng với tỷ suất sinh lợi mong đợi 10%, do đó cổ tức họ sẽ yêu cầu nhận được vào ngày trả cổ tức ở năm 2 là: 1.000.000 * (1+10%) = 1.100.000 đồng. Tổng giá trị hiện tại về cổ tức của các cổ đông cũ là: 110.000 89.000 P0 2 173.554 1.1 Bài giảng1môn: .1Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ví dụ 14.3: Kết luận: giá trị hiện tại về cổ tức của các cổ đông cũ giữa các chính sách chi trả cổ tức là như nhau (không có sự khác biệt giữa các chính sách cổ tức). Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức tự thiết kế của cổ đông Trường hợp 1: Năm NĐT muốn Cty trả - NĐT trích Dòng tiền NĐT nhận ra mua CP ròng mong của Cty ( muốn của 10%) NĐT 1 100 110 10 110-10=100 2 100 89 89+10*1,1=1 00 Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 5
- 7/30/2018 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức tự thiết kế của cổ đông Trường hợp 2: Năm NĐT muốn Cty trả - NĐT bán Dòng tiền ròng mong NĐT CP có giá muốn của NĐT nhận trị 1 110 100 10 100+10 =110 2 89 100 100 -10*1,1=89 (10*1,1: giá trị ctức NĐT từ chối Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức tự thiết kế của cổ đông Nhận xét: Không có lợi thế đặc biệt cho bất kỳ một chính sách cổ tức nào của công ty. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ảnh hưởng của thuế đến chính sách cổ tức Ví dụ 14.4: Công ty ABC đang xem xét sử dụng hai phương án loại trừ lẫn nhau: (1) Trả cổ tức hoặc (2) giữ lại tiền mặt dư thừa để đầu tư chứng khoán. Nếu công ty này có dòng tiền mặt tăng thêm là 1.000.000.000 đồng. Công ty có thể: - Công ty có thể trả tiền mặt để chia cổ tức cho cổ đông và để cổ đông tự mình đầu tư vào trái phiếu kho bạc với lãi suất 8%. - Giữ lại tiền mặt và đầu tư vào trái phiếu kho bạc với lãi suất 8%. Mức thuế suất thuế doanh nghiệp là 22%, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân là 5%. Vậy số tiền mặt các nhà đầu tư sẽ có sau 5 năm theo từng chính sách là bao nhiêu? Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 6
- 7/30/2018 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ảnh hưởng của thuế đến chính sách cổ tức Ví dụ 14.5: Công ty D đang xem xét sử dụng hai phương án loại trừ lẫn nhau: (1) Trả cổ tức hoặc (2) giữ lại tiền mặt dư thừa để đầu tư chứng khoán. Nếu công ty này có dòng tiền mặt tăng thêm là 1.000 ngàn đồng. Công ty có thể: - Công ty có thể trả tiền mặt để chia cổ tức cho cổ đông, và để cổ đông tự mình đầu tư vào trái phiếu kho bạc với lãi suất 10%. - Giữ lại tiền mặt và đầu tư vào trái phiếu kho bạc với lãi suất 10%. Mức thuế suất thuế doanh nghiệp là 34 %, và mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân là 28 %. Vậy số tiền mặt các nhà đầu tư sẽ có sau 5 năm theo từng chính sách là bao nhiêu? Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ảnh hưởng của thuế đến chính sách cổ tức Ví dụ 14.5: Tình huống 1: Nếu cổ tức được trả, thì cổ đông sẽ nhận được 1000 ngàn đồng trước thuế, hay là : 1000 x(1-28%)= 720 ngàn đồng sau thuế. Cổ đông sẽ dùng 720 ngàn đồng để mua trái phiếu. Với lãi suất trước thuế là 10%, lãi suất sau thuế là 10%(1- 28%)=7,2% / năm. Vậy sau 5 năm, cổ đông sẽ tích luỹ: 720 ngàn đồng x(1+7,2%) 5 =1.019,31 ngàn đồng (1) Tình huống 2: Nếu Công ty D giữ lại cổ tức để đầu tư vào trái phiếu, và sẽ thanh toán cho cổ đông sau 5 năm. Thuế TNDN là 34%, nên lợi nhuận sau thuế sau khi đầu tư vào trái phiếu là 10% x (1-34%) =6,6%/năm Vậy sau 5 năm, đầu tư vào trái phiếu, công ty tích luỹ được: 1000 x ( 1+ 6,6 %)5 = 1.376,53 ngàn đồng Và công ty dùng số tiền này trả cổ tức, thì cổ tức mà cổ đông nhận được sau thuế: 1.376,53 x (1-28%) = 991,10 ngàn đồng (2) Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ảnh hưởng của thuế đến chính sách cổ tức Khi số tiền cổ đông nhận được trong trường hợp giữ lại cổ tức để đầu tư (TH2) cao hơn trường hợp cổ tức được trả ngay (TH1) thì công ty sẽ có động cơ giảm bớt việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt. Tuy nhiên, nếu mức thuế thu nhập cá nhân thấp hơn so với mức thuế thu nhập doanh nghiệp thì lại là động cơ khiến cho công ty chi trả tiền mặt qua cổ tức. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 7
- 7/30/2018 THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức sử dụng phần còn dư Chính sách cổ tức ổn định Chính sách cổ tức hài hòa Mua lại cổ phiếu Cổ tức cổ phiếu và chia tách cổ phiếu Gộp cổ phiếu Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức sử dụng phần còn dư Mục đích: - Lập dự toán vốn đầu tư ( đối với các dự án NPV dương) - Xác định cơ cấu vốn mục tiêu - Tài trợ các dự án đầu tư bằng cách kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu phù hợp với cơ cấu vốn mục tiêu Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức sử dụng phần còn dư - Giả định rằng công ty muốn giảm thiểu sự cần thiết phải bán cổ phần mới và muốn duy trì cơ cấu vốn hiện tại, thì vẫn phải dựa vào vốn nội sinh được tạo ra, nếu cần thiết thì mới phát hành thêm cổ phiếu để tài trợ cho các dự án NPV dương mới. - Với một chính sách cổ tức có giữ lại một phần lợi nhuận sau thuế, mục tiêu mong muốn của công ty là vừa có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư và vừa duy trì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu như trước khi chi trả cổ tức. - Điểm mấu chốt của phương pháp này là cổ tức được thanh toán chỉ sau khi tất cả các cơ hội đầu tư có lợi nhuận đang cạn kiệt. Tất nhiên, có thể dẫn đến một chính sách cổ tức rất không ổn định. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 8
- 7/30/2018 THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức sử dụng phần còn dư Ví dụ 14.6: Bài 1 trang 129 (sách giáo trình) Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức ổn định Cổ tức hàng kỳ là một phần cố định của thu thập, nghĩa là tất cả các khoản thanh toán cổ tức sẽ bằng nhau. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức hài hòa (thỏa hiệp, dung hòa) Mục đích: - Tránh cắt giảm các dự án NPV dương để trả cổ tức. - Tránh cắt giảm cổ tức. - Tránh sự cần thiết phải bán cổ phần. - Duy trì tỷ lệ nợ-vốn chủ sở hữu mục tiêu. - Duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 9
- 7/30/2018 THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức hài hòa (thỏa hiệp, dung hòa) Xu hướng của chính sách này: (1) Các khoản thanh toán cổ tức được tính theo tỷ lệ của thu nhập của công ty. (2) Các nhà đầu tư đều được "công bằng" trong việc chia sẻ thu nhập của công ty. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chính sách cổ tức hài hòa (thỏa hiệp, dung hòa) Mục tiêu dài hạn là tỷ lệ thanh toán cổ tức mà công ty dự kiến trả cổ tức trong những hoàn cảnh bình thường, nó có thể thay đổi trong ngắn hạn nếu điều này là cần thiết. Kết quả là, trong dài hạn, tăng trưởng lợi nhuận tiếp theo là tăng cổ tức, nhưng sẽ có độ trễ. Để giảm thiểu những vấn đề bất ổn cổ tức, nhà quản trị tài chính có thể áp dụng hai loại cổ tức: thường xuyên và bổ sung Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ví dụ 14.7: Công ty A thực hiện chính sách cổ tức sử dụng phần dư và duy trì một cơ cấu nợ chiếm 60%, 40% vốn chủ sở hữu. Thu nhập trong năm là 4 tỷ đồng. Tính: a. Số tiền tối đa là bao nhiêu để chi tiêu mà không bán cổ phiếu mới? b. Giả sử rằng kế hoạch đầu tư chi tiêu trong năm tới là 9 tỷ đồng. Công ty A có trả cổ tức cho cổ đông không? Nếu có thì là bao nhiêu? Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 10
- 7/30/2018 THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ví dụ 14.8: Công ty A có 6000 cổ phiếu đang lưu hành, bảng cân đối kế toán của công ty như sau (đơn vị: triệu đồng): Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền Tiền mặt 25.000 Vốn chủ sở hữu 220.000 Tài sản khác 195.000 Tổng tài sản 220.000 Tổng nguồn vốn 220.000 Biết rằng: Công ty đã công bố chia cổ tức 1.200 đồng trên mỗi cổ phiếu Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ví dụ 14.8: a. Tính giá trị mỗi cổ phiếu (thư giá). b. Bỏ qua ảnh hưởng của thuế, giá trị cổ phiếu (thư giá) vào ngày hôm sau của ngày chốt danh sách cổ đông là bao nhiêu. c. Công ty sẽ chi trả bao nhiêu cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. d. Sau khi cổ tức được thanh toán, bảng cân đối kế toán sẽ như thế nào. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ví dụ 14.9: Công ty A đã công bố cổ tức bằng tiền mặt hàng năm là 800 đồng / cổ phiếu. Trong năm vừa kết thúc, thu nhập là 5.400 đồng / cổ phiếu. a. Tính tỷ lệ chia cổ tức của công ty. b. Giả sử công ty có 8 triệu cổ phiếu thì phần vốn chủ sở hữu được sử dụng để chi tiêu vốn là bao nhiêu. c. Năm tới công ty dự kiến vay ở mức 42 triệu đồng thì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ là bao nhiêu. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 11
- 7/30/2018 THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Mua lại cổ phiếu Công ty không trả cổ tức, và lợi nhuận ròng trong năm vừa kết thúc là 49.000 ngàn Bảng cân đối kế toán ( trước khi trả cổ tức bằng tiền Sốlượng cổ phiếu: 100.000 cổ phiếu. mặt) Tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu : Tiền 300.000 Nợ phải 0 1 triệu đồng, Gía bán 1 cổ phiếu: 10 ngàn đồng. mặt trả Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là TS khác 700.000 Vốn chủ 1.000.000 49.000/100.000 = 0,49 ngàn đồng, sở hữu Tỷ lệ giá-thu nhập (PE) là 10/0,49 =20,4. Cộng 1.000.000 Cộng 1.000.000 TH1: Nếu công ty chi 300.000 ngàn đồng Bảng cân đối kế toán ( Sau khi trả cổ tức bằng tiền mặt) để trả cổ tức, với 100.000 cổ phiếu, thì trị giá mỗi cổ phiếu là 7 ngàn đồng . Làm cho giá trị mỗi cổ phiếu đã giảm từ 10 ngàn Tiền 000.000 Nợ phải 0 còn 7ngàn đồng mặt trả Ngoài ra, vì tổng thu nhập và số lượng cổ TS khác 700.000 Vốn chủ 700.000 phiếu lưu hành không thay đổi,nên: sở hữu EPS vẫn là 0,49 . Bài giảng môn: TàiTỷchính lệ giá-thu nhập doanh nghiệp 3 PE giảm còn 7/0,49 Cộng 700.000 Cộng 700.000 =14,3. Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Mua lại cổ phiếu TH2: Mua lại 30.000 CP, cổ đông sở hữu 70.000 CP. EPS tăng lên vì tổng thu nhập vẫn như cũ trong khi số lượng cổ phiếu giảm xuống. EPS mới là 49,000/ 70.000 = 0,70 ngàn đồng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhận là tỷ lệ PE là 10 / 0,70= 14,3 Nhận xét: chính sách cổ tức ở hai trường hợp (chi trả cổ tức bằng tiền và mua lại cổ phần) cơ bản là như nhau. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Cổ tức cổ phiếu và chia tách cổ phiếu a. Cổ tức cổ phiếu: Một loại cổ tức được chi trả bằng cổ phiếu. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 12
- 7/30/2018 THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Cổ tức cổ phiếu và chia tách cổ phiếu a. Cổ tức cổ phiếu: Ví dụ: Số liệu của công ty Peterson Co, một công ty tư vấn chuyên về các vấn đề kế toán: + Số cổ phiếu đang lưu hành có 10.000, mệnh giá mỗi cổ phiếu là 1 ngàn đồng. + Mỗi cổ phiếu bán với giá 66 ngàn đồng. + Tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu là 66 x 10.000= 660,000 ngàn đồng. Với cổ tức cổ phiếu là 10%, mỗi cổ đông nhận được một cổ phiếu bổ sung cho mỗi 10 cổ phiếu sở hữu. + Tổng số cổ phiếu đang lưu hành sau khi chia cổ tức là 11.000. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản Trước khi chia cổ tức Sau khi chia cổ tức THIẾT Chỉ tiêu LẬP MỘT Số CHÍNH tiền SÁCH CỔ TỨC Chỉ tiêu Số tiền Cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 1 10.000 Cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 1 11.000 ngàn đồng, 10.000 cổ phiếu đang ngàn đồng, 11.000 cổ phiếu đang lưu hành) lưu hành) Vốn đã góp vượt quá mệnh giá 200.000 Vốn đã góp vượt quá mệnh giá 265.000 Lợi nhuận giữ lại 290.000 Lợi nhuận giữ lại 224.000 Tổng vốn chủ sở hữu 500.000 Tổng vốn chủ sở hữu 500.000 Vì 1.000 cổ phiếu mới được phát hành, chỉ tiêu cổ phiếu phổ thông được tăng 1.000 ngàn đồng (1.000 cổ phiếu, mệnh giá mỗi cổ phiếu là 1 ngàn đồng), tổng giá trị mệnh giá 11.000 ngàn đồng. + Giá thị trường của một cổ phiếu là 66 ngàn đồng. + Chênh lệch với mệnh giá: 66 ngàn đồng - 1 ngàn đồng = 65 ngàn đồng (lớn hơn mệnh giá). + Do đó, "dư thừa" của 65 ngàn đồng x 1.000 cổ phiếu = 65.000 ngàn đồng sẽ được thêm vào chỉ tiêu thặng dư vốn (vốn vượt quá mệnh giá), Tổng vốn cổ phần của cổ đôngBàinắm giữ cổ phiếu thường 265.000 ngàn giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 đồng. Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Cổ tức cổ phiếu và chia tách cổ phiếu b. Chia tách cổ phiếu: Chỉ tiêu Hiện tại Tách theo tỷ lệ 3:2 Cổ phiếu phổ thông 5.000 5.000 Lợi nhuận giữ lại 10.000 10.000 Tổng vốn chủ sở hữu 35.000 35.000 Số lượng cổ phiếu lưu hành 5.000 7.500 Mệnh giá 1 0,67 Gía trị sổ sách 1 cổ phiếu 7 4,67 Gía trị thị trường 1 cổ phiếu 10 6,67 Tổng giá trị thị trường 50.000 50.000 Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 13
- 7/30/2018 THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Gộp cổ phiếu Chỉ tiêu Hiện tại Gộp theo tỷ lệ 1:4 Cổ phiếu phổ thông 5.000 5.000 Lợi nhuận giữ lại 10.000 10.000 Tổng vốn chủ sở hữu 35.000 35.000 Số lượng cổ phiếu lưu hành 5.000 1.250 Mệnh giá 1 4 Gía trị sổ sách 1 cổ phiếu 7 28 Gía trị thị trường 1 cổ phiếu 10 40 Tổng giá trị thị trường 50.000 50.000 Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Đối với chia tách hoặc gộp CP thì: Thay đổi của chỉ tiêu thặng dư vốn chủ sở hữu: không có Thay đổi của chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại: Không có Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản THIẾT LẬP MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Ví dụ: Công ty A có 600.000 cổ phiếu đang lưu hành, gía thị trường của cổ phiếu là 18.000 đồng/cp. Tính giá cổ phiếu và xác định số lượng cổ phiếu phát hành mới trong các trường hợp sau: a. Công ty công bố chia tách cổ phiếu là 5:2. b. Công ty công bố cổ tức cổ phiếu là 20%. c. Công ty công bố gộp cổ phiếu với tỷ lệ 4:6. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 14
- 7/30/2018 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp
109 p | 1139 | 435
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - ĐH Thương Mại
28 p | 435 | 78
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ĐH Thương Mại
37 p | 380 | 68
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ĐH Thương Mại
38 p | 434 | 65
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 11 - ĐH Thương Mại
17 p | 273 | 62
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 8 - ĐH Thương Mại
30 p | 259 | 55
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - ĐH Thương Mại
14 p | 297 | 54
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - ĐH Thương Mại
77 p | 268 | 50
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp
211 p | 60 | 19
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
40 p | 117 | 15
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1, 2 - ThS. Nguyễn Văn Minh
33 p | 160 | 14
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
35 p | 88 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 87 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
27 p | 34 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 64 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance) - Trường ĐH Thương Mại
49 p | 40 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
37 p | 143 | 6
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 78 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn