Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 16: Phòng ngừa rủi ro
lượt xem 2
download
"Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 16: Phòng ngừa rủi ro" cung cấp cho người học các kiến thức: Sự cần thiết và khái quát quy trình phòng ngừa rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, xác định hàm mục tiêu về lợi nhuận và rủi ro, các công cụ phòng ngừa rủi ro, xây dựng và thực hiện một chiến lược,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 16: Phòng ngừa rủi ro
- 01/Sep/2018 Chương 16 PHÒNG NGỪA RỦI RO Email: buitoan.hui@gmail.com Website: https://sites.google.com/site/buitoanffb NỘI DUNG CHÍNH 16.1. Sự cần thiết và khái quát quy trình phòng ngừa rủi ro tài chính trong DN 16.2. Xác định hàm mục tiêu về lợi nhuận và rủi ro 16.3. Lập bản đồ rủi ro 16.4. Các công cụ phòng ngừa rủi ro 16.5. Nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị hợp lý các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính 16.6. Xây dựng và thực hiện một chiến lược 16.7. Đánh giá thực hiện Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG DN Hạn chế những thiệt hại về tài chính của DN. Tối đa hóa sự giàu có của cổ đông. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 1
- 01/Sep/2018 QUY TRÌNH PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG DN Bước 1: Xác định hàm mục tiêu Bước 2: Lập bản đồ rủi ro Bước 3: Các công cụ phòng ngừa rủi ro Bước 4: Nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị hợp lý các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính Bước 5: Xây dựng và thực hiện một chiến lược phòng ngừa rủi ro Bước 6: Đánh giá và thực hiện một chiến lược phòng ngừa rủi ro. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Chứng khoán phái sinh (derivative securities) là loại chứng khoán được hình thành dựa trên một loại tài sản cơ sở (hay còn gọi là tài sản gốc) nhất định và giá trị của nó phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở đó. Các tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa, ngoại tệ, cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, chứng khoán nợ… Về bản chất, chứng khoán phái sinh là hợp đồng giữa tối thiểu hai bên tham gia về một giao dịch sẽ diễn ra trong tương lai. Các bên có thể sử dụng chứng khoán phái sinh như một công cụ để phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của giá tài sản cơ sở (như giá cổ phiếu, giá trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất giá các loại hàng hóa…). Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Nguồn: http://cafef.vn Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 2
- 01/Sep/2018 CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính: Hợp đồng kỳ hạn (forwards) Hợp đồng hoán đổi (swaps) Hợp đồng tương lai (futures) Quyền chọn (options) Nguồn: http://cafef.vn Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Hợp đồng kỳ hạn (forwards) Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận mua bán một tài sản cơ sở (underlying asset) tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định trước ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Nguồn: http://cafef.vn Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Hợp đồng kỳ hạn (forwards) Những đặc điểm chủ yếu của hợp đồng kỳ hạn: Tại thời điểm ký hợp đồng kỳ hạn, không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán sẽ diễn ra tại một thời điểm trong tương lai theo thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng. Hợp đồng kỳ hạn bắt buộc các bên tham gia phải thực hiện thỏa thuận trong hợp đồng. Trong hợp đồng kỳ hạn bên mua và bên bán đều không phải trả phí của hợp đồng. Không có sự tham gia của tổ chức trung gian. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 3
- 01/Sep/2018 CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Hợp đồng kỳ hạn (forwards) Tác dụng của hợp đồng kỳ hạn: Phòng ngừa rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của giá cả hàng hóa, tỷ giá hối đoái. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Hợp đồng kỳ hạn (forwards) Xác định giá trị của hợp đồng: Giá trị từ hợp đồng kỳ hạn: là lãi hoặc lỗ của các bên tham gia trong hợp đồng. Lãi của bên này chính là phần lỗ vốn của bên kia và ngược lại. Nếu gọi: K: Giá kỳ hạn của tài sản cơ sở ST: Giá giao ngay (giá thị trường) của tài sản cơ sở tại thời điểm kết thúc hợp đồng. => Giá trị từ hợp đồng kỳ hạn = ST - K + Nếu ST > K => Người mua có lãi, người bán lỗ vốn. + Nếu ST < K=> Người bán có lãi, người mua lỗ vốn. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Hợp đồng kỳ hạn (forwards) Xác định giá trị của hợp đồng: Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 4
- 01/Sep/2018 CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Hợp đồng hoán đổi (swaps) Hợp đồng hoán đổi là sự thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi một dòng tiền (cash flow) của bên này để lấy một dòng tiền khác của bên kia. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Hợp đồng hoán đổi (swaps) Tác dụng của hợp đồng hoán đổi: Sử dụng để quản lý hoặc phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá… Giúp doanh nghiệp ấn định mức lợi nhuận trên các giao dịch kinh tế Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Quyền chọn (options) Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hay bán một tài sản cơ sở với mức giá đã được ấn định vào trước hoặc đúng ngày đã được xác định trong tương lai. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 5
- 01/Sep/2018 CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Quyền chọn (options) Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính duy nhất cho phép người mua nó có quyền chứ không phải có nghĩa vụ. Người bán hợp đồng quyền chọn có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng nếu người mua nó yêu cầu. Hợp đồng quyền chọn là một tài sản tài chính nên nó có giá trị. Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị của hợp đồng quyền chọn. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Quyền chọn (options) Tác dụng của hợp đồng quyền chọn: Điểm lợi lớn nhất của hợp đồng quyền chọn dành cho người mua là lỗ sẽ được giới hạn, trong khi lợi nhuận lại không giới hạn. Để có được điều này, người mua sẽ phải trả cho người bán phí quyền mua (premium). Người bán sẽ nhận được phí quyền mua ngay cả khi người mua quyền chọn không thực hiện quyền chọn. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Quyền chọn (options) Các kiểu quyền chọn: Quyền chọn Châu Âu: chỉ có thể được thực hiện vào đúng kỳ hạn, tức là vào một ngày đã được định trước. Quyền chọn Mỹ: có thể được thực hiện vào bất kỳ ngày giao dịch nào trước hoặc cùng ngày hết hạn. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 6
- 01/Sep/2018 CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Hợp đồng tương lai (futures) Hợp đồng tương lai (hợp đồng giao sau): là sự thỏa thuận mua bán một loại tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá chuyển giao tại một điểm có hiệu lực trong tương lai (thời gian đáo hạn) và việc chuyển giao tài sản tại thời gian đáo hạn được thực hiện theo các qui định của sở giao dịch có tổ chức. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Hợp đồng tương lai (futures) Đặc điểm của hợp đồng tương lai: Giá chuyển giao của tài sản cơ sở thay đổi hàng ngày theo giá thị trường. Có tính thanh khoản cao hơn so với hợp đồng kỳ hạn. Hai bên tham gia hợp đồng phải ký quỹ tại sở giao dịch để đảm bảo khả năng thanh toán hợp đồng. Giá trị lỗ lãi của HĐTL được xác định hàng ngày. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Hợp đồng tương lai (futures) Quy trình giao dịch hợp đồng tương lai: Khi mua hay bán một hợp đồng tương lai, giá cả được ấn định hôm nay nhưng chi trả tiền thì được thực hiện sau đó. Tổ chức trung gian yêu cầu người mua (hoặc người bán) ký quỹ dưới hình thức tiền mặt => để chứng minh có đủ tiền thực hiện nghĩa vụ. Hợp đồng tương lai được điều chỉnh theo thị trường hiện hành => mỗi ngày lãi hoặc lỗ từ hợp đồng đều được tính toán. Người mua (hoặc người bán) sẽ trả cho sở giao dịch tiền lỗ và nhận tiền lãi. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 7
- 01/Sep/2018 CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam: Thị trường chứng khoán phái sinh chính thức hoạt động vào ngày: 10/08/2017. Hợp đồng tương lai sẽ là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam, cụ thể là hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 năm). Do thị trường chứng khoán phái sinh là thị trường mới, cần hạn chế rủi ro và có bước thử nghiệm nên sẽ áp dụng hợp đồng tương lai chỉ số VN30 trước, sau đó là HNX30 và tiếp theo mới là hợp đồng tương lai trái phiếu. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp 3 Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - ĐH Thương Mại
28 p | 435 | 78
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ĐH Thương Mại
37 p | 382 | 68
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ĐH Thương Mại
38 p | 436 | 65
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 11 - ĐH Thương Mại
17 p | 273 | 62
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 8 - ĐH Thương Mại
30 p | 260 | 55
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - ĐH Thương Mại
14 p | 305 | 54
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - ĐH Thương Mại
77 p | 270 | 50
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp
211 p | 60 | 19
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
40 p | 119 | 16
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1, 2 - ThS. Nguyễn Văn Minh
33 p | 161 | 14
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
35 p | 91 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 87 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
27 p | 37 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 68 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance) - Trường ĐH Thương Mại
49 p | 41 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
37 p | 143 | 6
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ThS. Đặng Thị Quỳnh Anh
6 p | 110 | 5
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 83 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn