intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 5 - ĐH Kinh tế

Chia sẻ: Hồ Văn Mậu | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:81

216
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 5 Rủi ro và tỷ suất sinh lợi thuộc bài giảng tài chính doanh nghiệp, trong chương này người học lần lượt đi vào tìm hiểu các nội dung trình bày sau: Lý thuyết danh mục hiệu quả Markowitz, mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), mô hình kinh doanh chênh lệch giá (APT), so sánh mô hình CAPM và APT

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 5 - ĐH Kinh tế

  1. Chương 5
  2. RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI  5.1 Lý thuyết danh mục hiệu quả Markowitz  5.2 Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)  5.3 Mô hình kinh doanh chênh lệch giá (APT)  5.4 So sánh mô hình CAPM và APT
  3. 5.1 LÝ THUYẾT MARKOWITZ  CÁC GIẢ ĐỊNH CƠ BẢN  Theo Markowitz, rủi ro là mức độ bất ổn của TSSL. Vì thế, thước đo rủi ro phù hợp cho rủi ro là phương sai và độ lệch chuẩn.  TSSL tuân theo phân phối chuẩn.  Các nhà đầu tư không thích rủi ro nhưng sẽ chấp nhận rủi ro ở những mức độ khác nhau (khẩu vị rủi ro).  Thái độ đối với rủi ro là sự khác biệt trong TSSL mong đợi của nhà đầu tư trong tương quan đánh đổi rủi ro.
  4. 5.1 LÝ THUYẾT MARKOWITZ  CÁC GIẢ ĐỊNH CƠ BẢN  Các nhà đầu tư luôn tối đa hóa lợi ích mong đợi trong một thời kỳ nhất định.  Đường cong hữu dụng của nhà đầu tư là một hàm số của tỷ suất sinh lợi mong đợi và phương sai (hoặc độ lệch chuẩn) của tỷ suất sinh lợi.  U = E(r) – λ VAR(r)
  5. 5.1 LÝ THUYẾT MARKOWITZ  NỘI DUNG CỦA LÝ THUYẾT DANH MỤC HIỆU QUẢ MARKOWITZ  Danh mục hiệu quả là danh mục đầu tư có TSSL lớn nhất cho một mức độ rủi ro hoặc rủi ro thấp nhất cho mỗi mức TSSL.  Danh mục hiệu quả là danh mục có mức độ đánh đổi giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro lớn nhất.  Đường biên hiệu quả thể hiện tập hợp các danh mục hiệu quả.  Danh mục đầu tư tối ưu của nhà đầu tư là tiếp điểm của đường biên hiệu quả và đường đẳng dụng cao nhất
  6. 5.1 LÝ THUYẾT MARKOWITZ
  7. 5.1 LÝ THUYẾT MARKOWITZ  XÂY DỰNG LÝ THUYẾT DANH MỤC MARKOWITZ Tỷ suất sinh lợi mong đợi
  8. 5.1 LÝ THUYẾT MARKOWITZ Tỷ suất sinh lợi mong đợi Độ lệch chuẩn
  9. 5.1 LÝ THUYẾT MARKOWITZ Tỷ suất sinh lợi mong đợi Hiệu quả biên Độ lệch chuẩn
  10. 5.1 LÝ THUYẾT MARKOWITZ  Tất cả các kết hợp có thể xảy ra chỉ giới hạn bên trong và bên dưới hình quả trứng vỡ.  Không có khả năng chọn lựa một danh mục có tỷ suất sinh lợi vượt trên đường biên hiệu quả.  Tất cả những kết hợp tốt nhất nằm trên đường biên hiệu quả (đường biên của hình quả trứng vỡ).  Nhà đầu tư sẽ chọn danh mục tối ưu là tiếp điểm của đường biên hiệu quả và đường hữu dụng cao nhất.
  11. 5.1 LÝ THUYẾT MARKOWITZ
  12. 5.2 MÔ HÌNH CAPM  CÁC GIẢ ĐỊNH CƠ BẢN  Các giả định của mô hình danh mục hiệu quả Markowitz.  Nhà đầu tư có thể vay và cho vay ở lãi suất phi rủi ro.  Các nhà đầu tư có kỳ vọng thuần nhất: nhà đầu tư ước lượng các phân phối xác suất tỷ suất sinh lợi trong tương lai giống hệt nhau.  Không có thuế và chi phí giao dịch liên quan tới việc mua và bán các tài sản.
  13. 5.2 MÔ HÌNH CAPM  Không có lạm phát hay bất kỳ thay đổi nào trong lãi suất, hoặc lạm phát được phản ảnh một cách đầy đủ.  Các thị trường vốn ở trạng thái cân bằng. Điều này có nghĩa là chúng ta bắt đầu với tất cả các tài sản được định giá đúng với mức độ rủi ro của chúng.  Tất cả các khoản đầu tư có thể phân chia tùy ý, có nghĩa là các nhà đầu tư có thể mua và bán các tỷ lệ phần trăm của bất kỳ tài sản hay danh mục nào. Giả thuyết này cho phép chúng ta thảo luận các kết hợp đầu tư hợp thành các đường cong liên
  14. 5.2 MÔ HÌNH CAPM  KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH CAPM E (R i ) = rf + β i (R M − rf )  TSSL chứng khoán = TSSL phi rủi ro + phần bù rủi ro chứng khoán.  Phần bù rủi ro chứng khoán = Thước đo rủi ro x Phần bù rủi ro thị trường.  Phần bù rủi ro thị trường = TSSL thị trường – TSSL phi rủi ro.
  15. 5.2 MÔ HÌNH CAPM  XÂY DỰNG MÔ HÌNH CAPM  Lý thuyết thị trường vốn: thị trường tồn tại 2 loại tài sản: tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro.  Tài sản rủi ro: là một tài sản có tỷ suất sinh lợi không chắc chắn trong tương lai. Rủi ro tài sản được đo lường trên cơ sở phương sai/độ lệch chuẩn.  Tài sản phi rủi ro: là tài sản có tỷ suất sinh lợi chắc chắn. Vì thế có độ lệch chuẩn bằng 0.  Hiệp phương sai của tài sản phi rủi ro với bất kỳ tài sản khác bằng 0.
  16. 5.2 MÔ HÌNH CAPM  Kết hợp tài sản phi rủi ro vào danh mục:  Tỷ suất sinh lợi mong đợi: E (R p ) = w f .rf + (1 − w f ).E(R i )  Phương sai danh mục σ 2 = w f σ f + (1 − w f ) 2 σ i2 + 2 w f (1 − w f )ρ fi σ f σ i p 2 2
  17. 5.2 MÔ HÌNH CAPM  Do phương sai của TSSL phi rủi ro bằng 0.  Đồng thời hệ số tương quan của tài sản phi rủi ro và danh mục cũng bằng 0.  Độ lệch chuẩn danh mục: σ p = (1 − w f ) 2 σ i2 = (1 − w f ) σ i  Như vậy, đô lệch chuẩn của danh mục kết hợp giữa một tài sản phi rủi ro với các tài sản rủi ro là tỷ lệ tuyến tính của độ lệch chuẩn danh mục các tài sản rủi ro.
  18. 5.2 MÔ HÌNH CAPM
  19. 5.2 MÔ HÌNH CAPM  Đường hiệu quả của thị trường không còn là đường biên hiệu quả Markowitz.  Đường hiệu quả mới là đường thẳng xuất phát từ rf và tiếp xúc đường biên hiệu quả Markowitz tại M.  Nhà đầu tư có thể mở rộng đường hiệu quả trên bằng cách vay nợ với lãi suất phi rủi ro để đầu tư toàn bộ vào danh mục M.  Đường hiệu quả mới gọi là đường CML (đường thị trường vốn).
  20. 5.2 MÔ HÌNH CAPM  Đường thị trường vốn CML gợi ý 3 chủ điểm:  Nguyên lý phân cách:  Danh mục thị trường (M)  Thước đo rủi ro mới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2