intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 7 - Học viện Tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:44

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 7: Liên minh thuế quốc tế, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái quát về liên minh thuế quốc tế; Liên minh thuế quan; Liên minh quốc tế về tránh đánh thuế trùng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 7 - Học viện Tài chính

  1. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHƯƠNG 7 LIÊN MINH THUẾ QUỐC TẾ Department of 1 International finance
  2. NỘI DUNG CHÍNH 7.1. Khái quát về liên minh thuế quốc tế 7.2. Liên minh thuế quan 7.3. Liên minh quốc tế về tránh đánh thuế trùng Department of 2 International finance
  3. 7.1 LIÊN MINH THUẾ QUỐC TẾ 7.1.1 Sự cần thiết và khái niệm liên minh thuế quốc tế • Thuế là gì? • Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà Nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Department of 3 International finance
  4. 7.1 LIÊN MINH THUẾ QUỐC TẾ 7.1.1 Sự cần thiết và khái niệm liên minh thuế quốc tế • Khái niệm Liên minh thuế quốc tế Là việc chính phủ của hai quốc gia trở lên cùng nhau cam kết, thỏa thuận có những dàn xếp hợp lý nhất về thuế khóa đánh vào hàng hóa, dịch vụ, vốn, thu nhập… được trao đổi lẫn nhau, cũng như đối với các quan hệ kinh tế quốc tế khác, nhằm đảm bảo cho quan hệ kinh tế của quốc gia này được tiến hành thuận lợi, bình thường theo nguyên tắc của hợp tác kinh tế quốc tế. • Quá trình hình thành liên minh thuế quốc tế • Sự cần thiết Department of 4 International finance
  5. 7.1 LIÊN MINH THUẾ QUỐC TẾ 7.1.2. Các nguyên lý đánh thuế và quy chế đối xử trong quan hệ kinh tế quốc tê 7.1.2.1. Các nguyên lý đánh thuế trên thế giới. 7.1.2.2. Quy chế đối xử trong quan hệ quốc tế Department of 5 International finance
  6. 7.1.2. Các nguyên lý đánh thuế và quy chế đối xử trong quan hệ kinh tế quốc tê 7.1.2.1. Các nguyên lý đánh thuế trên thế giới. Các nguyên lý đánh thuế: - Nguyên lý xuất xứ ( Origin Principle – OP) - Nguyên lý điểm đến ( Destination Principle – DP) - Nguyên lý cư trú ( Residence Principle – RP) - Nguyên lý nguồn thu nhập ( Resource Principle – RSP) Department of 6 International finance
  7. 7.1.2. Các nguyên lý đánh thuế … 7.1.2.1. Các nguyên lý đánh thuế trên thế giới. Các nguyên lý đánh thuế: - Nguyên lý xuất xứ ( Origin Principle – OP) - Nội dung : thuế được đánh khi đối tượng chịu thuế ( hàng hóa, dịch vụ, dòng tiền,…) được tạo ra, mà không quan tâm các đối tượng này sau đó sẽ đi về đâu. - Người nộp thuế : là những người sản xuất -> nên còn được gọi là thuế đánh vào sản xuất. - Ví dụ : thuế sử dụng tài nguyên, thuế xuất khẩu,… Department of 7 International finance
  8. 7.1.2. Các nguyên lý đánh thuế… 7.1.2.1. Các nguyên lý đánh thuế trên thế giới. Các nguyên lý đánh thuế: Nguyên lý điểm đến ( Destination Principle – DP) - Nội dung : thuế được đánh khi đối tượng chịu thế xuất hiện trên thị trường của quốc gia. Điểm đến ở đây được hiểu là thị trường nội địa của quốc gia, mà không phân biệt chúng có xuất xứ từ đâu. Nguyên lý này được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị trường, vì mọi thứ của nền kinh tế, dù thuộc đầu vào hay đầu ra đều được đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường. - Đặc trưng : đại bộ phận các loại thuế gián thu đều dựa trên nguyên lý này, như : thuế giá trị gia tăng VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu,… Department of 8 International finance
  9. 7.1.2. Các nguyên lý đánh thuế… 7.1.2.1. Các nguyên lý đánh thuế trên thế giới. Các nguyên lý đánh thuế: Nguyên lý cư trú ( Residence Principle – RP) - Nội dung : thuế được đánh vào thu nhập do người cư trú tạo ra. Nguyên lý này áp dụng chủ yếu đối với các loại thuế thu nhập. Thông thường luật cư trú của các quốc gia sẽ quy định những tổ chức và cá nhân thuộc diện cư trú hay không cư trú. Thông thường, được coi là cư trú phổ biến có thời gian sinh sống, làm ăn liên tục từ 12 tháng trở lên, cá biệt có những nước quy định ngắn hơn, như 6 tháng… Những thể nhân và pháp nhân nào thuộc diện cư trú, nếu có thu nhập hình thành tại nước cư trú, sẽ bị đánh thuế. Department of 9 International finance
  10. 7.1.2. Các nguyên lý đánh thuế… 7.1.2.1. Các nguyên lý đánh thuế trên thế giới. Các nguyên lý đánh thuế: Nguyên lý nguồn thu nhập ( Resource Principle – RSP) - Nội dung : nội dung của nguyên lý là, có phát sinh đối tượng chịu thuế là thu nhập, không kể nguồn gốc hình thành chúng, đều bị đánh thuế. Về cơ bản các sắc thuế áp dụng nguyên lý này đều giống với các loại thuế áp dụng theo nguyên lý RP. Department of 10 International finance
  11. 7.1.2. Các nguyên lý đánh thuế… 7.1.2.2. Quy chế đối xử trong quan hệ quốc tế - Qui chế đối xử quốc gia ( National Treatment – NT) - Qui chế đối xử quốc tế ( international Treatment – IT) + Qui chế tối huệ quốc ( Most Favoured Nation – MFN) + Qui chế ưu đãi phổ cập ( General Preferential System – GPS, hay Genralized System of Preference – GSP). Department of 11 International finance
  12. 7.1 LIÊN MINH THUẾ QUỐC TẾ 7.1.3 Các loại liên minh thuế quốc tế: *Xét theo số lượng đối tác trong liên minh: - Liên minh song phương - Liên minh đa phương: WTO 1994, AFTA 1992,… *Xét theo các loại thuế được thực hiện liên minh: - Liên minh thuế quan - Liên minh về tránh đánh thuế trùng (đọc giáo trình) Department of 12 International finance
  13. 7.2 LIÊN MINH THUẾ QUAN 7.2.1 Ảnh hưởng của thuế quan và sự cần thiết phải liên minh thuế quan 7.2.2 Nội dung của liên minh thuế quan 7.2.3 Một số liên minh thuế quan Việt nam tham gia Department of 13 International finance
  14. 7.2.1 Ảnh hưởng của thuế quan và sự cần thiết phải liên minh thuế quan 7.2.1.1 Ảnh hưởng của thuế quan *Khái niệm thuế quan: Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ tại cửa khẩu biên giới khi các hàng hóa và dịch vụ di chuyển vào hoặc ra khỏi một quốc gia Lưu ý: - Thuế quan là thuế gián thu - Thuế quan bao gồm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các quốc gia đều bãi bỏ thuế xuất khẩu do mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu...nên hiện nay thuế quan được coi là thuế nhập khẩu, bởi thuế nhập khẩu không chỉ phát huy được cả 3 chức năng: chức năng tài khóa, chức năng bảo hộ và chức năng điều tiết sản xuất, mà ảnh hưởng, tác động của chúng không chỉ đối với nước nhập khẩu, mà còn cả đối với nước có hàng xuất khẩu vào bị đánh thuế nhập khẩu. Department of 14 International finance
  15. 7.2.1 Ảnh hưởng của thuế quan và sự cần thiết phải liên minh thuế quan 7.2.1.1 Ảnh hưởng của thuế quan *Các loại thuế quan: - Căn cứ vào cách thức đánh thuế + Thuế quan tỷ lệ : Thuế quan tỷ lệ được ấn định theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị của hàng hóa nhập khẩu, giá trị này có thể có cả phí lưu thông hoặc không có phí lưu thông. Ví dụ: 5%, 10 % trên giá trị hàng hóa + Thuế quan đơn vị: là việc ấn định một khoản tiền nhất định trên một đơn vị vật lý hàng hóa nhập khẩu Ví dụ như : 100 USD/ đơn vị + Thuế quan kết hợp: là loại thuế kết hợp giữa đơn vị và thuế tỷ lệ - VD : người nhập khẩu một chiếc ô tô chịu thuế đơn vị là 1000USD/1 chiếc và chịu thuế tỷ lệ 1% trên giá trị chiếcDepartment of ô tô đó 15 International finance
  16. 7.2.1 Ảnh hưởng của thuế quan và sự cần thiết phải liên minh thuế quan - Căn cứ vào mục đích đánh thuế + Thuế quan theo mục đích ngân khố: là dạng thuế tiêu dùng đánh vào các hàng hóa nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đánh vào các hàng hóa hạn chế nhập khẩu + Thuế quan bảo hộ: thường áp dụng trong các trường hợp hạn chế việc nhập hàng hóa trên hạn ngạch bằng việc thực hiện thuế suất cao với số hàng hóa trên hạn ngạch và phân biệt việc nhập hàng hóa theo các phương tiện giao thông khác nhau bằng việc thiết lập các loại thuế suất khác nhau + Thuế quan đàm phán: dạng thuế quan này thường được ấn định trên giới hạn cần thiết để bảo hộ nền sản xuất trong nước, đồng thời là phương tiện dùng để mặc cả với các nước khác trong đàm phán thương mại + Thuế quan trừng phạt: áp dụng khi trả đũa đối với phân biệt thuế quan của một nước đối với hàng hóa nhập khẩu của nước chủ nhà và xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá, hoặc hàng nhập khẩu được chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp trực tiếp Department of 16 International finance
  17. 7.2.1.1 Ảnh hưởng của thuế quan A. Ảnh hưởng của thuế quan khi nước có nền kinh tế nhỏ đánh thuế • Nền kinh tế nhỏ là nền kinh tế chiếm thị phần rất nhỏ bé trong tổng thị phần thế giới và không có khả năng chi phối giá cả thế giới ở một mặt hàng, một nhóm hàng cụ thể nào đó. Department of 17 International finance
  18. 7.2.1.1 Ảnh hưởng của thuế quan * Thặng dư người tiêu dùng: Là chênh lệch giữa số tiền người tiêu dùng sẵn sàng trả cho 1 loại hàng hóa và số tiền họ thực sự trả. Trên đồ thị, thặng dư của người tiêu dùng được xác định bằng diện tích của phần nằm trên đường giá dưới đường cầu * Thặng dư nhà sản xuất: Là chênh lệch giữa số tiền mà người bán nhận được khi bán hàng hóa và chi phí sản xuất cận biên để sản xuất ra hàng hóa đó. Thặng dư của người sản xuất phản ánh mối lợi mà người bán nhận được từ việc tham gia vào một thị trường. Trên đồ thị, thặng dư của người sản xuất được xác định là phần diện tích trên đường cung và dưới đường giá cả. Department of 18 International finance
  19. 7.2.1.1 Ảnh hưởng của thuế quan a. Ảnh hưởng của thuế quan khi nước có nền kinh tế nhỏ đánh thuế (tiếp) •- Đánh giá ảnh hưởng: Xét tình hình mặt hàng X trên thị trường Y, với giả thiết thị trường Y là một nền kinh tế nhỏ. Với S : là đường cung nội địa của hàng hóa X, D : là đường cầu nội địa của hàng hóa này. Department of 19 International finance
  20. 7.2.1.1 Ảnh hưởng của thuế quan P ( giá ) Tại mức giá P = Po : Nền kinh tế đóng cửa hoàn toàn Tại điểm cân bằng I Po giá Qo sản lượng Q (sản lượng) Department of 20 International finance
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2