intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu

Chia sẻ: Kim Cương KC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

64
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu" gồm 3 nội dung đó là khái niệm và phân loại cổ phiếu; đặc điểm của cổ phiếu; định giá cổ phiếu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu

  1. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu BÀI 2 CỔ PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu hướng dẫn:  GS.TS Nguyễn Văn Nam & PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, 2002.  Trần Đăng Khâm, Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, 2009.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung  Khái niệm và phân loại cổ phiếu.  Đặc điểm của cổ phiếu.  Định giá cổ phiếu. Mục tiêu Kết thúc bài 2, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:  Hiểu được khái niệm và đặc điểm cổ phiếu.  Phân biệt các loại cổ phiếu.  Biết cách định giá cổ phiếu theo mô hình luồng cổ tức. 26 TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222
  2. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu Tình huống dẫn nhập Phát hành cổ phiếu kèm quyền mua cổ phiếu Ngày 18/9/2013, Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương Mại ( Mã chứng khoán VNX) phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 6:1. Loại cổ phiếu này là loại cổ phiếu nào? TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222 27
  3. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu 2.1. Cổ phiếu 2.1.1. Khái niệm Là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ đông của công ty đó. Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. 2.1.2. Phân loại cổ phiếu Có nhiều cách phân loại cổ phiếu:  Căn cứ vào việc lưu hành trên thị trường o Cổ phiếu lưu hành: số cổ phiếu đang nằm trong tay cổ đông của công ty. o Cổ phiếu ngân quỹ: là cổ phiếu công ty đã phát hành và mua lại từ cổ đông trên thị trường thứ cấp. Cổ phiếu ngân quỹ không có quyền bầu cử và không được nhận cổ tức. Công ty có thể giữ cổ phiếu vô hạn,huỷ hay bán ra.  Căn cứ vào việc phát hành vốn điều lệ o Cổ phiếu sơ cấp là cổ phiếu được phát hành lần đầu tiên và tiền thuộc về công ty phát hành. o Cổ phiếu thứ cấp là cổ phiếu lưu hành sau khi đã phát hành cổ phiếu sơ cấp.  Căn cứ vào quyền của cổ đông (cách phổ biến nhất) o Cổ phiếu phổ thông: là loại cổ phiếu cơ bản của công ty, cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ti, được phát hành ra đầu tiên và thu hồi về cuối cùng, cổ đông có quyền biểu quyết và tham gia quyết định tất cả các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh. o Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu phát hành sau cổ phiếu thường, cho phép người nắm giữ được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ phiếu thường. 2.1.3. Cổ phiếu thường  Khái niệm Là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, cổ tức biến động tuỳ theo sự biến động của công ty. Tuy nhiên, giá trị cổ phiếu lại rất nhạy cảm trên thị trường, không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận công ty mà còn rất nhiều nhân tố khác như môi trường kinh tế, thay đổi lãi suất.  Quyền lợi của cổ phiếu phổ thông Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được hưởng những quyền sau đây: o Quyền hưởng cổ tức 28 TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222
  4. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu  Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những người chủ sở hữu. Cổ tức có thể trả bằng tiền hoặc trả bằng cổ phiếu mới.  Cổ phiếu phổ thông không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông nhận được. Việc có trả hay không, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả hoạt động và váo chính sách cảu công ty. Vì thế thu nhập mà cổ phiếu phổ thông mang lại cho cổ đông là thu nhập không cố định.  Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông phổ thông là những người cuối cùng nhận được những gì còn lại sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi. o Quyền mua cổ phiếu mới  Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định. Lượng cổ phiếu được phép mua theo quyền náy tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu đang nắm giữ. Như vậy quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duuy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty sau khi công ty đã tăng thêm vốn.  Mỗi cổ phiếu mang lại cho cổ đông một quyền mua trước. Số lượng quyền cần có đeer mua một cổ phiếu mới sẽ được quuy định cụ thể tring từng đợt chào bán, cùng với giá mua, thời hạn của quyền mua và ngày phàt hành cổ phiếu mới.  Cổ phiếu bán theo quyền thường có mức giá thấp hơn so với giá thị trường hiện hành. Khi cổ đông thực hiện quyền công ty sẽ huy động được thêm vốn. Nếu cổ đông không muốn thực hiện quyềnthì họ cỏ thể bán quyền trên thị trường. o Quyền bỏ phiếu  Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử voà các chưcs vụ quản lý trong công ty, có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng cảu công ty. Nếu không tham dự được các cổ đông thường có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết, theo chỉ thị của hộ hoặc tuỳ ý người được uỷ quyềnCổ phiếu lưu hành: số cổ phiếu đang nằm trong tay cổ đông của công ty.  Cổ phiếu ngân quỹ: là cổ phiếu công ty đã phát hành và mua lại từ cổ đông trên thị trường thứ cấp. Cổ phiếu ngân quỹ không có quyền bầu cử và không được nhận cổ tức. Công ty có thể giữ cổ phiếu vô hạn,huỷ hay bán ra. 2.1.4. Cổ phiếu ưu đãi  Khái niệm Là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ phiếu thường. TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222 29
  5. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu  Quyền lợi của cổ phiếu ưu đãi Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi sau: o Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường, mặc dù người có cổ phiếu ưu đãi chỉ được quyền hưởng lợi tức cổ phần giới hạn nhưng họ được trả cổ tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường. Khác với cổ tức của cổ phiếu phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước và thường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của cổ phiếu hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu. o Quyền ưu tiên được thanh toán trước, khi giải thể hay thanh lý công ty, nhưng sau người có trái phiếu. o Tương tự như cổ phiếu phổ thông, nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và quyết định những vấn đề quan trọng của công ty. o Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá và mệnh giá của nó cũng không ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi. Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi có ý nghĩa hơn đối với mệnh giá của cổ phiếu phổ thông, vì nó là căn cứ để trả cổ tức và là căn cứ để hoàn vốn khi thanh lý hay giải thể công ty. o Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định,và cổ đông ưu đãi cũng vẫn được nhận cổ tức khi công ty làm ăn không có lợi nhuận (thua lỗ).  Các loại cổ phiếu ưu đãi o Ưu đãi cổ tức: Ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá hay một mức cổ tức tuyệt đối tối đa. Trong điều kiện công ty hoạt động bình thường, cổ đông ưu đãi sẽ được hưởng mức cổ tức này vì thế thu nhập từ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cao hơn và ổn định. Đổi lại điều đó, cổ đông ưư đãi không được có quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để trả theo tỷ lệ đó, công ty sẽ trả theo khả năng có thể. Đặc biệt khi thua lỗ công ty có thể không trả cổ tức ưu đãi nhưng một khi cổ đông ưu đãi chưa được trả cổ tức thì cổ đông phổ thông cũng chưa được trả. o Ưu đãi hoàn vốn: Được hoàn trả vốn góp khi yêu cầu nhưng không có quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát. o Ưu đãi về tích lũy: Đây là một loại cổ phiếu ưu đãi trong đó có điều khoản quy định rằng nếu bất kì khoản cổ tức nào không được thanh toán trong quá khứ, thì khi thanh toán cổ tức, các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi tích lũy sẽ được thanh toán đầu tiên, sau đó mới tính đến các cổ đông phổ thông. o Thông thường cổ phiếu ưu đãi có mức lãi suất cố định, dựa trên mệnh giá của cổ phiếu đó. Tiền lãi (hay cổ tức cổ phiếu ưu đãi) sẽ được thanh toán theo định 30 TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222
  6. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu kì, được xác định từ trước, thường tính theo quý hoặc theo năm. Nếu một công ty gặp khó khăn về tài chính và không có khả năng thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ nợ, công ty đó thường sẽ hoãn việc trả cổ tức và tập trung chi trả cho các khoản chi phí kinh doanh cần thiết khác. Nếu công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này, làm ăn có lãi và tiến hành trả cổ tức, khi đó nó phải tính toán toàn bộ các khoản cổ tức đã nợ cổ đông ưu đãi trong các kì trước, và thanh toán cho họ trước khi trả cổ tức cho cổ đông thông thường. 2.1.5. Ưu nhược điểm của cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi  Cổ phiếu thường o Ưu điểm:  Một người giữ cổ phiếu thường có thể tham gia bầu ban giám đốc công ty tại cuộc họp các cổ đông hàng năm và có quyền phát biểu về những vấn đề khác, như đạo đức công ty, việc sát nhập, việc mua lại và nắm quyền kiểm soát công ty khác (tiếp quản một công ty bằng cách mua đa số cổ phần của nó).  Những người chủ cổ phiếu thường có thể kiếm đươc nhiều tiền, nếu như giá cổ phiếu tăng lên và có thu nhập từ cổ tức.  Có quyền ủy quyền cho người khác đại diện cho mình khi họp Đại hội đồng cổ đông.  Có quyền ưu tiên mua cổ phiếu phát hành thêm để tránh bị loãng quyền sở hữu. o Nhược điểm:  Các cổ đông giữ cổ phiếu thường nhận cổ tức sau các cổ đông giữ cổ phần ưu đãi, những người giữ phiếu nợ hoặc trái phiếu. Khi công ty bị thanh lý, những người giữ cổ phiếu thường nhận tài sản cuối cùng so với các thành phần khác.  Cổ phiếu thường không ổn định nên có tính rủi ro cao.  Cổ phiếu ưu đãi o Ưu điểm:  Chúng được ưu đãi về lợi tức cổ phần. Lợi tức cổ phần của những cổ phiếu ưu đãi phải được trả trước bất kì cổ tức nào được trả cho các cổ phiếu thường.  Chúng được ưu đãi về tài sản. Nếu một công ty thất bại, các cổ đông có cổ phiếu ưu đãi được quyền nhận phần của họ về bất cứ tài sản gì còn lại (sau khi nợ của công ty đã thanh toán), trước khi các cổ đông giữ cổ phiếu thường nhận được phần bồi thường nào đó.  Một số công ty phát hành những cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi được, nó cho cổ đông quyền chọn để chuyển cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường. Theo quan điểm của cổ đông thì việc chuyển đổi đó sẽ là mong muốn nếu như giá trị của cổ phiếu thường đã tăng vượt lên giá trị của cổ phiếu ưu đãi. Do đó bao gồm cả một điều khoản về có thể chuyển đổi được, làm cho việc TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222 31
  7. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu phát hành cổ phiếu ưu đãi hấp dẫn hơn đối với những người mua trong tương lai.  Phần lớn cổ phiếu ưu đãi tích lũy cổ tức nếu công ty không trả chúng trong một giai đoạn xác định. Công ty phải trả số tiền tích lũy này trước khi họ trả bất kì lợi tức cổ phần nào cho cổ phiếu thường. Ví dụ, nếu General Motors quyết định không trả cổ tức 5 USD cho cổ phần ưu đãi của họ trong năm 1996 và 1997 thì họ sẽ không thể trả cổ tức cho bất kì cổ phần thường nào trong 2 năm đó. Họ cũng không thể trả cổ tức cho cổ phần thường nào đó trong năm 1998 trước khi họ trả 15 USD cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi (10 USD tích lũy cộng 5 USD hiện tại).  Cổ phiếu ưu đãi có tính tin cậy và ổn định. Chủ sở hữu có thể tính được lợi tức cổ phần của mình. o Nhược điểm:  Các cổ đông cổ phiếu ưu đãi giữ một vai trò nhỏ hơn trong các vấn đề của công ty so với các cổ đông cổ phiếu thường.  Hoàn toàn không có quyền bỏ phiếu và quyền ưu tiên mua. Họ chỉ nhận được đặc quyền bỏ phiếu hạn chế, thường là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ như bán đi một phần lớn công ty hoặc thay đổi một điều khoản trong bản điều lệ có liên quan đến cổ phiếu ưu đãi. Tuy cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định, nhưng cổ đông ưu đãi cũng chỉ được nhận cổ tức khi công ty làm ăn có lợi nhuận. Cổ phiếu quỹ Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành mua ngược lại từ thị trường chứng khoá. 2.2. Định giá cổ phiếu 2.2.1. Khái niệm về định giá cổ phiếu  Khái niệm về định giá cổ phiếu Là hành động xác định giá trị thực của cổ phiếu. Có rất nhiều loại giá trị được nói đến khi định giá cổ phiếu: có thể là giá trị sổ sách của cổ phiếu, mệnh giá, giá trị kinh tế, giá trị thực và giá trị thị trường của cổ phiếu: o Mệnh giá cổ phiếu: Là giá trị cổ phiếu được ghi trên tờ cổ phiếu, thường được quy định trong điều lệ của công ty cổ phần. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, khi công ty cổ phần niêm yết thì mệnh giá cổ phiếu thống nhất là 10.000 đ/cổ phiếu. o Giá trị sổ sách: Là giá trị được ghi trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, nó phản ánh tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Thông thường giá trị sổ sách của cổ phiếu được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng số cổ phiếu lưu hành. 32 TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222
  8. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu o Giá trị kinh tế: Giá trị kinh tế của một tài sản được hiểu là tổn các khoản thu nhập mà tài sản đó mang lại trong tương lai. Bao gồm cả khoản thu nhập đem đến cho nhà đầu tư trong thời gian nắm giữ tài sản đó và giá trị thanh lý. Khi tính toán giá trị cổ phiếu để mua lại trong trường hợp thâu tóm hoặc sát nhập, người ta nói đến giá trị kinh tế của cổ phiếu đó. Khi đó một yếu tố phải cân nhắc là cổ phiếu được mua lại với giá nào và mang lại lợi ích như thế nào. o Giá trị thị trường của cổ phiếu: Là giá được xác định trên quan hệ cung cầu trên thi trường, là giá được mua bán trên thị trường chứng khoán. Giá thị trường có thể là giá từ kết quả giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán chính thức, thị trường OTC hoặc được ghi nhận từ những giao dịch thực ở thị trường không chính thức.  Vai trò của định giá cổ phiếu Đối với bản thân doanh nghiệp định giá: o Khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cần phải định giá nó giống như việc định giá các tài sản khác. Nếu định giá quá cao sẽ không có khách hàng nhưng nếu định giá quá thấp doanh nghiệp sẽ bị thiệt. Vì vậy mức giá mà doanh nghiệp đưa ra phải đảm bảo hợp lý và công bằng cho cả bên mua và bán. Đối với doanh nghiệp cổ phần thì đây chính là một sự thành công cho việc phát hành cổ phiếu, nó đảm bảo cho giao dịch chứng khoán sau này. o Mặt khác, thông qua định giá cổ phiếu sẽ khiến công ty nắm rõ hơn về tình hình tài chính của mình để từ đó có những điều chỉnh trong hoạt động quản lý cũng như kinh doanh. Các nhà tư vấn phát hành sẽ giúp công ty có thể bán được cổ phiếu với chi phí thấp và nhanh chóng, giúp cho việc tái cơ cấu lại doanh nghiệp, từ đó có những định hướng đầu tư dự án mới. Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán: o Các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán gồm: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các tổ chức xếp hạng tín dụng và các tổ chức tài chính khác. Đối với các tổ chức này, định giá chứng khoán là một hoạt động nghề nghiệp, được thực hiện với tính chuyên nghiệp cao, đội ngũ nhân viên đông đảo có trình độ cao và nguồn thông tin phong phú. Do có nhiều lợi thế như vậy nên việc định giá cổ phiếu được sử dụng cho nhiều mục đích như: hoạt động tư vấn tài chính, hoạt động tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Trên cơ sở đó tăng năng lực và uy tín của các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đối với các nhà đầu tư: o Các nhà đầu tư là một thành phần quan trọng của thị trường. Đối với họ, đầu tư vào cổ phiếu là việc cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng của họ càng lớn, vì vậy muốn để họ chấp nhận rủi ro thì giá cổ phiếu phải chính xác. Do vậy, việc định giá cổ phiếu đối với các nhà đầu tư TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222 33
  9. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu càng trở lên quan trọng, nó là yếu tố quyết định khiến họ mua bán cổ phiếu, từ đó tạo ra các cơ hội thu được lợi nhuận mong đợi. o Có hai loại nhà đầu tư, đó là nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Đối với các tổ chức họ quan tâm đến việc sát nhập và thâu tóm. Trong việc định giá sát nhập và thâu tóm thì giá trị của công ty mới không phải là phép cộng giản đơn của các công ty sáp nhập và thâu tóm, mà nó được tạo bởi hiệu ứng tác động qua lại của hai công ty, quy mô, thị phần, đối thủ cạnh tranh, thương hiệu của công ty mới cũng khác so với hai công ty ban đầu. Các công ty bị thâu tóm có thể sẽ lạc quan trong việc xác định giá trị, đặc biệt khi vụ thâu tóm là cưỡng bức và họ cố gắng thuyết phục cổ đông của họ rằng giá chào mua là quá thấp. Tương tự như vậy các công ty thực hiện thâu tóm có thể sẽ có những áp lực mạnh mẽ đối với những nhà phân tích để bảo vệ việc xác định giá trị phục vụ cho việc thâu tóm. Đối với cơ quan quản lý: o Đối với cơ quan quản lý, việc nắm bắt các thông tin về doanh nghiệp trong đó có định giá doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan này có cách thức điều chỉnh và hoạt động tốt hơn. Với các công ty cổ phần mà giá của nó biến động có tác dụng lớn đối với thị trường thì việc điều tiết này là hết sức quan trọng. Việc cấp phép cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường cũng đòi hỏi phải định giá doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở định giá sẽ giúp cho các cơ quan dễ dàng quản lý thị trường và ngăn ngừa những biến động xấu. o Tóm lại, mỗi đối tượng khi tham gia thị trường chứng khoán hoặc có liên quan đều quan tâm đến việc định giá cổ phiếu. Giá trị của doanh nghiệp có thể liên quan trực tiếp đến các quyết định mà nó đưa ra, trên những dự án mà nó thực hiện. Tuy nhiên phải nói rằng, việc định giá không phải lúc nào cũng dễ dàng và chính xác tuyệt đối. Chỉ khi nào thị trường thật sự hoàn hảo và thông tin luôn cân xứng giữa các bên thì việc định giá mới có thể coi là chính xác. Ngay cả khi đó cũng còn rất nhiều khác nhau do bất đồng về phương pháp kế toán và khả năng dự doán của các nhà đầu tư.  Phương pháp định giá Có nhiều phương pháp định giá cổ phiếu, trong bài này chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp chiết khấu dòng cổ tức. Các mô hình: o Giá trị cổ phiếu = Giá trị quy về hiện tại của các dòng thu nhập trong tương lai. o Ta có công thức tổng quát:  Dt P0   (1) t 1 (1  r ) t Trong đó: 34 TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222
  10. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu  P0: giá trị cổ phiếu.  Dt: là cổ tức trên mỗi cổ phiếu năm t.  r: Lãi sất chiết khấu hay chi phí vốn cổ phần. Vấn đề quan trọng nhất trong công thức này là giá trị hiện tại được chiết khấu bởi tỉ lệ phù hợp đối với rủi ro của dòng tiền đó. Hai dữ liệu đầu vào rất quan trọng của công thức này, đó là tỉ lệ cổ tức mong đợi và chi phí vốn. Để đạt được tỉ lệ cổ tức mong đợi, chúng ta giả định về tỉ lệ tăng trưởng tương lai và tỉ lệ chi trả cổ tức. Tỉ lệ lợi nhuận yêu cầu đối với cổ phiếu được quyết định bởi tỉ lệ rủi ro của nó, được đo lường khác nhau dựa trên những phương pháp khác nhau. Nhịp tăng trưởng của cổ tức: Dt  Dt 1 gt  Dt 1 Dt  (1  g t ) * Dt 1 o Mô hình cổ tức không đổi (zero growth) Khi đó: D1 = D2 =D3 = .. … = D D0 P0  (1) trở thành: r (2) 2.2.2. Mô hình tăng trưởng đều (Gordon)  Mô hình này được sử dụng để định giá những công ty đang trong giai đoạn ổn định và với cổ tức tăng trưởng ở một tỉ lệ cố định vĩnh viễn. Khi đó: D1 P0  rg (3) Trong đó: o r: chi phí vốn cổ phần. o g: là tỉ lệ tăng trưởng cổ tức vĩnh viễn.  Mô hình Gordon chỉ sử dụng hữu hạn đối với các công ty đang phát triển với một tỉ lệ ổn định. Vì tỉ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty được giả định là kéo dài vĩnh viễn, nên những hoạt động khác của công ty có thể cũng tăng trưởng với tỉ lệ tương tự. Mô hình này rất nhậy cảm với số liệu về tỉ lệ tăng trưởng. Nếu sử dụng không đúng, mô hình có thể dẫn đến kết quả không hợp lý, chẳng hạn nếu sử dụng tỉ lệ tăng tưởng cao hơn mức chi phí vốn thì giá trị cổ phiếu sẽ âm.  Mô hình Gordon chỉ thích hợp nhất với những công ty đang tăng trưởng với một tỉ lệ bằng hoặc thấp hơn mức tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế và có chính sách chi trả cổ tức ở tương lai rõ ràng và đáng tin cậy. Cổ tức chi trả cả công ty TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222 35
  11. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu phải bao gồm những giả định về sự ổn định, vì nếu công ty hoạt động ổn định sẽ trả cổ tức. 2.2.3. Mô hình tăng trưởng cổ tức nhiều giai đoạn  Đây là trường hợp có tính thực tế nhất vì tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của một công ty không thể chỉ là một chỉ tiêu cố định trong một thời gian mà trong thực tế tỷ lệ này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lợi nhuận, kế hoạch đầu tư, mở rộng sản xuất, chủ trương của ban lãnh đạo, do đó sẽ khác nhau trong từng thời kỳ nhất định của một công ty. Trong trường hợp này để xác định giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại ta có thể chia các giai đoạn phát triển của công ty theo chu kỳ tăng trưởng. Đầu tiên ta phải chia quá trình phát triển của công ty ra làm các giai đoạn phát triển khác nhau chủ yếu là 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn tăng trưởng không ổn định, được xác định trong một khoảng thời gian nào đó. Trong giai đoạn này ta cần căn cứ vào ước tính về thu nhập và chính sách trả cổ tức của công ty để xác định mức cổ tức hàng năm. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển lâu dài được giả định là xu thế phát triển không đổi của công ty với mức tăng trưởng không đổi. o Khi đó công thức (1) trở thành: D0 1  g st  t n D n 1 P0    1  r   r  g 1  r  t n t 1 o Trong đó:  n là số năm trong giai đoạn tăng trưởng cao.  gst: tốc độ tăng trưởng cổ tức năm t trong giai đoạn tăng trưởng cao ( n năm).  g: tốc độ tăng trưởng lâu dài của công ty, kể từ năm n+1 trở đi.  D0 : mức chi trả cổ tức năm gần đây nhất.  r : lãi suất chiết khấu (tỷ lệ lợi tức yêu cầu).  Một trong những đặc điểm của mô hình tăng trưởng hai giai đoạn là tỉ lệ cổ tức của các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh thường nhỏ hơn so với công ty đã đi vào hoạt động ổn định, khi đó có thể tỉ lệ tăng trưởng giảm đi nhiều nhưng tỉ lệ chi trả cổ tức lại cao.  Phương pháp này có những han chế sau: Vấn đề đầu tiên là việc xác định độ dài của giai đoạn tăng trưởng mạnh đầu tiên. Vì tỉ lệ tăng trưởng được mong đợi là sẽ giảm xuống mức ổn định sau giai đoạn này, giá trị của khoản mục đầu tư sẽ tăng lên khi giai đoạn này kéo dài. Vấn đề thứ hai của mô hình này là nó dựa trên những giả định về tỉ lệ tăng trưởng cao trong giai đoạn đầu tiên và sau đó đột ngột chuyển xuống tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn nhưng ổn định vào ngay cuối giai đoạn đầu tiên. Sự thay đổi tính toán đột ngột này rõ ràng trong thực tế khó xảy ra, vì thực tế quá trình chuyển từ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng ổn định diễn ra từ từ. Sự tập trung vào cổ tức quá mức trong mô hình này có thể dẫn đến sự sai lệch trong tính toán giá trị của những công ty không trả cổ tức. Đặc biệt mô hình này có thể dẫn đến đánh giá dưới giá trị những công ty có tích luỹ tiến và trả cổ tức rất ít. 36 TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222
  12. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu Mô hình này sẽ chỉ thích hợp với các công ty có chính sách trả cổ tức rõ ràng, có mức tăng trưởng trong giai đoạn đầu không quá cao và sau đó mới có khả năng giảm xuống dưới mức tăng trưởng ổn định chấp nhận được.  Xác định mức cổ tức (D), lãi suất chiết khấu (r), tỷ lệ tăng trưởng (g) o Xác định mức chi trả cổ tức (D) Ta có công thức: Dt  pt * EPSt Trong đó:  Dt: mức chi trả cổ tức.  pt: tỉ lệ chi trả cổ tức.  EPSt: thu nhập trên một cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức được xác định dựa trên chính sách phân chia lợi nhuận của công ty trong tương lai. Nếu công ty không đặt ra chính sách phân chia lợi nhuận cụ thể thì có thể dựa trên tỷ lệ chia cổ tức bình quân của một số năm trước làm cơ sở tính toán. o Xác định lãi suất chiết khấu (r) hay tỉ suất mong đợi: cần phải dựa trên mức độ rủi ro của công ty phát hành. Rõ ràng đối với người đầu tư thì nếu công ty phát hành có độ rủi ro cao thì lợi nhuận mong đợi khi đầu tư vào công ty đó càng lớn nghĩa là r càng lớn. o Xác định tỷ lệ tăng trưởng (g) Xác định tỷ lệ tăng trưởng của công ty là một yếu tố quan trọng trong việc định giá cổ phiếu. Thông thường các nhà phân tích sử dụng một số cách để tính toán tương lai. Những nhà phân tích đi theo hướng này sử dụng những phương pháp phân tích thống kê như đường hồi quy các dữ liệu tăng trưởng quá khứ, từ đó đư ra một mức độ tăng trưởng để sử dụng trong các công thức tính toán giá trị công ty. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này có một số nhược điểm, trước hết là nó không thể sử dụng đối với những công ty mới thành lập do không đủ dữ liệu theo yêu cầu của thống kê, thứ hai là số liệu quá khứ không phản ánh những thay đổi lớn về chiến lược, nhân sự, quản trị ảnh hưởng đến tăng trưởng của công ty. Phương pháp hai là sử dụng những đánh giá của các nhà phân tích. Theo phương pháp này các nhà phân tích sử dụng các thông tin như: báo cáo kết quả kinh doanh gần nhất của công ty, thông tin kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong tương lai, những thông tin về đối thủ cạnh tranh, về tương lai của thị trường… Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm đó là chúng thường tập trung vào các công ty đã có tên tuổi mà bỏ qua những công ty khác, đặc biệt là các công ty mới hoạt động và thị trường mới nổi. Một vấn đề khác là những định kiến của các nhà phân tích về công ty được phân tích và họ đưa ra các báo cáo phân tích có thể ảnh hưởng ngược trở lại công ty đó theo những cách khác nhau. Cách thứ ba là ước tính số liệu tăng trưởng dựa trên những phân tích cơ bản. Đây là phương pháp hay được sử dụng nhất và tỏ ra phù hợp với việc định giá. Khi một công ty giữ lại lợi nhuận và mua bán thêm tài sản, nếu có thu được một tỷ suất lợi nhuận dương nào đó từ các tìa sản bổ sung này thì tổng lợ nhuận TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222 37
  13. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên vì tài sản của công ty đã lớn hơn. Lợi nhuận tăng nhanh đến mức nào phụ thuộc vào hai yếu tố: tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và tỷ suất lợi nhuận thu được từ các tài sản này. Khi đó tỷ lệ tăng trưởng cổ tức (g) được tính theo công thức. g = ROE * b Trong đó:  b: Là tỷ lệ lợi nhuận được để lại để tái đầu tư.  ROE: Là tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn cổ phần. Theo đó một công ty có thể tăng tỷ lệ tăng trưởng của mình bằng cách tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và đầu tư nguồn vốn bổ sung để thu được mức lợi suất ROE như cũ, hoặc công ty có thể duy trì tỷ lệ lợ nhuận giữ lại nhưng tăng ROE. Tỷ lệ lợi nhuận được để lại để tái đầu tư (b) được tính theo công thức: D1 b  1 EPS1 38 TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222
  14. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu Bài tập vận dụng Bài 1: Cổ phiếu của công ty X có giá là 18$, ROE= 11% và giả định sẽ không giảm trong tương lai. EPS của năm trước là 2,5$. Tỉ lệ trả cổ tức là 40%. Tỉ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư với cổ phiếu là 12%. Hãy đưa ra lời khuyên của bạn cho nhà đầu tư? Bài giải: Tính g= RR . ROE= 11%. 60%= 0,066. Tính Do= EPS. Tỉ lệ trả cổ tức = 2,5 0,4 =1. Tinh D1= D0(1+g) = 1 ( 1+ 0,066) = 1,06. D1 1, 66 Tính P0    10, 74$ . k  g 0,12  0, 066 Đưa ra khuyến cáo. $19.74 > $18 nên mua loại chứng khoán này. Bài 2: Cổ phiếu của công ty Z tăng trưởng trong 4 năm đầu là 25%, các năm sau đó cổ phiếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng là 6%/năm. Hiện tại, cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu là 5$. Tỷ lệ lợi tức yêu cầu mà nhà đầu tư chấp nhận đối với cổ phiếu này là 15%. Tính giá hiện tại của cổ phiếu? Bài giải: Biết: g1 = 0,25 g2 = 0,06 Biết D0 = 5$ Tính: Cổ tức nhận được trong 4 năm đầu: D1 = D0 (1+ g1) = 5(1+ 0,25) = $6,25 D2 = D1 (1+ g1) = 6,25(1 + 0,25) = $7,8125 D3 = D2 (1+ g1) = 7,8125(1 + 0,25) = $9,7656 D4 = D3 (1+ g1) = 9,7656(1 + 0,25) = $12,207 Giá cổ phiếu cuối năm thứ 4 (cuối giai đoạn 1): P4 = D5/(k - g) = [D4(1 + g2)]/(k - g) = [12,207(1+0,06)]/(0,15 – 0,06) = $143,77 Tính giá hiện tại của cổ phiếu: D1 D2 D3 D4 P4     1  k 1  k  1  k  1  k 4 2 3 = 106,94$ TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222 39
  15. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu Tóm lược cuối bài  Các nội dung cơ bản về cổ phiếu và phân loại cổ phiếu;  Phương pháp định giá cổ phiếu. 40 TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222
  16. Bài 2: Cổ phiếu và định giá cổ phiếu Câu hỏi ôn tập 1. Cổ phiếu quỹ là gì? Khi nào thì công ty mua lại cổ phiếu quỹ? 2. Phân biệt sư khác nhau giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi? 3. Nêu các loại cổ phiếu ưu đãi và đặc điểm của chúng? TXNHCK01_Bai2_v1.0014109222 41
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2