intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 2 - ThS. Lê Trung Hiếu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 2 Công ty cổ phần, với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày khái niệm, đặc điểm và tổ chức hoạt động của công ty cổ phần; Trình bày về nguồn vốn của công ty cổ phần và cách thức cty cổ phần tài trợ cho hoạt động của nó; Trình bày về chính sách cổ tức của công ty cổ phần; Trình bày về tách, gộp cổ phần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 2 - ThS. Lê Trung Hiếu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ISO 9001:2008 Chương 2 CÔNG TY CỔ PHẦN Ths Lê Trung Hiếu
  2. Mục tiêu của chương Học xong Chương này, học viên có thể: • Trình bày khái niệm, đặc điểm và tổ chức hoạt động của công ty cổ phần • Trình bày về nguồn vốn của công ty cổ phần và cách thức cty cổ phần tài trợ cho hoạt động của nó • Trình bày về chính sách cổ tức của công ty cổ phần • Trình bày về tách, gộp cổ phần
  3. Nội dung 1) Khái niệm, đặc điểm của CTCP 2) Các loại hình công ty cổ phần. 3) Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần. 4) Các nguồn tài trợ cho công ty cổ phần. 5) Cổ tức của công ty cổ phần. 6) Tách và gộp cổ phần.
  4. Khái niệm công ty cổ phần theo Luật DN 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
  5. 2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
  6. Đặc điểm của công ty cổ phần  Công ty có thể phát hành nhiều loại cổ phần, trong đó phải có cổ phần phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông, Cty công ty có thể phát hành cổ phần ưu đãi: Ưu đãi biểu quyết, ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại do điều lệ công ty qui định.  Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập công ty trong 3 năm đầu kể từ ngày Cty được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.
  7. Đặc điểm của công ty cổ phần  Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào Cty. Đặc điểm này cho thấy các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn đối với phần vốn góp của mình vào công ty.  Cty được quyền phát hành chứng khoán ra công chúng, đặc điểm này cho thấy khả năng huy động vốn của công ty là rất lớn và rộng rãi trong công chúng.  Cổ đông của CTCP tối thiểu phải là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
  8. Vai trò của Công ty cổ phần Tạo hàng hóa phong phú và đa dạng cho TTCK thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển TT này nói riêng và TT vốn nói chung. Góp phần thúc đẩy các hoạt động của DN vào khuôn khổ của luật pháp và chịu sự chi phối của TT nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động SX-KD. Tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý. Phân định rõ chức năng quản lý SX-KD và chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế. Huy động vốn từ mọi thành phần KT, từ mọi người dân có tiền nhàn rỗi. Thu hút vốn từ nước ngoài tăng thu và giảm gánh nặng cấp phát của NSNN.
  9. Ưu điểm của công ty cổ phần CTCP có tư cách pháp nhân được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vì vậy CTCP dễ dàng huy động được một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư khi cần mở rộng SX… Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của cty trong phạm vi số vốn góp. CTCP thường có rất nhiều cổ đông, vì thế Cty có thể tập trung nhiều trí tuệ từ các cổ đông. Các cổ đông có thể tự mình tham gia quản lý công ty hoặc cử người tham gia quản lý công ty. Cổ phiếu, trái phiếu của CTCP được tự do chuyển nhượng (trừ một số trường hợp đặc biệt), vì vậy cho phép nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển hướng đầu tư.
  10. Khuyết điểm của công ty cổ phần CTCP chuyển bớt rủi ro cho các chủ nợ, các chủ nợ sẽ bị thiệt thòi khi TS của CTCP không đủ để thanh toán hết các khoản nợ của công ty. CTCP gồm đông đảo các cổ đông tham gia, Điều này có thể dẫn đến việc lợi dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hoá lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau. Cơ cấu tổ chức quản lý ở CTCP tương đối cồng kềnh và phức tạp, vì vậy chi phí cho việc quản lý là tương đối lớn.
  11. Thuận lợi và khó khăn của CTCP Thuận lợi: • Trách nhiệm pháp lý có giới hạn: trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn ở số tiền đầu tư của họ. • Công ty cổ phần có thể tồn tại ổn định và lâu bền. • Các cổ phần hay quyền sở hữu công ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng.
  12. Thuận lợi và khó khăn của CTCP Khó khăn: • Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ. • Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác. • Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty. • Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần.
  13. Các loại hình công ty cổ phần Công ty cổ phần nội bộ ( Private Company): Là công ty cổ phần chỉ phát hành cổ phiếu trong số những người sáng lập ra công ty, những cán bộ công nhân viên trong công ty và các pháp nhân là những đơn vị trực thuộc những đơn vị trong cùng tập đoàn của đơn vị sáng lập. Công ty cổ phần đại chúng (Public Company): Là công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, ngoài những đối tượng nội bộ như công ty cổ phần nội bộ. Công ty cổ phần niêm yết (Listed Company): Các Cty CP đại chúng đủ điều kiện để có thể niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán sẽ trở thành công ty niêm yết.
  14. Cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP Quá trình thành lập CTCP: • Xác định mục đích, quy mô vốn, SP XSKD, Thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ, quảng cáo, lao động… • Chọn địa điểm công ty, chọn sáng lập viên • Soạn thảo điều lệ Cty • Các biện pháp về tổ chức để hoàn thiện qui trình thành lập công ty.
  15. Bản điều lệ của CTCP: Tư cách pháp nhân của CTCP thể hiện trong bản điều lệ Cty, bao gồm các điều khoản thể hiện sự cam kết của các cổ đông và được thảo luận đóng góp ý kiến và nhất trí trong Đại hội đồng cổ đông sáng lập. Cổ đông: Là người chủ sở hữu một phần Cty nên có quyền tham gia quản lý Cty thông qua quyền bầu cử ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát của Cty.
  16. Cổ đông còn hưởng những nhiệm vụ và quyền lợi sau Góp vốn đầy đủ và đúng thời hạn theo Điều lệ của công ty. Cùng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Cty. Chấp hành đầy đủ điều lệ Cty, các quyết định của đại hội đồng cổ đông cũng như pháp luật của nhà nước. Được nhận thu nhập của Cty dưới hình thức cổ tức theo định mức quy định của đại hội cổ đông, được nhận thông tin liên quan đến hoạt động của Cty. Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
  17. Được ưu tiên mua CP mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong Cty. Được quyền giữ hay bán các cổ phần được đăng ký dưới tên mình. Khi Cty giải thể, được nhận một phần TS còn lại tương ứng với số CP góp vốn vào Cty, sau khi Cty đã thanh toán các khoản nợ và cổ phiếu ưu đãi. Được quyền kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các giấy tờ khác của Cty khi có lý do chính đáng.
  18. CTCP phải có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc (tổng giám đốc); Đối với CTCP có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đồng: Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP. Đại hội đồng cổ đông bao gồm các loại sau: • Đại hội đồng thành lập • Đại hội trường kỳ • Đại hội bất thường
  19. Thành phần tham dự Đại hội đồng cổ đông: về nguyên tắc, mọi cổ đông của CTCP đều có quyền tham dự Đại hội đồng để thảo luận, bàn bạc và quyết định những vấn đề về tổ chức và quản trị công ty.
  20. Hội đồng quản trị Là cơ quan quản lý cty, có toàn quyền nhân danh cty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Thành viên HĐQT do đại hội cổ đông bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. HĐQT bầu chủ tịch HĐQT trong số thành viên HĐQT. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm luật pháp gây thiệt hại cho cty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2