Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 6 - MA. Nguyễn Thị Hải Bình
lượt xem 4
download
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 6 Thị trường phái sinh cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái niệm thị trường phái sinh; Hợp đồng kỳ hạn; Hợp đồng tương lai; Hợp đồng quyền chọn; Hợp đồng hoán đổi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 6 - MA. Nguyễn Thị Hải Bình
- CHƯƠNG 6 THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH
- NỘI DUNG CHƯƠNG 6.1. Khái niệm thị trường phái sinh 6.2. Hợp đồng kỳ hạn 6.3. Hợp đồng tương lai 6.4. Hợp đồng quyền chọn 6.5. Hợp đồng hoán đổi
- 6.1. Khái niệm thị trường phái sinh • Thị trường tài chính phái sinh là thị trường giao dịch các công cụ hay các loại chứng khoán phái sinh. • Chứng khoán phái sinh (derivative securities) là một loại tài sản tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hoặc một số tài sản tài chính (gọi là tài sản cơ sở - underlying asset). • Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
- 6.1. Khái niệm thị trường phái sinh • Các công cụ tài chính phái sinh bao gồm: – Hợp đồng kỳ hạn (forwards) – Hợp đồng tương lai / giao sau (futures) – Hợp đồng quyền chọn (options) – Hợp đồng hoán đổi (swaps)
- 6.1. Khái niệm thị trường phái sinh Hợp đồng kỳ Hợp đồng Hợp đồng quyền Hợp đồng hoán hạn tương lai chọn đổi Là thỏa thuận Là một dạng hợp Là thỏa thuận Là một thỏa thuận pháp lý giữa hai đồng kỳ hạn đã pháp lý trong đó pháp lý trong đó bên về việc mua được chuẩn hóa, một bên có quyền hai bên cam kết và bán một tài sản niêm yết và giao yêu cầu thực hiện hoán đổi dòng tiền tại một thời điểm dịch tại thị trường và bên kia có của một công cụ nhất định trong tập trung (sở giao nghĩa vụ phải mua tài chính của một tương lai với mức dịch chứng hoặc bán một bên với dòng tiền giá xác định trước khoán). lượng tài sản cơ của công cụ tài tại ngày thực hiện sở theo mức giá chính của bên còn giao dịch. đã được xác định lại trong một trước tại hợp đồng khoản thời gian trong một khoảng nhất định. thời gian hoặc một thời điểm xác định trong tương lai.
- 6.2. Hợp đồng kỳ hạn • Là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thoả thuận hợp đồng. • Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hoặc là ngày đáo hạn. • Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. • Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.
- 6.3. Hợp đồng tương lai • Là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hoá về loại tài sản cơ sở mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán, thể thức thanh toán, và kỳ hạn giao dịch. • Hợp đồng tương lai dựa trên các chứng khoán sinh lãi (trái phiếu Kho bạc, tín phiếu Kho bạc, và các khoản tiền gửi có kỳ hạn); dựa trên các chỉ số thị trường (S&P 500, chỉ số Nikkei của Nhật Bản) • Hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hoá nông sản • Hợp đồng tương lai vàng và ngoại tệ …
- 6.3. Hợp đồng tương lai • Đối tượng tham gia thị trường hợp đồng tương lai: – Nhà phòng hộ rủi ro (Hedger): tham gia thị trường để bảo vệ quyền lợi đối với biến chuyển giá cả có thể xói mòn lợi nhuận của họ. – Nhà đầu cơ (Speculator): tham gia thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận, bằng cách đánh cược biến chuyển của giá cả. Họ có thể đặt lệnh mua hoặc bán hợp đồng tuỳ thuộc dự đoán của họ về thị trường đang diễn biến như thế nào đối với tài sản đó.
- 6.3. Hợp đồng tương lai • Đặc điểm của Hợp đồng tương lai: – Luôn có 2 vị thế: mua (Long position) và bán (Short position). – Ngày thực hiện hợp đồng: ngày xác định trước trong tương lai. – 2 bên giao dịch phải ký quỹ một khoản tiền tại một ngân hàng trung gian. – Người bán phải giao hàng hoá tại thời kỳ xác định trước; trong khi người mua phải thanh toán tiền khi hàng hoá được chuyển giao.
- 6.3. Hợp đồng tương lai • Thoát khỏi vị thế của Hợp đồng tương lai: – Một bên tham gia của hợp đồng có 2 lựa chọn: 1. Vị thế có thể thanh lý trước thời hạn thanh toán. • Người mua có thể kết thúc quyền và nghĩa vụ trước ngày đáo hạn bằng hợp đồng bán đối ứng tương tự hợp đồng mua. • Người bán có thể kết thúc quyền và nghĩa vụ trước ngày đáo hạn bằng hợp đồng mua đối ứng tương tự hợp đồng bán.
- 6.3. Hợp đồng tương lai • Thoát khỏi vị thế của Hợp đồng tương lai: – Một bên tham gia của hợp đồng có 2 lựa chọn: 2. Hoặc chờ tới thời hạn thanh toán. • Người mua sẽ nhận tài sản với giá đã thoả thuận. • Người bán sẽ thanh lý vị thế bằng việc giao hàng theo mức giá đã thoả thuận.
- 6.3. Hợp đồng tương lai • Cơ chế giao dịch của Hợp đồng tương lai: – Được thực hiện thông qua một tổ chức trung gian gọi là công ty thanh toán bù trừ (Clearing House). – Các khoản lãi hay lỗ được tính toán và ghi nhận hàng ngày bằng cách “+” hoặc “-” từ tài khoản của các bên giao dịch hợp đồng. – Hoạt động tính theo giá thị trường hàng ngày (marking to market daily) để loại trừ một phần rủi ro cho công ty thanh toán bù trừ trong trường hợp 1 bên của hợp đồng không có khả năng thanh toán khi đáo hạn.
- 6.4. Hợp đồng quyền chọn • Là hợp đồng cho phép người mua có quyền, nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc, được mua hoặc được bán: – Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở – Tại hoặc trước một thời điểm xác định trong tương lai – Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thoả thuận hợp đồng
- 6.4. Hợp đồng quyền chọn • Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn. • Thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. • Mức giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price / strike price). • Quyền chọn có thể áp dụng cho nhiều loại thị trường hàng hoá khác nhau: quyền chọn trên thị trường hàng hoá; quyền chọn trên thị trường chứng khoán; quyền chọn trên thị trường ngoại hối.
- 6.4. Hợp đồng quyền chọn • Các loại quyền chọn: - Quyền chọn mua cho phép người mua có quyền, nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc, được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hoặc trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. - Quyền chọn bán cho phép người mua có quyền, nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc, được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hoặc trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định.
- 6.4. Hợp đồng quyền chọn • Các kiểu quyền chọn: - Quyền chọn mua hoặc bán kiểu Mỹ: là loại quyền chọn có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trước khi đáo hạn hợp đồng. - Quyền chọn mua hoặc bán kiểu châu Âu: là loại quyền chọn chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.
- 6.5. Hợp đồng hoán đổi • Là sự thỏa thuận giữa hai bên để trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. Các dòng tiền được tính toán dựa trên một số ước tính nhất định. • Hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro thay đổi về lãi suất, rủi ro về tỉ giá, giá cổ phiếu…), để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước hoặc nhằm mục đích đầu cơ.
- 6.5. Hợp đồng hoán đổi • Các loại hợp đồng hoán đổi: - Hoán đổi lãi suất: Là loại hợp đồng giữa hai bên trong đó một bên sẽ hoán đổi dòng lãi suất của mình để lấy dòng lãi suất của bên kia. Dòng lãi suất là tập hợp các khoản lãi suất của một khoản đầu tư. - Hoán đổi tiền tệ: Là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, bao gồm cả số tiền gốc và lãi suất, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược trở lại như ban đầu. - Hoán đổi rủi ro tín dụng: Đây là một công cụ tài chính bảo hiểm cho những tài sản mang tính rủi ro. Bên mua hợp đồng chuyển rủi ro vỡ nợ (default risk) tới công ty bảo hiểm hoặc nhà phát hành hợp đồng hoán đổi bằng khoản phí bảo hiểm.
- 6.5. Hợp đồng hoán đổi • Các loại hợp đồng hoán đổi: - Hoán đổi lãi suất: Hai bên của hợp đồng có quyền và nghĩa vụ phải hoán đổi giữa lãi vay thả nổi và lãi vay cố định giữa trên một giá trị vay danh nghĩa theo định kỳ trong tương lai. - Hoán đổi tiền tệ: Hai bên của hợp đồng có quyền và nghĩa vụ phải hoán đổi hai loại tiền tệ cho nhau tại một tỷ giá định trước theo định kỳ trong tương lai. - Hoán đổi rủi ro tín dụng: Một bên phải trả một mức phí định kỳ cho bên kia và đổi lại sẽ được hưởng lại một khoản tiền nếu tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở ghi trong hợp đồng bị vỡ nợ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thị trường tài chính ( Bùi Ngọc Toản) - Chương 3: Thị trường vốn
6 p | 388 | 63
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Bài 11: Ngân hàng thương mại
16 p | 345 | 35
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính
16 p | 229 | 30
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 7: Thị trường trái phiếu
19 p | 351 | 26
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 2: Thị trường tiền tệ
10 p | 323 | 22
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 1 - ThS. Bùi Ngọc Toản
5 p | 260 | 17
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 4.1: Thị trường cổ phiếu
13 p | 147 | 11
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 4: Thị trường chứng khoán
14 p | 192 | 9
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 3 - ThS. Bùi Ngọc Toản
8 p | 86 | 8
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 1 - Lê Nguyễn Quỳnh Hương
11 p | 47 | 7
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 12: Cấu trúc và chiến lược thị trường
14 p | 112 | 6
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 4 - ThS. Vũ Hữu Thành
13 p | 83 | 6
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 0 - MA. Nguyễn Thị Hải Bình
7 p | 11 | 5
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 7 - ThS. Vũ Hữu Thành
19 p | 98 | 5
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 3.2 - ThS. Vũ Hữu Thành
20 p | 37 | 4
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Giới thiệu học phần - ThS. Bùi Ngọc Toản
5 p | 115 | 4
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 5 - MA. Nguyễn Thị Hải Bình
9 p | 7 | 4
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 6 - ThS. Vũ Hữu Thành
8 p | 67 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn