Bài giảng Thống kê lao động: Phần 1 - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
lượt xem 5
download
Bài giảng "Thống kê lao động - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội" bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Nhập môn thống kê lao động; Chương 2: Thống kê nguồn lao động và lực lượng lao động; Chương 3: Thống kê lao động trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước; Chương 4: Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước; Chương 5: Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 bài giảng tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thống kê lao động: Phần 1 - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................................. 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - THUẬT NGỮ - QUY ƯỚC................................................ 7 DANH MỤC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ............................................................. 9 Chương 1. Nhập môn thống kê lao động .................................................................................... 10 A. Mục tiêu của chương 1: ........................................................................................................... 10 B. Nội dung chương 1:.................................................................................................................. 10 1.1. Khái quát chung về thống kê học ......................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ của thống kê học .................................................... 10 1.1.2. Vai trò của thống kê học trong nền kinh tế............................................................... 13 1.1.3. Quá trình nghiên cứu thống kê ................................................................................ 13 1.1.4. Các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội ............................................................... 14 1.2. Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của thống kê lao động ................................. 47 1.2.1. Khái niệm thống kê lao động ................................................................................... 47 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu thống kê lao động ................................................................. 47 1.2.3. Nhiệm vụ của thống kê lao động .............................................................................. 48 1.2.4. Ý nghĩa của thống kê lao động................................................................................. 49 1.2.5. Quá trình nghiên cứu thống kê lao động .................................................................. 50 C. Tóm tắt các nội dung chính của chương 1: ............................................................................ 52 D. Các thuật ngữ chính: ................................................................................................................ 53 E. Phần ôn tập và thảo luận: ......................................................................................................... 53 F. Tài liệu tham khảo của chương: .............................................................................................. 55 Chương 2. Thống kê nguồn lao động và lực lượng lao động .................................................. 57 A. Mục tiêu của chương 2: ........................................................................................................... 57 B. Nội dung chương 2:.................................................................................................................. 57 2.1. Thống kê nguồn lao động...................................................................................................... 57 2.1.1. Khái niệm nguồn lao động....................................................................................... 57 2.1.2. Cơ cấu nguồn lao động ........................................................................................... 60 2.1.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê nguồn lao động .............................................................. 62 2.2. Thống kê lực lượng lao động ................................................................................................ 64 Trang 1 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG 2.2.1. Khái niệm lực lượng lao động ................................................................................. 64 2.2.2. Cơ cấu lực lượng lao động ...................................................................................... 66 2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê lực lượng lao động......................................................... 67 2.3. Một số chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình sử dụng lực lượng lao động ....................... 68 2.3.1. Việc làm và thất nghiệp ........................................................................................... 68 2.3.2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ........................................................................... 71 2.3.3. Tỷ lệ lực lượng lao động có việc làm chia theo nhóm .............................................. 72 2.3.4. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng và chưa được sử dụng ................................. 72 2.4. Lập bảng cân đối phân tích biến động nguồn lao động...................................................... 73 2.4.1. Bảng cân đối phân phối nguồn lao động.................................................................. 73 2.4.2. Mức biến động nguồn lao động ............................................................................... 74 2.4.3. Bảng cân đối tổng hợp lực lượng lao động .............................................................. 77 C. Tóm tắt các ý chính của chương 2: ......................................................................................... 77 D. Các thuật ngữ chính: ................................................................................................................ 78 E. Phần ôn tập: ............................................................................................................................... 79 F. Tài liệu tham khảo của chương: .............................................................................................. 82 Chương 3. Thống kê lao động trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước 83 A. Mục tiêu của chương 3: ........................................................................................................... 83 B. Nội dung chương 3:.................................................................................................................. 83 3.1. Thống kê lao động trong doanh nghiệp ............................................................................... 83 3.1.1. Khái niệm lao động trong doanh nghiệp .................................................................. 83 3.1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp ................................................................... 84 3.1.3. Cơ cấu lao động trong danh sách của doanh nghiệp ............................................... 86 3.1.4. Các chỉ tiêu số lượng lao động trong doanh nghiệp ................................................. 87 3.2. Thống kê lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước ......................................................... 88 3.2.1. Khái niệm lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước .............................................. 88 3.2.2. Các loại lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước ................................................ 89 3.2.3. Cơ cấu lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước ............................................ 90 3.2.4. Chỉ tiêu số lượng lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước ............................. 93 3.3. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động ................................................................... 94 3.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động bình quân ................................................ 94 Trang 2 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG 3.3.2. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng lao động ................................................... 97 3.4. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động................................................................. 100 3.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh ngày - người lao động ................................................ 100 3.4.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh giờ - người lao động ................................................... 104 3.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng thời gian lao động............................. 105 C. Tóm tắt các ý chính của chương 3: ....................................................................................... 110 D. Các thuật ngữ chính: .............................................................................................................. 112 E. Phần ôn tập: ............................................................................................................................. 112 F. Tài liệu tham khảo của chương: ............................................................................................ 125 Chương 4. Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước.......................................................................................................................................... 126 A. Mục tiêu của chương 4: ......................................................................................................... 126 B. Nội dung chương 4:................................................................................................................ 126 4.1. Một số vấn đề chung về năng suất lao động ..................................................................... 126 4.1.1. Khái niệm năng suất lao động ............................................................................... 126 4.1.2. Nhiệm vụ của thống kê năng suất lao động ............................................................ 127 4.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động .................................................... 128 4.2. Phương pháp xác định năng suất lao động ........................................................................ 134 4.2.1. Công thức tính năng suất lao động ........................................................................ 134 4.2.2. Phương pháp xác định kết quả đầu ra và chi phí đầu vào tính năng suất lao động 136 4.2.3. Tăng năng suất lao động ....................................................................................... 140 4.3. Các chỉ tiêu thống kê năng suất lao động .......................................................................... 141 4.3.1. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh năng suất lao động bình quân............................... 141 4.3.2. Các chỉ tiêu năng suất lao động ............................................................................ 142 4.4. Các phương pháp phân tích thống kê năng suất lao động ............................................... 147 4.4.1. Phương pháp phân tổ ............................................................................................ 147 4.4.2. Phương pháp dãy số thời gian ............................................................................... 149 4.4.3. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan .......................................................... 149 4.5. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động ................................... 152 4.5.1. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động bình quân .......... 152 4.5.2. Phân tích ảnh hưởng của năng suất đến tăng giảm tổng sản lượng sản phẩm ........ 155 Trang 3 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG C. Tóm tắt các ý chính của chương 4: ....................................................................................... 157 D. Các thuật ngữ chính: .............................................................................................................. 157 E. Phần ôn tập: ............................................................................................................................. 158 F. Tài liệu tham khảo của chương: ............................................................................................ 162 Chương 5. Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức nhà nước ...... 163 A. Mục tiêu của chương 5: ......................................................................................................... 163 B. Nội dung chương 5:................................................................................................................ 163 5.1. Một số vấn đề chung về thống kê tiền lương .................................................................... 163 5.1.1. Khái niệm tiền lương và tổng quỹ tiền lương ......................................................... 163 5.1.2. Phân loại tiền lương và tổng quỹ tiền lương .......................................................... 164 5.1.3. Hệ số phụ cấp lương ............................................................................................. 169 5.1.4. Nhiệm vụ của thống kê tiền lương.......................................................................... 169 5.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương .................................................................. 170 5.2. Các hình thức tiền lương ..................................................................................................... 172 5.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian ........................................................................ 172 5.2.2. Hình thức tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ .............................................. 173 5.2.3. Hình thức trả lương theo sản phẩm ....................................................................... 173 5.3. Các chỉ tiêu tiền lương bình quân....................................................................................... 176 5.3.1. Tiền lương bình quân giờ ( F ) .............................................................................. 176 g 5.3.2. Tiền lương bình quân ngày ( Fngay ) .......................................................................... 176 5.3.3. Tiền lương bình quân tháng (quý, năm) ( F t (q / n) ) ....................................................... 176 5.4. Phân tích sự biến động của tổng quỹ lương ...................................................................... 177 5.4.1. Đánh giá tình hình sử dụng quỹ tiền lương ............................................................ 177 5.4.2. Phân tích sự biến động của các nhân tố đến tình hình biến động tiền lương .......... 183 5.4.3. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng suất lao động bình quân .................................................................................................. 188 C. Tóm tắt các ý chính của chương 5: ....................................................................................... 192 D. Các thuật ngữ chính: .............................................................................................................. 193 E. Phần ôn tập: ............................................................................................................................. 193 F. Tài liệu tham khảo của chương: ............................................................................................ 200 Trang 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG LỜI GIỚI THIỆU Trong cơ chế kinh tế thị trường, thông tin là nguồn lực vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức nhà nước phải thu thập được đầy đủ thông tin liên quan đến lao động. Muốn vậy, các cơ quan, tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp phải tổ chức thống kê, thu thập và xử lý thông tin về lao động. Thống kê lao động là một bộ phận quan trọng của thống kê kinh tế xã hội, ra đời và phát triển theo sự quy luật phát triển kinh tế xã hội, theo yêu cầu tất yếu của quá trình sản xuất, quá trình phân công lao động xã hội. Với mục tiêu trang bị cho người học các kiến thức chuyên ngành về thống kê lao động và các kỹ năng thống kê lao động, thống kê các chỉ tiêu khác liên quan đến lao động như thời gian lao động, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng và quản lý lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp, nhóm tác giả thuộc Khoa Quản trị nguồn nhân lực Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã biên soạn bài giảng Thống kê lao động, bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Nhập môn thống kê lao động Chương 2: Thống kê nguồn lao động và lực lượng lao động. Chương 3: Thống kê lao động trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước. Chương 4: Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước. Chương 5: Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước. Tập bài giảng do ThS. Cồ Huy Lệ là chủ biên, cùng với các thành viên biên soạn các nội dung như sau: ThS. Cồ Huy Lệ biên soạn lời giới thiệu và chương 1, 2, 3. TS. Trịnh Việt Tiến biên soạn chương 3, 4. TS. Phương Hữu Từng biên soạn chương 4, 5. ThS. Nguyễn Trần Thái Dương biên soạn chương 2, 5 Nội dung biên soạn theo hình thức kết hợp giữa lý thuyết và bài tập thực hành. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của các Trang 5 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG trường đại học, cao đẳng và cơ quan chuyên môn để cập nhật những kiến thức mới nhất đưa vào giảng dạy. Bài giảng là tài liệu học tập cho sinh viên bậc cao đẳng, đại học ngành Quản trị nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị nhân lực và các bạn đọc quan tâm. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các sinh viên cùng đông đảo bạn đọc để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu đó. NHÓM TÁC GIẢ Trang 6 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - THUẬT NGỮ - QUY ƯỚC Danh mục chữ viết tắt BC Kỳ báo cáo CH Cơ học CS Chỉ số DN Doanh nghiệp G Kỳ gốc HTCS Hệ thống chỉ số KH Kế hoạch KHCN Khoa học công nghệ KVC Khu vực công LVTT Làm việc thực tế MBĐ Mức biến động NLĐ Người lao động NSLĐ Năng suất lao động SP, HH, DV Sản phẩm, Hàng hóa, dịch vụ SPHVQĐ Sản phẩm hiện vật quy đổi TH Trường hợp TN Tự nhiên TT Thực tế Thuật ngữ C Chi phí nhân công F Tổng quỹ lương Fi Tỷ lệ, tỷ trọng, tần số xuất hiện lượng biến GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc dân GO Giá trị sản xuất công nghiệp Hi Hệ số quy đổi sản phẩm ip Chỉ số chất lượng iq Chỉ số số lượng Trang 7 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Ip Chỉ số chung chất lượng Iq Chỉ số chung số lượng Ipq Chỉ số toàn bộ K Số tổ phân tổ LLLĐ Lực lượng lao động Mi Mức độ liên quan đến lượng biến NLĐ Nguồn lao động N Quy mô cỡ mẫu/ Tổng thể thống kê P Giá cả Q Lượng hàng hóa, dịch vụ Utn Tỷ lệ thất nghiệp t Mức độ chênh lệch tương đối T Số lao động TC Tổng chi phí VA Giá trị gia tăng X Lượng biến xmin Giá trị lượng biến nhỏ nhất xmin Giá trị lượng biến nhỏ nhất X Mức độ bình quân Y Mức độ của hiện tượng thống kê Y Mức độ chênh lệch tuyệt đối Zi Đặc tính của sản phẩm loại i Zc Đặc tính của sản phẩm chuẩn W Năng suất lao động Trang 8 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG DANH MỤC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH Tên sơ đồ, mô hình Trang Sơ đồ 1.1. Quá trình nghiên cứu thống kê 14 Sơ đồ 2.1. Nguồn lao động 58 Sơ đồ 2.2. Lực lượng lao động 65 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ thống kê kết cấu ngày công 101 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ thống kê kết cấu giờ công 104 Sơ đồ 5.1. Sơ đồ đồ quỹ tiền lương 167 Tên bảng, mô hình Trang Bảng 1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam thời kỳ 2015 - 2019 24 Bảng 1.2. Giá trị hàng tồn kho của Công ty A năm 2019 25 Bảng 1.3. Bảng tính toán lao động theo ngày 28 Bảng 2.1. Cân đối phân phối nguồn lao động 73 Bảng 2.2. Cân đối tổng hợp lực lượng lao động 77 Bảng 5.1. Mức lương tối thiểu vùng giai đoạn 2018 - 2019 171 Bảng 5.2. Mức lương cơ sở giai đoạn 2018 – 2019 171 Trang 9 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN THỐNG KÊ LAO ĐỘNG A. Mục tiêu của chương 1: Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: - Nêu được vị trí, vai trò của thống kê học và thống kê lao động trong nền kinh tế quốc dân. - Nêu được quá trình nghiên cứu thống kê. - Trình bày được các loại số thống kê và phương pháp tính. - Trình bày được nội dung khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê lao động. - Từ quá trình nghiên cứu thống kê học, xem xét được các bước trong công tác thống kê lao động. - Vận dụng được lý thuyết làm được các bài tập ứng dụng về xác định mức độ của các hiện tượng kinh tế xã hội liên quan đến lao động. B. Nội dung chương 1: 1.1. Khái quát chung về thống kê học 1.1.1. Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ của thống kê học 1.1.1.1. Khái niệm thống kê học Thống kê và hạch toán thống kê xuất hiện từ thời tiền cổ đại. Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, các chủ nô đã biết cách tính toán, đo đếm và ghi chép các tài sản của mình (số nô lệ, số súc vật...), nhưng việc tính toán, ghi chép còn mang tính sơ khai, đơn giản và chưa có tính thống kê rõ rệt. Thời kỳ phong kiến, thống kê phát triển hơn ở nhiều quốc gia châu Âu và châu Á. Việc thống kê, tính toán mang tính chất rõ rệt phục vụ cho việc đi thu sưu, thuế... của giai cấp địa chủ phong kiến. Giai đoạn này, thống kê vẫn chưa được đúc kết thành lý luận và chưa trở thành một khoa học độc lập. Đến cuối thế kỷ XVII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời làm cho thống kê phát triển nhanh chóng trên các phương diện: Thống kê vốn, lao động, đất đai, nguyên nhiên vật liệu, thông tin, giá cả... đồng thời tìm ra những lý luận và phương pháp thu thập số liệu thống kê. Giai đoạn này, môn thống kê đã được đưa vào giảng dạy ở một Trang 10 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG số trường học phương Tây. Cuối thế kỷ XIX, thống kê phát triển rất nhanh và trên thế giới đã thành lập ra Viện Thống kê toán. Ngày nay, thống kê ngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng rãi và hoàn thiện hơn về phương pháp luận, nó thực sự trở thành công cụ để nhận thức xã hội và cải tạo xã hội. Trong thực tế thuật ngữ thống kê thường được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất: Xét theo quá trình thì thống kê là quá trình nghiên cứu cách thu thập các số liệu để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Ví dụ như sản lượng sản phẩm sản xuất của một doanh nghiệp; số lượng nhiệm vụ chính trị một đơn vị hành chính nhà nước thực hiện được hoặc giá trị kinh tế mà một khu vực, một ngành kinh tế tạo ra được… Thứ hai: Thống kê được hiểu là hệ thống các phương pháp để nghiên cứu (thu thập, tổng hợp, phân tích) các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Như vậy, thống kê học là môn khoa học nghiên cứu hệ thống phương pháp (thu thập, xử lý, phân tích) mặt lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, tìm bản chất và tính quy luật (mặt chất) của các hiện tượng thống kê trong những điều kiện nhất định. 1.1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học Xét theo quá trình hình thành và phát triển có thể thấy thống kê học là một bộ phận của khoa học xã hội. Tuy nhiên, thống kê học có những đặc thù riêng cho phép nó phát triển thành một ngành khoa học độc lập. Đặc trưng thứ nhất, thống kê nghiên cứu mặt lượng, không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng kinh tế - xã hội mà chỉ nghiên cứu thống kê mặt số lượng của hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên thống kê không nghiên cứu mặt lượng một cách riêng biệt mà nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất, cụ thể là trong sự xác định về mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội. Mặt chất của hiện tượng được biểu hiện bằng khái niệm, thuộc tính, đặc điểm, tính chất của hiện tượng kinh tế - xã hội. Mặt lượng của hiện tượng thống kê được biểu hiện bằng các con số về quy mô, khối lượng, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển của hiện tượng. Chất và lượng không thể tách rời nhau, sự biến đối về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Đặc trưng thứ hai, thống kê học chủ yếu nghiên cứu hiện tượng số lớn, tính quy luật của các hiện tượng kinh tế xã hội tiềm ẩn, thống kê học qua nghiên cứu hiện tượng Trang 11 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG số lớn sẽ loại trừ được những tác động ngẫu nhiên, phi bản chất, xác định tính quy luật của hiện tượng kinh tế xã hội phục vụ mục đích nghiên cứu. Đặc trưng thứ ba, thống kê không chỉ nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội trong trạng thái tĩnh, các con số trong quá khứ của các hiện tượng đã xảy ra mà còn nghiên cứu chúng trong cả trạng thái động tức là dựa trên tính quy luật của chúng mà dự báo mức độ trong tương lai của hiện tượng thống kê. Đặc trưng thứ tư, thống kê học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Đặc trưng này thể hiện tính thực tiễn của khoa học thống kê ứng dụng, nó phản ánh thống kê học chính là hoạt động thực tiễn của con người trong đời sống kinh tế xã hội. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong sự xác định về mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, nghiên cứu cấu trúc, sự phân bố và vị trí của chúng trong không gian, sự biến động theo thời gian để chỉ ra bản chất và tính quy luật vốn có của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. [3; 19] 1.1.1.3. Nhiệm vụ của thống kê học Thống kê học là một môn khoa học đi sâu nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội nói chung, thống kê học có các nhiệm vụ sau đây: Thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, tài liệu, số liệu, chứng cứ và dự báo các xu hướng vận động, xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội… phục vụ cho công tác thống kê của toàn xã hội cũng như cho các ngành nghề khác trong nền kinh tế quốc dân, cụ thể: Thứ nhất, thống kê học thu thập các thông tin liên quan đến các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm phục vụ cho công tác thống kê và lập kế hoạch hóa nguồn lực của quốc dân. Thứ hai, thống kê học thu thập thông tin phản ánh tình hình quy mô và chất lượng nguồn lực của quốc gia và làm cơ sở phân tích, dự báo nguồn lực của quốc gia trong tương lai. Thứ ba, thống kê học cung cấp những thông tin cần thiết làm cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Thứ tư, thống kê học phân tích các thông tin đã thu thập làm cơ sở lựa chọn các giải pháp củng cố và phát triển đến các nguồn lực của quốc gia. Trang 12 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Thứ năm, thống kê học có nhiệm vụ lập báo cáo thống kê định kỳ theo yêu cầu của địa phương, của ngành chủ quản hoặc của các cơ quan thống kê. 1.1.2. Vai trò của thống kê học trong nền kinh tế Là một môn khoa học, thống kê học đi sâu nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Thống kê học là một công cụ không thể thiếu, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho công tác quản lý kinh tế xã hội trong cơ chế thị trường. Thống kê học là một công cụ quan trọng trong công tác thống kê, lập kế hoạch hóa các nguồn lực của nền kinh tế đáp ứng mục tiêu phát triển của nền kinh tế và phân công lao động xã hội. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, thống kê học đã phát triển nhanh chóng cả về nội dung và hình thức, đã thực sự là công cụ quản lý sắc bén cho các chủ thể. Yêu cầu của quản lý xã hội trong nền kinh tế thị trường cần phải thu thập, xử lý các thông tin đa dạng, nhiều chiều. Thống kê học là một bộ phận hạch toán chủ yếu trong xã hội nhằm tiến hành thu thập các thông tin kinh tế xã hội phong phú, cần thiết cho việc ra các quyết định quản lý của các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính nhà nước. Trên cơ sở phục vụ đắc lực công tác quản lý kinh tế xã hội, thống kê học cũng góp phần phục vụ công tác quản lý ở các ngành nghề trong nền kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.1.3. Quá trình nghiên cứu thống kê Quá trình nghiên cứu thống kê là một chu trình gồm ba giai đoạn kế tiếp nhau: Thu thập thống kê, tổng hợp thống kê, phân tích và dự báo thống kê. Ba giai đoạn đó được cụ thể theo các bước sau đây: Xác định đối tượng, nội dung, mục đích nghiên cứu thống kê. Xây dựng hệ thống tiêu thức và chỉ tiêu thống kê. Điều tra thống kê. Tổng hợp và xử lý dữ liệu thống kê ban đầu: trình bày số liệu, phân tích thống kê sơ bộ, lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê thích hợp. Phân tích, giải thích kết quả và dự báo xu thế phát triển. Báo cáo, công bố và truyền đạt kết quả thống kê. Trang 13 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Sơ đồ 1.1. Quá trình nghiên cứu thống kê Trong sơ đồ này, hướng mũi tên từ trên xuống chỉ trình tự tiến hành các công đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê. Hướng mũi tên từ dưới lên chỉ những công đoạn cần kiểm tra lại, bổ sung thông tin hay làm lại nếu chưa đạt yêu cầu. 1.1.4. Các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội 1.1.4.1. Số tuyệt đối và số tương đối 1.1.4.1.1. Số tuyệt đối a. Khái niệm Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Ví dụ: Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, dân số Việt Nam ước tính là 97.804.813 người. b. Ý nghĩa Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng cho mọi công tác nghiên cứu vì thông qua đó ta sẽ có nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Số Trang 14 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG tuyệt đối chính xác là sự thật khách quan, có sức thuyết phục không người nào có thể phủ nhận được. Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, đồng thời còn là cơ sở để tính các mức độ khác. Số tuyệt đối là căn cứ không thể thiếu được trong việc xây dựng các kế hoạch kinh tế quốc dân và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Do ý nghĩa quan trọng như vậy, thống kê học coi số tuyệt đối là loại chỉ tiêu cơ bản nhất. Mỗi số tuyệt đối trong thống kê đều bao hàm một nội dung kinh tế - xã hội cụ thể trong điều kiện thời gian và địa điểm nhất định. Các số tuyệt đối trong thống kê cũng không phải là con số được lựa chọn tùy ý mà phải qua điều tra thực tế và tổng hợp một cách khoa học. Các số tuyệt đối trong thống kê đều có đơn vị tính là đơn vị hiện vật (cái con, mét, tạ, tấn,...) hoặc đơn vị giá trị (đồng Việt Nam, đô la Mỹ,...), đơn vị thời gian (giờ, ngày), đơn vị kép. c. Các loại số tuyệt đối c1. Số tuyệt đối thời kỳ Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một độ dài thời gian nhất định. Ví dụ: Doanh thu của công ty X năm 2019 là 36 tỷ đồng. Các số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu có thể cộng dồn được với nhau; thời kỳ càng dài thì trị số của nó càng lớn. c2. Số tuyệt đối thời điểm Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu vào một thời điểm nhất định. Ví dụ: Số lao động ngày 01/01/2019 của công ty X là 315 người. Số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh tình hình của hiện tượng vào một thời điểm nào đó, trước hoặc sau thời điểm đó trạng thái của hiện tương có thể khác. Do đó, muốn có số tuyệt đối thời điểm chính xác, phải quy định thời điểm hợp lý và phải tổ chức điều tra kịp thời. 1.1.4.1.2. Số tương đối a. Khái niệm Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng. Đó là kết quả của việc so sánh giữa hai mức độ cùng loại nhưng khác nhau về Trang 15 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG điều kiện thời gian hoặc không gian, hoặc giữa hai mức độ khác loại nhưng có liên quan với nhau. Trong hai mức độ này, một được chọn làm gốc để so sánh. Ví dụ: Tính đến ngày 16/01/2019, dân số Việt Nam chiếm khoảng 1,29% tổng dân số thế giới. b. Ý nghĩa Trong phân tích thống kê, các số tương đối được sử dụng rộng rãi để nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ biến,...của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện nhất định. Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, số tương đối cũng giữ vai trò quan trọng. Nhiều chỉ tiêu kế hoạch được đề ra bằng số tương đối, còn khi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thì ngoài việc tính toán chính xác các số tuyệt đối bao giờ cũng phải đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bằng số tương đối. Ngoài ra người ta còn dùng các số tương đối để biểu hiện tình hình thực tế trong khi cần đảm bảo tính chất bí mật của các số tuyệt đối nhất là các hiện tượng liên quan đến quân sự, an ninh quốc gia,... Đơn vị tính của số tương đối là số lần, số phần trăm (%), số phần nghìn (‰), hoặc đơn vị kép,... c. Các loại số tương đối c1. Số tương đối động thái Số tương đối động thái được tính bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau, số tương đối động thái phản ánh hiện sự biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Công thức: Trong đó: t: Số tương đối động thái y1: Mức độ kỳ báo cáo y0: Mức độ kỳ gốc Ví dụ: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của một địa phương năm 2019 là 200.000 ha, năm 2018 là 220.000 ha. Ta tính được số tương đối động thái : 220.000 x100 110% t = 200.000 hay 1,1( lần) Trang 16 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Muốn tính số tương đối động thái chính xác, cần chú ý đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Cụ thể, phải đảm bảo giống nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính, đơn vị tính, về phạm vi và độ dài thời gian mà mức độ phản ánh. c2. Số tương đối kế hoạch Được dùng để lập các kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Có hai loại số tương đối kế hoạch: * Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Là kết quả so sánh giữa mức độ cần đạt tới của chỉ tiêu nào đó trong kỳ kế hoạch với mức độ thực tế của chỉ tiêu ấy ở kỳ gốc. Công thức: Kn = Trong đó: Kn : Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch yk : Mức độ kế hoạch yo : Mức độ thực tế kỳ gốc so sánh Ví dụ: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Nam Cường năm 2018 là 200.000 ha, kế hoạch dự kiến năm 2019 là 210.000 ha. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch về diện tích gieo trồng cây hàng năm là: 210.000 K n = 200.000 x100 105% hay 1,05 lần * Số tương đối hoàn thành kế hoạch: Là kết quả so sánh giữa mức độ thực tế và mức độ kế hoạch. Công thức: Kt = Trong đó: Kt : Số tương đối thực hiện (hoàn thành) kế hoạch y1 : Mức độ thực tế yk : Mức độ kế hoạch. Ví dụ: Giả sử kết thúc năm 2019, diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Nam Cường là 220.000 ha. Vậy phần trăm hoàn thành kế hoạch về diện tích gieo trồng cây hàng năm của năm 2019 là: 220.000 K t 210.000 x100 104,76% = Trang 17 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG * Mối quan hệ giữa số động thái, số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và số tương đối y1 y KH y x 1 thực hiện kế hoạch : y 0 = y 0 y KH t = Kn x Kt c3. Số tương đối kết cấu Số tương đối kết cấu là số tương đối biểu hiện tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong tổng thể. Số tương đối kết cấu là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt đối của cả tổng thể. Công thức: d = Trong đó: d: Số tương đối kết cấu ybp: Mức độ của bộ phận ytt: Mức độ của tổng thể. Ví dụ: Tính đến ngày 31/12/2019, dân số Việt Nam ước tính là 97.804.813 người. Trong đó nam là 48.615.806 người, nữ 49.189.007 người. Tính ra các số tương đối kết cấu: 48.615.806 Tỷ trọng nam (trong tổng số dân số) = x100 49,7% 97.804.813 49.189.007 Tỷ trọng nữ (trong tổng số dân số) = x100 100% 49,7 50,3% 97.804.813 Tổng cộng các số tương đối kết cấu trong cùng một tổng thể phải bằng 100%. c4. Số tương đối cường độ Số tương đối cường độ là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh mức độ của hai hiện tượng khác loại nhưng có mối liên hệ với nhau nhằm biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện nhất định. Đơn vị tính của số tương đối cường độ là đơn vị kép (do đơn vị của tử và mẫu số hợp thành). Số tương đối cường độ = Ví dụ: Theo kết quả điều tra dân số bình quân tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019 là 1.054.492 người, diện tích đất là 1.235,13 km2, vậy mật độ dân số tỉnh Vĩnh phúc là: Mật độ dân số = = 1.054.492 /1.235,13 = 854 người/km2 Trang 18 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG c5. Số tương đối không gian Số tương đối không gian là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về không gian hoặc giữa hai bộ phận trong cùng một tổng thể. Ví dụ: So sánh giữa diện tích đất gieo trồng cây hàng năm của xã A so với xã B; so sánh diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ xuân so với vụ hè thu. 1.1.4.1.3. Điều kiện vận dụng số tuyệt đối và số tương đối Khi sử dụng số tương đối và số tuyệt đối phải xét đến đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu để rút ra kết luận cho đúng. Ví dụ: Tỷ lệ lao động nữ cao hơn lao động nam trong ngành giáo dục phổ thông và y tế là có thể hợp lý, nhưng cũng tỷ lệ đó trong ngành khai thác than hay ngành vận tải lại là không hợp lý. Phải vận dụng một cách kết hợp các số tương đối với số tuyệt đối. Khi phân tích thống kê nếu chỉ dùng các số tương đối thì không nêu lên được tình hình thực tế của hiện tượng. Mặt khác, các nhiệm vụ phân tích thống kê không thể giải quyết được tốt nếu chỉ dùng các số tuyệt đối. Nếu sử dụng kết hợp giữa các số tương đối và số tuyệt đối thì các quan hệ hơn kém, nhanh chậm, tốc độ tăng (giảm), trình độ phổ biến mới được biểu hiện rõ ràng. Ý nghĩa của số tương đối còn phụ thuộc vào trị số tuyệt đối mà nó phản ánh. 1.1.4.2. Số bình quân 1.1.4.2.1. Khái niệm, ý nghĩa số bình quân a. Khái niệm Số bình quân trong thống kê là mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại. Ví dụ: Năng suất lúa bình quân của xã A năm 2019 đạt 65 tạ/ha. b. Ý nghĩa Số bình quân có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận và trong công tác nghiên cứu kinh tế, nhằm nêu lên đặc điểm chung của hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Ta thường gặp các chỉ tiêu như giá thành bình quân, giá cả bình quân, năng suất lao động bình quân,...và rất nhiều chỉ tiêu bình quân khác là những chỉ tiêu rất cần thiết cho phân tích hoạt động kinh tế. Việc sử dụng số bình quân tạo điều kiện để so sánh giữa các hiện tượng không có cùng quy mô như so sánh tiền lương bình quân của công nhân 2 doanh nghiệp,...Trong Trang 19 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG trường hợp này việc so sánh giữa 2 số tuyệt đối không thực hiện được hoặc đôi khi không có ý nghĩa. Số bình quân còn được dùng để nghiên cứu các quá trình biến động qua thời gian, nhất là các quá trình sản xuất. Số bình quân có vị trí quan trọng trong việc vận dụng nhiều phương pháp thống kê. 1.1.4.2.2. Các loại số bình quân a. Số bình quân cộng giản đơn Dùng để tính mức độ bình quân giản đơn của các chỉ tiêu khi tài liệu thu thập chỉ có ít, tần số của các lượng biến đều bằng nhau. Công thức: * Số bình quân của tổng thể chung x1 x2 ... x N µ= N hay µ = Trong đó: µ : Số bình quân của tổng thể chung xi ( i = 1,2,….N): Các lượng biến N: Số đơn vị tổng thể chung * Số bình quân của tổng thể mẫu Trong đó: x là số bình quân tổng thể mẫu xi ( i = 1,2,….n) là các lượng biến n: là số đơn vị tổng thể mẫu Ví dụ: Cho tài liệu về số lượng sản phẩm A hoàn thành trong ngày của 7 công nhân thuộc tổ 1 trong công ty Chiến Thắng như sau: Công nhân A B C D E F G Số lượng sản 50 51 53 55 60 63 67 phẩm (sản phẩm) Năng suất lao động bình quân của một công nhân là: 50 51 55 60 63 67 x = 57 sản phẩm 7 b. Số bình quân cộng gia quyền Được sử dụng khi tài liệu đã được phân tổ, các lượng biến có thể gặp nhiều lần với tần số khác nhau. Trang 20 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng- Đăng ký và thống kê đất đai- chương 5
24 p | 577 | 158
-
Bài giảng Thống kê kinh doanh: Phần 1
53 p | 1080 | 96
-
Bài giảng Tổ chức lao động khoa học trong cơ quan hành chính nhà nước
135 p | 257 | 74
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Chương 3
51 p | 270 | 58
-
Bài giảng Một số nội dung mới của bộ Luật Lao động 2013
87 p | 188 | 55
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê và thống kê doanh nghiệp
477 p | 304 | 26
-
Bài giảng Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Chương 3
45 p | 193 | 24
-
Bài giảng Kinh tế nguồn nhân lực: Chương 4 - Trần Thị Thu Trang
28 p | 105 | 17
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 6 - PGS.TS. Lê Thị Châu
23 p | 61 | 16
-
Bài giảng Thống kê tài sản cố định bưu chính - viễn thông
58 p | 117 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 4 - Nguyễn Ngọc Lam
22 p | 102 | 9
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 2: Thống kê dân số và lao động
17 p | 67 | 6
-
Bài giảng học phần Thống kê kinh tế - ĐH Kinh tế Quốc dân
106 p | 67 | 5
-
Bài giảng Thống kê lao động: Phần 2 - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
76 p | 16 | 5
-
Bài giảng Thống kế kinh tế - Chương 2: Thống kê dân số và lao động (Năm 2022)
19 p | 24 | 5
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp: Chương 3 - TS. Nguyễn Thế Anh
27 p | 9 | 3
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp: Chương 4 - TS. Nguyễn Thế Anh
12 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn