intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thống kê lao động: Phần 2 - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 bài giảng "Thống kê lao động" sẽ trình bày nội dung kiến thức về: Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước; Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước. Cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết nhé các bạn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thống kê lao động: Phần 2 - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

  1. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CHƯƠNG 4 THỐNG KÊ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC A. Mục tiêu của chương 4: Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: - Trình bày được khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động. - Thành lập được công thức tính mức năng suất lao động xã hội, năng suất lao động cá biệt, năng suất lao động bình quân theo phương pháp thuận và nghịch. - Vận dụng tính toán đúng các mức năng suất lao động trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước. - Trình bày được ý nghĩa của tăng năng suất lao động. - Trình bày được phương pháp phân tích sự biến động năng suất lao động thông qua các chỉ số năng suất lao động hiện vật và chỉ số năng suất lao động giá trị. - Phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu năng suất lao động bình quân trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước. - Vận dụng được cơ sở lý thuyết để tính toán được các chỉ tiêu thông thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước qua các bài tập thực hành. B. Nội dung chương 4: 4.1. Một số vấn đề chung về năng suất lao động 4.1.1. Khái niệm năng suất lao động Phần lớn các nhà quản trị, quản lý đều cho rằng năng suất lao động là hiệu quả của lao động và khả năng của sức sản xuất. Mặt khác, hiệu suất của lao động thường thể hiện ở lượng giá trị sử dụng mà lao động đã sáng tạo trong một khoảng thời gian nhất định. Năng suất là thước đo mức độ hiệu quả do con người và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chuyển đổi nguồn lực sản xuất (ví dụ như lao động và vốn) để tạo ra sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Trong số các phương pháp đo lường năng suất như năng suất đa yếu tố hoặc năng suất vốn, năng suất lao động là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong phân tích kinh tế và thống kê của một quốc gia. Trang 126 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất; là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của cơ quan, tổ chức và của nền kinh tế. Năng suất lao động là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp xác định kết quả lao động có ích của người làm việc, được tính bằng số sản phẩm có ích sản xuất ra trên một đơn vị thời gian hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Như vậy, năng suất lao động được tính bằng quan hệ so sánh giữa kết quả đầu ra của quá trình làm việc của người lao động (dưới dạng hiện vật hoặc giá trị) với hao phí các yếu tố đầu vào để tạo ra kết quả đó (hao phí về lao động hoặc thời gian lao động). Kết quả đầu ra của quá trình lao động có thể là những sản phẩm hiện vật hoặc những giá trị tính bằng tiền hay những nhiệm vụ chính trị mà người lao động thực hiện được trong quá trình lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Hao phí nguồn lực đầu vào để tạo ra lượng kết quả đầu ra có thể được tính là những hao phí về mặt lao động hoặc hao phí về mặt thời gian cần thiết để người lao động thực hiện được lượng kết quả lao động đó. Năng suất lao động cao hay thấp đánh dấu trình độ phát triển của một xã hội qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia không thể được xem xét một cách độc lập, tách biệt với tăng hiệu quả và tăng năng suất lao động. 4.1.2. Nhiệm vụ của thống kê năng suất lao động Thống kê năng suất lao động có nhiệm vụ sau: Nghiên cứu các phương pháp và tổ chức thu thập số liệu để nghiên cứu năng suất lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước trong mỗi thời kỳ thống kê. Tính toán các chỉ tiêu năng suất lao động trong phạm vi từng doanh nghiệp, từng ngành cũng như toàn nền kinh tế quốc dân. Phân tích biến động, tình hình hoàn thành kế hoạch tăng năng suất lao động, chỉ rõ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động cũng như ảnh hưởng của tăng năng suất lao động đến tăng sản phẩm xã hội, GDP cũng như các chỉ tiêu khác. Trang 127 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Tính toán đánh giá và biểu hiện được xu thế biến động của năng suất lao động để thấy được năng suất lao động tăng giảm theo quy luật nào từ đó có thể dự đoán năng suất có thể đạt được trong những năm trong tương lai. Biểu hiện xu thế và dự đoán năng suất lao động cơ sở để dự đoán cho các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác có liên quan như các chỉ tiêu về kết quả sản xuất, chỉ tiêu tiền lương bình quân. Năng suất lao động phản ánh hiệu quả của lao động và khả năng của sức sản xuất, đánh giá trực tiếp được hiệu suất lao động và có thể so sánh trực tiếp mức năng suất lao động giữa các bộ phận cùng sản xuất một loại sản phẩm. Thống kê năng suất lao động nhằm đánh giá được trình độ tổ chức sản xuất và trình độ tổ chức cơ cấu lao động của doanh nghiệp, cơ quan tổ chức có hợp lý hay không và đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Thống kê năng suất lao động là căn cứ để cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng các mức lao động, định mức công việc phù hợp với trình độ lao động. Thống kê năng suất lao động nhằm giúp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng và quản lý lao động hiệu quả hơn, từ đó tăng năng suất lao động, tăng giá trị thặng dư và tăng tích lũy và tái đầu tư cho doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị. Thống kê năng suất lao động phải điều tra, tính toán các chỉ tiêu về lao động, năng suất lao động cá biệt, năng suất lao động bình quân… Thống kê năng suất lao động phải phân tích, đánh giá các chỉ tiêu năng suất lao động cá biệt, năng suất lao động bình quân đã tổng hợp ở trên từ đó đưa ra các biện pháp sử dụng lao động hợp lý trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức. 4.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động Năng suất lao động là yếu tố trung tâm chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Toàn bộ những nhân tố tác động đến đầu ra và đầu vào đều là những nhân tố tác động đến năng suất lao động. Ta có thể khái quát một số nhóm yếu tố đại diện như sau: a. Các yếu tố gắn với bản thân người lao động Lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động. Năng suất lao động của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Trang 128 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Trình độ văn hoá là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất góp phần làm tăng năng suất lao động. Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động. Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn có ảnh hưởng lớn đối với năng suất lao động của con người. Trình độ văn hoá tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Còn sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ sảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất. Trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, các công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu trình độ chuyên môn người lao động sẽ không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại. Trạng thái sức khoẻ của người lao động có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm, thậm chí dẫn đến tai nạn lao động. Thái độ lao động cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động. Thái độ lao động là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao động trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nó có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người tham gia lao động. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu khác nhau, cả khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là: Sự kỷ luật lao động: Là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên những cơ Trang 129 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nó bao gồm các điều khoản quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật…; tinh thần trách nhiệm hình thành dựa trên cơ sở những ước mơ khát khao, hy vọng của người lao động trong công việc cũng như với tổ chức. Trong tổ chức, nếu người lao động thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình được coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thị họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức. Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động; sự gắn bó với doanh nghiệp của người lao động ngoài mục đích lao động để kiếm sống họ còn coi tổ chức như một chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Nếu quá trình lao động và bầu không khí trong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan hoà, tin tưởng lẫn nhau giữa những người công nhân, tạo cảm giác làm chủ doanh nghiệp, có quyền quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra tính độc lập tự chủ sáng tạo, được quan tâm chăm lo đến đời sống và trợ giúp khi gặp khó khăn… thì ngươi lao đốngẽ có lòng tin, hy vọng, sự trung thành và gắn bó với doanh nghiệp; cường độ lao động cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động và từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động. b. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ Khoa học kỹ thuật, công sản xuất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, đây là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất. Ngày nay, ai cũng thừa nhận máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ làm tăng năng suất lao động. Thật vậy sự phát triển của lực lượng sản xuất thường bắt đầu từ sự thay đổi của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy cũ. Nói đến yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ là nói đến hiệu quả và tính hiệu quả của quá trình cải tiến sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, liên quan đến quan điểm về tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước, nói đến quá trình hợp lý hóa sản xuất với khả năng, kỹ thuật cao, tạo ra được động cơ Trang 130 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG thúc đẩy lực lượng lao động và quá trình quản lý có hiệu quả hơn, tạo ra được nhiều giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt hơn là tăng năng suất lao động của các đơn vị. c. Nhóm nhu cầu tiêu dùng xã hội Đây là yếu tố liên quan đến khối lượng và cơ cấu sản phẩm sản xuất ra. Tiêu dùng càng nhiều với chất lượng càng cao đòi hỏi những sản phẩm làm ra với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn. Việc này sẽ kích thích sản xuất mạnh hơn, sử dụng và quản lý vốn và lao động tốt hơn. Ngược lại, nếu như càu tiêu dùng giảm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, yêu cầu sử dụng vốn và lao động do đó năng suất lao động sẽ giảm đi. Như vậy, việc kích cầu tiêu dùng xã hội vừa là một động lực, vừa là một giải pháp để tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế ổn định, vững chắc. d. Các yếu tố gắn với tổ chức lao động Trình độ và khả năng tổ chức lao động của mỗi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có tác động mạnh mẽ tới năng suất lao động thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phân công lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, tổ chức phục vụ nơi làm việc… Phân công lao động: “Là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc được giao cho từng người hoặc từng nhóm người lao động thực hiện”. Về bản chất thì đó là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Thực chất của phân công lao động là sự tách biệt, cô lập các chức năng lao động riêng biệt và tạo nên các quá trình lao động độc lập và gắn chúng với từng người lao động, đấy chính là sự chuyên môn hoá (cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng hợp lý) và hiệp tác lao động có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động Tiền lương, tiền thưởng : Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động. Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của tất cả mọi người lao động mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình. Tiền lương là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động đã hao phí trong những điều kiện xã hội nhất định trên cơ sở thoả thuận của hai bên trong hợp đồng lao động. Số tiền này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc, trình độ hay kinh nghiệm làm việc … Trong Trang 131 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG quá trình lao động. Nhưng cái mà người lao động các loại hàng hoá dịch vụ cần thiết mua được từ số tiền đó, chính là tiền lương thực tế. Tiền lương phản ánh đóng góp nhiều cho xã hội và càng thể hiện giá trị xã hội trong cuộc sống của người lao động. Do vậy tiền lương thoả đáng sẽ là động lực để người lao động làm việc hiệu quả và đạt năng suất lao động cao. Tiền thưởng là số tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động trong những điều kiện đặc biệt theo sự thoả thuận của hai bên hoặc theo sự tự nguyện của bên sử dụng lao động trong các trường hợp như: Khi công nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiết kiệm được nguyên vật liệu, có những sáng kiến sáng tạo trong hoạt động lao động… Nếu tiền thưởng đảm bảo gắn trực tiếp với thành tích của người lao động, gắn với hệ thống chỉ tiêu được nghiên cứu, phân loại cụ thể và mức thưởng có giá trị tiêu dùng trong cuộc sống thì tiền thưởng sẽ là công cụ để người sử dụng lao động kích thích sự hăng say, gắn bó, sự tích cực, tinh thần trách nhiệm, năng suất và hiệu quả của người lao động. Ngoài tiền lương, tiền thưởng các phúc lợi xã hội cũng góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Phúc lợi xã hội là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các bổ sung cho thu nhập của người lao động đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Phúc lợi có thể là tiền, vật chất hoặc những điều kiện thuận lợi mà người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động trong những điều kiện bắt buộc hay tự nguyện để động viên hoặc khuyến khích và đảm bảo an sinh cho người lao động. Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động. Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Nơi làm việc là không gian sản xuất được trang bị máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để người lao động hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất đã định, là nơi diễn ra các quá trình lao động. Nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động của con người. Nơi làm việc được tổ chức một cách hợp lý và phục vụ tốt góp phần bảo đảm cho người lao động có thể thực hiện các thao tác trong tư thế thoải mái nhất. Vì vậy tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, nâng cao năng suất lao động Thái độ cư xử của người lãnh đạo: Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống các điều kiện môi trường nhất định. Lãnh đạo là Trang 132 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG một hệ thống bao gồm người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, mục đích của hệ thống, các nguồn lực và môi trường. Người lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo, là người ra mệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những nguời khác thực hiện các quyết định đề ra nhằm đảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động và hoàn thiện bộ máy quản lý. Người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong tổ chức, họ quản lý tập thể bằng quyền lực và uy tín của mình. Quyền lực là những quyền hạn của người lãnh đạo trong khuôn khổ quyền hạn của nhà nước hoặc tập thể trao cho người lãnh đạo. Uy tín là khả năng thu phục các thành viên dưới quyền, nó gắn liền với những phẩm chất tài và đức của người lãnh đạo. Phong cách, phương pháp cũng như thái độ của người lãnh đạo quyết định đến sự phát triển của các tổ chức. Với phong cách uy quyền tức là người lãnh đạo hành động độc đoán, khi ra quyết định không tham khảo ý kiến của bất kỳ ai, dẫn đến việc ra lệnh cứng nhắc, không tôn trọng ý kiến của tập thể thì nhân viên thường không làm việc tự giác và độc lập, không phát huy được tính sáng tạo và hứng thú trong lao động, cuối cùng có tác động xấu đến tập thể. Với phong cách dân chủ tự do tức là người lãnh đạo trao quyền chủ động sáng tạo, độc lập tối đa và tự do hành động cho nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết để họ có ý kiến đóng góp và tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển tổ chức. Việc lựa chọn phong cách này hay phong cách lãnh đạo khác có một ý nghĩa quan trọng đối với việc củng cố giáo dục tập thể lao động. Mỗi phong cách lãnh đạo có đặc thù riêng và thích ứng với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Phong cách lãnh đạo khác nhau tạo ra thái độ của người lãnh đạo khác nhau. Thái độ của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và củng cố tập thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và năng suất lao động. Vì vậy người lãnh đạo phải hiểu rõ bản chất và vận dụng các phong cách lãnh đạo trong những hoàn cảnh cụ thể một cách chính xác và hiệu quả nhằm nâng cao năng suất lao động. Bầu không khí của tập thể: Tập thể lao động là nhóm người mà tất cả các thành viên trong quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình hợp tác trực tiếp với nhau, luôn có sự liên quan và tác động qua lại lẫn nhau. Mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo nên bầu không khí của tập thể. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này Trang 133 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG sang người khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đổi với lao động, với ngành nghề và với mỗi thành viên. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước, đơn vị. e. Các yếu tố thuộc về môi trường lao động Môi trường tự nhiên nơi làm việc: Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Nó tác động đến năng suất lao động một cách khách quan và không thể phủ nhận. Thời tiết và khí hậu của các nước nhiệt đới khác với các nước ôn đới và hàn đới, do đó ở các nước khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau trong sản xuất. Mỗi một ngành sản xuất thì nó tác động khác nhau. Trong nông nghiệp thì độ phì nhiêu của đất, của rừng, của biển khác nhau sẽ mang lại năng suất khác nhau. Trong công nghiệp khai thác mỏ thì các vấn đề như hàm lượng của quặng, độ nông sâu của các vỉa than, vỉa quặng, trữ lượng của các mỏ đều tác động đến khai thác, đến năng suất lao động. Con người đã có nhiều hoạt động nhằm hạn chế các tác động có hại của thiên nhiên đến sản xuất và đạt được kết quả rõ rệt nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp. Điều kiện lao động: Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong môi trường sản xuất nhất định, mỗi môi trường khác nhau lại có các nhân tố khác nhau tác động đến người lao động, mỗi nhân tố khác nhau lại có mức độ tác động khác nhau, tổng hợp các nhân tố ấy tạo nên điều kiện lao động. Các nhân tố tích cực tạo ra điều kiện thuận lợi còn nhân tố tiêu cực tạo ra điều kiện không thuận lợi cho con người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố của môi trường làm việc tác động tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc của người lao động, cụ thể là cường độ chiếu sáng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hưởng tới con người. Nếu nơi làm việc có điều kiện làm việc không tốt như quá sáng hoặc quá tối sẽ ảnh hưởng đến thị giác của người lao động, giảm khả năng lao động. Nơi làm việc có môi trường bị ô nhiễm, mức độ an toàn không cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Mặt khác, làm cho người lao động có cảm giác không yên tâm nên không chuyên tâm vào công việc, làm giảm năng suất lao động. 4.2. Phương pháp xác định năng suất lao động 4.2.1. Công thức tính năng suất lao động Năng suất lao động cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Năng suất lao động chung là thước đo hiệu Trang 134 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG quả của các hoạt động và nó được tính so sánh giữa kết quả đầu ra của hoạt động so với chi phí đầu vào của hoạt động. Công thức chung tính năng suất như sau: Trong đó: Đầu ra là hàng hoá được sản xuất ra hoặc những dịch vụ được cung cấp. Nó có thể được biểu hiện dưới dạng đơn vị hiện vật hoặc biểu hiện dưới dạng giá trị bằng tiền. Để có thể thống nhất trong việc tính toán, khi đó năng suất thường sử dụng giá trị bằng tiền để tính đầu ra: ví dụ như tổng giá trị sản lượng, tổng đầu ra, giá trị gia tăng. Đầu vào là các nguồn lực lao động để tạo ra hàng hoá và dịch vụ. Thông thường đầu vào về lao động được tính bằng số lượng lao động hoặc số giờ công lao động. 4.2.1.1. Năng suất lao động (dạng thuận) Năng suất lao động dạng thuận được tính bằng tổng số lượng sản phẩm (giá trị sản phẩm) sản xuất ra của một ngành kinh tế hoặc của nền kinh tế quốc dân hoặc của một doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, ngành kinh tế cấp 2, cấp 3, cá nhân sản xuất ra trên tổng lao động hao phí cần thiết để thực hiện được kết quả sản xuất đó của ngành kinh tế hoặc nền kinh tế hoặc của một doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, ngành kinh tế cấp 2, cấp 3, cá nhân sản xuất ra. Công thức tính năng suất lao động Q W  T Trong đó: W: là năng suất lao động dạng thuận. Q là tổng số lượng sản phẩm (hoặc tổng giá trị sản phẩm) của ngành kinh tế hoặc nền kinh tế hoặc của một doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, ngành kinh tế cấp 2, cấp 3, cá nhân sản xuất ra sản xuất ra trong kỳ thống kê. T là tổng thời gian lao động xã hội dùng để sản xuất ra sản phẩm trong kỳ. Ý nghĩa: Năng suất lao động dạng thuận cho biết trong kỳ thống kê một người lao động hoặc bình quân một giờ người lao động sẽ tạo ra được W đơn vị sản phẩm hoặc đơn vị giá trị sản phẩm. Trang 135 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Ví dụ: Hãy tính năng suất lao động dạng thuận của đơn vị X biết số lao động trong kỳ thống kê là 1.000 lao động làm giờ hành chính, tạo ra được 100.000 (sp), giá bán là 150.000đ/sp. 4.2.1.2. Năng suất lao động (dạng nghịch) Năng suất lao động dạng nghịch được tính bằng tổng thời gian lao động xã hội hao phí của toàn ngành kinh tế hoặc nền kinh tế hoặc của một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc một người lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hiện vật hoặc một đơn vị giá trị sản phẩm mà ngành kinh tế hoặc nền kinh tế hoặc một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hay một người lao động sản xuất ra được. Công thức tính T 1 t  Q W Trong đó: Q là tổng số lượng sản phẩm (hoặc tổng giá trị sản phẩm) của ngành kinh tế hoặc nền kinh tế hay một tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hay một người lao động tạo ra được trong kỳ thống kê. T là tổng thời gian lao động xã hội dùng để sản xuất ra sản phẩm trong kỳ. Ý nghĩa: Năng suất lao động dạng nghịch cho biết cứ để người lao động tạo ra được một đơn vị sản phẩm hiện vật hoặc tạo ra một đơn vị giá trị sản phẩm thì cần hao phí bao nhiêu đơn vị lao động hoặc cần hao phí bao nhiêu đơn vị thời gian. Ví dụ: Hãy tính năng suất lao động dạng nghịch biết đơn vị X có số lao động trong kỳ thống kê là 1.000 lao động làm giờ hành chính, tạo ra được 100.000sp, đơn giá bán là 150.000đ/sp. 4.2.2. Phương pháp xác định kết quả đầu ra và chi phí đầu vào để tính năng suất lao động Đối với các doanh nghiệp, cơ chế mới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tính sáng tạo chủ động, nỗ lực tìm mọi biện pháp phấn đấu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp đều nhận thức được ý nghĩa của năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả quyết định sự tồn tại và phát triển của họ. Nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm tạo ra cơ sở giảm chi phí là con đường chủ yếu để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động, tăng thu nhập của người lao động và của doanh Trang 136 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG nghiệp có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Năng suất lao động đã thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp. Khi tính năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp, ta thường áp dụng các công thức sau: * Công thức áp dụng chung: Cụ thể đối với từng doanh nghiệp, ta áp dụng linh hoạt các công thức tính năng suất lao động dạng thuận và dạng nghịch cho phù hợp, ví dụ: * Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm vật chất. Các sản phẩm vật chất cộng cơ học được do cùng đơn vị tính. * Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm vật chất khác nhau. Các sản phẩm vật chất không cộng cơ học được do không cùng đơn vị tính. Để tính toán chính xác mức năng suất lao động của người lao động trong các doanh nghiệp, ta cần thiết phải xác định chính xác các kết quả đầu ra của người lao động trong các doanh nghiệp cũng như xác định, đo lường chính xác các nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp. 4.2.2.1. Xác định kết quả đầu ra của quá trình lao động a. Xác định các kết quả đầu ra của quá trình lao động tại các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật chất, kết quả lao động của người lao động và của các doanh nghiệp là những sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể, dễ dàng thống kê, đo đếm chính xác bằng các đơn vị đo lường hiện vật (con, cái, sản phẩm, mét, lít, khối…) hoặc có thể quy đổi thành giá trị (tiền tệ) để tính toán. Như vậy kết quả đầu ra của quá trình lao động bao gồm: các sản phẩm hiện vật; các sản phẩm hiện vật quy đổi; hoặc các giá trị sản xuất kinh doanh thu được trong kỳ sản xuất như giá trị sản phẩm sản xuất, giá trị doanh thu bán hàng hoặc lợi nhuận sản xuất kinh doanh hoặc giá trị gia tăng mà doanh nghiệp thu được bằng tiền hoặc bằng kết quả lao động trực tiếp hoặc gián tiếp (dịch vụ quy đổi thành giá trị) trong một kỳ sản xuất kinh doanh nhất định. Trang 137 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG b. Xác định các kết quả đầu ra của quá trình lao động tại các cơ quan, tổ chức nhà nước Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước, việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vị mình cũng được đo đếm thông qua chỉ tiêu năng suất lao động. Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp, khi sản xuất sản phẩm vật chất (hiện vật) hoặc các dịch vụ thương mại thường dễ tính toán, xác định kết quả đầu ra theo hiện vật hoặc quy đổi thành giá trị để tính năng suất lao động. Đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước, sản phẩm đầu ra của quá trình lao động là việc thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được nhà nước giao cho và thường không được quy đổi thành giá trị nên việc thống kê năng suất lao động mang tính trừu tượng hơn. Năng suất lao động là một thuật ngữ để phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử dụng lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước. Nó cũng được tính bằng quan hệ đầu ra so với chi phí lao động đầu vào của quá trình sản xuất. Trong đó việc thống kê kết quả lao động đầu ra trong các cơ quan thuộc khu vực nhà nước được xác định như sau: Kết quả đầu ra của quá trình lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước là tổng số các nhiệm vụ chính trị mà người lao động (cán bộ, công chức, viên chức) thực hiện hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả lao động này thường là kết quả lao động gián tiếp, khó quy đổi thành giá trị để tính toán năng suất lao động. Kết quả này thường phản ánh hiệu quả ở mặt xã hội, trên toàn cục, toàn diện thực hiện nhiệm vụ chính trị cho xã hội. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thì kết quả thường là các dịch vụ công cộng, ở khía cạnh thống kê, các dịch vụ này cũng dễ để đo lường hơn như số giờ dạy, số giờ nghiên cứu khoa học, số lượng học sinh, sinh viên được đào tạo, số lượng bệnh nhân được điều trị, được chăm sóc, số lượng các dự án ngành nghề được tổ chức thực hiện… Việc đo lường kết quả hoạt động trong khu vực công đang được sự quan tâm của mọi người và tập trung vào tính hiệu quả trong hoạt động. Các chính phủ đang có định hướng áp dụng các hệ thống đo lường kết quả hoạt động theo xu hướng thị trường, để đánh giá hiệu quả hoạt động của người lao động khu vực công. Các tiêu chí đo lường phải bắt đầu từ đảm bảo chất lượng công chức, tổ chức quy trình nội bộ, đảm bảo chất lượng dịch vụ và phục vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và thời gian lao động. Trang 138 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Để thực hiện được các kết quả công việc (nhiệm vụ chính trị, cung ứng dịch vụ công) của các cơ quan, tổ chức nhà nước, cần thiết phải được đầu tư, cung ứng các nguồn lực đầu vào cho các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện các hoạt động. Các nguồn lực này bao gồm vốn ngân sách của nhà nước cấp phát, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thời gian lao động hao phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và cung ứng các dịch vụ công cộng, và các nguồn lực khác… Hao phí lao động đầu vào của quá trình lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng giống như hao phí lao động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp là hao phí về mặt lao động hay hao phí về mặt thời gian lao động cần thiết để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao trong thời kỳ thống kê. Để đánh giá năng suất lao động của các tổ chức, cơ quan, tổ chức nhà nước cần thiết lập một hệ thống các tỷ số hay còn được gọi là chỉ tiêu năng suất theo hướng cân nhắc lợi ích xã hội đạt được và chi phí nguồn lực đầu tư của xã hội. Việc thống kê năng suất lao động sẽ cung cấp một cơ sở dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức nhà nước để lập mục tiêu và giám sát việc thực hiện, giúp cho việc bộc lộ những khu vực có vấn đề và đánh giá được hiệu quả các hoạt động kinh tế, căn cứ trên kết quả đánh giá lên được các kế hoạch cải tiến và cải tổ tổ chức. 4.2.2.2. Xác định các chi phí đầu vào của quá trình lao động để tạo ra kết quả Để tạo ra các kết quả đầu ra nêu trên, các doanh nghiệp cần thiết phải đưa các nguồn lực đầu vào để sản xuất, tạo ra kết quả đầu ra tương ứng. Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường đưa vào các nguồn lực đầu vào bao gồm vốn, lao động (con người hoặc thời gian lao động), đất đai, nguyên nhiên vật liệu, khoa học, công nghệ được đưa vào phục vụ quá trình sản xuất tạo ra kết quả lao động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Để xác định năng suất lao động tính năng suất lao động, thông thường các nhà thống kê thường sử dụng mối quan hệ tỷ lệ giữa đầu ra là khối lượng hoặc giá trị sản phẩm sản xuất thu được chia cho số lao động hoặc thời gian lao động hao phí để tạo ra khối lượng hoặc giá trị sản phẩm sản xuất đó hoặc ngược lại. Bản chất của năng suất lao động chính là hiệu quả lao động vì vậy, nhiều nhà thống kê khi xác định hiệu quả lao động cũng sử dụng mối quan hệ tỷ lệ giữa kết quả đầu ra so với nguồn lực đầu vào để tạo ra kết quả đó để tính toán. Một vài trường hợp năng suất được xem dưới biểu hiện của hiệu quả lao động hoặc chất lượng thực hiện công việc. Trang 139 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG 4.2.3. Tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động là tăng khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc giá trị sản phẩm sản xuất làm ra trên một đơn vị lao động hao phí (lao động hoặc thời gian) hoặc giảm bớt hao phí lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc một đơn vị giá trị sản phẩm làm ra được. Tăng năng suất lao động có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người, nó là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, là cơ sở quan trọng trong các quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô. Tác động quan tổng hợp nhất hay là mục tiêu của tăng năng suất lao động hiện nay là hoàn thiện chất lượng cuộc sống của con người trên toàn thế giới. Vấn đè trung tâm của năng suất lao động hiện nay là đảm bảo xã hội tốt hơn thông qua kỹ thuật cải tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực và công nghệ sẵn có. Đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tăng năng suất lao động càng có ý nghĩa quan trọng, nó là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phản ánh hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, tổ chức nhà nước Tăng năng suất lao động là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, điều đó thể hiện: Tăng năng lao động góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên thị trường. Có thể nói, nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Bởi nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn trên thị trường, tăng thị phần, tăng lợi nhuận, còn với các cơ quan, tổ chức sẽ khẳng định được vị trí, vai trò, uy tín, hình ảnh của đơn vị …Mà năng suất lao động tăng thì làm giảm giá thành sản phẩm nhưng đồng thời chất lượng sản phẩm cũng được cải tiến vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. Giá cả và chất lượng chính là hai yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên thị trường. Tăng năng suất lao động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi khi tăng năng suất lao động có nghĩa là hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm, vì thế nó cho phép giảm số người làm việc, tiết kiệm được quỹ lương. Mà tiền lương là một trong những chi phí của quá trình sản xuất, do đó tăng năng suất lao động góp phần là giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trang 140 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tại điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân , cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề về tích luỹ, tiêu dùng. Vì năng suất lao động tăng lên thì sản lượng tăng lên và tổng giá trị sản lượng tăng lên. Khi giá trị sản lượng tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận, giúp cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thể tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất Năng suất lao động và tăng việc làm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Mọi quốc gia, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đều mong muốn đạt được năng suất lao động ngày một tăng. Tăng năng suất lao động phải gắn liền nâng cao chất lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ, nâng cao khả năng sử dụng lao động và các nguồn lực khác nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm đáp ứng đa dạng các nhu cầu khác nhau của con người trong xã hội. Tăng năng suất lao động sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khan hiếm xã hội. Tăng năng suất lao động làm tăng khối lượng/ giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội góp phần tăng tích lũy, mở rộng quy mô sản xuất và tái sản xuất xã hội, nâng cao đời sống con người. Tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm hàng hóa, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Tăng năng suất lao động sẽ giúp thay đổi hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân công lại lao động xã hội giữa các ngành, các lĩnh vực sản xuất, vùng kinh tế… tạo điều kiện mở rộng và phát triển thêm nhiều ngành nghề mới. Tăng năng suất lao động là động lực phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở đảm bảo nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững (tăng năng suất lao động sẽ làm cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống con người, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, sử dụng các nguồn lực hiệu quả). 4.3. Các chỉ tiêu thống kê năng suất lao động 4.3.1. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh năng suất lao động bình quân Năng suất lao động được xác định bằng cách so sánh kết quả kinh tế đạt được với lao động hao phí để đạt được kết quả đó. Kết quả được đem ra so sánh có thể là kết quả ban đầu, kết quả trung gian hoặc kết quả cuối cùng, kết quả trực tiếp hoặc kết quả gián tiếp. Kết quả được đem so sánh cũng có thể được đo bằng đơn vị hiện vật, đơn vị giá trị theo các chỉ tiêu khác nhau. Tương Trang 141 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG ứng với các hệ thống chỉ tiêu năng suất lao động, có các chỉ tiêu khác nhau để tính toán và có các ý nghĩa nghiên cứu khác nhau. a. Năng suất lao động bộ phận Công thức tính Ý nghĩa: Năng suất lao động bộ phận là giá trị gia tăng tạo ra được trong một kỳ thống kê từ một đơn vị chi phí lao động. b. Năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng Công thức tính Ý nghĩa: Năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng cho biết trong kỳ thống kê, bình quân một người lao động làm việc sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị tăng thêm cho đơn vị. c. Năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất Công thức tính Ý nghĩa: Năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất cho biết trong kỳ thống kê, bình quân một người lao động làm việc sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị sản xuất cho đơn vị. 4.3.2. Các chỉ tiêu năng suất lao động 4.3.2.1. Chỉ tiêu năng suất lao động hiện vật Chỉ tiêu năng suất lao động bằng hiện vật được tính toán, thống kê trong trường hợp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước, đơn vị hành chính nhà nước sản xuất duy nhất một loại sản phẩm, vì vậy khi thống kê năng suất lao động bình quân ta hoàn toàn cộng cơ học các khối lượng sản phẩm sản xuất cùng loại với nhau để tính toán năng suất lao động qua các thời kỳ thống kê. Theo đó, ta có 3 chỉ tiêu để tính năng suất lao động hiện vật như sau: - Mức năng suất lao động ở kỳ báo cáo: n Q 1i W1  i 1 T1i Trong đó: Trang 142 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG W1: là mức năng suất lao động ở kỳ báo cáo Q1i: là tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị ở kỳ báo cáo T1i: Số lao động hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra lượng sản phẩm của đơn vị trong kỳ báo cáo. - Mức năng suất lao động ở kỳ gốc: n Q 0i W0  i 1 T0i Trong đó: W0: là mức năng suất lao động ở kỳ gốc Q0i: là tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị ở kỳ gốc T0i: Số lao động hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra lượng sản phẩm của đơn vị trong kỳ gốc. - Chỉ số năng suất lao động hiện vật được tính theo công thức: w1 Iw  w0 Trong đó: + w1: Năng suất lao động của đơn vị ở kỳ báo cáo. + w0: Năng suất lao động của đơn vị ở kỳ gốc. Ví dụ: Hãy tính chỉ số năng suất lao động của công nhân và nêu ý nghĩa của chỉ số với tình hình về năng suất lao động của công nhân trong phân xưởng X như sau: + Năng suất lao động cá biệt ở kỳ báo cáo là 2,2 m/h. + Năng suất lao động cá biệt ở kỳ gốc là 2,0 m/h. Hướng dẫn - Áp dụng công thức tính chỉ số biến động năng suất lao động cá biệt ta có: Iw = w1/w0 = 2,2/2,0 = 1,1 (110%) Ý nghĩa: Iw = 110% (+10%) cho thấy năng suất lao động của công nhân ở kỳ báo cáo tăng 10% so với kỳ gốc. Điều này được đánh giá là tốt, lao động làm việc có hiệu quả hơn, năng suất lao động tăng về quy mô hơn ở kỳ báo cáo hơn so với kỳ gốc. Ví dụ: Một doanh nghiệp có 3 phân xưởng sản xuất, có tài liệu thống kê về năng suất lao động cá biệt và sản lượng sản xuất như sau: Kỳ gốc Kỳ báo cáo Phân xưởng NSLĐ (sp/cn) Số CN (cn) NSLĐ (sp/cn) Số CN (cn) Trang 143 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG A 100 50 110 60 B 200 70 180 70 C 300 60 280 60 Tổng cộng - 180 - 190 Yêu cầu: Tính chỉ số năng suất lao động bình quân bằng hiện vật? 4.3.2.2. Chỉ tiêu năng suất lao động giá trị Chỉ tiêu năng suất lao động bằng giá trị được tính toán, thống kê trong trường hợp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước sản xuất nhiều loại sản phẩm có chủng loại khác nhau, đồng thời các loại sản phẩm này đều có mức giá cố định để quy đổi sang giá trị, vì vậy khi thống kê năng suất lao động bình quân ta hoàn toàn có thể quy đổi các khối lượng sản phẩm sản xuất khác loại thành giá trị để tính toán năng suất lao động qua các thời kỳ thống kê nhằm tính chỉ số năng suất lao động. Theo đó, ta có 3 chỉ tiêu để tính năng suất lao động giá trị như sau: - Mức năng suất lao động ở kỳ báo cáo: n Q 1i  Pi W 1  i 1 T1i Trong đó: W1 là mức năng suất lao động ở kỳ báo cáo Q1i: là tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị ở kỳ báo cáo Pi: Đơn giá cố định của loại sản phẩm i. T1i: Số lao động hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra lượng sản phẩm của đơn vị trong kỳ báo cáo. - Mức năng suất lao động ở kỳ gốc: n Q 0i  Pi W 0  i 1 T0i Trong đó: W0 là mức năng suất lao động ở kỳ gốc Q0i: là tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị ở kỳ gốc. Pi: Đơn giá cố định của loại sản phẩm i. Trang 144 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16991370 BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG T0i: Số lao động hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra lượng sản phẩm của đơn vị trong kỳ gốc. - Chỉ số năng suất lao động được tính theo công thức: w1 Iw  w0 Trong đó: + w1: Năng suất lao động của đơn vị ở kỳ báo cáo. + w0: Năng suất lao động của đơn vị ở kỳ gốc. Ví dụ: Hãy tính chỉ số năng suất lao động bình quân của công nhân trong đơn vị X biết đơn vị có tình hình về năng suất lao động như sau: Giá cố Số công nhân bình quân Số lượng sản phẩm (sp) Bộ phận sản xuất định (người) (1000đ) Kỳ KH (q0) Kỳ TT (q1) Kỳ KH (q0) Kỳ TT (q1) PXSX A (SPA) 10 100 120 100 120 PXSX B (SPB) 11 95 100 80 85 Hướng dẫn Áp dụng công thức tính chỉ số năng suất lao động bình quân theo giá trị ta có: Iw  q p : q p 1 0 T T1 0 (120 x10)  (100 x11) (100 x10)  (95 x11) Iw = :  0,987 (lần) 120  85 100  80 Như vậy, năng suất lao động bình quân theo chỉ tiêu giá trị kỳ thực tế so với lỳ kế hoạch giảm 1,3% tương đương với lượng giảm tuyệt đối là 0,14 nghìn đồng/ người (12,22-11,36). Tình hình trên được đánh giá là không tốt, đơn vị X cần có biện pháp để nâng cao năng suất lao động trong thời gian tới. 4.2.3.3. Chỉ tiêu năng suất lao động hiện vật quy đổi Chỉ tiêu năng suất lao động hiện vật quy đổi được tính toán, thống kê trong trường hợp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước sản xuất nhiều loại sản phẩm có phân chia phẩm cấp, chất lượng, vì vậy khi thống kê năng suất lao động bình quân ta hoàn toàn có thể quy đổi khối lượng các sản phẩm sản xuất khác loại theo sản phẩm hiện vật lấy làm chuẩn để tính toán năng suất lao động qua các thời kỳ thống kê nhằm tính chỉ số năng suất lao động. Trang 145 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2