intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tin học lớp 11 bài 2: Cấu trúc cơ bản trong lệnh C#

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tin học lớp 11 bài 2 "Cấu trúc cơ bản trong lệnh C#" được biên soạn với mục đích giúp các em học sinh nắm được cấu trúc cơ bản của một chương trình trong C#; Giải thích ý nghĩa một số từ khóa: khai báo thư viện, khai báo namespace, khai báo lớp,...; Biết cách viết chú thích trong C#. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tin học lớp 11 bài 2: Cấu trúc cơ bản trong lệnh C#

  1. BÀI 2. Cấu trúc lệnh cơ bản trong C#
  2. Lưu ý: trang nào có biểu tượng thì ghi nội dung vào tập
  3. 1. Cấu trúc cơ bản của một chương trình trong C# Đây chính là cấu trúc cơ bản của một chương trình C# trên nền Console được công cụ hỗ trợ tạo sẵn
  4. 1. Cấu trúc cơ bản của một chương trình trong C# Ghi vào tập using System; namespace BaiTap { class Program { public static void Main(string[] args) { } } } Lưu ý : Ngôn ngữ C# có phân biệt hoa thường
  5. 2. Giải thích ý nghĩa một số từ khóa Khai báo thư viện - Cú pháp: using ; - Ý nghĩa: Dùng để chỉ cho trình biên dịch biết rằng cần phải sử dụng thư viện nào trong C#. Giải thích thêm (không ghi): - Thư viện là một tập các phương thức, kiểu dữ liệu nào đó được tạo sẵn nhằm hỗ trợ cho việc lập trình nhanh chóng hiệu quả hơn. - Sau câu lệnh khai báo thư viện phải có dấu chấm phẩy ;
  6. 2. Giải thích ý nghĩa một số từ khóa  Khai báo namespace - Cú pháp: Namspace { } - Ý nghĩa: báo cho trình biên dịch biết rằng các thành phần bên trong khối { } ngay bên dưới tên namespace thuộc vào chính namespace đó Lưu ý(không ghi): - Sau tên namspace là một khối lệnh được đặt trong cặp {} nên KHÔNG có dấu chấm phẩy ;
  7. 2. Giải thích ý nghĩa một số từ khóa  Khai báo lớp - Cú pháp: class { } - Ý nghĩa: báo cho trình biên dịch biết rằng các thành phần bên trong khối { } ngay bên dưới tên lớp thuộc vào chính lớp đó. Lưu ý(không ghi): - Sau tên class là một khối lệnh được đặt trong cặp {} nên KHÔNG có dấu chấm phẩy ;
  8. 2. Giải thích ý nghĩa một số từ khóa  Hàm (phương thức) Main Đây là hàm được tạo sẵn khi tạo project với cấu trúc như sau: public static void Main(string[] args) { } Lưu ý(không ghi): - Sau khai báo hàm Main là một khối lệnh được đặt trong cặp {} nên KHÔNG có dấu chấm phẩy ;
  9. 2. Giải thích ý nghĩa một số từ khóa  Hàm (phương thức) Main - Đây là hàm được tạo sẵn khi tạo project với cấu trúc như sau: public static void Main(string[] args) { } - Mỗi khi chương trình được biên dịch, hàm Main được chạy đầu tiên để bắt đầu vòng đời của chương trình. - Chúng ta sẽ viết code (mã chương trình) bên trong khối { } của hàm Main.
  10. 2. Giải thích ý nghĩa một số từ khóa Tóm tắt lại: - Từ khóa using: khai báo thư viện - Từ khóa namespace: khai báo 1 namespace - Từ khóa class: khai báo 1 lớp - Hàm chính của chương trình là hàm Main - Sau mỗi câu lệnh phải có dấu chấm phẩy ; - Sau các khai báo namespace, class, hàm Main là khối lệnh nên KHÔNG có dấu ; mà phải là cặp { }
  11. 3. Cách viết chú thích trong C# - Chú thích (Comment) là các dòng được bỏ qua khi biên dịch chương trình. - Công dụng của chú thích: + Lưu lại các thông tin như ngày giờ viết, tên người viết, mục tiêu chương trình. + Giải thích ý nghĩa các đoạn code + Tạm thời đóng đoạn code không dùng đến thay vì xóa nó đi, khi cần dùng thì mở ra lại.
  12. 3. Cách viết chú thích trong C# Ví dụ: Vùng chữ xanh lá là chú thích (trừ từ khóa using và namspace)
  13. 3. Cách viết chú thích trong C#  Có 2 cách thường dùng - Chú thích trên 1 dòng: sử dụng ký tự // Bất kỳ đoạn code hay chữ nào phía sau ký tự // cũng sẽ không được biên dịch Ví dụ: //Chương trình Giải phương trình bậc 2 //Họ và tên – Lớp
  14. 3. Cách viết chú thích trong C# - Chú thích trên nhiều dòng: sử dụng cặp kí tự /* và */ Bất kỳ đoạn code hay chữ nào nằm trong khối /* */ đều tính là comment. Mỗi khi xuống dòng thì vẫn là comment. VD: Console.ReadKey(); /*Đoạn comment này không được biên dịch*/
  15. 4. Ví dụ chương trình đầu tiên bằng C# using System; namespace Vidu { class Program { static void Main(string[] args) { //Đây là chương trình xuất ra câu Xin chao cac ban! Console.Write(“Xin chao cac ban!"); Console.ReadKey(); } } }
  16. 4. Ví dụ chương trình đầu tiên bằng C# Sau đó nhấn nút màu xanh trên thanh Menu hoặc nhấn F5 để chạy.
  17. 4. Ví dụ chương trình đầu tiên bằng C# Chương trình sau khi được biên dịch sẽ cho kết quả là câu Xin chao cac ban! trên màn hình Console.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2