Bài giảng Tin học lớp 11: Chủ đề 2 - Một số kiểu dữ liệu chuẩn, khai báo biến. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
lượt xem 4
download
Bài giảng Tin học lớp 11 "Chủ đề 2 - Một số kiểu dữ liệu chuẩn, khai báo biến. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán" được biên soạn với mục đích giúp các em học sinh nắm được các kiểu dữ liệu trong C#, biến và khai báo biến, phép toán, biểu thức, câu lệnh gán. Mời quý thầy cô cùng tham khảo bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tin học lớp 11: Chủ đề 2 - Một số kiểu dữ liệu chuẩn, khai báo biến. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
- Chủ đề 2: Một số kiểu dữ liệu chuẩn, khai báo biến. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán.
- Lưu ý: • Chỉ ghi bài tiêu đề và những nội dung có MÀU XANH
- I. Các kiểu dữ liệu trong C# Kiểu dữ liệu là gì? • Là tập hợp các nhóm dữ liệu có cùng đặc tính, cách lưu trữ và thao tác xử lý trên trường dữ liệu đó. • Là một tín hiệu để trình biên dịch nhận biết kích thước của một biến (ví dụ như int là 4 bytes, sẽ được trình bày ở phần sau) và khả năng của nó (ví dụ biến kiểu int chỉ có thể chứa được các số nguyên). • Là thành phần cốt lõi của một ngôn ngữ lập trình.
- I. Các kiểu dữ liệu trong C# Tại sao phải có kiểu dữ liệu? • Như trong định nghĩa đã trình bày, phải có kiểu dữ liệu để nhận biết kích thước và khả năng của một biến. • Nhằm mục đích phân loại dữ liệu. Nếu như không có kiểu dữ liệu ta rất khó xử lý vì không biết biến này kiểu chuỗi hay kiểu số nguyên hay kiểu số thực, . . .
- I. Các kiểu dữ liệu trong C# Trong C#, kiểu dữ liệu được chia thành 2 tập hợp chính: • Kiểu dữ liệu dựng sẵn (built - in) mà ngôn ngữ cung cấp: gọi là kiểu dữ liệu chuẩn. • Kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa (user - defined). Trong phạm vi bài học chúng ta tìm hiểu về các Kiểu dữ liệu chuẩn .
- I. Các kiểu dữ liệu trong C# Một số kiểu dữ liệu chuẩn: Nhóm Tên kiểu dữ liệu Chiếm bộ nhớ Phạm vi giá trị byte 1 byte Số nguyên dương : từ 0 đến 255 Kiểu Số int 4 byte Số nguyên từ -2,147,483,647 đến 2,147,483,647 nguyên Số nguyên có dấu có giá trị từ - long 8 byte 9,223,370,036,854,775,808 đến 9,223,370,036,854, 775,807 Kiểu ký tự char 2 Chứa một ký tự Unicode Kiểu logic bool 1 Chứa 1 trong 2 giá trị logic là true hoặc false Kiểu số thực dấu chấm động có giá trị dao động float 4 từ 3.4E – 38 đến 3.4E + 38, với 7 chữ số có nghĩa Kiểu số thực dấu chấm động có giá trị dao động Kiểu số thực double 8 từ 1.7E – 308 đến 1.7E + 308, với 15, 16 chữ số có nghĩa Có độ chính xác đến 28 con số và giá trị thập phân, decimal 8 được dùng trong tính toán tài chính Kiểu chuỗi string kiểu dữ liệu tham chiếu và dùng để lưu chuỗi ký tự.
- I. Các kiểu dữ liệu trong C# Một số kiểu dữ liệu chuẩn cần nhớ: • Số nguyên: int • Số thực: float • Chuỗi: string Kiểu dữ liệu viết thường. • Kí tự: char Nếu viết hoa chữ cái đầu • Logic: bool trình biên dịch sẽ báo lỗi.
- II. Biến và khai báo biến Khái niệm Biến Trong toán học ta đã quá quen thuộc với thuật ngữ “biến”. Nếu biến số trong toán học là một số có thể thay đổi thì trong lập trình biến cũng được định nghĩa tương tự: • Là một đại lượng mà giá trị dữ liệu có thể thay đổi được. • Là tên gọi tham chiếu đến một vùng nhớ nào đó trong bộ nhớ. • Là thành phần cốt lõi của một ngôn ngữ lập trình.
- II. Biến và khai báo biến Tại sao phải sử dụng biến? • Lưu trữ dữ liệu và tái sử dụng: ví dụ hãy tưởng tượng nếu bạn yêu cầu người nhập vào tuổi của họ, nhưng bạn không lưu trữ lại thì đến khi bạn muốn sử dụng thì chẳng biết lấy đâu ra để sử dụng cả. • Thao tác với bộ nhớ một cách dễ dàng: Cấu trúc của bộ nhớ bao gồm nhiều ô nhớ liên tiếp nhau, mỗi ô nhớ có một địa chỉ riêng (địa chỉ ô nhớ thường mã hex (thập lục phân)). Khi muốn sử dụng ô nhớ nào (cấp phát, hủy, lấy giá trị, . . .) bạn phải thông qua địa chỉ của chúng. Điều này làm cho việc lập trình trở nên khó khăn hơn. Thay vào đó bạn có thể khai báo một biến và cho nó tham chiếu đến ô nhớ bạn cần quản lý rồi khi sử dụng bạn sẽ dùng tên biến bạn đặt chứ không cần dùng địa chỉ của ô nhớ đó nữa.
- II. Biến và khai báo biến Khai báo biến Cú pháp: ; Trong đó: : phải chọn kiểu dữ liệu phù hợp: string, int, float,… : + Là tên do người dùng đặt. + Phải tuân thủ theo quy tắc đặt tên. Qui tắc đặt tên biến • Tên biến là một chuỗi ký tự liên kết gồm: chữ cái, chữ số, gạch dưới • Không chứa khoảng trắng, không chứa dấu tiếng Việt và kí tự đặc biệt • Tên không được bắt đầu bằng số. • Tên biến không được trùng nhau. • Tên biến không được trùng với từ khóa.
- II. Biến và khai báo biến Ví dụ khai báo biến - Khai báo biến lưu giá trị họ tên học sinh (kiểu chuỗi) string hotenHS; //lưu ý cuối khai báo có dấu ; - Khai báo biến lưu sỉ số học sinh trong lớp (kiểu nguyên) int soHS; //Lưu ý tên kiểu dữ liệu viết thường - Khai báo điểm trung bình từng môn (kiểu số thực) float DTBToan, DTBHoa, DBTVan; // có thể khai báo nhiều biến cùng kiểu - Khai báo biến lưu giá trị 1 kí tự nhập vào từ bàn phím (kiểu kí tự) char kitu_nhapvao; - Khai báo biên lưu giá trị đoàn viên (Có 2 giá trị True là đoàn viên, False là không đoàn viên nên dùng kiểu logic) bool Doanvien;
- III. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán Toán tử Được sử dụng để thao tác các biến và giá trị trong một chương trình + Toán tử gán (=): để gán giá trị cho các biến: VD: int Tuoi; Tuoi = 19+89; a = b+c; + Toán tử số học: để tính toán + - * / :cộng, trừ, nhân, chia %: chia lấy phần dư ++: tăng lên 1 đơn vị --: giảm xuống 1 đơn vị VD: int A; A = 23%3; (A sẽ có giá trị là 2 vì 23 chia 3 dư 2) + Toán tử logic: để so sánh == : ss bằng >=: lớn hơn hoặc bằng
- III. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán Câu lệnh gán Dùng để gán giá trị cho biến VD: string HotenHS, HotenGV; int a,b,c; b = 35; //Gán giá trị 35 cho b, tức b sẽ có giá trị là 35 c = 9; //Gán giá trị 9 cho c, tức c sẽ có giá trị là 9 //Gán giá trị “Nguyễn Văn An” cho biến HotenHS HotenHS = “Nguyễn Văn An”; //Gán giá trị nhập vào từ bàn phím cho biến HotenGV HotenGV = Console.ReadLine(); a = b +c; //Gán tổng giá trị b và c cho biến a, a có giá trị là 44
- III. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán Biểu thức: + Biểu thức số học VD: cho các biến DTB, Toan, Van, Anh kiểu số thực Biểu thức tính trung bình cộng 3 môn như sau: DTB = (Toan + Van + Anh)/3; (Khi chạy chương trình, hệ thống sẽ thay thế giá trị các biến ở biểu thức trên, tính ra kết quả và gán cho DTB) VD: cho các biến Delta, a,b,c số thực Biểu thức tính Delta như sau: Delta = b*b – 4*a*c; (Khi chạy chương trình, hệ thống sẽ thay thế giá trị các biến a, b, c biểu thức trên, tính ra kết quả và gán cho biến Delta) + Biểu thức Logic (thường là biểu thức so sánh) và cho kết quả là True hoặc False
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tin học 6 bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính
33 p | 887 | 244
-
Bài giảng Tin học 11 bài 11: Kiểu mảng
54 p | 1040 | 137
-
Bài giảng Tin học 11 bài 17: Chương trình con và phân loại
22 p | 810 | 113
-
Bài giảng Tin học 11 bài 16: Ví dụ và làm việc với tệp
19 p | 614 | 71
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 8: Cài đặt Code::Blocks (Tiết 1)
12 p | 24 | 5
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 1: Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C#
15 p | 12 | 5
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 8: Cách viết chương trình trong Code::Blocks (Tiết 2)
27 p | 17 | 5
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 5: Khai báo biến
6 p | 7 | 4
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn
9 p | 16 | 4
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 3: Cấu trúc chương trình
6 p | 9 | 4
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 2: Cấu trúc cơ bản trong lệnh C#
17 p | 29 | 4
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
10 p | 24 | 4
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 1: Khái niệm lập trình & ngôn ngữ lập trình
13 p | 19 | 4
-
Bài giảng Tin học lớp 10 bài 11: Tệp và quản lý tệp
13 p | 21 | 4
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh
21 p | 17 | 4
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
9 p | 17 | 3
-
Bài giảng Tin học lớp 11 bài 7: Một số câu lệnh nhập xuất cơ bản
7 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn