intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 3: Tổ chức thu nhận thông tin kế toán trong đơn vị kế toán (Năm 2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 3: Tổ chức thu nhận thông tin kế toán trong đơn vị kế toán. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: thông tin kế toán và yêu cầu của tổ chức thông tin kế toán; tổ chức thu nhận thông tin phục vụ kế toán tài chính; tổ chức thu nhận thông tin phục vụ kế toán quản trị;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 3: Tổ chức thu nhận thông tin kế toán trong đơn vị kế toán (Năm 2022)

  1. Chương 3 TỔ CHỨC THU NHẬN THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN
  2. Mục tiêu  Hiểu được khái niệm, bản chất của tổ chức thông tin kế toán trong đơn vị kế toán  Nắm được các nguyên tắc, yêu cầu của thông tin kế toán, biết cách phân loại thông tin kế toán  Áp dụng việc tổ chức thu nhận thông tin kế toán phục vụ kế toán tài chính và kế toán quản trị  Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để tổ chức thu nhận thông tin kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý.
  3. NỘI DUNG 3.1 Thông tin kế toán và yêu cầu của tổ chức thông tin kế toán 3.2 Tổ chức thu nhận thông tin phục vụ kế toán tài chính 3.3 Tổ chức thu nhận thông tin phục vụ kế toán quản trị
  4. 3.1 Thông tin kế toán và yêu cầu của tổ chức thông tin kế toán 3.1.1 Thông tin kế toán 3.1.2 Yêu cầu của tổ chức thông tin kế toán
  5. 3.1.1 Thông tin kế toán  Thông tin kế toán là các thông tin về sự vận động của các đối tượng kế toán, hình thành từ các giao dịch kinh tế- tài chính đã phát sinh và hoàn thành trong DN;  Thu nhận thông tin kế toán là công việc đầu tiên quan trong của toàn bộ công tác kế toán
  6. 3.1.1 Thông tin kế toán  Quá trình hoạt động của đơn vị gây nên những biến động về tài sản và nguồn vốn thông qua thực hiện các giao dịch kinh tế phát sinh. Thông tin về các giao dịch này được phản ánh trên các chứng từ kế toán.  Thu thập thông tin kế toán ban đầu là việc thu thập các thông tin ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị bằng hệ thống chứng từ kế toán nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính tại đơn vị.
  7. 3.1.1 Thông tin kế toán  Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán nhằm hình thành hệ thống thông tin ban đầu cho đơn vị.  Tổ chức tốt hệ thống chứng từ có ý nghĩa quyết định đến tính trung thực, khách quan của các số liệu kế toán và BCTC, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị
  8. 3.1.2 Yêu cầu của tổ chức thông tin kế toán - Ghi nhận, phản ánh đúng nội dung các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh và hoàn thành theo địa điểm và thời gian phát sinh; đảm bảo tính trung thực, khách quan; - Phản ánh đầy đủ tên, địa chỉ của những bên liên quan, có thể kiểm tra được; - Ghi nhận, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu hiện vật, giá trị, đơn vị tính, căn cứ tính toán của các nghiệp vụ kinh tế- tài chính trong DN; - Ghi nhận thông tin kế toán đảm bảo tính kịp thời tình hình vận động của TS, sự vận động của TS và NV của đơn vị.
  9. 3.2 Tổ chức thu nhận thông tin phục vụ kế toán tài chính 3.2.1 Tổ chức xây dựng danh mục chứng từ kế toán cần áp dụng trong đơn vị. 3.2.2 Tổ chức thiết kế mẫu chứng từ 3.2.3 Tổ chức lập, tiếp nhận chứng từ kế toán 3.2.4 Tổ chức kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ kế toán 3.2.5 Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán 3.2.6 Tổ chức lưu trữ và hủy bỏ chứng từ kế toán
  10. 3.2.1 Tổ chức xây dựng danh mục chứng từ kế toán cần áp dụng trong đơn vị Các căn cứ xây dựng DM CT: - Quy định của pháp luật hiện hành về chế độ hóa đơn chứng từ áp dụng cho loại hình đơn vị, tổ chức đó; - Yêu cầu của các đối tác trong một giao dịch kinh tế - Yêu cầu quản lý trong nội bộ đơn vị.
  11. 3.2.1 Tổ chức xây dựng danh mục chứng từ kế toán cần áp dụng trong đơn vị Yêu cầu của danh mục chứng từ - Danh mục chứng từ được xây dựng cần tuân thủ và vận dụng hệ thống chứng từ kế toán của Nhà nước ban hành thống nhất. - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán.
  12. 3.2.1 Tổ chức xây dựng danh mục chứng từ kế toán cần áp dụng trong đơn vị Ví dụ về danh mục các loại chứng từ cần sử dụng - Trong doanh nghiệp - Trong đơn vị sự nghiệp
  13. 3.2.2 Tổ chức thiết kễ mẫu chứng từ kế toán - Đối với các chứng từ đã được nhà nước ban hành mẫu biểu và phù hợp với đơn vị thì thực hiện áp dụng nguyên mẫu - Đối với các chứng từ chưa có mẫu biểu quy định thì các ĐV phải tự tổ chức xây dựng mẫu biểu chứng từ áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị, trên nguyên tắc: + Các chứng từ phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố quy định để đảm bảo tính pháp lý của chứng từ + Các chứng từ phải phù hợp và đáp ứng được yêu cầu quản lý + Các chứng từ phải có sự phê duyệt biểu mẫu chứng từ của nhà quản lý + Đối với các chứng từ phản ánh giao dịch kinh tế với bên ngoài, đơn vị phải thông báo với cơ quan quản lý biểu mẫu chứng từ sử dụng
  14. 3.2.3 Tổ chức lập, tiếp nhận chứng từ kế toán Bao gồm: - Tổ chức phản ánh các giao dịch kinh tế phát sinh vào chứng từ kế toán - Tổ chức tiếp nhận chứng từ liên quan đến các giao dịch kinh tế phát sinh ngoài đơn vị nhưng được chuyển đến đơn vị - Tổ chức phân công người chịu trách nhiệm lập, tiếp nhận chứng từ
  15. 3.2.3 Tổ chức lập, tiếp nhận chứng từ kế toán 2. Về tổ chức phân công người chịu trách nhiệm lập, tiếp nhận chứng từ: Thực hiện phân công người chịu trách nhiệm lập, tiếp nhận chứng từ, tổ chức hướng dẫn cách ghi chép trên các chứng từ kế toán đảm bảo cho các chứng từ kế toán được lập đúng khuôn mẫu, làm căn cứ tin cậy để ghi sổ kế toán
  16. 3.2.4 Tổ chức kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ kế toán  Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc được lập từ bên ngoài và chuyển đến đơn vị, đều phải tập trung ở bộ phận kế toán.  Tổ chức kiểm tra chứng từ là tổ chức việc phân công trách nhiệm của từng bộ phận, từng nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành trong việc kiểm tra công tác trên chứng từ kế toán, kiểm tra toàn bộ chứng từ đã thu nhận trước khi ghi sổ kế toán.
  17. 3.2.4 Tổ chức kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ kế toán  Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán : - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh” - Kiểm tra tính đấy đủ, rõ ràng, trung thực các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ. - Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ, kiểm tra xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ KTTC.
  18. 3.2.4 Tổ chức kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ kế toán  Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán : - Đối với các ĐVSN được cấp kinh phí từ cấp trên thì ngoài các nội dung kiểm tra nêu trên kế toán còn kiểm tra việc chấp hành chi tiêu kinh phí được cấp theo từng nội dung thu chi trên chứng từ, mức thu chi trên chứng từ nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định, đảm bảo không bị xuất toán khi quyết toán kinh phí với cấp trên vào cuối niên độ.
  19. 3.2.4 Tổ chức kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ kế toán  Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán : - Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chế độ, quản lý KTTC của Nhà nước, của tập đoàn hay doanh nghiệp thì phải + Từ chối thực hiện giao dịch + Báo cho thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng quy định pháp luật hiện hành. - Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không rõ ràng thì trả lại hoặc báo cho nơi lập chứng từ để bổ sung và điều chỉnh sau đó mới dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán
  20. 3.2.4 Tổ chức kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ kế toán  Tổ chức hoàn chỉnh chứng từ: Bao gồm - Bổ sung đầy đủ các yếu tố trên chứng từ. Chỉnh lý chứng từ gồm: ghi đơn giá, số tiền trên chứng từ (đối với loại chứng từ nếu có yêu cầu này), ghi các yếu tố cần thiết khác, định khoản kế toán… - Phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu các chứng từ trước khi ghi sổ kế toán (lập chứng từ tổng hợp)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2