Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán, chính sách kế toán và kiểm tra kế toán
Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36
lượt xem 4
download
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán, chính sách kế toán và kiểm tra kế toán. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: tổ chức bộ máy kế toán; người làm kế toán; tổ chức lựa chọn chính sách kế toán; tổ chức kiểm tra kế toán;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán, chính sách kế toán và kiểm tra kế toán
- 8/4/2020 Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán, chính sách kế toán và kiểm tra kế toán Mục tiêu: Chương này giúp cho người học nắm được: Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị kế toán; Các mô hình và hình thức tổ chức bộ máy kế toán, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng Tuyển dụng, bố trí nhân sự và phân công lao động kế toán Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của người làm kế toán và kế toán trưởng đơn vị kế toán Lựa chọn chính sách kế toán và tổ chức kiểm tra kế toán trong đơn vị 8
- 8/4/2020 Nội dung chương 2 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.2 Người làm kế toán 2.3 Tổ chức lựa chọn chính sách kế toán 2.4 Tổ chức kiểm tra kế toán 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của một đơn vị là tập hợp những người làm kế toán cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại đơn vị từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị. 9
- 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán trong một đơn vị kế toán là tập hợp nhân lực kế toán trên cơ sở - Đảm bảo tính độc lập trong thực hiện từng công việc kế toán cụ thể, - Trong mối quan hệ có tính hỗ trợ và hợp tác nhằm đảm bảo toàn bộ khối lượng công tác kế toán của đơn vị được thực hiện. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Để tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý đơn vị kế toán cần dựa vào một số cơ sở quan trọng sau đây: Mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán Dựa trên mức độ phân cấp và ủy quyền giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc hoặc giữa cấp trên với cấp dưới trong nội bộ đơn vị kế toán, có thể chia thành 3 cấp độ phân cấp quản lý (i) quản lý tập trung: là mô hình có rất ít (hoặc không có) phân cấp trong quản lý giữa cấp trên với các đơn vị cấp dưới, mọi quyết định đều tập trung tại đơn vị chính. Mô hình này chỉ áp dụng đối với các đơn vị kế toán quy mô nhỏ. 10
- 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Để tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý đơn vị kế toán cần dựa vào một số cơ sở quan trọng sau đây: Mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (ii) quản lý phân tán: là mô hình có sự phân chia trách nhiệm giữa cấp trên và cấp dưới, có sự ủy quyền và phê chuẩn trong thực thi các hoạt động trong nội bộ đơn vị kế toán. Vì thế mô hình này tạo ra nhiều trung tâm trách nhiệm quản lý, thích hợp với các đơn vị có quy mô lớn, hoạt động phân tán; (iii) quản lý vừa tập trung vừa phân tán: là sự kết hợp một cách hài hòa cả hai mô hình nêu trên khi mà trình độ của các đơn vị phụ thuộc trong nội bộ đơn vị kế toán chưa có sự đồng nhất. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Để tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý đơn vị kế toán cần dựa vào một số cơ sở quan trọng sau đây: Khối lượng công việc kế toán, định biên bộ máy kế toán và năng lực trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán: Ước tính dựa trên đặc điểm hoạt động của đơn vị và mức độ phức tạp của hoạt động, của yêu cầu thông tin và yêu cầu quản lý trong đơn vị. Từ đó có kế hoạch tuyển dụng nhân viên, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp. 11
- 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Để tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý đơn vị kế toán cần dựa vào một số cơ sở quan trọng sau đây: Khả năng về tài chính, mức độ trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán sử dụng cho công tác kế toán, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nói chung, trong kế toán nói riêng. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán - Công nghệ thông tin làm thay đổi cơ bản công việc của nhân viên kế toán. Do vậy, khi tổ chức bộ máy kế toán cần lưu ý đến các vấn đề sau: + Đặc điểm hệ thống trang thiết bị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có của đơn vị: máy chủ, máy trạm, mạng máy tính, Internet… + Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý: ví dụ đơn vị sẽ sử dụng phần mềm kế toán hay hệ thống ERP. 12
- 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.2 Yêu cầu bộ máy kế toán Về nhân sự Nhân sự trong bộ phận kế toán cần đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện qua bằng cấp đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn (nếu có). - Các kĩ năng mềm: kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, hiểu biết về các phần mềm ứng dụng thông thường, ngoại ngữ….có khả năng làm việc theo nhóm, quan hệ tốt với các bộ phận, phòng ban khác trong đơn vị. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.2 Yêu cầu bộ máy kế toán Về nhân sự Nhân sự trong bộ phận kế toán cần đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp - Đạo đức nghề nghiệp: người làm kế toán phải có những hiểu biết nhất định về đạo đức nghề nghiệp, về các nguyên tắc đạo đức cơ bản đối với người hành nghề, các nguy cơ có ảnh hưởng tới sự độc lập của nghề nghiệp, các hành vi sai phạm trong kế toán và các dạng gian lận trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin và cam kết tuân thủ các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp. 13
- 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.2 Yêu cầu bộ máy kế toán Về tổ chức và phân công công tác Khi tổ chức bộ máy kế toán, phân công công tác, cần đảm bảo - Ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác - Hợp lý trong phân công khối lượng công việc của mỗi nhân viên kế toán - Thông suốt trong mối quan hệ chỉ đạo từ trên xuống hay báo cáo từ dưới lên Việc phân công công tác cần rõ ràng, cụ thể cho từng chức danh, từng bộ phận, từng cá nhân, phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn và sự hiểu biết về công nghệ thông tin trong kế toán. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.2 Yêu cầu bộ máy kế toán Về quản lý và kiểm soát - Đảm bảo cung cấp thông tin trung thực và đáng tin cậy - Đảm bảo an toàn tài sản của đơn vị kế toán - Phải rõ ràng, khoa học, có quy chế và bảng mô tả công việc và các quy định về quan hệ với nội bộ đơn vị hay với các đối tác bên ngoài. - Đảm bảo tính kiểm soát cao, đáp ứng tốt các quy định và các yêu cầu của kiểm soát nội bộ, đặc biệt là các thủ tục kiểm soát trong môi trường tin học. 14
- 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.3 Các quy định của pháp luật kế toán về tổ chức bộ máy kế toán Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán đảm bảo các quy định của Luật kế toán, số lượng người làm kế toán tùy theo quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ hoặc biên chế của đơn vị. Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.3 Các quy định của pháp luật kế toán về tổ chức bộ máy kế toán Việc tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị kế toán do cơ quan có thẩm quyền thành lập đơn vị quyết định. Trường hợp tổ chức, đơn vị không có cơ quan có thẩm quyền thành lập thì do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định. Việc tổ chức bộ máy và công tác kế toán của các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế toán hoặc đơn vị trực thuộc không phải là đơn vị kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định. Các đơn vị trong lĩnh vực kế toán nhà nước không được bố trí kế toán trưởng, phụ trách kế toán ở các đơn vị không phải là đơn vị kế toán. 15
- 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.3 Các quy định của pháp luật kế toán về tổ chức bộ máy kế toán Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp tổ chức bộ máy kế toán để kế toán thu, chi ngân sách nhà nước phù hợp với tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ được giao. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.3 Các quy định của pháp luật kế toán về tổ chức bộ máy kế toán Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước tổ chức công tác kế toán theo đơn vị dự toán ngân sách. Trường hợp đơn vị kế toán ở cấp tỉnh không có đơn vị dự toán trực thuộc vừa là đơn vị dự toán cấp trên vừa là đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị kế toán ở cấp huyện vừa là đơn vị dự toán cấp trên vừa là đơn vị sử dụng ngân sách thì được bố trí chung một bộ máy kế toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị 16
- 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.4 Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán Căn cứ vào đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp Căn cứ vào cách thức tổ chức thông tin Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tách biệt - Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp - Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp Căn cứ vào đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp 17
- 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp) Toàn đơn vị kế toán chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm duy nhất (ở đơn vị chính), còn các đơn vị trực thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng. Đơn vị kế toán chỉ mở một bộ sổ kế toán để thực hiện tất cả các phần hành kế toán. Phòng kế toán trung tâm của đơn vị phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý và lập báo cáo kế toán, báo cáo quản trị. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp) Trường hợp đơn vị có các bộ phận trực thuộc, thì các bộ phận trực thuộc - Không được mở sổ kế toán và không có bộ máy kế toán riêng - Chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ để định kỳ chuyển về phòng kế toán trung tâm; - Toàn bộ công việc ghi sổ các hoạt động đều thực hiện ở phòng kế toán trung tâm 18
- 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp) Kế toán trưởng Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận kế toán kế toán kế toán kế toán kế toán kế toán tổng hợp Các nhân viên kế toán ở các đơn vị phụ thuộc Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp) * Ưu điểm: + Bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất, dễ dàng cho việc kiểm tra, giám sát và báo cáo kế toán, đồng thời + Thuận tiện cho việc tin học hóa công tác kế toán vì tất cả các công việc kế toán tập trung xử lý tại một địa chỉ duy nhất. 19
- 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp) * Nhược điểm: Không phù hợp với những đơn vị có địa bàn hoạt động phân tán, khối lượng công việc kế toán gia tăng sẽ khiến cho thông tin xử lý không kịp thời việc kiểm tra, giám sát ở các đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán riêng về tuân thủ các quy định trong hạch toán ban đầu sẽ bị hạn chế Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp) * Đối tượng áp dụng Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung thường phù hợp với những đơn vị kế toán có quy mô vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động tập trung. Đơn vị có mức độ phân cấp quản lý nội bộ thấp. 20
- 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán không chỉ được thực hiện tại đơn vị cấp trên (văn phòng kế toán trung tâm) mà còn được thực hiện cả ở các đơn vị cấp dưới (đơn vị trực thuộc). Bộ máy kế toán được phân cấp thành bộ phận kế toán trung tâm (văn phòng chính) và bộ phận kế toán trực thuộc. Kế toán trung tâm và kế toán trực thuộc đều có bộ máy kế toán riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán Bộ phận kế toán trung tâm có nhiệm vụ: Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và công tác tài chính của đơn vị; Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị kế toán cơ sở; Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị cơ sở trực thuộc gửi lên và cùng với tài liệu, báo cáo kế toán về phần hành công việc kế toán ở đơn vị kế toán cấp trên để lập báo cáo kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính toàn đơn vị. 21
- 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán Bộ phận kế toán ở các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp cơ sở: tổ chức ghi chép ban đầu, xử lý, và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán ở đơn vị mình; Tổ chức lập các báo cáo kế toán, định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm theo sự phân cấp quy định. Từng bộ phận kế toán ở đơn vị trực thuộc phải căn cứ vào khối lượng công việc kế toán ở đơn vị mình để xây dựng bộ máy kế toán cho phù hợp Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán Đơn vị kế toán cấp trên Kế toán trưởng Bộ phận kế toán hoạt Bộ phận kế toán Bộ phận kiểm tra động tài chính ở đơn vị tổng hợp kế toán kế toán cấp trên Kế toán trưởng các đơn vị kế toán cấp dưới Đơn vị 1 Đơn vị 2 Đơn vị 3 Đơn vị 4 ... Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận kế toán... kế toán... kế toán... kế toán... kế toán... kế toán tổng hợp Các nhân viên kế toán ở các đơn vị phụ thuộc, đơn vị cấp dưới 22
- 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán Ưu điểm: Đảm bảo cho công tác kế toán gắn liền với hoạt động ở các bộ phận phụ thuộc. Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát trực tiếp. Kịp thời chỉ đạo, điều hành các hoạt động. Nhược điểm: Việc tổng hợp, lập báo cáo chung thường bị chậm Nếu tổ chức bộ máy kế toán không hợp lý sẽ dẫn đến lãng phí do dư thừa lao động kế toán và chồng chéo trong công việc chuyên môn . Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán Điều kiện áp dụng: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán thường phù hợp với những đơn vị kế toán có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng ở nhiều địa phương khác nhau, các bộ phận, đơn vị trực thuộc có mức độ phân cấp quản lý ở trình độ cao, hoạt động tương đối độc lập 23
- 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp Hình thức tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp vừa tập trung vừa phân tán thích hợp với các đơn vị nếu tổ chức bộ máy kế toán theo một trong 2 hình thức trên đều không phù hợp. Theo hình thức này - Ở đơn vị cấp trên vẫn lập phòng kế toán trung tâm - Ở các đơn vị trực thuộc thì tùy vào quy mô, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý sẽ có những đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng, đồng thời có những đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán riêng. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp Nhiệm vụ của phòng kế toán trung tâm như sau: Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của toàn đơn vị Tổ chức thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở cấp trên và ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng Hướng dẫn, kiểm tra công việc kế toán ở tất cả các đơn vị kế toán cấp cơ sở và các nhân viên kế toán ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở có tổ chức kế toán riêng Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên Tổng hợp số liệu, lập báo cáo tổng hợp toàn đơn vị 24
- 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp Đối với những đơn vị trực thuộc hoạt động tương đối toàn diện, sẽ tổ chức kế toán riêng, tổ chức kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình, định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán đơn vị chính. Những đơn vị này thực hiện công tác kế toán phân tán. Đối với những đơn vị trực thuộc quy mô nhỏ, không tổ chức kế toán riêng, chỉ bố trí nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra chứng từ, sau đó gửi về phòng kế toán đơn vị chính. Những đơn vị này thực hiện công tác kế toán tập trung. Bộ máy kế toán vừa TT vừa PT.docx Sơ đồ mô hình vừa TT vừa PT.doc Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp Ưu điểm: Khắc phục được một số nhược điểm của 2 mô hình trên. Công tác kế toán được phân công hợp lý cho các đơn vị trực thuộc. Nhược điểm: Bộ máy kế toán cồng kềnh, Điều kiện áp dụng: Mô hình này thường áp dụng cho các đơn vị có nhiều đơn vị trực thuộc trong đó có những đơn vị được phân cấp quản lý kinh tế, tài chính riêng; có những đơn vị không được phân cấp quản lý kinh tế, tài chính riêng 25
- 8/4/2020 Căn cứ vào cách thức tổ chức thông tin Công tác kế toán trong các đơn vị gồm KTTC và KTQT. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị bao gồm tổ chức công tác KTTC và tổ chức công tác KTQT theo các mô hình sau: - Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tách biệt - Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp - Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tách biệt KTTC-KTQT Theo mô hình này, toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán tài chính và tổ chức công tác kế toán quản trị được tách rời, thực hiện một cách riêng rẽ, độc lập. Khi đó tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị kế toán sẽ gồm hai bộ phận riêng biệt là bộ phận KTTC và bộ phận KTQT. Mỗi bộ phận đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ cụ thể riêng biệt. Tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể, tùy theo định biên nhân sự kế toán mà đơn vị tổ chức các bộ phận kế toán cho phù hợp để thực hiện từng nội dung kế toán. 26
- 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tách biệt KTTC-KTQT Bộ phận kế toán tài chính - Thực hiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ chủ yếu cho việc lập, trình bày BCTC của đơn vị. - Đơn vị kế toán phải tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung của quy trình kế toán như: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính đúng theo quy định của pháp luật và chế độ kế toán hiện hành. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tách biệt KTTC-KTQT Bộ phận kế toán quản trị có chức năng - Thu thập, xử lý, phân tích các thông tin kinh tế tài chính phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin cho các nhà quản trị nội bộ đơn vị kế toán. Do vậy, đơn vị kế toán phải xây dựng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và hệ thống báo cáo quản trị phù hợp với nhu cầu thông tin có tính đặt hàng từ các nhà quản lý nội bộ. - Thu thập, phân tích các thông tin mang tính chất dự báo phục vụ cho việc hoàn thành các chức năng của nhà quản trị, như: lập kế hoạch, dự toán hoạt động, đánh giá thành quả và ra quyết định trong ngắn và dài hạn 27
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 1: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị kế toán (Năm 2022)
19 p | 35 | 8
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán: Bài 2 - TS. Phí Văn Trọng
29 p | 29 | 6
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 6: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin (Năm 2022)
43 p | 19 | 6
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán: Bài 7 - TS. Phí Văn Trọng
20 p | 84 | 6
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 4: Tổ chức xử lý, hệ thống hóa thông tin kế toán trong đơn vị kế toán (Năm 2022)
46 p | 17 | 6
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 3: Tổ chức thu nhận thông tin kế toán trong đơn vị kế toán (Năm 2022)
40 p | 29 | 6
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán: Bài 3 - TS. Phí Văn Trọng
52 p | 35 | 5
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán: Bài 4 - TS. Phí Văn Trọng
46 p | 37 | 5
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 6: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin
22 p | 28 | 5
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán: Bài 1 - TS. Phí Văn Trọng
44 p | 31 | 4
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 1: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán
62 p | 22 | 4
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán: Bài 5 - TS. Phí Văn Trọng
50 p | 42 | 4
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp: Chương 5
43 p | 7 | 3
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp: Chương 1
27 p | 8 | 2
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp: Chương 2
68 p | 5 | 2
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp: Chương 3
64 p | 6 | 2
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp: Chương 4
33 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn