intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổ chức thi công - Nguyễn Quốc Toàn

Chia sẻ: Dao Ngoc Tung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:135

224
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Tổ chức thi công" do Nguyễn Quốc Toàn biên soạn có kết cấu nội dung gồm 2 phần: Phần 1 lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển thi công xây dựng, phần 2 thiết kế tổng mặt bằng và tổ chức công trường xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bài giảng để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổ chức thi công - Nguyễn Quốc Toàn

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG KHOA XÂY DỰNG BỘ MÔN XÂY DỰNG ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ BÀI GIẢNG  TỔ CHỨC THI CÔNG                       NGUYỄN QUỐC TOÀN (Lưu hành nội bộ) Đà Nẵng, tháng 11­2014
  2. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG MỤC LỤC MỤC LỤC
  3. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN I.   LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KHIỂN THI CÔNG XÂY DỰNG CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG 1.1. Khái niệm chung về tổ chức quá trình sản xuất xây dựng     1.1.1. Khái niệm      Tổ chức quá trình sản xuất xây dựng bao gồm công tác: lập kế hoạch, tổ chức   thực hiện, kiểm tra và điều tiết các hoạt động của lực lượng sản xuất  ở các khâu   của quá trình thi công xây lắp trên công trường nhằm kiểm soát quá trình thi công   đúng kế hoạch đã lập.    1.1.2. Nhiệm vụ của công tác tổ chức quá trình sản xuất xây dựng Đưa ra những phương án về phân chia, sắp xếp các quá trình xây lắp và tổ chức  các lực lượng sản xuất (để  thực hiện chúng theo đúng qui trình thi công với các   biện pháp kỹ thuật và công nghệ thi công hợp lý) Đề  xuất các phương án đáp  ứng nhu cầu về  cơ  sở vật chất kỹ  thuật cho quá   trình sản xuất, tổ chức mặt bằng, tạo điều kiện để thực hiện và kiểm tra các công  tác xây lắp trên công trường.      1.1.3. Nội dung của công tác tổ chức quá trình sản xuất xây dựng Lựa chọn biện pháp kĩ thuật – công nghệ  thi công, máy móc, thiết bị; đề  xuất   phương pháp tổ chức công việc cho quá trình sản xuất trên công trường. Lập kế hoạch thực hiện quá trình sản xuất phù hợp yêu cầu về  công nghệ, tổ  chức sản xuất và năng lực của đơn vị  thi công, lên phương án cung  ứng vật tư  kĩ   thuật đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện đúng kế hoạch. Tổ  chức thực hiện các quá trình sản xuất xây dựng trên công trường phù hợp  với kế hoạch đã lập. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế trong   quá trình thực hiện. 1.1.4. Các bước thiết kế trong xây dựng cơ bản Theo quan điểm vĩ mô, công trình xây dựng được hình thành như sau: CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG
  4. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG Hình 1­1. Quá trình hình thành công trình theo quan điểm vĩ mô Theo quan điểm vi mô của người quản lý xây dựng, một công trình được hình   thành thường qua 6 bước như sau:  Hình 1­2. Quá trình hình thành công trình theo quan điểm vi mô 1.2. Đặc điểm của sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến công tác tổ chức thi  công  Quá trình sản xuất diễn ra ngoài trời nên mọi nguồn lực tham gia vào quá trình  đều chịu rủi ro, tiến độ và chất lượng công tác phụ thuộc nhiều vào điều kiện   tự nhiên: vừa bị động, vừa chậm tiến độ, vừa khó đảm bảo chất lượng. Quá trình sản xuất gồm nhiều quá trình bộ  phận có liên hệ  tổ  chức và công  nghệ chặt chẽ, sản phẩm của quá trình đi trước là mặt bằng công tác của quá  trình sau, thời gian thực hiện dài. Sản phẩm xây dựng thường có tính đơn chiếc và gồm phần lớn các bộ  phận  không thể làm lại. Lực lượng sản xuất tham gia vào quá trình có số lượng lớn và thuộc sự  quản  lý trực tiếp khác nhau lại phải di chuyển theo tiến độ công tác. Phương pháp tổ  chức và biện pháp kĩ thuật­công nghệ  thi công phần lớn là  mềm dẻo, đa dạng. 1.3. Phân loại quá trình sản xuất xây dựng  Theo mức độ phức tạp: quá trình giản đơn và quá trình phức tạp. CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG
  5. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG Theo công nghệ thi công: quá trình thủ công, quá trình cơ giới. Theo chức năng của quá trình: có quá trình vận chuyển, quá trình chuẩn bị, quá  trình xây lắp chính, quá trình lắp đặt thiết bị. Theo vai trò: quá trình chủ yếu và quá trình phối hợp. 1.4. Thiết kế tổ chức xây dựng  1.4.1. Các yếu tố cơ bản   a. Đối tượng: Một công trình hoàn chỉnh, đủ hạng mục.   b. Cơ sở lập: Đơn vị tư vấn, tổng thầu xây dựng lập.   c. Mục đích: Giải pháp chính về công nghệ, tổ chức thi công.   d. Thời gian tiến hành: Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế Kỹ thuật­Tổ chức.   e. Tác dụng:  Phân bổ khối lượng công tác, vốn đầu tư theo năm, giai đoạn. Giải trình giá trị dự toán xây dựng. Chuẩn bị về công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật công trường.  1.4.2. Cơ sở để lập Các văn bản pháp quy. Dự án đầu tư được duyệt. Các giải pháp kỹ thuật được chấp nhận trong thiết kế Kỹ thuật­ Thi công. Số liệu điều tra khảo sát. Thời hạn pháp lệnh xây dựng. Quy phạm thiết kế, thi công, định mức, đơn giá. Khả năng đầu tư và đơn vị thi công.  1.4.3. Nội dung   a. Phần thuyết minh  Trình bày tóm tắt đặc điểm công trình, điều kiện xây dựng. Giải pháp biện pháp tổng quát biện pháp thi công các công tác chủ  yếu, công  tác đặc biệt. Giải pháp nhu cầu tài nguyên chính: nhân lực, vật tư, máy thi công… Giải pháp tổ chức công trình tạm, phục vụ sản xuất, điều hành sản xuất. Tính toán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu để lựa chọn phương án.   b. Lập tiến độ xây dựng  Xác định thứ tự, thời hạn xây dựng hạng mục hoặc nhóm hạng mục. Thời gian của thời kỳ chuẩn bị. Bảng công tác khối lượng xây lắp, vốn đầu tư, phân theo giai đoạn. Đồ thị tiến độ các công tác chủ yéu, khối lượng lớn. Biểu đồ nhu cầu tài nguyên chủ yếu. CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG
  6. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG Lập tiến độ riêng cho các hạng mục có công nghệ thi công đặc biệt.   c. Lập tổng mặt bằng thi công công trường  Vị trí xây dựng công trình, các hạng mục chính của toàn bộ công trình. Vị trí công trình tạm phục vụ xây dựng. Các vật kiến trúc khác hiện có trên khu đất, kể  cả  phần đang hoạt động của  công trình cải tạo, mở rộng.   d. Lập mặt bằng khu vực xây dựng  Công trường xây dựng. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, phục vụ xây dựng ở địa phương. Hệ thống giao thông khu vực, bến cảng, nhà ga. Mạng lưới điện, nước khu vực. Mạng thông tin liên lạc. 1.5. Thiết kế tổ chức thi công  1.5.1. Các yếu tố cơ bản   a. Đối tượng: Từng hạng mục, bộ phận của hạng mục công trình.   b. Cơ sở lập: Đơn vị trực tiếp thi công.   c. Mục đích: đưa ra giải pháp chính về công nghệ, tổ chức để thi công.   d. Thời gian tiến hành: Trước khi khởi công xây dựng, công trình.   e. Tác dụng: đưa ra được biện pháp thi công tốt nhất→ đạt các chỉ tiêu thời gian,   chất lượng, giá thành, an toàn.  1.5.2. Cơ sở để lập Các văn bản pháp quy có liên quan. Bản vẽ thi công hoặc kỹ thuật­thi công. Thiết kế tổ chức xây dựng công trình (thiết kế tổng thể). Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị. Quy phạm thiết kế, thi công, nghiệm thu, an toàn trong xây dựng. Những chỉ dẫn về tổ chức lao động, sử dụng máy, thiết bị, thi công. Năng lực nhà thầu.   1.5.3. Nội dung    a. Phần thuyết minh  Trình bày đặc điểm công trình về kiến trúc, kết cấu… Trình bày điều kiện thi công, nhấn mạnh những điều kiện đặc thù. Thiết kế các biện pháp kỹ thuật, tổ chức thi công. Thiết kế biện pháp công nghệ, tổ chức cho các công tác đặc biệt. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế ­ kỹ thuật của phương án. CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG
  7. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG   b. Lập tiến độ xây dựng  Lập danh mục công việc. Xác định khối lượng các công việc. Xác định hao phí các nguồn tài nguyên ứng với mỗi công việc. Xác định trình tự, thời gian thực hiện các công việc. Tiến độ cung cấp các nguồn tài nguyên: nhân lực, vật tư, thiết bị.   d. Lập mặt bằng thi công công trình Hạng mục xây dựng. Hệ thống giao thông tạm. Các công trình tạm phục vụ  cho việc xây dựng hạng mục: các kho, bãi vật  liệu, vị  trí bố  trí và sơ  đồ  di chuyển các thiết bị  thi công, nhà tạm, hệ  thống   điện, nước...  1.6. Trình tự các bước lập phương án tổ chức thi công công trình xây dựng Bước 1:  Phân tích điều kiện thi công và đề  xuất phương hướng tổ  chức thi   công tổng quát.    Nhiệm vụ  của bước này là phân tích điều kiện thi công, bao gồm giải pháp   thiết kế của công trình, các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở địa bàn xây  dựng, năng lực của nhà thầu và yêu cầu của chủ đầu tư để rút ra những thuận   lợi và khó khăn đối với công tác tổ chức thi công, từ đó đề xuất phương pháp   tổng quát về  phương pháp tổ  chức, biện pháp công nghệ  về  kỹ  thuật công  trình.  Phân tích giải pháp thiết kế của công trình   Giải pháp kiến trúc: bao gồm các vấn đề  về  quy hoạch khu vực xây dựng   hoặc vị  trí công trình trên bản đồ  khu vực, về  bố  trí mặt bằng, mặt cắt, mặt   đứng và các chi tiết cấu tạo đặc biệt của công trình.  Giải pháp kết cấu chịu lực, bao che và mái: quyết định cách tổ chức của công   trường thi công. Vật liệu và công nghệ thi công: xác định được mức độ khó khăn trong việc tìm  kiếm thiết bị  công nghệ  thi công và vận chuyển, hay trong việc tìm nguồn   cung cấp vật liệu, yêu cầu về cung ứng, dự trữ và bảo quản vật tư..  Phân tích số liệu thăm dò khảo sát kinh tế ­ kĩ thuật  Để  làm sáng tỏ  các yếu tố   ảnh hưởng lớn đến cách tổ  chức và biện pháp kỹ  thuật thi công.  Lập danh mục và tính khối lượng công việc  Mục đích là để nhà tổ chức có khái niệm về quy mô và yêu cầu kĩ thuật của quá   trình sản xuất đang xét.  Đề xuất phương hướng thi công tổng quát CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG
  8. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG   Liên quan đến công nghệ  và máy móc, thiết bị  thi công, về  phương pháp tổ  chức các quá trình sản xuất, cung ứng các loại vật tư kĩ thuật. Bước 2: Tổ chức các quá trình xây lắp chính.  Quá trình xây lắp chính là quá trình thực hiện những công tác xây lắp có khối   lượng lớn hoặc có sự ổn định kéo dài, có tính chất quyết định đối với chất lượng và   thời gian hoàn thành toàn bộ quá trình thi công công trình.  Phương án tổ chức Giới thiệu về công nghệ sẽ được áp dụng cho công việc. Phân chia phân đoạn, đợt thi công và xác định khối lượng công việc trên từng  bộ phận đó. Chọn máy thi công chủ yếu. Tính toán thời gian thi công. Vạch sơ đồ thi công và lập tiến độ thi công . Tính và chọn xe máy phục vụ. Tính giá thành thi công.  Biện pháp kĩ thuật  Phản ánh được cách thức áp dụng công nghệ, sử dụng máy thi công, huy động  và phối hợp lực lượng lao động, bố trí mặt bằng thi công để thực hiện quá trình đó. Bước 3: Lập tổng tiến độ thi công. Xác định nhu cầu lao động, bố trí lực lượng sản xuất, tính thời hạn thi công và  đề xuất sơ đồ thi công các công tác chưa được tổ chức chi tiết. Thuyết minh tổng tiến độ thi công. Vạch sơ đồ tổng tiến độ thi công. Tuỳ theo quy mô, thể loại công trình và các yêu cầu cụ thể khác mà có thể lập  tổng tiến độ  thi công công trình  ở  dạng sơ  đồ  xiên, sơ  đồ  ngang, hoặc sơ đồ  mạng lưới. Tính toán nhu cầu về các loại nguồn lực như máy thi công, nhân lực, vật liệu,   … Bước 4: Tính nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật công trường. Ví dụ: kho bãi, lán trại, và đường giao thông nội bộ  trên công trường, điện,  nước. Cần xác định nhu cầu về  lượng, sau đó vẽ  sơ  đồ  để  tính toán, chọn nguồn   cung cấp và bố trí hệ thống cung ứng. Bước 5: Thiết kế tổng mặt bằng thi công. Bước 6: Tính các chỉ tiêu kinh tế ­ kĩ thuật của phương án tổ chức. CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG
  9. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG 2.1. Khái niệm chung 2.1.1. Khái niệm về kế hoạch tiến độ thi công Kế hoạch tiến độ  (KHTĐ) là một tài liệu kế hoạch, trong đó quy định trình tự  và thời gian thực hiện các công việc, các quá trình hoặc hạng mục công trình cùng   những yêu cầu về  các nguồn tài nguyên và thứ  tự  dùng chúng để  thực hiện các  nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Tiến độ là một kế hoạch sản xuất được gắn với niên lịch, thể hiện bằng biểu   đồ, bằng các số  liệu tính toán về  công nghệ, thời gian, địa điểm, vị  trí và khối   lượng các công việc xây lắp cùng với điều kiện thực hiện chung. Cơ quan lập: Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, Nhà thầu. 2.1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc lập tiến độ  a. Mục đích Sắp xếp các công việc sao cho đảm bảo công trình xây dựng trong thời gian  ngắn, hiệu quả, chất lượng và an toàn nhằm: ­ Đưa từng hạng mục hoặc tổng thể công trình vào hoạt động đúng thời hạn. ­ Sử dụng hợp lý, máy móc thiết bị, tài nguyên chưa sử dụng. ­ Sử dụng hợp lý nhất cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xây dựng. ­ Cung cấp kịp thời các giải pháp có hiệu quả để tiến hành thi công. b. Ý nghĩa ­ Là cơ  sở  để  lập kế  hoạch cụ  thể  cung cấp mọi nguồn lực gồm máy móc,  thiết bị thi công, vật liệu xây dựng, nhân lực và tiền vốn.  ­ Để chỉ đạo thi công: điều phối người, xe máy thiết bị đúng đắn, nâng cao chất   lượng sản phẩm, hạ giá thành thi công. ­ Để đánh giá sai lệch giữa sản xuất và kế hoạch, từ đó điều chỉnh thi công hợp  lý. ­ Để đánh giá tính hợp lý của phương án tổ chức thi công đã chọn. ­ Mô tả sự phát triển của quá trình thi công về không gian và thời gian. ­ Mô tả các nhu cầu tài nguyên chủ yếu cần thiết để xây dựng công trình. 2.1.3. Cấu trúc Cấu trúc một mô hình kế hoạch tiến độ gồm 3 phần chính: Phần 1: Có tên gọi là “Tập hợp nhiệm vụ  theo hiện vật và tài chính”, tùy  theo yêu cầu của từng loại mô hình KHTĐ mà phần này có thể được trình bày  tổng quát hay chi tiết hơn nữa. Phần 2: Có tên gọi là “Đồ thị của tiến độ nhiệm vụ”, phần này trình bày các  loại mô hình bằng số, ngang, xiên hay mạng lưới để  chỉ  sự  phát triển về thời  gian, không gian của các quá trình thi công xây dựng. CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
  10. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG Phần 3: Có tên gọi là “Kế hoạch nhu cầu về vật tư – nhân lực – tài chính”,  phần này được lập tổng hợp hoặc chi tiết các nhu cầu vật tư, thiết bị, nhân   lực, tài chính…cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ theo KHTĐ đã vạch ra. Phần 1 Phần 2 Tập hợp nhiệm  Đồ thị ­ Tiến độ vụ Phần 3 Biểu đồ tài nguyên Hình 2­1. Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ  2.2. Các nguyên tắc và tài liệu dùng để lập kế hoạch tiến độ  2.2.1. Các nguyên tắc để lập kế hoạch tiến độ Thời gian thi công phải đảm bảo hoàn thành các phần việc, từng bộ phận và  toàn bộ công trình đúng theo thời hạn quy định. Thực hiện chặt chẽ và liên tục việc phối hợp về thời gian và không gian của  các quá trình xây lắp đảm bảo tính  ổn định của sản xuất, tuân thủ  các điều   kiện kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, sử dụng điều hòa và tiết  kiệm các nguồn tài nguyên. Tăng năng suất lao động bằng cách áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến. Áp dụng phương pháp thi công dây chuyền là nguyên tắc cơ bản trong việc tổ  chức và lập KHTĐ thi công công trình đơn vị. Công trình đơn vị  là một đối tượng xây dựng riêng biệt tương đối độc lập về   không gian có đầy đủ về các điều kiện về giao nhận thầu và hạch toán giá thành.  2.2.2. Các tài liệu sử dụng để lập kế hoạch tiến độ Căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công và các phiếu công nghệ xây lắp. Căn cứ vào thời điểm khởi công và thời hạn xây dựng công trình. Dựa vào chủng loại, quy cách vật liệu, thiết bị, phương tiện vận tải. Dựa vào các số liệu điều tra khảo sát xây dựng. Dựa vào năng lực của đơn vị thi công và khả năng của chủ đầu tư. 2.3. Các mô hình kế hoạch tiến độ  Mô hình kế hoạch tiến độ là hình thức và công cụ mô tả sự phát triển của quá  trình thi công về thời gian, không gian cùng các nhu cầu vật chất mà các thiết kế tổ  CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
  11. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG chức xây dựng, thi công xây lắp ấn định. Tùy theo yêu cầu, nội dung và cách thể hiện có 4 loại mô hình KHTĐ sau: Mô hình kế hoạch tiến độ bằng số. Mô hình kế hoạch tiến độ ngang. Mô hình kế hoạch tiến độ xiên. Mô hình kế hoạch tiến độ mạng lưới. 2.3.1. Mô hình kế hoạch tiến độ bằng số Mô hình KHTĐ bằng số dùng để lập kế hoạch đầu tư và thi công dài hạn trong  các dự án, cấu trúc đơn giản, xem ví dụ minh họa như hình 2­2. Phần 1: Trình bày thứ tự và tên gọi các hạng mục đầu tư cùng giá trị công tác   tương ứng (trong đó có tách riêng giá trị cho phần xây lắp và toàn bộ). Phần2: Dùng các con số để chỉ sự phân bố vốn tài nguyên dùng để xây dựng   các hạng mục theo các năm. Phần này quy ước ghi tử số là tổng giá trị  đầu tư  của hạng mục, mẫu số là phần giá trị xây dựng. Phần 3: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo các năm và cho toàn bộ kế hoạch. TÊN  GIÁ TRỊ  HẠNG  CÔNG  TIẾN ĐỘ THEO NĂM Số MỤC TÁC TT CÔNG  TỔNG  PHẦN  1 2 3 TRÌNH SỐ XD Công   tác  1 100 100 60/60 30/30 10/10 chuẩn bị Khối   nhà  2 2000 1500 500/500 700/700 800/300 sản xuất Nhà   quản  3 700 600 450/450 250/150 ­ lý… NHU CẦU VẬT TƯ NĂM 1010/1010 980/880 810/310 TOÀN BỘ 2800/2200 Hình 2­2. Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ bằng số 2.3.2. Mô hình kế hoạch tiến độ ngang  a. Đặc điểm cấu tạo Mô hình này còn gọi là mô hình kế hoạch tiến độ Gantt.  Trong phần đồ thị tiến độ nhiệm vụ thể hiện những đoạn thẳng nằm ngang có   CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
  12. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG độ dài nhất định chỉ thời điểm bắt đầu, thời gian thực hiện, thời điểm kết thúc việc  thi công các công việc theo trình tự công nghệ nhất định (ví dụ hình 2­3). Phần 1: Danh mục các công việc được sắp xếp theo thứ  tự  công nghệ  và tổ  chức thi công, kèm theo là khối lượng công việc, nhu cầu nhân lực, máy thi công,  thời gian thực hiện, vốn…của từng công việc. Phần 2: Được chia làm 2 phần: Phần trên là thang thời gian, được đánh số  tuần tự  (số  tự  nhiên) khi chưa biết   thời điểm khởi công hoặc đánh số theo lịch khi biết thời điểm khởi công. Phần dưới thang thời gian trình bày đồ  thị  Gantt: mỗi công việc được thể  hiện   bằng một đoạn thẳng nằm ngang, có thể là đường liên tục hay “gấp khúc” qua mỗi   đoạn công tác để  thể  hiện tính không gian. Để  thể  hiện những công việc có liên  quan với nhau về mặt tổ  chức sử dụng đường nối, để  thể  hiện sự  di chuyển liên   tục của một tổ đội sử dụng mũi tên liên hệ. Trên đường thể hiện công việc, có thể  đưa nhiều thông số khác nhau: nhân lực, vật liệu, máy, ca công tác…, ngoài ra còn  thể hiện tiến trình thi công thực tế… Phần 3: Tổng hợp các nhu cầu tài nguyên_vật tư, nhân lực, tài chính. Trình bày   cụ thể về số lượng, quy cách vật tư, thiết bị, các loại thợ…các tiến độ đảm bảo   cung ứng cho xây dựng. Th¸ ng 1 Th¸ ng 2 Th¸ ng 3 Stt C«ng viÖc § .vÞ k.l­ î ng T.gian ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A 1 A 2 B (dù tr÷) B 3 C § ­ êng nèi logic C1 C2 C3 D Mòi tª n 4 D di chuyÓn thî E 5 E . .. . .. P(ng­ êi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T(ngµy) Hình 2­3. Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ ngang. b. Các loại mô hình tiến độ ngang Tiến độ chỉ đạo CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
  13. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG Tác dụng: định hướng nhiệm vụ thi công xây dựng của doanh nghiệp Sử  dụng đường thẳng nằm ngang có độ  dài nhất định có điểm đầu và điểm   cuối. Hình 2­4. Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ chỉ đạo Tiến độ năm, quý Tác dụng: để trực tiếp chỉ đạo thi công xây dựng→ tiến độ trình bày cụ thể, chi   tiết. Thời gian lập: Lập tiến độ chi tiết theo năm hoặc quý. Hình 2­5. Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ năm, quý c. Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng Ưu:  Diễn tả  một phương pháp tổ  chức sản xuất, một kế  hoạch xây dựng  tương đối đơn giản, rõ ràng, dễ theo dõi. Nhược:  ­ Mô hình điều hành tĩnh không thích hợp tính chất động của sản xuất, cấu tạo  cứng nhắc khó điều chỉnh khi có sửa đổi, việc điều chỉnh mất nhiều thời gian. Sự  phụ  thuộc giữa các công việc chỉ thực hiện một lần duy nhất trước khi thực hiện   kế hoạch.  Do đó, các giải pháp về công nghệ, tổ chức mất đi giá trị thực tiễn là vai   trò điều hành khi kế hoạch được thực hiện. CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
  14. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG ­ Không thể hiện rõ mối liên hệ công nghệ giữa các công việc. ­ Khó nghiên cứu sâu nhiều phương án, hạn chế về khả năng dự kiến diễn biến   của công việc, không áp dụng được các tính toán sơ đồ một cách nhanh chóng khoa  học. Áp dụng: ­ Công trình quy mô nhỏ, công việc đơn giản, số  lượng đầu việc không nhiều,   mối liên hệ qua lại giữa các công việc ít phức tạp. ­ Dùng để phối hợp với các loại mô hình khác. 2.3.3. Mô hình kế hoạch tiến độ xiên a. Đặc điểm cấu tạo Về cơ bản mô hình KHTĐ xiên chỉ khác mô hình KHTĐ ngang ở phần 2 (đồ thị  tiến độ nhiệm vụ), thay vì biểu diễn các công việc bằng các đoạn thẳng nằm ngang   người ta dùng các đường thẳng xiên để chỉ sự  phát triển của các quá trình thi công  theo cả  thời gian (trục hoành) và không gian (trục tung). Mô hình KHTĐ xiên, còn   gọi là sơ đồ xiên hay sơ đồ chu trình (Xyklogram). Xem ví dụ minh họa như  hình 2­ 6. Trục không gian mô tả các bộ phận phân nhỏ của đối tượng xây lắp (khu vực,   đợt, phân đoạn công tác…), trục hoành là thời gian, mỗi công việc được biểu diễn  bằng một đường xiên riêng biệt.  Hình dạng các đường xiên có thể khác nhau, phụ thuộc vào tính chất công việc  và sơ đồ tổ chức thi công, sự khác nhau này gây ra bởi phương_chiều_nhịp độ  của  quá trình. Về nguyên tắc các đường xiên này không được phép cắt nhau trừ trường   hợp đó là những công việc độc lập với nhau về công nghệ. PHÁN ÂOAÛ N B A m ­SAI: NÃÚ U A PHUÛTHUÄÜ C CÄNG NGHÃÛB ­ÂUÏNG: NÃÚ U A KHÄNG 3 PHUÛTHUÄÜ CB 2 1 T Hình 2­6. Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ xiên b. Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng Ưu điểm ­ Thể hiện được diễn biến công việc cả  trong không gian và thời gian nên có  tính trực quan cao. ­ Thể hiện rõ ràng sự phát triển về không gian của công việc. ­ Đơn giản, dễ sử dụng khi số lượng công việc không nhiều. CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
  15. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG Nhược điểm ­  Là loại mô hình điều hành tĩnh, khi số  lượng công việc và tốc độ  thi công  thay đổi thì khó điều chỉnh, phức tạp. ­ Chỉ thể hiện được liên hệ giữa 2 công việc liền kề, không tổng quát. ­  Trong công trình nếu mối liên hệ  giữa các công việc nhiều thì mô hình trở  nên rối và mất đi tính trực quan. Áp dụng ­ Công trình quy mô lớn, có nhiều hạng mục giống nhau, lặp lại. ­  Công trình tập hợp từ  các modun có cơ  cấu, khối lượng giống nhau ,  thích  hợp với các công tác có thể tổ chức thi công dây chuyền. 2.3.4. Mô hình tiến độ bằng sơ đồ mạng Phương pháp sơ đồ  mạng dùng để lập kế  hoạch và điều khiển tất cả  các loại  dự án, từ dự án xây dựng một công trình đến dự án sản xuất kinh doanh hay dự án   giải quyết bất kỳ  một nhiệm vụ  phức tạp nào trong khoa học kỹ  thuật, kinh tế,  quân sự… Mô hình mạng lưới là một đồ thị  có hướng biễu diễn trình tự  thực hiện tất cả  các công việc, mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa chúng, nó phản ánh tính quy luật   của công nghệ sản xuất và các giải pháp được sử dụng để thực hiện chương trình   với mục tiêu đề ra. ­ Các đường tròn trên hình vẽ  biểu diễn trạng thái công việc (sự  kiện), mũi tên   nối giữa các sự kiện biểu diễn công việc. ­ Trên mỗi mũi tên có các thông số biểu diễn mối liên hệ giữa các công việc. ­ Mạng nút công việc có dạng như mạng mũi tên công việc, tuy nhiên trong mỗi  nút biểu diễn các tài nguyên, đặc điểm công việc. 5 4 3 3 4 6 2 3 5 7 12 12 2 2 5 0 2 4 0 2 2 0 0 1 0 4 1 0 2 0 5 6 8 0 3 0 5 6 2 0 0 3 3 8 8 16 16 0 1 3 2 6 1 3 0 1 3 7 3 7 7 4 2 7 0 4 7 6 13 2 4 Hình 2­7. Ví dụ về mạng mũi tên công việc 2.4. Nội dung và trình tự lập kế hoạch tiến độ CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
  16. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG Hình 2­8. Nội dung và trình tự lập kế hoạch tiến độ 2.4.1. Phân tích công nghệ thi công Muốn phân tích được công nghệ  xây dựng phải dựa trên thiết kế  kiến trúc và   kết cấu của công trình.  Quy trình công nghệ  gồm: trình tự  thực hiện các thao tác, tiêu chuẩn kỹ  thuật   cho các thao tác. Xem xét và cho phép đưa các quá trình chuẩn bị  ra khỏi phạm vi   xây dựng công trình nhằm giảm tối đa diện tích công trường. Cho phép xác định các  thông số  không gian của công trình để  tổ  chức thi công dây chuyền, tức chia công   trình thành các khu vực, đợt, phân đoạn…, trong đó chú ý tách khu vực có giải pháp   kết cấu riêng biệt ra các đợt xây dựng riêng để việc tổ chức dây chuyền được đều  nhịp. Ví dụ: tách phần khung chịu lực của nhà bêtông toàn khối tổ chức riêng… Tóm lại, phân tích công nghệ  thi công giúp ta lựa chọn giải pháp thi công và  cách tổ chức thi công hợp lý đảm bảo nâng cao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dây   chuyền thi công được chọn. 2.4.2. Lập bảng danh mục công việc  Căn cứ vào kết quả phân tích công nghệ thi công, lập bảng danh mục công việc. Bảng danh mục công việc là tập hợp các nhiệm vụ  cần thực hiện trong quá  trình thi công. Danh mục công việc phải lập cho từng công việc, từng bộ  phận,  CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
  17. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG hạng mục và cho toàn bộ công trình, thường nên lập theo cơ cấu hình cây với gốc là  công trình, nhánh là các giai đoạn thi công kết cấu khác nhau… Danh mục công việc được lập chi tiết theo công nghệ thi công trong phiếu công   nghệ hoặc phù hợp với cơ cấu công việc trong định mức XDCB đã ban hành. Việc phân chia các quá trình thành các công việc phải thoả  mãn những điều  kiên:  ­ Công việc có thể tiến hành thi công độc lập về không gian cũng như thời gian  không bị và cũng không gây cản trở cho các công việc khác. ­ Một công việc phải đủ  khối lượng cho một đơn vị  (tổ, đội) làm việc trong   thời gian nhất định. ­ Trong khả năng có thể nên phân chia mỗi việc cho một đơn vị chuyên môn hoá  đảm nhiệm. ­ Tại các thời điểm kết thúc các giai đoạn xây dựng công trình, các công việc   liên quan cũng kết thúc tại thời điểm đó. Danh mục công việc phải lập theo các giai đoạn thi công để theo dõi tiến độ tại   các thời điểm trung gian trong toàn bộ thời hạn thi công công trình. Giai đoạn thi công là một tổ hợp các công tác xây lắp tương đối hoàn chỉnh về  mặt công nghệ. Việc phân chia giai đoạn phải đảm bảo hoàn thành dứt điểm   từng đầu mối công việc và tạo mặt bằng công tác thực hiện công việc tiếp   theo. Số  lượng giai đoạn phụ  thuộc vào loại công trình và chức năng cụ  thể  của nó.  Với nhà dân dụng: chia làm 2 giai đoạn (phần thô_phần hoàn thiện),  hoặc 3 giai đoạn (phần ngầm_phần thân mái_phần hoàn thiện).   Với nhà công nghiệp: số  lượng giai đoạn tăng thêm gồm giai đoạn lắp  đặt thiết bị, giai đoạn cho công tác kỹ  thuật đặc biệt (thông gió, cách   nhiệt, cách âm..), giai đoạn cho các công tác cung cấp nhiên liệu… 2.4.3. Tính toán khối lượng công tác Dựa vào bảng danh mục công việc đã lập và bản vẽ  kỹ  thuật thi công, ta tính  toán khối lượng cho tất cả các công việc phải thực hiện. Sau đó khối lượng công   việc được tổng hợp trong một bảng chung, trong đó phân theo từng đặc tính công  việc để việc tính toán các hao phí lao động, vật tư, ca máy…được thuận lợi. Xác định đúng khối lượng là cơ  sở  chọn phương tiện, phương án thi công hợp   lý. Từ đó xác định chính xác nhân lực, máy móc và thời gian thi công để lập tiến độ.  2.4.4. Chọn biện pháp thi công  Việc chọn biện pháp thi công mà nội dung chủ yếu là chọn tổ hợp máy thi công   bao gồm các loại máy chính, máy phụ, được thực hiện qua 2 bước: Chọn sơ bộ: căn cứ đặc điểm kiến trúc, kết cấu công trình, công nghệ thi công   được áp dụng, khối lượng công việc, yêu cầu về  chất lượng công việc, điều   CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
  18. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG kiện thi công, thời gian hoàn thành từng công việc và toàn bộ công trình…tính   toán các tổ hợp máy và điều kiện bố trí chúng trên mặt bằng… Chọn chính thức:  tất cả  các tổ  hợp máy thỏa mãn yêu cầu trên được chọn   chính thức bằng cách so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà quan trọng nhất  là giá thành thực hiện công việc. Ngoài ra còn tính các chỉ tiêu khác như chi phí   một lần để  mua sắm, thời gian thực hiện công việc, hiệu quả  kinh tế  tổng   hợp…Song song với việc chọn tổ  hợp máy chính còn phải chọn các thiết bị  phụ trợ, các loại công cụ thực hiện các thao tác thủ công. Cần lưu ý khi chọn phương án thi công, trước hết phải đảm bảo tính khả  thi  của phương án, sau đó mới xét đến các chỉ  tiêu khác: an toàn lao động, chất lượng  công việc, giá thành… 2.4.5. Tính hao phí lao động và ca máy Đối với các công việc trong bảng danh mục, căn cứ vào định mức lao động mà  tính hao phí lao động (giờ, ngày công), hay định mức máy để  tính hao phí ca  máy (giờ, ca máy). Đối với công việc chưa có trong định mức, dựa vào các công việc tương tự để  xây dựng định mức cho nó, việc này đòi hỏi khả  năng trực giác nhạy bén và  kinh nghiệm của người thực hiện. Ngoài các công việc trong bảng danh mục, trong thi công còn có một số  công  việc khác có khối lượng nhỏ, chỉ  xuất hiện trong quá trình thi công, ít  ảnh hưởng   đến thời gian xây dựng công trình mà ta không thể xác định hết được. Để dự trù hao   phí lao động thực hiện công việc này, có thể  lấy từ  (3­5)% tổng hao phí lao động  của các công việc trong bảng danh mục. 2.4.6. Xác định sơ đồ tổ chức công nghệ Sơ  đồ  tổ  chức công nghệ  là sự  di chuyển tổ  thợ, máy móc thiết bị  trong không   gian công trình để thực hiện các quá trình xây lắp. Nó phụ thuộc cách phân chia về  không gian và đặc tính công nghệ của các quá trình xây lắp (Hình 2­9). Sơ đồ ngang: các công việc được thực hiện trên tất cả các phân đoạn công tác   trong phạm vi một tầng nhà hoặc một đợt công tác. Sơ  đồ  này thích hợp với   các công tác phần ngầm, công tác mái, lắp các kết cấu chịu lực, bao che… Sơ  đồ  thẳng đứng: công việc được thực hiện trong phạm vi một đoạn hay  phân đoạn công tác trên suốt chiều cao của nó. Có hai loại: thẳng đứng từ dưới  đi lên hoặc từ trên đi xuống. Sơ đồ này thích hợp cho công tác mạng kỹ thuật,  công tác hoàn thiện nhà cao tầng (có thể  là thẳng đứng đi xuống dưới sự  che  chắn của mái hoặc thẳng đứng từ  dưới lên dưới sự  bảo vệ  của một số  sàn   tầng đã thi công xong), nhà cao tầng lắp ghép kết hợp sử dụng cần trục tháp… Sơ  đồ  kết hợp: kết hợp cả  ngang và đứng khi mặt bằng công tác không đủ  theo một phương. CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
  19. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG a) b) Tm Tm Tn Tn Tn­1 Tn­1 T4 T4 T3 T3 T2 T2 T1 T1 c) d) Tm Tm Tn Tn Tn­1 Tn­1 T4 T4 T3 T3 T2 T2 T1 T1 Hình 2­9. Sơ đồ tổ chức công nghệ (hướng phát triển của dây chuyền) a) Ngang từ dưới lên               b) Ngang từ trên xuống         c) Thẳng đứng từ dưới lên       d)Thẳng đứng từ trên xuống 2.4.7. Xác định thời gian thi công a. Lựa chọn chế độ ca Việc phân chia nhiều ca công tác có tác dụng rút ngắn thời gian xây dựng công  trình (thường việc chia 1­2 ca công tác/ngày có thể rút ngắn được 35­40% thời gian  thời gian xây dựng), tiết kiệm một phần chi phí gián tiếp do rút ngắn thời gian thi  công (khoảng 4­5% giá thành). Việc lựa chọn chế  độ  ca phải hợp lý về  mặt kỹ  thuật. Với chế  độ  3 ca:  chỉ  áp dụng cho một số  ít công việc, thường là công việc   găng hoặc các công việc không cho phép gián đoạn ( ví dụ  công tác thi công   bêtông dưới nước, ván khuôn trượt, cọc khoan nhồi…) Với chế độ 2 ca: thường áp dụng cho các công việc cơ giới để nâng cao hiệu   quả  sử  dụng máy móc (giảm thời gian bàn giao máy giữa ca..), áp dụng cho   những công việc găng mà nếu thực hiện 3 ca thì giảm chất lượng công việc. Các công việc còn lại nên thực hiện chế độ 1 ca/ngày. b. Xác định thời gian thực hiện công việc Thời gian thực hiện công việc trên từng phân đoạn và toàn bộ :   và     Pj ­ Khối lượng công việc. ai  ­ Định mức thời gian. α  ­ Hệ số hoàn thành định mức. CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
  20. BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG Ni ­ Nhân lực hay máy thực hiện. nc ­ Số ca công tác trong ngày. Như  vậy, thời gian thực hiện công việc t phụ  thuộc tài nguyên sử  dụng Ni, với  Ni,min là một tổ thợ hay một tổ máy.  Thời gian thi công ngắn nhất tmin có được khi sử dụng tối đa khả năng triển khai   công việc trên tuyến công tác và khả năng cung ứng tài nguyên. Thời gian thi công dài nhất tmax có được khi bố  trí lực lượng thi công tối thiểu  với nguồn tài nguyên tương ứng mà công việc không bị đứt đoạn. 2.4.8. Quy định trình tự công nghệ và phối hợp công tác theo thời gian a. Quy định trình tự công nghệ Là quy định một trình tự thực hiện các công việc hợp lý nhất theo bản chất công   nghệ của mỗi quá trình. Nó là một trong những nội dung quan trọng nhất và là một  điều kiện bắt buộc, đảm bảo thành công việc xây dựng công trình. Một trình tự  công nghệ không hợp lý có những hậu quả: Gây mất  ổn định các bộ  phận kết cấu,  ảnh hưởng đến độ  an toàn, bền vững   cả công trình. Chất lượng công trình không đảm bảo do đó phải tốn chi phí phải sửa chữa. Tổ  chức thi công chồng chéo, điều động nhân lực, thiết bị  không hợp lý gây  lãng phí, mất an toàn và kéo dài thời gian. Do đó, để thiết lập trình tự công nghệ hợp lý, phải xét đến các yếu tố sau: 1. Mối liên hệ  kỹ  thuật của các bộ  phận kết cấu với nhau, các công việc tiến  hành theo thứ tự phù hợp với sơ đồ chịu lực. 2. Đảm bảo tính ổn định cho kết cấu công trình, các công việc được thi công sao  cho toàn công trình là bất biến hình ở mọi thời điểm. 3. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong các quá trình thi công. 4. Đặc điểm và tính chất vật liệu, chi tiết bán thành phẩm cũng liên quan đến  trình tự thi công do cần khoảng không gian di chuyển, thực hiện công việc.. 5. Điều kiện khí hậu thời tiết cũng ảnh hưởng đến trình tự thi công. 6. Đảm bảo chất lượng thi công chung, thực hiện công việc sau không  ảnh  hưởng đến chất lượng công việc trước. 7. Trình tự  công nghệ  phục vụ  thuận tiện cho việc thi công, sử  dụng tối đa   phương án thi công cơ giới. 8. Nhu cầu sử  dụng kết quả  của công việc trước để  thực hiện công việc sau  nhằm giảm chi phí sản xuất. 9. Tận dụng mặt bằng công tác tối đa để  thực hiện nhiều công việc song song,  kết hợp nhằm giảm thời gian thực hiện nhóm công việc và cả công trình. 10. Đảm bảo công việc liên tục cho các tổ thợ, tổ máy. Trên cơ sở nghiên cứu các ảnh hưởng này, người ta đề ra các nguyên tắc chung sau: CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2