intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Chương 3 - Mối quan hệ giữa Triết học và các khoa học (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh các ngành Khoa học Tự nhiên và Công nghệ)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:17

56
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Triết học Mác - Lênin: Chương 3 - Mối quan hệ giữa Triết học và các khoa học" cung cấp cho học viên những nội dung về: mối quan hệ giữa khoa học với triết học; vai trò thế giới quan và phương pháp luận triết học đối với sự phát triển của khoa học;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Chương 3 - Mối quan hệ giữa Triết học và các khoa học (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh các ngành Khoa học Tự nhiên và Công nghệ)

  1. KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT BỘ MÔN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC DÀNH CHO HV CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH CÁC NGÀNH KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
  2. NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC Chương 2: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN Chương 3: MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC Chương 4: VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 2 08/19/23
  3. TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN HỌC 1. Sách, giáo trình chính: Giáo trình Triết học ( dùng trong đt trình độ thạc sĩ, ts các ngành KHTN và Công nghệ không chuyên) (Bộ GDĐT) 2. Tài liệu tham khảo: • [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014. • [2] Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. 3 08/19/23
  4. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Điểm quá trình Cuối kỳ (40%) (60%) Chuyên cần Phát biểu/Thảo Kiểm tra Tiểu luận Bài thi tự luận luận Phương pháp học: nghe giảng, thảo luận, thuyết trình…. 4 08/19/23
  5. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC I. Mối quan hệ giữa khoa học với triết học I.1. Triết học không tồn tại tách rời khoa học và đời sống thực tiễn I.2. Ý nghĩa của phát minh khoa học đối với triết học II. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận triết học đối với sự phát triển của khoa học II.1. Thế giới quan và phương pháp luận II.2. Triết học là cơ sở để giải thích và định hướng nhận thức và hoạt động của các khoa học II.3. Nhà khoa học không thể thiếu phương pháp luận triết học sáng suốt dẫn đường
  6. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC Một số vấn đề cần làm rõ: 1. Vai trò của khoa học đối với triết học? 2. Vai trò của triết học đối với khoa học và đối với nhà khoa học? 3. Sự tác động qua lại giữa triết học và các khoa học chuyên ngành?
  7. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC 1. Mối quan hệ giữa khoa học với triết học 1.1. Triết học (TH) không tồn tại tách rời khoa học(KH) và đời sống thực tiễn a. KH với sự ra đời và phát triển của các quan điểm TH, các trào lưu TH - KHTN là cơ sở, tiền đề cho triết học duy vật - KH phân ngành thế kỷ XVII- XVIII và phép siêu hình - Cơ học cổ điển lên ngôi và sự đề cao tư duy cơ giới, máy móc
  8. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC 1. Mối quan hệ giữa khoa học với triết học 1.2. Ý nghĩa của phát minh khoa học đối với triết học - Những phát minh KH tất yếu dẫn tới những khái quát triết học duy vật * Thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của R. Mayer, thuyết tiến hóa của C. Darwin và thuyết tế bào của M. J. Schleiden & T. Schwann dẫn tới sự ra đời của CNDV biện chứng * Những phát minh của Vật lý học cuối TK 19, đầu TK 20 dẫn tới định nghĩa vật chất
  9. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC 1. Mối quan hệ giữa khoa học với triết học 1.2. Ý nghĩa của phát minh khoa học đối với triết học - Các kết luận, phát minh KH làm sáng tỏ những luận điểm triết học duy vật * Vật lý học thiên văn, Vật lý hạt nhân càng ngày càng có nhiều kết luận làm sáng tỏ luận điểm về tính vô tận của thế giới * Nhiều nghiên cứu về Hóa học làm sáng tỏ quy luật lượng đổi- chất đổi * Những phát minh của Sinh vật học và các kết luận của tâm lý học làm sáng tỏ bản chất của ý thức
  10. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC 1. Mối quan hệ giữa khoa học với triết học 1.2. Ý nghĩa của phát minh khoa học đối với triết học - Các kết luận, phát minh KH đẩy lùi những luận điểm triết học duy tâm * Những kết luận của Sinh vật học góp phần đẩy lùi quan điểm duy tâm về con người * Những phát minh của Vật lý học đẩy lùi quan niệm duy tâm về bản chất của thế giới
  11. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC 2. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận triết học đối với sự phát triển của khoa học 2.1. Thế giới quan và phương pháp luận - Khái niệm Thế giới quan (TGQ) - TGQ khoa học là TGQ được xây dựng trên nền tảng hệ thống tri thức khoa học. - Trong TGQ khoa học, triết học duy vật biện chứng đóng vai trò cơ sở lý luận và là hạt nhân. - TGQ khoa học còn gọi là thế giới quan duy vật biện chứng
  12. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC - Khái niệm Phương pháp luận (PPL) * Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là khoa học về phương pháp. * Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát để chỉ đạo chủ thể trong việc tìm tòi, lựa chọn phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng phương pháp một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả tối đa.
  13. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC       Phương pháp luận giải quyết những vấn đề như: - Phương pháp là gì? - Bản chất, nội dung của phương pháp là gì? - Hình thức và các yếu tố quy định phương pháp? - Phân loại phương pháp. - Vai trò của phương pháp trong hoạt động NT và TT.  - Định hướng tìm tòi, lựa chọn phương pháp cũng như xác định phạm vi, khả năng áp dụng phương  pháp một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất…
  14. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC 2.2. Vai trò thế giới quan của triết học duy vật biện chứng * TGQ triết học duy vật biện chứng là cơ sở để giải thích thế giới cho chủ thể hoạt động khoa học * Định hướng đúng đắn cho nhận thức và hoạt động khoa học * Làm tăng sức mạnh của con người trong nhận thức và hoạt động khoa học * Giúp con người khắc phục TGQ duy tâm, bệnh chủ quan, duy ý chí. * Cơ sở để hình thành nhân sinh quan tích cực
  15. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC 2.3. Vai trò phương pháp luận triết học duy vật biện chứng đối với sự phát triển của khoa học - Phương pháp luận biện chứng duy vật định hướng nhận thức và sáng tạo khoa học: * Quan điểm khách quan trong nghiên cứu KH * Quan điểm toàn diện trong nghiên cứu KH * Quan điểm lịch sử- cụ thể trong nghiên cứu KH * Phương pháp luận rút ra từ mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung trong nghiên cứu KH
  16. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC * Phương pháp luận rút ra từ mối liên hệ nhân- quả trong nghiên cứu KH * Phương pháp luận rút ra từ quy luật lượng- chất trong nghiên cứu KH * Phương pháp luận rút ra từ mối liên hệ tất nhiên- ngẫu nhiên trong nghiên cứu KH
  17. Chương 3 MỐI QUAN HỆ GiỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC 2.4. Nhà khoa học không thể thiếu phương pháp luận triết học sáng suốt dẫn đường * Giúp nhà khoa học khắc phục phương pháp tư duy siêu hình, phiến diện, một chiều, bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều, bệnh tả khuynh, hữu khuynh,... trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2