intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 2 - ThS. Vũ Thị Thanh Tình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 2 - ThS. Vũ Thị Thanh Tình

  1. CHƯƠNG II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Giảng viên: ThS. Vũ Thị Thanh Tình Bộ môn TTHCM, Khoa Lý luận chính trị, HVTC Sđt: 0946483579 Mail: tinh.hvtc11@gmail.com
  2. Kết cấu bài giảng: Bài giảng gồm có hai phần: I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
  3. I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc 1. Vấn đề dân tộc thuộc địa a. Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa - Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: C.Mác, Ph.Ănghen, V.I.Lênin đã nêu ra các quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc, mà trong vấn đề dân tộc đã bao hàm vấn đề dân tộc thuộc địa. - Quan điểm của Hồ Chí Minh: + Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc + Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
  4. b. Độc lập dân tộc - nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa *cách tiếp cận: HCM tiếp cận ĐLDT một cách sáng tạo. Tiếp cận ĐLDT từ quyền con người, từ đó khái quát lên thành quyền dân tộc. Người khẳng định: Các dân tộc đều có quyền được sống, được tự do và quyền được sung sướng. * Qđ ĐLDT qua các tp, các thời kỳ - Năm 1919, Bản Yêu sách 8 điểm Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxây. Bản yêu sách bước đầu đã thể hiện rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền dân tộc. - Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với tư tưởng cốt lõi là độc lập dân tộc. - Tháng 5/1941, Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng, trong thư kính cáo đồng bào, Người viết: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”. - Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm: “Tuyên ngôn độc lập”, khẳng định quyền được hưởng TD và ĐL của dân tộc VN, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ nền ĐLDT ấy của dân tộc VN.
  5. * Nội dung của độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh Thứ nhất, độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa Thứ hai, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự, hoàn toàn, gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Thứ ba, độc lập dân tộc phải được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thứ tư, độc lập dân tộc phải đem lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho mọi người dân. Thứ năm, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Thứ sáu, kiên quyết chống lại mọi sự xâm phạm quyền độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc
  6. c. Chủ nghĩa yêu nước chân chính – một động lực lớn của đất nước 2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
  7. II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1. Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc 2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản 3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng cộng sản lãnh đạo 4. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc 5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 6. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực
  8. 1. Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc Phương Tây Phương Đông (Việt Nam) Phân hóa giai cấp Sâu sắc và triệt để Không sâu sắc và triệt để Mâu thuẫn chủ yếu Tư sản với Vô sản Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn tay sai phản động Đối tượng cách mạng Tư sản Chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động Tính chất cách mạng Đấu tranh giai cấp Đấu tranh giải phóng dân tộc
  9. 1. Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc • Tính chất cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc • Nhiệm vụ cách mạng: - Chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc. - Chống phong kiến, đưa lại ruộng đất cho nông dân, dân chủ cho nhân dân lao động. • Mục tiêu: - Đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân; - Giành độc lập dân tộc; - Thiết lập chính quyền của nhân dân.
  10. 2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản 2.1. Cơ sở hình thành 2.2. Nội dung luận điểm 2.3. Ý nghĩa luận điểm
  11. 2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản 2.1. Cơ sở hình thành - Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản - Cơ sở thực tiễn: + Thực tiễn cách mạng Việt Nam + Thực tiễn cách mạng Thế giới
  12. 2.1. Cơ sở hình thành - Cơ sở thực tiễn: + Thực tiễn cách mạng Việt Nam: Từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và biến nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến => xuất hiện các phong trào yêu nước, có hai khuynh hướng tư tưởng chính: + Hệ tư tưởng phong kiến: Phong trào Cần Vương 1883 -1895 của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết; khởi nghĩa nông dân Yên Thế 1883 – 1913 của Hoàng Hoa Thám,.. + Hệ tư tưởng dân chủ tư sản: Phong trào Đông Du 1905 – 1909 của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân 1906 – 1908 của Phan Chu Trinh,…
  13. • Con đường CM (hệ TT) • Lực lượng lãnh đạo cm • Lực lượng tiến hành cm • Phương pháp cm • Xác định và giải quyết các mối quan hệ giữa các cuộc cm
  14. Thực tiễn cách mạng Việt Nam Mặc dù diễn ra rất sôi nổi, nhưng sau cùng các phong trào trên đều thất bại. => Một số nguyên nhân cơ bản: + Hệ tư tưởng lỗi thời, lạc hậu + Chưa có một tổ chức lãnh đạo thống nhất + Chưa phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc + Chưa xác định được phương pháp đấu tranh đúng đắn + Các phong trào trong nước chưa có sự liên kết với nhau => Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc
  15. Cơ sở thực tiễn • Thực tiễn cách mạng Thế giới: - Cách mạng tư sản: + Ưu điểm: CMTS nêu lên và khẳng định các quyền con người cơ bản, như: quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng. + Nhược điểm: CMTS đều là các cuộc cách mạng chưa đến nơi => CMVN không thể đi theo con đường CMTS
  16. - Cách mạng vô sản: Nghiên cứu cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mạng Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam... Cách mệnh An Nam nên nhớ điều này. Muốn cách mạng thành công phải đi theo con đường của Mã Khắc Tư và Lênin”. (Hồ Chí Minh toàn tập, 15 tập, tập 2, tr.280) ⇒ Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”; Hồ Chí Minh đã khẳng định: CMVN phải đi theo con đường CMVS.
  17. 2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản 2.2. Nội dung luận điểm • Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải đi theo con đường của cách mạng vô sản • Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản • Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân • Phương pháp cách mạng: bạo lực cách mạng • Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2