intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - ThS. Vũ Thị Thanh Tình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - ThS. Vũ Thị Thanh Tình

  1. CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Vũ Thị Thanh Tình Bộ môn TTHCM, Khoa Lý luận chính trị, HVTC Sđt: 0946483579 Mail: tinh.hvtc11@gmail.com
  2. Kết cấu bài giảng Bài giảng gồm có ba phần: I . Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam II. Con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam III. Kết luận
  3. B. NỘI DUNG I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Quan điểm của CNMLN: + Xuất phát từ học thuyết HTKT – XH + Sứ mệnh lịch sử của GCCN ➢ CNXH tất yếu thay thế CNTB. - Quan điểm Hồ Chí Minh: từ quan điểm của CNMLN và thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định: + Đi lên CNXH là bước phát triển tất yếu của CMVN + Cuối những năm 50 của TK XX: quan điểm về CNXH được Hồ Chí Minh làm rõ và được cụ thể hóa bằng một nội dung mới: thời kỳ quá độ.
  4. 2. Quan niệm Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ❖ Khái niệm Chủ nghĩa xã hội • Quan điểm CNMLN: CNXH là một chế độ xã hội không còn áp bức, bóc lột, trong đó sự phát triển tự do của mọi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. • Quan điểm của Hồ Chí Minh: Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc.
  5. 2. Quan niệm Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội - Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH trước hết là từ yêu cầu tất yếu của công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam - Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức. CNXH là giai đoạn phát triển mới của đạo đức. - Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện văn hóa: từ truyền thống lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam. Như vậy, quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội với các nhân tố nhân văn, đạo đức, văn hoá.
  6. 2. Quan niệm Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.2. Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ - Là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật. - Là chế độ xã hội không còn người bóc lột người - Là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức - CNXH là 1 xã hội công bằng, hợp lý - CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy Tóm lại: Quan niệm của Hồ Chí Minh là một quan niệm khoa học, hệ thống, dựa trên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời bổ sung thêm một số đặc trưng khác phản ánh truyền thống, đặc điểm Việt Nam.
  7. Chủ nghĩa xã hội CNXH ở Việt Nam Chủ nghĩa cộng sản 1 TLSX thuộc về toàn XH CĐCT do nhân dân làm chủ Không còn sự lệ thuộc vào phân công lao động 2 Phân phối theo lao động CĐXH có nền KT phát triển cao, Không có sự khác biệt giữa lao gắn với KHKT động trí óc và lao động chân tay 3 Không còn tình trạng bóc lột, CĐXH không còn người bóc lột Lao động trở thành nhu cầu nhưng vẫn tồn tại bất bình đẳng người về của cải vật chất. 4 Nhà nước chưa tiêu vong Xã hội phát triển cao về văn hóa, Con người được phát triển toàn đạo đức diện 5 Xã hội công bằng, hợp lý LLSX phát triển mạnh mẽ 6 CNXH là công trình tập thể của Của cải xã hội tràn đầy nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy 7 Làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu
  8. 3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 3.1. Mục tiêu - Mục tiêu tổng quát: “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”, nâng cao đời sống cho nhân dân là mục tiêu cao nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với Hồ Chí Minh, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của Người là một. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân, làm cho dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc và ai cũng được học hành.
  9. 3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 3.1. Mục tiêu - Những mục tiêu cụ thể: + Về chính trị: xây dựng chế độ chính trị do nhân dân làm chủ. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. + Về kinh tế: Xây dựng và phát triển nền kinh tế toàn diện với công - nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện. • Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành trong đó chủ yếu nhất là công, nông và thương nghiệp. • Thực hiện việc kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề được Hồ Chí Minh quan tâm trong việc xây dựng và phát triển kinh tế.
  10. 3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 3.1. Mục tiêu + Về văn hóa - xã hội: Văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội gắn liền với văn hoá và là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội: • Xóa nạn mù chữ • Phát triển giáo dục để nâng cao trình dộ dân trí cho nhân dân, • Phát triển văn hóa nghệ thuật • Thực hiện nếp sống mới Đào tạo con người là nhiệm vụ được Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu bởi lẽ mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng chính là con người.
  11. 3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 3.2. Động lực Thứ nhất, những động lực bên trong (nội lực). Những động lực đó biểu hiện ở các phương diện: - Hồ Chí Minh khẳng định, động lực quan trọng nhất và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – trí thức. - Hiệu lực của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong sạch, liêm khiết của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ương đến địa phương. - Động lực kinh tế: lợi ích chính đáng của người lao động - Động lực tinh thần: văn hóa, khoa học, giáo dục
  12. 3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 3.2. Động lực Thứ hai, động lực bên ngoài (ngoại lực): - Phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, - Phải sử dụng tốt nhất những thành tựu khoa học, kỹ thuật thế giới. ➢ Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định nội lực là yếu tố quyết định nhất. ➢ Đặc biệt, Hồ Chí Minh còn lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội như là chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí, quan liêu, chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật… mà Người gọi đó là “giặc nội xâm”.
  13. II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.1. Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ - Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: có 2 con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội: + Con đường thứ nhất: là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao. + Con đường thứ hai: là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển thấp hoặc những nước có nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng có thể đi lên chủ nghĩa xã hội được trong điều kiện cụ thể nào đó, nhất là trong điều kiện Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ.
  14. II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.1. Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ - Quan điểm của Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh đã chỉ ra 2 phương thức quá độ + Qúa độ trực tiếp: từ CNTB phát triển lên CNXH + Qúa độ gián tiếp: từ nghèo nàn, lạc hậu, tiền TBCN, qua DCND đi lên CNXH. - Loại hình quá độ lên CNXH ở Việt Nam: Hồ Chí Minh khẳng định con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam là quá độ gián tiếp. Việt Nam trải qua TKQĐ từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, sau khi giành được độc lập đi lên CNXH. - Thực chất TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam: là quá trình cải tiến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến; quá trình cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân là một cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, nội dung, hình thức mới.
  15. II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.1. Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ - Mâu thuẫn cơ bản nhất của TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế xã hội quá thấp kém của nước ta. - Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là nước ta trải qua thời kỳ quá độ từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập ta đi lên chủ nghĩa xã hội, không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN. Hồ Chí Minh nhấn mạnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp.
  16. II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.2. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ❑ Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn: - Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội. - Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, chủ chốt và lâu dài.
  17. II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.2. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ❖ Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có tính chất phức tạp và khó khăn. Điều này được Hồ Chí Minh lý giải như sau: - Đây thực sự là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội. Nó đặt ra và đòi hỏi giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau. - Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chưa có tiền lệ. - Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta luôn bị các thế lực thù địch bao vây, chống phá.
  18. II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ - Trong lĩnh vực chính trị: + Phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, + Củng cố và tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, đồng thời + Phát huy tính tích cực của các tổ chức đoàn thể để nâng cao sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, nòng cốt là liên minh công – nông – trí do Đảng lãnh đạo. - Trong lĩnh vực kinh tế: Hồ Chí Minh đề cập đến trên các mặt như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động, trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. CNH là nội dung tất yếu của TKQĐ lên CNXH.
  19. II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ Trong cơ cấu kinh tế: + Cơ cấu ngành kinh tế: Hồ Chí Minh coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, củng cố thương nghiệp để làm cầu nối tốt nhất cho các ngành sản xuất xã hội. + Cơ cấu vùng kinh tế, lãnh thổ: Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế, tạo điều kiện để các vùng núi, hải đảo… khai thác hết tiềm năng vốn có của mình. + Cơ cấu TPKT: Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển nền KT nhiều thành phần trong suốt TKQĐ lên CNXH:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2