intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vi sinh vật học đại cương (Microbiologie): Chương 1 - PGS. TS. Nguyễn Bá Hiên

Chia sẻ: 4584125 4584125 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

409
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1 cung cấp cho người học những kiến thức về hình thái, cấu tạo của các nhóm vi sinh vật. Các nội dung chính trong chương này gồm có: Hình thái cấu tạo của vi khuẩn, cấu tạo tế bào vi khuẩn,...và các nội dung liên quan khác. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vi sinh vật học đại cương (Microbiologie): Chương 1 - PGS. TS. Nguyễn Bá Hiên

  1. Chương I HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT
  2. Lời cảm ơn Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Nguyễn Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài giảng này!
  3. •I.Hình thái Cấu tạo của vi khuẩn •1. Khái niệm • - Vi khuẩn (Bacteria) là những vi sinh vật mà cơ thể chỉ gồm 1 tế bào • - Không có màng nhân (prokaryote) • - Thường có kích thước dài từ 1 - 10m, rộng 0,2 - 1,5 m. • Vi khuẩn có hình thái riêng, đặc tính sinh học riêng, đa số sống hoại sinh trong tự nhiên, một số có khả năng tiết kháng sinh, một số có khả năng gây bệnh cho người và động vật. • - Có thể nuôi cấy vi khuẩn trong các môi trường nhân tạo • - Quan sát được hình thái của chúng dưới kính hiển vi quang học thông thường.
  4. •2. Hình thái cơ bản của vi khuẩn • Vi khuẩn có hình thái nhất định, hình thái này do màng vi khuẩn quyết định. • Nhìn bề ngoài, người ta chia vi khuẩn làm 5 loại hình chính: + Cầu khuẩn + Trực khuẩn + Cầu trực khuẩn + Xoắn khuẩn + Phảy khuẩn.
  5. Cầu khuẩn (coccus) • Cầu khuẩn là loại vi khuẩn phần lớn có hình cầu nhưng có thể có hình bầu dục, hình ngọn nến như: + Lậu cầu Neisseria gonorrhoeae hình bầu dục + Phế cầu Diplococcus pneumoniae hình ngọn nến • Đường kính của vi khuẩn thay đổi trong khoảng 0,5 - 1m. • Tuỳ theo lối phân chia, tuỳ vị trí của mặt phẳng phân cắt và đặc tính rời nhau hoặc dính lại với nhau sau khi phân chia mà cầu khuẩn lại chia thành các giống sau:
  6. Vi cầu khuẩn (Micrococcus): Cầu khuẩn thường đứng riêng rẽ từng tế bào một Thường sống hoại sinh trong đất, nước và không khí. Trong mô ,cơ quan của cá tươi như: + Micrococcus cereus + Micrococcus agilis + Micrococcus flavus…
  7. • Song cầu khuẩn (Diplococcus): - Khi phân chia, cầu khuẩn phân cắt theo một mặt phẳng xác định rồi dính với nhau thành từng đôi một - Đa số song cầu sống hoại sinh trong tự nhiên - Một số ít loài gây bệnh như: + Lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeiae + Phế cầu khuẩn Diplococcus pneumonia + Não cầu khuẩn Neisseria meningitidis...
  8. Song cầu khuẩn (Diplococcus) (KHV điện tử )
  9. Liên cầu khuẩn (Streptococcus): - Cầu khuẩn phân cắt theo một mặt phẳng xác định rồi dính liền với nhau thành chuỗi dài - Chiều dài của chuỗi tuỳ thuộc vào môi trường nuôi cấy - Một số loài có khả năng gây bệnh cho người , động vật. Những loài đáng chú ý như: + Liên cầu gây mủ Streptococcus pyogenes + Liên cầu gây bệnh viêm hạch truyền nhiễm ở ngựa Streptococcus equi... + Liên cầu nhóm A thường gặp gây bệnh ở người như: . Nhiễm khuẩn ngoài da: eczema, vết thương , viêm họng. . Nhiễm khuẩn khu trú thứ phát: viêm van tim, nhiễm khuẩn huyết...
  10. Streptococcus equi
  11. Tứ cầu khuẩn (Tetracoccus) - Cầu khuẩn phân chia theo 2 mặt phẳng trực giao, 4 tế bào dính với nhau thành 1 nhóm - Tứ cầu khuẩn thường sống hoại sinh - Có 1 số loài có khả năng gây bệnh cho động vật như: Tetracoccus homari Bát cầu khuẩn (Sarcina) - Cầu khuẩn phân chia theo 3 mặt phẳng trực giao, 8 – 16 tế bào dính với nhau thành nhóm - Trong không khí thường gặp: Sarcina lutea, Sarcina aurantiaca - Trong mô, cơ quan của cá thường gặp: - Sarcina alba - Sarcina flava…
  12. • Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus): • - Cầu khuẩn phân cắt theo những mặt phẳng bất kỳ rồi dính lại với nhau thành từng đám giống như hình chùm nho. • - Đa số tụ cầu sống hoại sinh • - Một số sống ký sinh trên da, niêm mạc miệng , mũi của người • - Một số có khả năng gây bệnh cho người, động vật như: • + Staphylococcus aureus.
  13. Staphylococcus aureus
  14. Staphylococcus aureus ( Phân lập từ vú bò bị viêm)
  15. Streptococcus suis
  16. Streptococcus pyogenes
  17. • .2. Trực khuẩn (Bacteria) - Trực khuẩn là tên chung để chỉ những vi khuẩn có hình que, hình gậy. - Kích thước vào khoảng 0,5 - 1 x 1 – 5 m. - Trực khuẩn thường chia làm 2 loại: + Trực khuẩn sinh nha bào + Trực khuẩn không sinh nha bào
  18. B.anthracis (KHV điên tử)
  19. B.anthracis
  20. • Trực khuẩn sinh nha bào: • Thường gặp ở 2 giống: Bacillus và Clostridium + Bacillus: - Là trực khuẩn gram dương (+), sống hiếu khí - Sinh nha bào nhưng chiều ngang của nha bào nhỏ hơn chiều ngang của vi khuẩn nên khi vi khuẩn mang nha bào sẽ không bị biến dạng. Ví dụ: .Trực khuẩn nhiệt thán (Bacillus anthracis) . Trực khuẩn cỏ khô (Bacillus subtilis). • + Clostridium: • - Là những trực khuẩn gram (+), sống yếm khí • - Sinh nha bào nhưng chiều ngang nha bào lớn hơn thân vi khuẩn nên khi vi khuẩn mang nha bào sẽ bị biến đổi hình dạng. • Ví dụ: • . Trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) • . Trực khuẩn gây độc thịt (Clostridium botulinum)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2