intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI KIỂM TRA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

Chia sẻ: Ba Xoáy | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

75
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Toàn cầu hóa kinh tế với đỉnh cao là gia nhập WTO đã mang lại những cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước cần có những biện pháp quản lý tích cực để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng, có như vậy chúng ta mới đứng vững trước sức ép của các Ngân hàng nước ngoài đang ồ ạt vào Việt Nam....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI KIỂM TRA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

  1. BÀI KIỂM TRA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Đề bài: Theo anh/chị, Nhà nước cần có giải pháp gì để tăng kh ả năng c ạnh tranh của hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay? Bài làm Toàn cầu hóa kinh tế với đỉnh cao là gia nhập WTO đã mang l ại những cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước cần có những biện pháp quản lý tích cực để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng, có như vậy chúng ta mới đứng vững trước s ức ép của các Ngân hàng nước ngoài đang ồ ạt vào Việt Nam. Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm của Việt Nam trong quá trình đàm phán diễn ra rất gay go và quyết liệt nhưng cuối cùng cũng đi đến thành công trên khía cạnh phù hợp với chủ trương của chính phủ và các cam kết của WTO. Theo cam kết gia nhập WTO, các tổ chức tài chính tín d ụng nước ngoài được tham gia ngày một mở rộng và sâu hơn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Về cơ bản, Việt Nam cam kết sẽ giành đ ối x ử qu ốc gia cho các ngân hàng nước ngoài. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài s ẽ thâm nhập vào Việt Nam dưới hai hình thức hiện diện th ương mại chính: Một là thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Hai là, các nhà đ ầu nước ngoài sẽ mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo tỉ lệ cho phép. Về mặt trực tiếp, việc này sẽ tạo thêm cơ hội cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng trong nước tiếp cận th ị trường tài chính quốc tế đã phát triển ở mức cao hơn. Ðây là cơ hội để học tập và nâng -1-
  2. cao trình độ quản trị và cung cấp dịch vụ, phát triển các loại hình và k ỹ năng kinh doanh mới mà các ngân hàng trong nước chưa có hoặc có ít kinh nghiệm, như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tín dụng th ương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới ti ền t ệ, quản lý rủi ro, v.v. Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài được đầu tư mua cổ phần của các ngân hàng trong nước. Do đó, đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng trong nước tăng vốn, ti ếp th ụ kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại về quản lý và hoạt động ngân hàng, vì các ngân hàng nước ngoài được lựa chọn làm đối tác chiến lược đều là các ngân hàng lớn có danh tiếng. Xét ở góc độ gián tiếp, việc gia nhập WTO đã tạo cơ hội và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tích cực cạnh tranh thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp này (cả trong nước và nước ngoài) sẽ trở thành các khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ. Vì vậy, ngân hàng và các tổ chức tài chính tín d ụng s ẽ có điều kiện phát triển tốt khi khách hàng - những người sử dụng dịch vụ của họ làm ăn tốt và phát triển. Tuy nhiên, mở cửa thị trường tài chính ngân hàng cũng đ ặt ra nhi ều thách thức về cạnh tranh, khi hệ thống ngân hàng trong nước vốn còn quá nhỏ bé so với các ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam đã khá nhiều, hơn 30 ngân hàng. Tuy nhiên, quy mô về vốn và hoạt động vẫn còn nhỏ bé, do đó hạn chế khả năng mở rộng mạng lưới trong nước và quốc tế, đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại để đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng như mở rộng đối tượng khách hàng.
  3. Theo dự đoán của VAFI - Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính Vi ệt Nam, quy mô trung bình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 5 năm tới chỉ vào khoảng 100 triệu USD/ ngân hàng, đây là khoảng cách rất xa so với mức trung bình 1-2 tỷ USD/ngân hàng ở các nước trong khu vực. Các ngân hàng trong nước vẫn chỉ tập trung vào các d ịch vụ huy động và cho vay truyền thống, chất lượng dịch vụ chưa cao. Trong khi đó, trước sự tham gia thị trường ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng, các ngân hàng trong nước sẽ đối mặt với nguy cơ mất dần lợi th ế về dịch v ụ ngân hàng bán lẻ với mạng lưới các kênh phân phối và cơ s ở khách hàng đã có sẵn. Theo HSBC, doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm 1/3 tổng doanh thu của ngân hàng này, khách hàng là các công ty Việt Nam cách đây 3 năm chỉ chiếm 3%, nay đã chiếm 50% trên tổng số khách hàng của HSBC, dự đoán 3 năm nữa sẽ tăng lên 70%. Ngoài ra, mở cửa thị trường tài chính ngân hàng không ch ỉ buộc các ngân hàng trong nước cạnh tranh thị trường với các ngân hàng nước ngoài mà còn phải cạnh tranh thị trường với các định chế tài chính phi ngân hàng. Nhiều quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính nước ngoài đang nghiên cứu thị trường Việt Nam, một thị trường được đánh giá là rất nhiều tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng nhanh trong khi mức độ và trình độ cung cấp dịch vụ tài chính còn ở giai đoạn phát triển ban đầu. Các tổ chức này sẽ cạnh tranh thị trường mạnh với ngân hàng về các hoạt động huy động vốn cũng như đầu tư. Thêm vào đó, với việc mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng trong nước phải đối mặt với nhiều rủi ro thị trường. Chẳng hạn rủi ro v ề giá, tỷ giá và lãi suất và các rủi ro hệ thống, bắt nguồn từ sự lan truy ền của các cuộc khủng hoảng, các cú sốc kinh tế tài chính khu vực và trên -3-
  4. thế giới. Rủi ro cũng có thể đến từ các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng do làm ăn thua lỗ, thất bại trong cạnh tranh. Khi có b ất c ứ m ột biến động tài chính nào thì những ngân hàng quy mô nhỏ dễ bị tổn th ương hơn cả. Cùng với nỗ lực tự thân của các ngân hàng thương mại trong n ước, các giải pháp từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là rất cần thiết cho các ngân hàng trong nước có thể hòa vào tiến trình tự do hóa dịch vụ ngân hàng. Trong thời hạn thực hiện điều chỉnh để hội nhập đầy đ ủ, c ần sớm có những bước đi, giải pháp thiết thực nhằm hạn chế những bất cập, tranh thủ triệt để những cơ hội, đồng thời phát huy t ối đa nh ững l ợi thế sẵn có để có thể hội nhập và phát triển bền vững. Trong đó, c ần th ực hiện các giải pháp chung nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng, cụ thể: - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho mọi tổ chức dịch v ụ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng và những nghiệp vụ tài chính khác, gây sức ép đổi mới và tăng hi ệu quả lên các NHTM Việt Nam như giảm chi phí, nâng cao ch ất lượng d ịch vụ, có khả năng tự bảo vệ trước cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập. Tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực sự kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, tách bạch kinh doanh và chính sách. - Hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối; cải cách hệ thống kế toán ngân hàng phù hợp chuẩn mực kế toán quốc tế; hoàn thi ện các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt; quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới (quản lý tài sản tài chính, qu ản lý danh m ục đầu tư, các dịch vụ ủy thác, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán
  5. và bù trừ tài sản tài chính, cung cấp và xử lý thông tin tài chính, t ư v ấn v ề đầu tư và danh mục đầu tư, về mua lại và tái cơ cấu DN...). - Mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xóa bỏ dần các gi ới h ạn về số lượng đơn vị, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỉ lệ góp vốn của bên nước ngoài hoặc tổng giao dịch nghiệp vụ ngân hàng, mức huy động vốn VND, các loại hình dịch vụ, bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết song phương và đa phương. - Chủ động và tích cực chuẩn bị điều kiện tham gia th ị trường tài chính quốc tế thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phi ếu ngân hàng và các loại giấy tờ có giá khác. - Hỗ trợ và khuyến khích các trung gian tài chính phi ngân hàng nâng cao trình độ quản lý, cải tiến công nghệ và phát triển dịch vụ phù h ợp v ới chức năng đặc thù và xu hướng chung trên thị trường tài chính quốc tế. - Củng cố và phát triển các hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hi ệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và th ực ti ễn Việt Nam, tiến tới tạo lập môi trường bình đẳng về quyền kinh doanh cho các định chế tài chính - ngân hàng trong nước và nước ngoài. - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi tự do VND, thực hiện thanh toán bằng VND trên lãnh thổ Việt Nam, tạo lập môi trường kinh doanh ti ền t ệ và cung ứng dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường. - Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ th ống giao dịch điện tử và giám sát từ xa. - Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các khối liên kết kinh tế -5-
  6. khu vực và quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng phát triển hiện nay. - Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác hội nh ập qu ốc t ế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký k ết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới. Cùng với các giải pháp chung, cần thực thi các giải pháp cụ thể trực tiếp thúc đẩy khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng: - Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, ch ức năng của h ệ thống NHNN nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô của NHNN, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách ti ền t ệ qu ốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các công cụ gián tiếp; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất theo c ơ ch ế th ị trường; xác định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ; nâng cao tính công khai, minh bạch trong đi ều hành chính sách tiền tệ. - Yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay của ngành ngân hàng trước h ết là việc giải quyết bài toán nâng cao năng lực tài chính và ch ất lượng d ịch v ụ để tiếp cận theo các tiêu chuẩn quốc tế. Những giải pháp cụ thể có tính khả thi như bổ sung thêm vốn nhằm nâng cao hệ số an toàn vốn tự có c ủa các ngân hàng thương mại nhà nước theo tiêu chuẩn Basel, đồng thời thu hẹp khoảng cách về năng lực tài chính, công nghệ của ngân hàng th ương mại Việt Nam với ngân hàng thương mại khu vực. Cơ cấu lại h ệ th ống ngân hàng, giảm dần bảo hộ các NHTM trong nước, đặc biệt về hoạt động tín dụng và cơ chế tái cấp vốn. Xử lý xong về căn b ản n ợ đ ọng của các NHTM nhà nước; tạo điều kiện để các ngân hàng phát hành trái phi ếu
  7. dài hạn nhằm thúc đẩy thị trường vốn phát triển. Phát triển nguồn nhân lực; hiện đại hóa công nghệ; nâng cao hiệu lực quản lý và tăng c ường năng lực quản trị rủi ro; mở rộng và đa dạng hóa dịch v ụ ngân hàng. Đ ẩy nhanh, mạnh hơn nữa quá trình cổ phần hoá các NHTMNN nh ằm giảm dần bao cấp đối với các NHTMNN, áp dụng đầy đủ hơn các thi ết ch ế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. - Phát triển một số ngân hàng thương mại quốc doanh theo mô hình tập đoàn kinh tế đa năng ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, môi giới và kinh doanh chứng khoán, quản lý tài sản... trên cơ sở lựa chọn m ột s ố ngân hàng thương mại có quy mô lớn, đầu tư công ngh ệ hiện đại, đ ặc bi ệt các ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống về quy mô (chiếm 70 - 75% thị phần) và thế mạnh mạng lưới rộng khắp, mối quan hệ khách hàng truyền thống mật thiết, đặc biệt có uy tín cao. Tóm lại, gia nhập WTO là một bước đi cần thiết và tất yếu đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Lộ trình mở cửa thị trường tài chính-ngân hàng cần được tiến hành trên cơ sở xem xét những h ạn ch ế và l ợi th ế c ơ bản của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời ph ải tuân thủ nguyên tắc của các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết. Do vậy, chúng ta cần nhận dạng đúng, đầy đ ủ nh ững khó khăn, thách thức và gấp rút khắc phục, tạo những tiền đề thuận lợi cho hệ thống ngân hàng Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững sau khi gia nhập WTO -7-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0