Bài tập nhóm:Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến chiến lược kinh doanh của Khách sạn Quê hương LIBERTY 4
lượt xem 36
download
Đây là chuỗi khách sạn, nhà hàng đạt chuẩn 3 sao quốc tế nơi cung cấp những tiện nghi và những dịch vụ tận tình, chu đáo, khác biệt. Tất cả đều tọa lạc tại trung tâm quận 1, nơi mà quý khách có thể đi bộ đến những điểm du lịch hấp dẫn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập nhóm:Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến chiến lược kinh doanh của Khách sạn Quê hương LIBERTY 4
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH LƯU TRÚ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN QUÊ HƯƠNG LIBERTY 4 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường NTH: Nhóm EMC Lớp: 37H11K3.1 Tháng 02 - 2012
- Quản trị kinh doanh lưu trú Bài tập nhóm BÀI TẬP NHÓM Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến chiến lược kinh doanh của Khách sạn Quê hương LIBERTY 4 I. Giới thiệu Khách sạn Quê hương Liberty 4 Khách sạn Quê hương Liberty 4 nằm trong chuỗi Khách sạn Quê hương Liberty (Công ty Cổ phần Quê hương Liberty) trực thuộc Saigontourist. Đây là chuỗi khách sạn, nhà hàng đạt chuẩn 3 sao quốc tế nơi cung cấp những tiện nghi và những dịch vụ tận tình, chu đáo, khác biệt. Tất cả đều tọa lạc tại trung tâm quận 1, nơi mà quý khách có thể đi bộ đến những điểm du lịch hấp dẫn như: chợ Bến Thành, đường Đồng Khởi, công viên 23/9, khu vực kinh doanh sầm uất và chỉ cần 20 phút để đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng quý khách sẽ cảm nhận chuỗi Khách sạn Quê Hương - Liberty xứng đáng là điểm dừng chân, là nơi để thiết đãi bạn bè với những tiện nghi hiện đại, dịch vụ tuyệt vời và giá cả hấp dẫn. Khách sạn Quê hương Liberty 4 có: 89 phòng, 1 nhà hàng, 2 phòng ăn riêng, 1 bar, 2 Phòng họp và Hội nghị. Khách sạn tọa lại tại Quận 1, mất khoảng 10 phút đi bộ đến chợ Bến Thành và các khu vực khác, thuận tiện cho khách thương nhân và du lịch. Nhà hàng chuyên phục vụ buffet sang, trưa và tối (cuối tuần). 89 phòng được thiết kế rộng rãi và tiện nghi. Phòng họp trang trí đầy đủ, tiện nghi theo yêu cầu dành cho cá cuộc họp, hội nghị. II. Phân tích môi trường bên ngoài a. Các yếu tố kinh tế Các yếu tố chung của nền kinh tế - Việt Nam được xem là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng khả năng kiềm chế lạm phát tương đối tốt. Hơn nữa, mục tiêu năm 2012 của Việt Nam là tăng trưởng 6-6,5% và kiếm chế lạm phát, kéo CPI từ 18% xuống dưới 10%. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế như Accor, InterContinental, Marrit… đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, năm 2012, TP.HCM phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GDP) tăng từ 10% trở nên, cao hơn 1,5 lần so với của cả nước và GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.600 USD/người. Nhóm EMC Trang 1
- Quản trị kinh doanh lưu trú Bài tập nhóm - Nhà cung cấp về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho khách sạn ngày càng đa dạng và phong phú. - Tuy nhiên, việc không thể kiềm chế lạm phát bắng các biện pháp hành chính đơn thuần, bình ổn giá một số mặt hàng, tăng giá một số mặt hàng thiết yếu sẽ đặt Nhà nước trước thách thức chọn lựa hướng đi đúng để Việt Nam đạt các mục tiêu kinh tế đã đề ra. - Thu nhập bình quân đầu người tăng cao, nhất là đối với Thành phố Hồ Chí Minh thì thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả nước. Do đó, đời sống được nâng cao, nhu cầu đi du lịch nghỉ ngơi cũng được ngày càng nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư trên phạm vi toàn cầu đều sụt giảm. Giá cả các mặt hàng có xu hướng tăng, giá vé máy bay đang tăng lên mức 5 triệu đồng một lượt. Điều này lại là một lo ngại của du khách. Doanh thu - Tổng doanh thu toàn ngành du lịch TP HCM luôn tăng trong những năm gần đây. Năm 2010 đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 18% so với 2009. Trong đó cơ cấu doanh thu dịch vụ lưu trú luôn ở mức cao (khoảng 68 - 70%) nên đây sẽ là cơ hội phát triển cho loại hình khách sạn tại TP HCM, nhất là những khách sạn khu vực trung tâm Quận 1 Giá phòng - Theo báo cáo khảo sát về ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam của Grant Thornton VN, ngày 8/6/2011 thì năm 2010, giá phòng bình quân trên mỗi khách sạn có xu hướng tăng, giá phòng khách sạn 4 sao tăng đáng kể - tăng 8,5%; khách sạn 5 sao tăng 0,8% và giá của khách sạn 3 sao tăng 4,7%. - Giá phòng cũng có sự thay đổi rõ rệt trên các thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đứng đầu cả nước về giá phòng năm 2010, tuy đã giảm 11,9%. Vào mùa cao điểm và thấp điểm, giá phòng đều tăng. Điều này cũng ảnh hưởng đến giá phòng của khách sạn. Nhu cầu du lịch của du khách quốc tế và nội địa Trong những năm gần đây, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng gia tăng đáng kể khiến nhu cầu về du lịch và lưu trú tăng cao. - Năm 2010 có đến hơn 5 triệu lượt khách quốc tế đến VN, tăng 34.8% so với năm 2009). Trong đó, tỉ lệ lượt khách quốc tế đến TP HCM luôn chiếm hơn 60% tổng lượt khách đến VN. Lượng khách du lịch từ Nga được biết đến như nhóm khách có mức chi tiêu cao nhất, quý 2/2011 tăng mạnh 40% so với quý 2/2010. Khách quốc tế đến Nhóm EMC Trang 2
- Quản trị kinh doanh lưu trú Bài tập nhóm Việt Nam tháng 1 tăng 24% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, khách quốc tế đến Việt Nam vì mục đích du lịch, nghỉ dưỡng chiếm 365.000 lượt, tăng 21,6%; khách đến vì công việc chiếm 110.000 lượt, tăng 61,9% (là phân khúc tiềm năng cho thị trường khách sạn TP HCM); khách thăm thân chiếm 120.000 lượt, tăng 15,3%. - Trung Quốc vẫn là thị trường khách có mức tăng cao nhất – tăng 93,4%. Tiếp đó là Hàn Quốc đạt 60.000 lượt người, tăng 17%; Cam-pu-chia đạt 42.000 lượt người, tăng 95% ; Hoa Kỳ tăng 26,8%, Nhật tăng 26,6%; Đài Loan tăng 65,3%, Pháp tăng 33,3%. Qua đó, có thể thấy lượng khách chủ yếu đến Việt Nam vẫn từ Châu Á (mà chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cam-pu-chia) và Châu Âu. - Tuy nhiên, du khách Việt cũng chiếm một số lượng lớn trong tổng khách du lịch, chiếm 28,5% năm 2010 và con số này tiếp tục tăng ở năm 2011, dự đoán năm 2012, khách nội địa cũng là một thị trường khách đầy tiềm năng. b. Các yếu tố công nghệ và kỹ thuật Các tiến bộ khoa học, kỹ thuật - Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu qua và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch. - Ngày nay, khi công nghệ ngày càng tiên tiến thì việc đặt phòng qua Internet càng phổ biến, nhất là đối với các nước phát triển. Nhưng đối với các khách sạn ở Việt Nam, tỷ lệ đặt phòng qua Internet năm 2010 chỉ chiếm 10,1% - là hình thức đặt phòng ít phổ biến nhất. Hơn nữa, việc sử dụng Internet như là một công cụ quảng cáo hiệu quả chưa được chú trọng. Điều này cho thấy sự yếu kém trong việc ứng dụng Internet vào kinh doanh Khách sạn Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch - Xu hướng chung hiện nay của các doanh nghiệp lưu trú là mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Các khách sạn nâng Nhóm EMC Trang 3
- Quản trị kinh doanh lưu trú Bài tập nhóm cấp từ 3 sao lên 4, 5 sao theo chuẩn quốc tế, đặt biệt là đầu tư cho các phòng họp, hội nghị và các dịch vụ đi kèm, nhà hàng, quầy bar. Các chương trình quốc gia - Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2020, Chính phủ đã đưa ra giải pháp về phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Trong đó chú trọng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông, cấp thoát nước, y ế, bảo tàng, nhà hát, tiện nghi phục vụ du lịch… - Nhà nước cũng có những chính sách hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế, ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các đô thị du lịch. - Năm 2012, TP HCM ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cho vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các bến bãi dành cho xe buýt theo quy hoạch, triển khai đầu tư đén dừng đón dành cho taxi, bến xe khách liên tỉnh. Điều này sẽ tạo điều kiển cho kinh tế cũng như du lịch phát triển. Là cơ hội cho các cơ sở lưu trú. - Sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà nước cho du lịch cũng như của TP HCM trong năm 2012 là một cơ hội để thu hút khách đến với chuỗi Khách sạn Quê hương nói chung và Khách sạn Quê hương Liberty 4 nói riêng. Hơn nữa, Khách sạn Quê hương Liberty 4 lại có kế hoạch cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất giai đoạn 2010-2015. Thành phố cũng có kế hoạch Xúc tiến Quảng bá cho Du lịch. c. Các yếu tố văn hóa, xã hội và điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên - Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C. Khí hậu thành phố dễ chịu, nắng không quá nóng và mưa không kéo dài nên mùa nào cũng có thể là mùa du lịch. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nhất là ngành du lịch. - Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim Nhóm EMC Trang 4
- Quản trị kinh doanh lưu trú Bài tập nhóm bay. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. - Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế rất thuận lợi có nguồn nguyên liệu đa dạng dồi dào cho việc chế biến ẩm thực trong việc kinh doanh du lịch, nhà hàng khách sạn. - Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng ở các vùng duyên hải, vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những dị thường của khí hậu tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác định là 1 trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu bởi mực nước biển dâng. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng. - Quỹ đất để xây dựng khách sạn ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khan hiếm, nhất là đối với quỹ đất ở Quận 1 và các Quận trung tâm Thành phố. Các yếu tố văn hóa, xã hội - Người dân thành phố thân thiện và phóng khoáng, luôn mong đợi tiếp đón du khách từ khắp nơi trên thế giới. - Ẩm thực Việt Nam nói chung và các món ăn đặc sản Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những yếu tố thu hút du khách. Nhất là ẩm thực vỉa hè ở Sài thành. - Du khách hiện nay khá đa dạng về nhu cầu. Giá cả không còn là sự quan tâm hàng đầu. Thể hiện qua sự gia tăng của khách MICE - dòng khách thương nhân, có mức chi tiêu cao góp phần tăng doanh thu du lịch cho điểm đến. Đồng thời, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ, hướng đến những sản phầm “tinh tế”. Khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch trong nước hiện nay cũng quan tâm nhiều đến giá trị và chất lượng dịch vụ, dịch vụ đi kèm, có nhu cầu đi nghỉ dưỡng nhiều hơn. Bên cạnh đó, khách tầm trung cũng có sự gia tăng đáng kể. Đặc biệt, khách du lịch ngày nay tiếp cận với thông tin dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nguồn nhân lực - Theo kết quả điều tra dân só ngày 1/4/2009, TP Hồ Chí Mnh có dân số đông (7.123.340 người) là điều kiện cần thiết cho việc phát triển nguồn nhân lực trong du Nhóm EMC Trang 5
- Quản trị kinh doanh lưu trú Bài tập nhóm lịch. Số lượng nhân viên bình quân tại mỗi khách sạn ở miền Nam chiếm tỉ lệ cao nhất, với 224 nhân viên trên 1 khách sạn, mức độ tăng trưởng trung bình của số lượng nhân viên tăng vào khoảng 6% - 10% (thống kê của Grant Thornton năm 2010) - Tuy nhiên, trong số hơn 1 triệu lao động đang làm việc trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch cả nước, chỉ có 30% nhân lực được đào tạo bài bản, trong khi nhu cầu lao động cho ngành sẽ tăng lên khoảng 1,5 - 2 triệu lao động vào năm 2015. - Trình độ lao động trong ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng vẫn còn khá yếu. Xét từng lĩnh vực chuyên môn, tỉ lệ LĐ sử dụng thành thạo từ hai ngoại ngữ trở lên chỉ có 28%, đa phần chỉ sử dụng được một ngoại ngữ. d. Các yếu tố quốc tế - Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ- Châu Á, Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn. Việt Nam đang trở quốc gia, điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong đó Việt Nam được hình tượng như “ngôi sao” đang lên. Nhờ đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. - Hội nhập làm nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, ngoài việc hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), thì du khách còn chú trọng đến giá trị sáng tạo và công nghệ cao hay quan tâm đến tính hiện đại, tiện nghi của các khách sạn. Hơn nữa, nhóm khách sạn 4 sao và 5 sao có sự gia tăng về công suất sử dụng phòng lần lượt là 5,3% và 5,0%, tuy nhiên công suất khách sạn 3 sao lại giảm 1,6%. Điều này cho thấy sự dịch chuyển về nhu cầu sang hướng các khách sạn có chất lượng cao hơn, du khách ngày nay chọn loại hình khách sạn theo tiện nghi và dịch vụ hơn. Nhóm EMC Trang 6
- Quản trị kinh doanh lưu trú Bài tập nhóm - Hội nhập dỡ bỏ những rào cản, cho phép gia tăng luồng lưu chuyển du khách giữa các nước. Đồng thời, làm tăng thời gian lưu trú của khách và tăng mức chi tiêu bình quân của một du khách. Ngoài ra, các mẫu mã, công nghệ mới của nước ngoài về quy trình công nghệ trong khách sạn, các trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh khác sạn ngày càng có nhiều mẫu mã đẹp, phong phú, được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp có uy tín trong nước và thế giới. - Nhưng du lịch Việt Nam cũng chịu tác động của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. Khi là thành viên của WTO những tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển đông có tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt Nam. e. Các yếu tố cạnh tranh Ảnh hưởng của kinh tế chính trị trong khu vực làm giá dầu mỏ, vàng, lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng. Thị trường ngoại hối và vàng ở Việt Nam chưa được quản lý ổn định như các nước trong khu vực và thế giới. Cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới - Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Camphuchia đang trở lên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Cạnh tranh của các khách sạn trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài - Được đánh giá là một thị trường tiềm năng, nên Việt Nam trở thành một lựa chọn đầu tư sáng giá cho các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Cùng với nó là sự dịch chuyển của cầu trong việc chọn lựa loại hình lưu trú (đã phân tích ở phần trên). Vì vậy, theo khảo sát của Grant Thornton năm 2011, các khách sạn được khảo sát có 42,6% khách sạn đều có kế hoạch mở rộng hoặc cải thiện các tiện nghi của khách sạn trong vòng từ năm 2011 đến 2013. Trong đó, kế hoạch tu bổ khách Nhóm EMC Trang 7
- Quản trị kinh doanh lưu trú Bài tập nhóm sạn được chọn bởi hầu hết khách sạn ở cả 3 hạng xếp loại theo sao. Các khách sạn 4 và 5 sao có dự định giới thiệu thêm nhiều dịch vụ khác. Khách sạn 3 sao lại chú trọng nhiều hơn đến việc mở rộng qui mô khách sạn. - Theo thống kê từ phòng R&D Sacomreal-S, TP HCM hiện có hơn 9.300 phòng khách sạn 3 - 5 sao, với hơn 4.100 phòng tiêu chuẩn 5 sao, 1.500 phòng 4 sao và gần 3.700 phòng 3 sao. Duy trì ổn định so với Quý 1/2011 và Quý 2/2011. Riêng quận 1 có số phòng khách sạn lớn nhất, khoảng 6.799 phòng, chiếm khoảng 73% nguồn cung; Quận 5 với khoảng 1.089 phòng, chiếm khoảng 11,7% nguồn cung; Quận 3 với khoảng 671 phòng, chiếm khoảng 7,2% nguồn cung; Quận Tân Bình với khoảng 299 phòng, chiếm khoảng 3,2% nguồn cung; Quận Phú Nhuận với khoảng 194 phòng, chiếm khoảng 2,1% nguồn cung; Các Quận khác còn lại chiếm 2,9% nguồn cung. - Trong năm 2012, dự kiến có khoảng 1.550 phòng sẽ gia nhập vào thị trường. Trong đó có 750 phòng đạt chuẩn 5 sao, 630 phòng 4 sao và 170 phòng 3 sao. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế vĩ mô không thuận lợi với thị trường bất động sản có thể sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của một số dự án tương lai. - Ngoài ra, từ năm 2012 – 2014 còn có sự ra đời của những khách sạn 5 sao, bao gồm khách sạn mới và khách sạn nâng cấp, mở rộng (Nikko, Majestic mở rộng, ibis Saigon Center, Le Meridien,...). - Nhìn chung dự kiến có khoảng 6.200 phòng từ 25 dự án khách sạn tương lai từ 3 sao đến 5 sao sẽ gia nhập vào thị trường trong tuơng lai. Những dự án này tập trung chủ yếu tại quận 1, quận 3, quận 7 và quận Tân Bình.Dù nguồn cung tương lai khá dồi dào nhưng không có sự cân bằng giữa các phân khúc sản phẩm, nhưng các chủ đầu tư lại tập trung nhiều vào loại khách sạn tiêu chuẩn 4 và 5 sao. d. Khách hàng - Lượng khách của khách sạn chủ yếu là khách Nhật Bản,Trung Quốc, Pháp, khách nội địa đi du lịch để nghĩ dưỡng và công tác, hội nghị là chính. - Khách hàng của khách sạn theo hình thức khách gửi là chính – từ Công ty mẹ là Saigontourist. Qua những phân tích về các yếu tố môi trường bên ngoài của doanh nghiệp nêu trên, ta nhận thấy Khách sạn có những cơ hội cũng như thách thức đan xen nhau do Nhóm EMC Trang 8
- Quản trị kinh doanh lưu trú Bài tập nhóm đặc thù của nền kinh tế có nhiều biến động và chuyển dịch về nhu cầu. Có thể khái quát các yếu tố trên theo 2 mặt: cơ hội và thách thức, như sau: 1. Cơ hội - Khả năng phục hồi của thị trường du lịch trong năm 2012 cao. Có được từ những thế mạnh của quốc gia như sự ổn định về chính trị và an ninh quốc gia, tiềm năng du lịch dồi dào và hấp dẫn, cộng với sự bất ổn của các nước trong khu vực. - Thị trường khách sạn vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển do số lượng khách quốc tế, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đến Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm sắp tới, trong khi số lượng khách nội địa cũng ngày một nhiều. Khách Nga và khách du lịch MICE, khách nội địa cũng là đối tượng khách hàng tiềm năng của khách sạn. Hơn nữa, thị trường khách ở khách sạn hạng trung đang là một thị trường đầy tiềm năng do các khách sạn chủ yếu tập trung đầu tư, nâng cấp trở thành khách sạn hạng sang (4-5 sao) - Quỹ đất xây dựng khách sạn nhất là ở khu vực trung tâm, đang ngày càng khan hiếm. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi. Người dân thân thiện và hiếu khách. - Văn hóa ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực vỉa hè ở Thành phố Hồ Chí Minh được du khách thích thú và quan tâm nhiều. - Mức chi tiêu bình quân của du khách và thời gian lưu lại tăng do thu nhập của người dân cao hơn và ngày nghỉ của mỗi người cũng nhiều hơn. - Lực lượng lao động trẻ và nhiều tạo nguồn cung lao động dồi dào, nhiệt tình, năng động. Hội nhập ngoài việc xóa bỏ rào cản du lịch, còn mang đến cho Việt Nam cơ hội học hỏi kinh nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực du lịch nói chung và khách sạn nói riêng có chất lượng cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu của thị trường và theo kịp trình độ quốc tế về du lịch, khách sạn. - Cơ sở hạ tầng đang được Nhà nước cũng như Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đầu tư, phát triển, nhất là về giao thông đô thị. Điều này giúp cho du khách đi lại dễ dàng, thuận tiện hơn, tăng số lượng khách đến Thành phố Hồ Chí Minh và lưu trú tại khách sạn. Ngoài ra, Thành phố còn có Kế hoạch Xúc tiến Quảng bá Du lịch. - Tình hình chính trị tại một số nước trên thế giới bất ổn nên khách du lịch có xu hướng đến Việt Nam nếu chúng ta có những chính sách hợp lý để thu hút. Nhóm EMC Trang 9
- Quản trị kinh doanh lưu trú Bài tập nhóm - Các nhà cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất ngày càng nhiều, phong phú và đa dạng về mẫu mã, đạt chất lượng cao. 2. Thách thức - Sự bất ổn của các yếu tố chính trị trong khu vực và vấn đề biển Đông cũng ảnh hưởng đến Việt Nam và việc kinh doanh khách sạn. - Sự biến đổi khí hậu và dịch bệnh như H1N1, SAR sẽ ảnh hưởng đến lượng khách quốc tế đến Việt Nam và lưu trú tại khách sạn. - Lạm phát tăng trở lại có thể khiến chi phí kinh doanh và chi phí xây dựng tăng cao. Việc kiềm chế lạm phát nhưng vẫn giữ sự tăng trưởng là bài toán khó của Việt Nam trong năm 2012. - Chi phí vay ngân hàng tiếp tục giữ ở mức cao, làm giảm hiệu quả đầu tư dự án của Công ty Cổ phần Quê hương Liberty. Điều này có thể sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Khách sạn. - Việc mở cửa hội nhập là một cơ hội song cũng là thách thức khi sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Nhất là sự cạnh tranh về giá, giá phòng của các đối thủ cạnh tranh cũng tăng cao, làm ảnh hưởng đến giá chung của thị trường và giá riêng của khách sạn. Đồng thời, hội nhập đẩy nhu cầu của du khách lên cao, nếu khách sạn không có những chính sách cải tiến phù hợp sẽ lạc hậu, không đáp ứng được thị trường. Nhìn chung, năm 2012 mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với Khách sạn Quê hương Liberty 4 nói chung và chuỗi Khách sạn Quê hương Liberty nói riêng. Vì vậy, Khách sạn cần có một chiến lược cụ thể và phù hợp với tình hình hiện tại để tận dụng tốt các cơ hội cũng như đối mặt với các thách thức. Nhóm EMC Trang 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
59 p | 1982 | 553
-
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SAMSUNG ELECTRONICS COMPANY
36 p | 3737 | 458
-
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa giai đoạn 2013 - 2015
43 p | 1274 | 412
-
Phân tích tác động của môi trường vi mô đến việc kinh doanh mỹ phẩm Thefaceshop
10 p | 2307 | 286
-
Bài thuyết trình Tìm hiểu về núi lửa
26 p | 915 | 78
-
Bài tập lớn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của sinh viên kinh tế đối với quá trình xây dựng thể chế này
8 p | 514 | 72
-
Đề tài: Bia Sài Gòn với cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào và Campuchia
21 p | 330 | 47
-
Bài tập nhóm: Quản trị chiến lược Công ty Aramark
120 p | 276 | 47
-
Tiểu luận:Phân tích các đặc trưng của biệt thự du lịch
29 p | 507 | 31
-
Báo cáo bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược marketing của L’oréal
25 p | 106 | 30
-
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược trong kinh doanh du lịch và khách sạn: Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty Du lịch Lữ hành Saigontourist
92 p | 47 | 17
-
Tiểu luận: Phân tích các nhân tố môi trường bên ngoài tác động đến việc xây dựng chiến lược của Furama Resort
15 p | 103 | 17
-
Báo cáo bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược marketing của KFC tại thị trường Việt Nam
15 p | 46 | 16
-
Bài tập nhóm Quản lý học: Nghiên cứu về các công cụ tạo động lực (Quản lý trường học)
27 p | 94 | 14
-
Đề bài: Phân tích môi trường quản lý của doanh nghiệp Nghĩa Hùng
8 p | 84 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn