Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa giai đoạn 2013 - 2015
lượt xem 412
download
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa giai đoạn 2013 - 2015 nhằm giới thiệu chung về công ty; phân tích môi trường vĩ mô; chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015; phân tích điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ và ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa giai đoạn 2013 - 2015
- ĐẠI HỌ C Q UỐ C G IA THÀNH PH Ố HỒ CHÍ MINH TRƯỜ NG ĐẠI H Ọ C BÁC H KHOA KHO A Q UẢN LÝ CÔ NG NG HIỆP ------------------------- BµI TËP NHãM MÔN HỌC: QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO B IÊN HÒA GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 Lớp: MBA – K12/2 Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long Nhóm HV thực hiện: 01 TP.HCM, Ngày 14 tháng 11 năm 2012
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long MỤC LỤC Phầ n 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BIBICA ..................................................................................6 1. Giới thiệu chung.......................................................................................................................6 1.1. Quá trình hình thà nh...............................................................................................................6 1.2. Quá trình p hát triển của công ty Bibica..................................................................................6 1.3. Lĩnh vực hoạt động ..................................................................................................................7 1.4. Chiến lược p hát triển và đầ u tư ...............................................................................................7 1.5. Sứ m ệnh, tầm nhìn và mục tiêu của BIBICA.........................................................................7 1.5.1. Tầm nhìn...............................................................................................................................7 1.5.2. Sứ mệnh ................................................................................................................................8 1.5.3. Mục tiêu ................................................................................................................................8 1.6. Chiến lược p hát triển năm 2011- 2013 ...................................................................................8 2. Cấu trúc tổ chứ c, sả n phẩm .....................................................................................................9 2.1. Cơ cấu bộ m áy q uản lý của Cô ng ty ........................................................................................9 2.2. Sản p hẩm ..................................................................................................................................9 2.2.1. Bá nh trung thu .....................................................................................................................9 2.2.2. Sản p hẩm tết .........................................................................................................................9 2.2.3. Bá nh bông la n kem ............................................................................................................10 2.2.4. Bá nh Biscuits & Cookies....................................................................................................10 2.2.5. Kẹo Cá c Loại.......................................................................................................................10 2.2.6. Sôcôla ..................................................................................................................................10 2.2.7. Bá nh Trung T hu.................................................................................................................10 2.2.8. Sản Phẩm Dinh Dưỡng......................................................................................................10 3. Khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh .........................................................................10 3.1. Khác h hà ng ............................................................................................................................10 3.2. Kết quả hoạt độ ng kinh doanh từ năm 2009 đến 2011 ........................................................11 Phầ n 2. PH ẤN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ................................................................................13 1. Phâ n tích m ôi trường vĩ m ô:..................................................................................................13 1.1. Yếu tố chính trị và p háp lý:....................................................................................................13 1.2. Các yếu tố ki nh tế ...................................................................................................................13 1.3. Các yếu tố vă n hóa - xã hộ i ...................................................................................................13 1.4. Các yếu tố sinh thá i................................................................................................................14 1.5. Các yếu tố cô ng nghệ .............................................................................................................14 2. Phâ n tích m ôi trường công nghệ thực phẩm ........................................................................14 2.1. Rào cản nhập ngành:.............................................................................................................14 2.2. Vị thế nhà c ung cấp ...............................................................................................................15 2.3. Vị thế khách hà ng ..................................................................................................................16 Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 2/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long 2.4. Khả năng thay thế ..................................................................................................................16 2.5. Khả năng cạ nh tranh trong ngành: ......................................................................................16 3. Phâ n tích m ôi trường hoạt độ ng ...........................................................................................18 3.1. Vị thế cạ nh tranh: ..................................................................................................................18 3.2. Đặc điểm khách hà ng: ...........................................................................................................18 3.3. Nhà cung cấp: ........................................................................................................................19 3.4. Thị trường lao động:..............................................................................................................19 4. Phâ n tích Cơ hộ i, nguy cơ, xây dựng ma trận đá nh giá các yếu tố b ên ngoài....................19 4.1. Cơ hội: ....................................................................................................................................19 4.2. Nguy cơ: ..................................................................................................................................19 Phầ n 3. PH ÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ ................................................................................20 1. Năng lực: ................................................................................................................................20 1.1. Năng lực chủ đạo: ..................................................................................................................20 1.2. Năng lực khác b iệt: ................................................................................................................20 1.3. Lợi thế canh tra nh b ền vữ ng: ................................................................................................20 2. Nguồ n lực bên trong cô ng ty: (phâ n tích các hoạt độ ng) ....................................................20 2.1. Sản x uất:.................................................................................................................................20 2.2. Quy trình sả n xuất: ................................................................................................................21 2.3. Công suất: ...............................................................................................................................21 2.4. Địa điểm : ................................................................................................................................21 2.5. Chi p hí nguyên liệu:...............................................................................................................22 2.6. Giá thành sả n phẩm : .............................................................................................................22 3. Tiếp thị: ...................................................................................................................................22 3.1. Thị p hầ n, doanh số: ...............................................................................................................22 3.2. Vị trí trên thị trường: .............................................................................................................23 3.3. Thư ơng hiệu ...........................................................................................................................23 3.4. Khả năng nghiên cứ u thị trường ..........................................................................................24 3.5. Chiến lược sản phẩm: ............................................................................................................24 3.6. Chiến lược giá: .......................................................................................................................25 3.7. H ệ thống phân phố i: ..............................................................................................................25 3.8. Chiến lược chiêu thị: .............................................................................................................27 3.9. Ngân sác h tiếp thị: .................................................................................................................27 3.10. Mức độ trung thành của khách hà ng: ..............................................................................28 4. Nghiên cứu và p hát triển: ......................................................................................................28 4.1. Khả năng nghiên cứ u c ơ bản và kỹ thuật:............................................................................28 4.2. Trình độ cô ng nghệ ................................................................................................................28 4.3. Khả năng đổi m ới sản phẩm: ................................................................................................29 Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 3/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long 4.4. Khả năng p hát triển sả n phẩm ..............................................................................................29 5. H ệ thống thông tin: ................................................................................................................29 5.1. H ệthốngthô ng tin q uả nlý (M IS): ...........................................................................................29 5.2. H ệ thống thông tin chiến lư ợc (SIS) .....................................................................................30 6. Tài chính: ...............................................................................................................................30 6.1. Khả năng huy động vốn:........................................................................................................30 6.2. Phâ n bổ nguồn vốn:...............................................................................................................30 6.3. Chính sách cổ tức: .................................................................................................................30 6.4. Mức tăng trưởng: ...................................................................................................................31 6.5. Mức sinh lợi: ..........................................................................................................................32 6.6. Khả năng thanh toán: ............................................................................................................32 6.7. Đòn cân nợ: ............................................................................................................................33 7. Nhâ n sự: .................................................................................................................................33 7.1. Nhâ n lực chủ chốt: ................................................................................................................33 7.2. Trình độ tay nghề: ..................................................................................................................34 7.3. Trình độ chuyên m ôn: ...........................................................................................................34 7.4. Mức độ ổn định: .....................................................................................................................34 7.5. Chính sách thu hút nguồn nhân lực: ....................................................................................35 8. Văn hoá công ty: ....................................................................................................................35 9. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng m a trận đánh giá các yếu tố nội bộ và ma trận hình ảnh cạ nh tra nh (so sánh BIBICA v ới Kinh đô Bánh kẹo Quãng Ngãi). ...............................35 Phần 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯ ỢC KINH DOANH CÔNG TY BIBICA GIAI ĐOẠN 2011- 2013....................................................................................................................................................37 1. Ma trận SWOT:......................................................................................................................37 2. Đề x uất chiến lượt kinh doa nh và phát triển đối với công ty BIBICA giai đoạ n 2011-2013: .................................................................................................................................................38 2.1. Chiến lược sản phẩm: ............................................................................................................38 2.1.1. Chiến lược đa dạng hóa sả n phẩm thô ng qua đẩy mạnh hoạt động R&D.....................39 2.1.2. Chiến lược k hác b iệt hóa sản p hẩm ..................................................................................39 2.2. Chiến lược thị trường: ...........................................................................................................39 2.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường......................................................................................39 2.2.2. Chiến lược p hát triển thị trư ờng........................................................................................40 2.3. Chiến lược tài c hính: .............................................................................................................40 2.3.1. Thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư dựa trên thế mạnh về thương hiệu và hiệu quả đầu tư: .............................................................................................................................................40 2.3.2. Quản lý tài sả n, nguồn vốn và hiệu quả đầu tư, tá i đầu tư ..............................................41 2.3.3. Đầu tư hiệu quả đi đôi với tiết kiệm và cắt giảm các chi phí không cần thiết để vượt qua khó khă n của tình hình k hủng hoảng kinh tế:................................................................................41 Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 4/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long 2.4. Chiến lược con ngư ời: ...........................................................................................................41 2.4.1. Tập trung cho việc đào tạo đội ngũ nghiên cứ u và phát triển .........................................41 2.4.2. Nâng cao hiệu quả của nhà quả n lý các cấp ....................................................................41 2.4.3. Hướng tới xây dự ng văn hóa khuyến k hích sự sáng tạo, coi trọng nhân tài ..................41 3. Một số vấ n đề trước mắt cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doa nh. ............41 4. Kết luận: .................................................................................................................................42 Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 5/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long Phần 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BIBICA 1. Giới thiệu chung 1.1. Quá trình hình thành Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa là doanh nghiệp nhà nước cổ phần theo Quyết định số 243/1998/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 1/12/1998. Tiền thân của công ty là phân xưởng bánh kẹo của Nhà máy Đường Biên Hòa được thành lập từ năm 1990. Với năng lực sản xuất lúc mới thành lập là 5 tấn kẹo/ngày, Công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất, nâng cao công suất và đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, Công ty là một trong những đơn vị sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam với công suất thiết kế là 18 tấn bánh/ngày, 18 tấn mạch nha/ngày và 29,5 tấn kẹo/ngày. 1.2. Quá trình phát triển của công ty Bibica - Giai đoạn 1990-1993-1994 phân xưởng bánh được thành lập và mở rộng với dây truyền sản xuất bánh quy hiện đạităng năng suất đến 8 tấn/ngày. - Năm 1995 đầu tư mới cho phân xưởng sản xuất mạch nha năng suất 18 tấn/ngày. - Năm 1996: Phân xưởng bánh kẹo được đầu tư mở rộng nâng năng suất lên đến 21 tấn/ ngày. Để phù hợp với yêu cầu về quản lý, phân xưởng kẹo được tách thành 2 phân xưởng: phân xưởng kẹo cứng 12 tấn/ ngày, phân xưởng kẹo mềm 9 tấn/ ngày. - Năm 1997: Đầu tư mới dây chuyền sản xuất kẹo dẻo theo công nghệ hiện đại của Úc với năng suất 2 tấn/ ngày. Đầu tư mở rộng nâng năng lực sản xuất phân xưởng kẹo cứng đến 16 tấn/ngày. - Ngày 01/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 234/1998 QĐ -TTg, phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển phân xưởng bánh kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hòa từ một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa. - Ngày 09/01/1999: Đầu tư mở rộng phân xưởng bánh kẹo mềm nâng cao công suất lên đến 11 tấn/ ngày. Đầu tư mới dây chuyền sản xuất thùng carton và dây chuyến sản xuất khay nhựa, nhằm chủ động cung cấp một phần bao bì cho sản xuất bánh kẹo. - Đầu tư mới dây chuyền sản xuất thùng carton và dây chuyến sản xuất khay nhựa, nhằm chủ động cung cấp một phần bao bì cho sản xuất bánh kẹo. - Ngày 09/01/1999: Đầu tư mở rộng phân xưởng bánh kẹo mềm nâng cao công suất lên đến 11 tấn/ ngày. Đầu tư mới dây chuyền sản xuất thùng carton và dây chuyến sản xuất khay nhựa, nhằm chủ động cung cấp một phần bao bì cho sản xuất bánh kẹo. - Tháng 02/2000 Công ty Bibica đã vinh dự là công ty bánh kẹo đầu tiên của Việt Nam chính thức nhận giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO9002 của tổ chức BVQI_Anh quốc. - Tháng 02/2000 Công ty Bibica đã vinh dự là công ty bánh kẹo đầu tiên của - Việt Nam chính thức nhận giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO9002 của tổ chức BVQI Anh quốc. Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 6/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long - Năm 2004, công ty đã mạnh dạn đầu tư vào hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp đồngthời cũng đánh dấu một bước p hát triển mới cho hệ thống sản phẩm. - Giữa năm 2005, công ty mở rộng đầu tư sang lĩnh vực đồ uống và cho ra đời sản phẩm bột ngũ cốc với thươnghiệu Netsure. - Năm 2006, công ty bắt tay vào xây dựng hệ thống nhà máy mới tại khu công nghiệp M ỹ Phước thuộc tỉnh Bình Dương. - Năm 2007, công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành “Công ty cổ phần Bibica”. - Diễn ra lễ ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược giữa Bibica và Lotte và Bibica đã chuyển nhượng 30% tổng số cổ phần. - Từ cuối năm 2007, Bibica đầu tư vào tòa nhà 443 Lý Thường Kiệt, TP.HCM. Địa điểm này trở thành trụsở chính của công ty đầu năm 2008. - 3/2008 đại hội cổ đông thường niên của Bibica được tổ chức, lần đầu tiên có sự tham dự của cổ đônglớn Lotte. 1.3. Lĩnh vực hoạt động - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo. - Xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹo và các hàng hoá khác. - Nhập khẩu các trang thiết bị, kỹ thuật và nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất của công ty. - Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam và có thương hiệu rất quen thuộc đối với người tiêu dùng. M ỗi năm công ty có thể cung cấp cho thị trường khoảng 15.000 tấn bánh kẹo các loại như: socola, bánh quy, snack, bánh bông lan kem, bánh trung thu, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo... trong đó Hura, Chocola Bella, Orienko, Zoo, Oẳn tù tì là những nhãn hàng khá mạnh trên thị trường. - Thị trường của công ty khá rộng lớn. Ngoài cung cấp các sản phẩm bánh kẹo trong thị trường nội địa, công ty còn cung cấp một số sản phẩm sang nước ngoài như Mỹ, Đức, Nam Phi... 1.4. Chiến lược phát triển và đầu tư - Tập trung phát triển dòng sản phẩm cao cấp kẹo Deposite, Bánh bông lan kem Hura, Bánh bông lan cuốn mini swissroll, bánh Pie và thực phẩm dinh dưỡng. Đẩy mạnh các hoạt động marketing cho các dòng sản phẩm mới nhằm tạo vị thế dẫn đầu trong ngành hàng bánh kẹo. - Phát triển thị trường nội địa của Bibica. - Phát triển thị trường xuất khẩu. 1.5. Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của BIBICA 1.5.1. Tầm nhìn “Công ty Bibica là thương hiệu mạnh trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo đứng đầu trong nước và xuất khẩu mạnh ra nước ngoài.” Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 7/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long 1.5.2. Sứ mệnh - Với chính sách chất lượng “khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động chúng tôi”. - Bibica luôn hướng đến sức khỏe và lợi ích cho mọi người. - Bibica với mong muốn ngày càng trở nên gần gũi và năng động hơn trong mắt người tiêu dùng. - Bibica không ngừng sáng tạo, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ cao với giá cả hợp lý. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho công ty nói riêng và toàn xã hội nói chung. 1.5.3. Mục tiêu - Mở rộng quy mô và phạm vi các kênh phân phối, phát triển thị trường tới những vùng sâu vùng xa thông qua hệ thống đại lý và nhà phân phối . - Phát triển thị trường xuất khẩu sang nhiều nước. 1.6. Chiến lược phát triển năm 2013- 2015 Năm 2013 2014 2015 MỤC TIÊU Doanh thu tăng 25%. G tăng thị Doanh thu tăng 30%. ia Doanh thu tăng 20%. G ia phần BBC 17% thị trường bánh Gia tăng thi phần bibica tăng thi phần bibica 15% kẹo Việt Nam . 15% thi thị trường bánh thi thị trường bánh kẹo kẹo Việt Nam Việt Nam Sản Xuất Dây chuyền chocopie đạt trên Khai thác 80% công suất Khai thác 100% công 50% công suất. Nâng cấp phân dây chuyền Chocopie suất dây chuyền xưởng bánh m ì, bông lan nhỏ và chocopie. 2 dây chuyền bánh Trung thu.Nhà máy Hà Nội. m ới khai thac trên 50% Triển khai hợp lý phân xưởng kẹo công suất đạt 27 tấn/ ngày. Sản phẩm Tập T rung sản xuất và tiêu thụ Xây dựng các nhóm sản Xây dựng các nhóm sản 120 sku chiếm 90% doanh số. phẩm chủ lực: 120 SKU phẩm chủ lực: 120 SKU Nhóm sản phẩm chính: Hura, Lot tepie, kẹo đạt doanh số 200 tỷ đồng. Phát triển sản phẩm bánh cây, kẹo cây. Bán hàng Giai đoạn 2013 – 2014 gia tăng Gia tăng độ phủ sản Nâng cấp hoàn thiện độ phủ sản phẩm Bibica. phẩm Bibica HTNPP chiến lược bibica Tập trung thị trường mục tiêu SP Lot te Pie: 6 thành phố lớn và 30 thành phố vừa và nhỏ. Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 8/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long 2. Cấu trúc tổ chức, sản phẩm 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 2.2. Sản phẩm 2.2.1. Bánh trung thu - Bánh dinh dưỡng - Hộp trung thu cao cấp - Bánh nướng truyền thống - Bánh dẻo truyền thống 2.2.2. Sản phẩm tết - Bánh HT cao cấp Goodies - Bánh hộp thiếc 350g - Bánh hộp thiếc 400g - Bánh hộp thiếc tròn 450g - Bánh Hộp thiếc 700g - Bánh hộp thiếc tròn 800g - Bánh hộp nhựa tròn 320g ( Có hàng khu vực Phía Bắc ) - Bánh hộp nhựa tròn 350g ( Có hàng khu vực Phía Nam ) - Bánh hộp giấy 350g - Bánh hộp giấy 450g - Kẹo hộp thiếc - Kẹo Hộp nhựa - Sôcôla - Sôcôla Bọc Hạt Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 9/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long 2.2.3. Bánh bông lan kem - Bánh bông lan kem Hura - Bánh bông lan kem cao cấp Hura Deli - Bánh bông lan kem cuốn mini swissroll Hura 2.2.4. Bánh Biscuits & Cookies - Bánh Cookies Socola Chip - Bánh Socola Kem - Bánh Quy Kem - Bánh Quy Phủ Socola 2.2.5. Kẹo Các Loại - Kẹo nhân cao cấp Volcano - Kẹo Cứng - Kẹo Mềm - Kẹo Nhân - Kẹ0 Dẻo 2.2.6. Sôcôla - Sôcôla Viên, Thanh - Sôcôla Bọc Hạt 2.2.7. Bánh Trung Thu - Bánh hộp cao cấp (dinh dưỡng) DẠ NG UYỆT ĐOÀN VIÊN 480g. - Bánh hộp cao cấp (dinh dưỡng) KIM NGU YỆT 720g. - Bánh hộp cao cấp ĐẾ NG UYỆT 960g. - Bánh hộp cao cấp MINH NG UYỆT 800g - Bánh hộp cao cấp PHÚ C NGUYỆT 840g. - Bánh hộp cao cấp THƯỞNG NG UYỆT 900g. - Heo quay Ngũ vị 1 Trứng 150g (4HQ). 2.2.8. Sản Phẩm Dinh Dưỡng - Sản phẩm chức năng cho phụ nữ mang thai M umsure, trẻ em Growsure, người bị bệnh tiểu đường Light - Sản phẩm dinh dưỡng 3. Khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh 3.1. Khách hàng - Bibica phân phối sản phẩm đến khách hàng trên toàn quốc thông qua các chi nhánh và các đại lý. - Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm tại Lào, Campuchia và Myanmar. Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 10/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012 Kết Q uả Kinh Doanh 2012 2011 2010 Doanh Thu Thuần 1,000,308 787,751 626,954 Giá Vốn Hàng Bán 709,973 578,356 441,049 Lợi Nhuận Gộp 290,336 209,395 185,905 C hi phí hoạt động Chi phí tài chính 13,464 9,357 7,279 Trong đó: Chi 5,905 1,804 6,728 phí lãi vay Chi phí bán hàng 188,970 139,987 109,306 Chi phí quản lý 35,050 32,798 251,540 doanh nghiệp Tổng Chi phí hoạt 184,394 149,383 54,301 động Tổng doanh thu 13,707 26,956 14,809 hoạt động tài chính Lợi nhuận thuần từ hoạt động 38,709 63,478 53,605 kinh doanh Lợi nhuận khác 1,724 6,070 823 Tổng lợi nhuận kế 44,779 64,301 55,329 toán trước thuế C hi phí lợi nhuận Chi phí thuế TNDN 8,965 3,347 7,008 Lợi ích của cổ đông N/A N/A N/A thiểu số Tổng Chi phí lợi 3,347 7,008 8,960 nhuận Lợi nhuận sau thuế thu nhập 41,665 57,293 46,369 doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 11/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long Đơn vị: EPS đồng, GIÁ ngàn đồng Đơn vị: KH ỐI LƯỢNG triệu, GIÁ ngàn đồng (số liệu EPS, GIÁ đã được điểu chỉnh) 3.3 Kế hoạch kinh doanh: Kế Hoạch Lũy Kế Kế H oạch Lợi Lũy Kế Lợi Chỉ Tiêu/ Năm Tỉ Lệ T Lệ ỉ Doanh Thu Doanh Thu Nhuận Nhuận 2012 995,000 1,009,368 101% 47,220 46,369 98% 2011 746,360 793,346 106% 42,760 41,665 97% 2010 545,200 240,240 44% 20,800 20,815 100% Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 12/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long Phần 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1. Phân tích môi trường vĩ mô: 1.1. Yếu tố chính trị và pháp lý: Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước có môi trường chính trị và an ninh ổn định nhất hiện nay, điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể an tâm hoạt động. Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy còn có những thiếu sót nhưng ngày càng được bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện hơn, phù hợp với nền kinh tế hiện nay.Trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, Chính phủ đã có những quy tắc điều chỉnh thương mại theo những luật lệ chung của quốc tế, trong đó chú trọng đến giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu, hải quan… Ngoài ra, Nhà nước còn thành lập các quỹ hỗ trợ và phát triển nhằm cho vay, bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất cho các dự án có sản phẩm xuất khẩu, trong đó có các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm. 1.2. Các yếu tố kinh tế Trong những năm qua tình hình kinh tế có nhiều biến động. Việt Nam gia nhập WTO vừa là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra thế giới vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức khi phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài. Mặc dù kinh tế Việt Nam vẫn đang phát trên đà phát triển, tuy nhiên lạm phát tăng cao tiềm ẩn với những rủi ro cho nền kinh tế vĩ mô. Giá vàng trong nước liên tục biến động mạnh, giá nhiên liệu không ngừng tăng, thị trường chứng khoán ảm đạm, bất động sản đóng băng, các ngân hàng hạn chế cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp…, tất cả những điều đó khiến cho doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn lớn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để giúp các doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay, đòi hỏi Nhà nước và Chính phủ cần có những chính sách và giải pháp hữu hiệu để tác động tích cực lên nền kinh tế. Mặc dù một số giải pháp đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên nhìn chung các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự được hỗ trợ kịp thời và đầy đủ. 1.3. Các yếu tố văn hóa - xã hội Về tiêu dùng, quan niệm của người dân hiện nay đã có sự thay đổi rất nhiều so với trước kia, cùng với đời sống ngày càng được cải thiện là nhu cầu ngày càng cao. Người dân quan tâm nhiều hơn đến mức độ an toàn và chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là trong ngành thực phẩm. Cùng với sự thay đổi đó, người dân cũng bắt đầu có xu hướng chuộng các sản phẩm nội thay vì sản phẩm nhập khẩu, nhất là những mặt hàng có giá trị không quá cao như thực phẩm. Tinh thần “Người Việt xài hàng Việt” đã được truyền thông mạnh mẽ và có những tín hiệu tích cực, trong khi đó những hàng hóa kém chất lượng dán nhãn mác nước ngoài ngày càng bị phát hiện khiến người tiêu dùng chỉ tin tưởng ở những công ty lớn có độ uy tín cao. Về nhân khẩu, có thể nói dân số Việt Nam có độ tuổi trung bình thuộc loại trẻ, lực lượng lao động tuổi từ 15 đến 60 chiếm hơn nửa số dân. Với dân số trên 80 triệu người, trong đó 70% tập trung ở nông thôn, sự di dân từ nông thôn lên thành thị đang diễn ra như một hệ quả tất yếu khi mà các trung tâm đô thị mang lại nhiều việc làm hơn. Ngoài ra, các Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 13/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long khu công nghiệp, khu chế xuất… cũng là nơi thu hút lao động từ khắp nơi đổ về. Người lao động Việt Nam có tư duy tốt, chăm chỉ, tuy nhiên tính kỉ luật và chuyên nghiệp chưa cao. 1.4. Các yếu tố sinh thái Có thể nói, điều kiện về tự nhiên và sinh thái luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, đồng thời cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của các ngành kinh tế. Trong những năm gần đây, nhân loại đang phải đối mặt với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, tài nguyên thiên nhiên và nhiên liệu ngày càng cạn kiệt, môi trường sinh thái ngày càng bị mất cân bằng… Trong bối cảnh như vậy, chiến lược sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu như: tận dụng - khai thác tốt các lợi thế của môi trường tự nhiên trên cơ sở đảm bảo sự duy trì, tái tạo, phát triển tự nhiên; có ý thức tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu ô nhiễm, tăng cường bảo vệ môi trường… 1.5. Các yếu tố công nghệ Nền công nghệ của nước ta chưa được phát triển so với các quốc gia khác trên thế giới. Khi mà các nước công nghiệp phát triển vẫn không ngừng đầu tư, phát triển, cải tiến để có được những công nghệ tốt hơn, tạo ra năng suất và chất lượng tốt hơn, còn đối với Việt Nam, việc đầu tư cho công nghệ còn mang tính tự phát, không có kế hoạch hay chiến lược rõ ràng, gây lãng phí, dẫn đến ngày càng bị lạc hậu so với thế giới. Với công nghệ như vậy, năng suất sản xuất thấp, sản phẩm được tạo ra có chất lượng không đều hoặc không đảm bảo, khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Rõ ràng, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược công nghệ hợp lý để có thể nâng cao sức cạnh tranh về sản phẩm của mình. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư mua các dây chuyền công nghệ hiện đại của nước ngoài để sản xuất kinh doanh. Một đặc điểm hết sức quan trọng khác cần chú ý đến, về mặt con người, đó là đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân của hầu hết các doanh nghiệp phần lớn không được đào tạo đầy đủ và bài bản, dẫn đến thiếu lực lượng lao động có trình độ để tiếp cận với các tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới. 2. Phân tích môi trường công nghệ thực phẩm 2.1. Rào cản nhập ngành: Kỹ thuật – Công nghệ: Ngày nay, việc tiếp cận kỹ thuật hay công nghệ sản xuất thực phẩm nói chung cũng như bánh kẹo nói riêng không còn quá khó khăn cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường ở ngành này. Các đối thủ tiềm ẩn hoàn toàn có thể mua công nghệ sản xuất từ các đối tác nước ngoài. Ở lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, dây chuyền công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp có uy tín trong nước như khá hiện đại và đồng đều, được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ Socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan M ạch, Anh, Nhật)… Vốn Tính đến cuối năm 2011, vốn chủ sở hữu của Bibica khoảng 574 tỉ đồng, của công ty đường Quảng Ngãi (đơn vị chủ quản của Biscafun) khoảng 1000 tỉ. Tính hết quý 1 năm 2012, vốn chủ sở hữu của K inh Đô là 4.461 tỉ, của Hải Hà là 184 tỉ, Hữu Nghị: 113 tỉ. Như vậy, để một doanh nghiệp nhảy vào sản xuất kinh doanh bánh kẹo và tham vọng cạnh tranh với các đối thủ lớn hiện tại nêu trên đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn tương đối lớn. Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 14/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng. Các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành cần khảo sát tìm hiểu thông tin về nhu cầu của thị trường theo mùa Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo. Ngoài ra, để gia nhập ngành, các doanh nghiệp cần chú ý đến những hàng rào gia nhập khác như: - tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa - các sản phẩm độc quyền - tính kinh tế theo quy mô - chính sách của chính phủ… 2.2. Vị thế nhà cung cấp Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao động, các bộ phận cấu thành và các đầu vào khác. Đòi hỏi này dẫn đến mối quan hệ bên mua – bên cung cấp giữa các ngành sản xuất và các hãng cung cấp các nguyên liệu thô để chế tạo sản phẩm. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành. Đối với ngành sản xuất thực phẩm, có thể liệt kê một số vị thế của nhà cung cấp như: Mức độ tập trung của các nhà cung cấp Sức mạnh của nhà cung cấp sẽ rất lớn nếu như mức độ tập trung của họ cao. Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, chủ yếu nhập nguyên liệu bột mì từ nước ngoài, mà chỉ có một đối tác cung cấp bột mì thì nhà cung cấp này có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, họ sẽ đòi hỏi nhiều quyền lợi gây thiệt thòi cho doanh nghiệp. Ở đây nếu có nhiều nhà cung cấp thì sẽ có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp với nhau, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi. Mức độ chuẩn hóa đầu vào Việc đầu vào được chuẩn hóa cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và do vậy làm giảm sức mạnh của họ, chẳng hạn: doanh nghiệp đưa ra sự chuẩn hóa chất lượng của nguyên liệu đường ở mức cao sẽ khiến các nhà cung cấp cạnh tranh nhau cải tiến chất lượng đường để có thể có được hợp đồng cung ứng. Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 15/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long Chi phí thay đổi nhà cung cấp Chi phí này càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng phải chịu nhiều điều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra, vì việc chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác sẽ buộc doanh nghiệp sản xuất phải chịu các chi phí không nhỏ. Ngoài ra sức mạnh nhà cung cấp còn được thể hiện ở một số nội dung như: - Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp - Sự khác biệt của các nhà cung cấp - Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế - Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp… 2.3. Vị thế khách hàng Vị thế của khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành sản xuất. Khi vị thế khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành sản xuất sẽ gần với sự độc quyền mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Sau đây là một số vị thế của khách hàng: Vị thế mặc cả Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm... Bên cạnh đó, mức thu nhập là có hạn, người tiêu dùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ ra là ít nhất nên giá cả của hàng hóa luôn là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Người tiêu dùng luôn có xu hướng muốn mua hàng giá rẻ nhưng chất lượng tốt. Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành Nếu khách hàng có mức độ tập trung cao, tức là chỉ có một số ít khách hàng nhưng chiếm một thị phần lớn, thì họ có vị thế cao Ngoài ra, sức mạnh của khách hàng còn thể hiện ở một số các yếu tố như: Khách hàng có khả năng sát nhập hay thậm chí là mua hãng sản xuất Thông tin mà khách hàng có được Tính nhạy cảm đối với giá… 2.4. Khả năng thay thế Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng Khách hàng có thể không mua và sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp mà có thể sử dụng các sản phẩm thay thế có giá trị thõa mãn tương đương. Ví dụ thay vì ăn bánh kẹo trong mùa hè họ lại ăn trái cây. Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế Khách hàng hoàn toàn có thể mua sản phẩm thay thế nếu nó có giá trị thõa mãn cao mà giá thành thấp. 2.5. Khả năng cạnh tranh trong ngành: Hiện nay, trong ngành sản xuất bánh kẹo, Bibica luôn phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều đối thủ ở các mức độ khác nhau. Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 16/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long Áp lực giá từ các đối thủ Khi có nhiều đối thủ cùng sản xuất trong một ngành hàng, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với áp lực giảm giá bán sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh. Các chính sách khuyến mãi cũng là một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý doanh nghiệp Áp lực về chất lượng sản phẩm Đây là vấn đề hết sức quan trọng của doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Người tiêu dùng không chấp nhận việc bỏ ra một khoản tiền để mua một sản phẩm chất lượng thấp hay không đảm bảo an toàn vệ sinh. Hơn nữa, sản phẩm phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu – thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp phải luôn đưa chất lượng sản phẩm lên một trong những ưu tiên hàng đầu. Áp lực về chiếm lĩnh thị phần Với một ngành có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh như sản xuất bánh kẹo, việc giữ gìn và phát triển thị phần cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Không gì có thể đảm bảo chắc chắn là thị phần không bị đối thủ chiếm lĩnh, nhất là khi các đối thủ lớn đang tiềm ẩn sẵn sàng nhảy vào khi có cơ hội. Một số doanh nghiệp là đối thủ chính của Bibica hiện nay: - Công ty Kinh Đô: hiện đang là đối thủ lớn nhất của Bibica, với sức mạnh của mình, Kinh Đô đang thống lĩnh thị phần ngành bánh kẹo Việt Nam. Các sản phẩm của K inh Đô tập trung cho phân khúc trung và cao cấp, thống lĩnh thị phần toàn thị trường có thể kể đến gồm Bánh Trung Thu (76%), bánh mì (64%), bánh mặn AFC (56%). Bánh quy ngọt chiếm 30,4% thị phần nhưng đem lại nguồn doanh thu đáng kể nhất (28%). Công ty này cũng đang đầu tư và phát triển mạnh mẽ sang các sản phẩm trong ngành thực phẩm khác (sữa và đồ lạnh, mỳ gói, dầu ăn) bên cạnh mặt hàng bánh kẹo chủ lực. - Công ty Hải Hà: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ty được thành lập từ năm 1960 tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất 2000 tấn/ năm, nay đã phát triển thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà với qui mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/ năm . Hiện công ty chủ yếu phục vụ khách hàng bình dân. Kẹo các loại là dòng sản phẩm chủ lực đóng góp khoảng 75% doanh thu cho công ty. Còn lại là bánh kem xốp, bánh quy, craker và bánh trung thu góp hơn 20%. Hải Hà đứng thứ 2 thị phần kẹo với 14% (sau Bibica) và chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu ở phân khúc sản phẩm kẹo chew, Jelly và kẹo xốp. - Công ty Hữu Nghị: đáng chú ý là bánh quy, mứt tết và bánh mỳ công nghiệp. Riêng với bánh mỳ mặn công nghiệp, Hữu Nghị là đơn vị dẫn đầu thị trường. - Công ty bánh kẹo Biscafun thuộc nhà máy đường Quảng Ngãi: được người tiêu dùng nông thôn ưa chuộng (thị trường nông thôn mang lại 60% doanh thu cho nhà máy này). Bánh kẹo chỉ đóng góp lượng nhỏ trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty Đường Quảng Ngãi (đường, mật, nước giải khát, sữa đậu nành…). Năng lực và công nghệ sản xuất: Sản phẩm Bánh mềm phủ Chocolate (Chocovina) của công ty sản xuất trên dây chuyền công nghệ và thiết bị của H àn Quốc. Dây chuyền sản xuất Chocovina đồng bộ và khép kín, áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng và nguyên tắc đảm bảo Vệ sinh An toàn Thực phẩm. Hàng năm dây chuyền Chocovina có khả năng sản xuất: 2.500 tấn sản phẩm. Sản phẩm Cookies sản xuất trên dây chuyền công nghệ Đan Mạch. Năng suất: 5.000 tấn sản Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 17/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long phẩm/năm. Sản phẩm Kẹo cứng và Kẹo mềm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đài Loan. Năng suất dây chuyền Kẹo cứng: 600 tấn/năm, năng suất dây chuyền Kẹo mềm: 2.500 tấn/năm. Sản phẩm Snack được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đ ài Loan. Năng suất: 1.500 tấn/năm. 3. Phân tích môi trường hoạt động 3.1. Vị thế cạnh tranh: Các chủng loại sản phẩm chính mà công ty Bibica: Bánh quy, bánh cookies, bánh layer cake, chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, snack, bột ngũ cốc dinh dưỡng, bánh trung thu, mạch nha… Với mục tiêu hoạt động là luôn hướng đến sức khoẻ và lợi ích của người tiêu dùng, Bibica đã hợp tác với Viện Dinh Dưỡng Việt Nam để nghiên cứu các sản phảm cho phụ nữ mang thai, trẻ em, những người bị bệnh tiểu đường hoặc béo phì. Bibica hoạt động với chính sách chất lượng “Khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động”. Bibica hiện đang chiếm 30% thị phần bánh bông lan. Các sản phẩm bánh biscuits & cookies chiếm 20% thị phần bánh khô. Bánh choco-pie và kẹo của Bibica được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Về năng lực và công nghệ sản xuất: với sản phẩm kẹo cứng và kẹo mềm Bibica sản xuất trên các dây chuyền liên tục với các thiết bị của Châu Âu. Với năng suất: 10.000 tấn/năm, Bibica là một trong những nhà sản xuất kẹo lớn nhất của Việt nam. Do được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu chất lượng cao, đặc biệt là mạch nha, nên sản phẩm kẹo cứng của Bibica có hương vị khá tốt. Sản phẩm layer cake (bánh bông lan kẹp kem) được sản xuất trên dây chuyền thiết bị của Ý: đồng bộ, khép kín, áp dụng các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với sản lượng hàng năm hơn 1500 tấn. Sản phẩm chocolate của Bibica cũng được sản xuất theo công nghệ và thiết bị của Anh. Sản lượng hàng năm khoảng 600 tấn chocolate các loại. Ngoài các sản phẩm trên, Bibica còn có các sản phẩm khác: bánh biscuit các loại, bánh cookies, bánh xốp phủ chocolate, snack các loại, kẹo dẻo... Tổng cộng hàng năm, Bibica cung cấp cho thị trường khoảng 15.000 tấn bánh kẹo các loại. Với tiềm lực như vậy, Bibica hoàn toàn có thể phát triển vị thế của mình trong ngành sản xuất bánh kẹo. 3.2. Đặc điểm khách hàng: Các mặt hàng mặt hàng bánh kẹo sản xuất trong nước đang được người dân ưa dùng nhiều hơn, chiếm khoảng 75-80% thị phần tiêu dùng. Các phong trào ủng hộ, khuyến khích dùng hàng Việt Nam được tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi đã tác động mạnh đến xu hướng tiêu dùng của nhân dân. Sự chuyển biến trong ý thức và xu hướng tiêu dùng, ủng hộ hàng trong nước cùng với các kênh phân phối ngày càng thuận tiện, sản phẩm bánh kẹo nội vì thế cũng được tiêu thụ nhiều hơn bởi chính khách hàng Việt. Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, thu nhập cao rất thích dùng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy các sản phẩm bánh kẹo nếu được hậu thuận bằng chiến lược đầu tư và khuyếch trương rầm rộ sẽ có thể nhanh chóng thâm nhập được vào thị trường trong nước . Tính phân khúc thị trường bánh kẹo trong những năm gần đây khá rõ rệt, đặc biệt nhu cầu bánh kẹo của người dân vào dịp Tết Trung thu và Nguyên đán có xu hướng tập trung vào dòng cao cấp, trong khi phân khúc bánh kẹo bình dân đang bị thu hẹp dần. Các nhóm khách hàng khác nhau thường có những yêu cầu khác nhau về sản phẩm, do đó các doanh nghiệp bánh kẹo nên sản xuất đa dạng các sản phẩm để phục vụ , ví dụ như Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 18/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long các dòng bánh chay hay bánh dành cho người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường đang là lĩnh vực các hãng tập trung nhiều. 3.3. Nhà cung cấp: Do môi trường kinh doanh ngày càng mang tính cạnh tranh nên có thể nói, doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều phương án để chọn nhà cung cấp cho mình. M ột số nhà cung cấp nguyên vật liệu mà công ty sản xuất bánh kẹo thường chọn đó là: - Nhóm bột: Uni-President VN, bột mì Bình Đông, Tapioca VN, Tiến Hưng… - Nhóm đường: công ty đường Biên Hòa - Nhóm hương liệu: ROBERTET SA, JJ DEGUSSA - Nhóm bao bì: Nhựa Thành Phú, Liksin, Tân Tiến, Mỹ Châu… 3.4. Thị trường lao động: Thị trường lao động của Việt Nam khá dồi dào đảm bảo một lực lượng lao động ổn định cho công ty hoạt động. Đối với các công ty ngành hàng tiêu dùng, đội ngũ kỹ sư, cử nhân và cán bộ quản lý là những người tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, trực tiếp đảm bảo chất lượng sản phẩm, tính đến 6/2012 công ty có khoảng 2000 nhân viên. Tuy việc xây dựng chính sách lao động của Bibica những năm đầu gặp khó khăn nhưng hiện nay đã dần đi vào ổn định. 4. Phân tích Cơ hội, nguy cơ, xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 4.1. Cơ hội: - Nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng tạo điều kiện cho công ty phát triển sản xuất - Tiềm năng thị trường lớn, cơ hội mở rộng và chiếm lĩnh thị phần - Cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài khi Việt Nam đã gia nhập WTO - Cơ hội được đổi mới công nghệ 4.2. Nguy cơ: - Cạnh tranh khốc liệt hơn do có nhiều đối thủ trên thị trường - Nguy cơ mất thị phần trong nước trước các đối thủ mạnh - Giá nguyên vật liệu nhập khẩu ngày càng có xu hướng tăng, những thay đổi về thông tư, nghị định liên quan đến nhập khẩu sẽ dễ gây tác động trực tiếp đến nguồn nguyên liệu đầu vào. - Nền kinh tế đang ở giai đoạn khủng hoảng và thiếu ổn định, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 19/43
- Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê T hành Long Phần 3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chủ đạo: Độ phủ ban đầu của Bibica chỉ là 30.000 cửa hàng, đến nay là khoảng 75.000 và mục tiêu đến cuối năm nay là 90.000 điểm bán. Bibica đã tăng trưởng khả quan. Năm 2008, doanh thu của Bibica chỉ là 579 tỉ đồng. Đến năm 2012, con số này đã tăng gần gấp đôi, đạt 1.020 tỉ đồng (Vốn điều lệ:154 tỷ). Công ty có các dây chuyền sản xuất kẹo liên tục với các thiết bị của Châu Âu. Với năng suất : 10.000 tấn/năm, dây chuyền thiết bị của ý sản xuất bánh bông lan kẹp kem với sản lượng 1500 tấn/năm, dây chuyền sản xuất bánh chocolate theo công nghệ và thiết bị của Anh với sản lượng 600 tấn/năm, Ngoài các sản phẩm trên, Công ty còn có các sản phẩm khác: bánh biscuit các loại (sản xuất trên dây chuyền thiết bị của Anh); bánh cookies (sản xuất trên dây chuyền thiết bị của Mỹ); bánh xốp phủ chocolate; snack các loại; kẹo dẻo... Tổng cộng hàng năm, Công ty cung cấp cho thị trường hơn 15.000 tấn bánh kẹo các loại. 1.2. Năng lực khác biệt: Sự hợp tác của cổ đông chiến lược Lotte (một DN bánh kẹo lớn của Hàn Quốc) đã tạo cơ hội lớn cho BBC nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ sản xuất và xây dựng thương hiệu mạnh. BBC hiện đang nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị phần bánh kẹo tại Việt Nam . Lotte hiện đang nắm giữ gần 39% cổ phần của BBC. Sự hợp tác Lotte - BBC đã tạo ra sản phẩm Lottepie, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm bánh Chocopie của O rion. 1.3. Lợi thế canh tranh bền vững: Hiện tại hệ thống phân phối của Bibica trải rộng khắp 64/64 tỉnh thành trên toàn quốc. Công ty hiện nay có trên 91 đại lý/nhà phận phối và trên 40.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc.Việc xây dựng và hoàn thiên hệ thống kênh phân phối giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế canh tranh dài hạn trên thị trường trong xu thế hội nhập khi các đối thủ cạnh tranh đang mạnh lên từng ngày và không chỉ các đối thủ trong nước mà còn là các doanh nghiệp mạnh của nước ngoài. Sự hợp tác của cổ đông chiến lược Lotte (một DN bánh kẹo lớn của Hàn Quốc) đã tạo cơ hội lớn cho BBC nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ sản xuất và xây dựng thương hiệu mạnh. BBC hiện đang nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị phần bánh kẹo tại Việt Nam . Lotte hiện đang nắm giữ gần 39% cổ phần của BBC. Sự hợp tác Lotte - BBC đã tạo ra sản phẩm Lottepie, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm bánh Chocopie của O rion. 2. Nguồn lực bên trong công ty: (phân tích các hoạt động) 2.1. Sản xuất: Máy móc thiết bị: Bibica sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo mới 100% hiện đại nhất tại Việt Nam, trong đó có nhiều dây chuyền hiện đại nhất khu vực và thế giới. Mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm là một sự phối hợp tối ưu các máy móc hiện đại vối công suất khác nhau. Về an toàn vệ sinh thực phẩm: Được thực hiện liên tục từ khâu nguyên liệu, quá trình sản xuất, đóng gói thành phẩm đến khâu bán hàng rất chặt chẽ. Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 20/43
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
59 p | 1980 | 553
-
Bài tập nhóm: Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho Samsung Electronics
57 p | 3247 | 380
-
Bài tập nhóm quản lý dự án: Dự án xây dựng quán cafe
35 p | 2859 | 368
-
Bài tập nhóm: Phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho APPLE
77 p | 2680 | 321
-
Tiểu luận nhóm môn Quản trị chiến lược
31 p | 574 | 126
-
Bài tập nhóm: Quản trị điều hành
111 p | 1083 | 107
-
Bài tập nhóm: Quản trị xung đột
11 p | 786 | 96
-
Bài Tập Nhóm: Nestlé - Chiến lược toàn cầu
18 p | 363 | 78
-
Bài tập nhóm: Quản trị chiến lược Công ty Aramark
120 p | 273 | 47
-
Bài tập nhóm: Quản trị marketing
22 p | 271 | 44
-
Bài tập nhóm quản trị kinh quốc tế: Microsoft – đặt gia công sản xuất Xbox
10 p | 226 | 34
-
Báo cáo bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược marketing của L’oréal
25 p | 89 | 30
-
Bài tập nhóm: Phân tích chiến lược kinh doanh của Masan Consumer
55 p | 84 | 30
-
Bài tập nhóm môn: Quản trị chiến lược - Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam
29 p | 138 | 21
-
Báo cáo bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược marketing của Lazada
19 p | 351 | 19
-
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược trong kinh doanh du lịch và khách sạn: Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty Du lịch Lữ hành Saigontourist
92 p | 34 | 17
-
Báo cáo bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược marketing của KFC tại thị trường Việt Nam
15 p | 44 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn