Bài tập tự luyện: Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất
lượt xem 23
download
Bài tập tự luyện: Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất được biên soạn kèm theo bài giảng "Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất" thuộc khóa học LTĐH KIT-1 môn Hóa học do thầy Vũ Khắc Ngọc biên soạn và giảng dạy. Tài liệu bao gồm 3 dạng bài học với các câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập tự luyện: Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất” thuộc Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Dạng 1: Cấu tạo và tính chất vật lý Câu 1: Nguyên tử sắt có cấu hình là: 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của sắt trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A. Ô 28 chu kì 4, phân nhóm phụ nhóm VIII. B. Ô 25, chu kì 3 phân nhóm phụ nhóm VII . C. Ô 26, chu kì 4, phân nhóm phụ nhóm VIII. D. Ô 26, chu kì 2, phân nhóm phụ nhóm VII. Câu 2: Cấu hình electron của nguyên tử hoặc ion nào dưới đây được viết đúng? A. 26Fe: [Ar] 4s13d7 B. 26Fe2+: [Ar] 4s23d4 2+ 4 2 C. 26Fe : [Ar] 3d 4s D. 26Fe3+: [Ar] 3d5 Câu 3: Nhận xét nào dưới đây là đúng: A. Hợp chất sắt (III) bền hơn hợp chất sắt (II) vì cấu hình electron của ion Fe3+ có ít electron hơn của ion Fe2+. B. Hợp chất sắt (III) bền hơn hợp chất sắt (II) vì cấu hình electron của ion Fe3+ bền hơn của ion Fe2+. C. Hợp chất sắt (III) kém bền hơn hợp chất sắt (II) vì ion Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+. D. A và B đều đúng. Câu 4: Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất vật lí của sắt: A. Kim loại nặng, khó nóng chảy. B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn. C. Dẫn điện và nhiệt tốt. D. Có tính nhiễm từ. Câu 5: Trong các kim loại sau: Cu, Al, Fe, Pb. Kim loại thường dùng làm vật liệu dẫn điện, dẫn nhiệt là: A. Cu, Fe. B. Pb, Al. C. Fe, Pb. D. Cu, Al. Dạng 2: Tính chất Hóa học và các vấn đề liên quan Câu 1: Dãy kim loại nào sau đây được sắp theo thứ tự hoạt động hoá học tăng dần? A. K, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag. B. Al, Na, Zn, Fe, Pb, Sn, Ag, Cu. C. Ag, Cu, Pb, Sn, Fe, Zn, Al, K. D. Ag, Cu, Sn, Pb, Fe, Zn, Al, K. Câu 2: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe 3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag): A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+ B. Fe3+, Fe2+, Cu2+, Ag+ C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+ D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+ (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 3: Cho các phản ứng xảy ra sau đây: (1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓ (2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑ Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là: A. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+. B. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+. + 3+ + 2+ C. Ag , Fe , H , Mn . D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 4: Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 Phát biểu đúng là: A. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+. B. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất C. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br-. D. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Câu 5: Mệnh đề không đúng là: A. Fe2+ oxi hoá được Cu. B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch. C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+. D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 6: Cho 4 kim loại: Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào đã cho tác dụng được với cả 4 dung dịch trên: A. Al. B. Fe. C. Mg. D. A, B, C đều sai. Câu 7: Để khử ion Fe trong dung dịch thành ion Fe có thể dùng một lượng dư: 3+ 2+ A. kim loại Cu. B. kim loại Ag. C. kim loại Ba. D. kim loại Mg. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 8: Phản ứng nào sau đây điều chế được Fe(NO3)3? A. Fe + HNO3 đặc nguội . B. Fe + Cu(NO3)2. C. Fe + Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2 + AgNO3. Câu 9: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag): A. Ag, Mg. B. Cu, Fe. C. Fe, Cu. D. Mg, Ag. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 10: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là: A. Fe, Cu, Ag+. B. Mg, Fe2+, Ag. C. Mg, Cu, Cu2+. D. Mg, Fe, Cu. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2009) Câu 11: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là: A. Cu và dung dịch FeCl3. B. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2. C. Fe và dung dịch CuCl2. D. Fe và dung dịch FeCl3. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 12: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là: A. Cu + dung dịch FeCl3. B. Fe + dung dịch HCl. C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl2. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 13: Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng: A. Dung dịch AgNO3. B. Dung dịch HCl và khí O2. C. Dung dịch FeCl3. D. Dung dịch HNO3. Câu 14: Một hỗn hợp gồm Ag, Cu, Fe. Để tinh chế Ag có thể dùng: A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Cu(NO3)2. C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch H2SO4 đậm đặc. Câu 15: Ngâm Cu vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch A. Sau đó ngâm sắt dư vào dung dịch A thu được dung dịch B. Chất tan trong dung dịch B gồm: A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2 Cu(NO3)2, AgNO3 . Câu 16: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là: A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 17: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất A. Fe(NO3)2 và AgNO3. B. AgNO3 và Zn(NO3)2. C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 18: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra: A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 19: Cho biết phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong pin điện hoá Fe – Cu là: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ; E0 (Fe2+/Fe) = – 0,44 V, E0 (Cu2+/Cu) = + 0,34 V. Suất điện động chuẩn của pin điện hoá Fe - Cu là: A. 1,66V. B. 0,10V. C. 0,78V. D. 0,92V. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 20: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là: A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 21: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 22: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 23: Tiến hành bốn thí nghiệm sau : - Thí nghiệm 1 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 2 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm 3 : Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3 ; - Thí nghiệm 4 : Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Câu 24: Để hoà tan cùng một lượng sắt thì số mol HCl (1) và số mol H2SO4 (2) trong dung dịch loãng cần dùng là: A. (1) bằng (2). B. (2) gấp đôi (1). C. (1) gấp đôi (2). D. (1) gấp ba (2). Câu 25: Hoà tan một lượng Fe vào dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V1 lít khí H2. Mặt khác nếu hoà tan cùng một lượng Fe trên vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra V2 lít khí SO2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa V1 và V2 là : A. V1 = 2V2. B. 2V1 = V2 . C. V1 = V2 . D. 3V1 = 2V2. Câu 26: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H 2 SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là: A. Fe2(SO4)3 và H 2 SO 4 . B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. FeSO4 và H 2 SO4 . (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 27: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X. Trong dung dịch X không thể chứa: A. Fe(NO3)2 và HNO3 . B. Chỉ có Fe(NO3)2. C. Fe(NO2)2 và Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)3 và HNO3. Câu 28: Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để thu được dung dịch chỉ chứa muối sắt (II) cần lấy: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất A. dư Fe. B. HNO3 loãng. C. dư Cu. D. dư HNO3. Câu 29: Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để thu được dung dịch có chứa muối sắt (II) cần lấy: A. dư Fe. B. HNO3 loãng. C. dư Cu. D. A và C đều đúng. Câu 30: Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa 1 chất tan duy nhất và chất rắn Y. Trong Y có chứa: A. Cả Fe và Cu đều dư. B. Chỉ có Cu dư. C. Cu dư, có thể còn Fe dư. D. Chỉ có sắt dư. Câu 31: Cho m gam hỗn hợp Fe2O3, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, khuấy kĩ sau một thời gian thấy chất rắn tan hoàn toàn, dung dịch sau phản ứng chỉ gồm 2 chất tan. Hai chất tan đó là: A. FeSO4 và CuSO4. B. FeSO4 và Fe2(SO4)3. C. Fe2(SO4)3 và H2SO4. D. Fe2(SO4)3 và CuSO4. Câu 32: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là: A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2. C. HNO3. D. Cu(NO3)2. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 33: Cho a mol Fe tác dụng với 5a mol HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO2 và dung dịch A chứa: A. Fe(NO3)2 và HNO3 . B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2 . Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H 2 SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là: A. MgSO4 và Fe2(SO4)3. B. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4. C. MgSO4 và FeSO4. D. MgSO4. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 35: Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch Z thu được kết tủa và dung dịch Z'. Dung dịch Z' chứa những ion nào sau đây: A. Cu2+, SO 24 , NH 4 , OH- B. [Cu(NH3)4]2+, SO 24 , NH 4 , OH- C. Mg2+, SO 24 , NH 4 , OH- D. Al3+, Mg2+, SO 24 , Fe3+, NH 4 , OH- Câu 36: Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là: A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Câu 37: Cho dãy các chất và ion : Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 8 . (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2011) Câu 38: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là: A. 7. B. 5. C. 4. D. 6. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 39: Trong các chất: FeCl2 , FeCl3 , Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2 , FeSO4 , Fe2(SO4)3 . Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là: A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2009) Câu 40: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 41: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất A. 3. B. 5. C. 4 D. 6. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 42: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là: A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 43: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là A. 13x - 9y. B. 46x - 18y. C. 45x - 18y. D. 23x - 9y. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 44: Hòa tan oxit FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Biết dung dịch A vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột đồng. Oxit FexOy đó là: A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe3O4. Câu 45: Cho các chất sau: dung dịch KMnO4 (1), dung dịch HCl (2), dung dịch HNO3 (3), dung dịch KOH (4), dung dịch H2SO4 loãng (5). Muối FeSO4 có thể tác dụng với các chất là: A. 1, 3, 4. B. 1, 4. C. 2, 3, 4. D. 3, 4, 5. Câu 46: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa hỗn hợp muối FeCl2, CuSO4 và AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A gồm: A. FeO, CuO, Al2O3 . B. FeO, CuO và BaSO4 . C. Fe2O3, CuO, BaSO4 . D. Fe2O3 và CuO. Câu 47: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO 3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là: A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe. D. Fe2O3. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 48: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ A. nhận 12 electron. B. nhận 13 electron. C. nhường 12 electron. D. nhường 13 electron. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 49: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không tạo ra muối Fe (II)? A. FeO + HCl . B. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng. C. FeCO3 + HNO3. D. Fe + Fe(NO3)3 . Câu 50: Phản ứng nào dưới đây tạo thành sản phẩm là muối sắt (II) ? A. FeSO4 + Ba(NO3)2 . B. Fe + HNO3 loãng. C. Fe + Cl2 . D. Fe(OH)2 + HNO3 đặc, nóng. Câu 51: Phản ứng nào dưới đây không tạo ra hợp chất Fe (III)? B. Fe OH 3 toC A. FeCl3 + NaOH. C. Fe + HCl. D. Fe(OH)2 + HNO3 . Câu 52: Phản ứng nào dưới đây không tạo ra FeO? A. Fe OH 2 o o t C t C B. FeCO3 C. Fe NO3 2 toC D. CO + Fe2O3 o o 500 C-600 C Câu 53: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng oxi hoá khử? A. Fe + 2HCl FeCl2 + H 2 B. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 C. Fe + CuCl 2 FeCl 2 + Cu D. FeS + 2HCl FeCl2 + H 2S Câu 54: Phương trình hoá học nào sau đây được viết không đúng? A. 3Fe + 2O2 toC Fe3O4 B. 2Fe + 3Cl 2 toC 2FeCl3 D. Fe + S o 2FeI3 o t C t C C. 2Fe + 3I2 FeS Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất Câu 55: Phương trình hoá học nào dưới đây viết đúng? A. 3Fe + 4H2O o > 570 C Fe3O4 + 4H2 B. Fe + H2O o > 570 C FeO + H2 C. 2Fe + 2H2O o > 570 C 2FeH2 + O2 D. 4Fe + 6H2O 4FeH3 + 3O2 o t C Câu 56: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: +B D +E +A +E +B F X Fe F D Các chất X, A, B, D, E, L lần lượt là: FeSO4 +L F + BaSO4 A. FeO, H2, Cl2, FeCl2, HCl, Ba(NO3)2. B. Fe2O3, C, HCl, FeCl2, Cl2, BaCl2. C. FeO, Al, Cl2, FeCl3, HCl, BaCl2. D. Fe3O4, CO, Cl2, FeCl3, HCl, BaCl2. Câu 57: Cho chuỗi phản ứng sau: X + Cl2 X1 +X X 2 X. + HCl X là: A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Mg. Câu 58: Cho m gam Fe tác dụng với Cl2 dư thu được m1 gam muối, còn nếu cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m2 gam muối. So sánh giá trị m1 và m2 ta có : A. m1 = m2 . B. m1 < m2. C. m1 > m2 . D. m1 = 2/3m2 . Câu 59: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là: A. Thanh sắt có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh . B. Thanh sắt có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh . C. Thanh sắt có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh. D. Thanh sắt có màu đỏ và dung dịch có màu xanh. Câu 60: Hiện tượng xảy ra khi trộn lẫn các dung dịch FeCl3 và Na2CO3 là: A. Kết tủa trắng. B. Kết tủa đỏ nâu. C. Kết tủa trắng và sủi bọt khí. D. Kết tủa đỏ nâu và sủi bọt khí . Câu 61: Để phân biệt các dung dịch sau: BaCl2, KI, Fe(NO3)2, AgNO3 và Na2CO3 có thể chỉ dùng thêm một hoá chất là: A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Ba(OH)2. C. Dung dịch H3PO4. D. Không xác định được. Câu 62: Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt NH4Cl, MgCl2, (NH4)2SO4, AlCl3, FeCl2, FeCl3, người ta có thể dùng hoá chất nào sau đây? A. dung dịch BaCl2. B. Ba (dư). C. K (dư). D. dung dịch NaOH dư. Câu 63: Có các dung dịch muối Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn. Để nhận biết các muối trên, có thể chỉ cần dùng một hoá chất duy nhất là: A. Dung dịch NaOH . B. Dung dịch Ba(OH)2. C. Dung dịch BaCl2. D. Dung dịch Ba(NO3)2. Câu 64: Để phân biệt 6 gói bột màu tương tự nhau: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp (Fe + FeO), người ta có thể dùng một trong các hoá chất nào sau đây: A. dung dịch HCl. B. dung dịch H2SO4. C. dung dịch HNO3. D. dung dịch H3PO4. Câu 65: Để nhận biết các dung dịch muối: Fe2(SO4)3, FeSO4 và FeCl3 ta có thể dùng: A. dung dịch BaCl2 . B. dung dịch BaCl2 và dung dịch NaOH. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaOH. Câu 66: Có 3 lọ đựng hỗn hợp (Fe + FeO); (Fe + Fe2O3); (FeO + Fe2O3). Để phân biệt 3 hỗn hợp này cần dùng lần lượt: A. Dùng dung dịch HCl sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được. B. Dùng dung dịch H2SO4 đậm đặc sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được. C. Dùng dung dịch HNO3 đậm đặc sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được. D. Dùng dung dịch NaOH sau đó thêm H2SO4 vào dung dịch thu được . Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất Câu 67: Để tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp Fe2O3, Al2O3, SiO2 ở dạng bột người ta có thể dùng: A. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH đặc, nóng. D. Dung dịch HNO3. Câu 68: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt: A. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng. B. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư). C. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư). D. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Dạng 3: Một số vấn đề liên quan tới điều chế - sản xuất Câu 1: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Ba, Ag, Au. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Mg, Zn, Cu. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 2: Để điều chế Fe trong công nghiệp người ta sử dụng phương pháp: A. điện phân dung dịch muối sắt B. điện phân nóng chảy muối sắt C. khử oxit sắt bằng CO hoặc H2 ở nhiệt độ cao D. dùng kim loại có tính khử mạnh để khử ion sắt trong dung dịch muối thành kim loại tự do. Câu 3: Cho kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng để lấy khí H2 khử oxit kim loại N (các phản ứng đều xảy ra). M và N lần lượt là những kim loại nào sau đây: A. Đồng và sắt. B. Bạc và đồng. C. Đồng và bạc. D. Sắt và đồng. Câu 4: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 5: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm: A. Mg, Fe, Cu. B. MgO, Fe3O4, Cu. C. MgO, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 6: Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt công thức hợp chất chính có trong quặng? A. Hematit nâu chứa Fe2O3. B. Manhetit chứa Fe3O4 . C. Xiđerit chứa FeCO3 . D. Pirit chứa FeS2 . Câu 7: Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là: A. Hematit, pirit, manhetit, xiđerit. B. Xiđerit, hematit, manhetit, pirit . C. Xiđerit, manhetit, pirit, hematit. D. Pirit, hematit, manhetit, xiđerit. Câu 8: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là: A. hematit đỏ. B. xiđerit. C. hematit nâu. D. manhetit. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 9: Thành phần nào dưới đây không cần thiết trong quá trình sản xuất gang? A. Quặng sắt có chứa 30% - 95% oxit sắt, không chứa hoặc chứa rất ít S, P. B. Than cốc (không có trong tự nhiên, phải điều chế từ than mỡ). C. Chất chảy (CaCO3 dùng để tạo xỉ xilicat). D. Gang trắng hay gang xám hoặc sắt thép phế liệu. Câu 10: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa nhiệt độ và phản ứng xảy ra trong lò cao? A. 1800oC: C + O2 CO2 B. 400oC: CO + 3Fe2O3 2Fe3O4 + CO2 C. 500oC - 600oC: CO + Fe3O4 3FeO + CO2 D. 900oC - 1000oC: CO + FeO Fe + CO2 Câu 11: Thành phần nào sau đây không phải nguyên liệu của quá trình luyện thép? Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất A. Gang, sắt thép phế liệu. B. Khí nitơ và khí hiếm . C. Chất chảy là canxi oxit. D. Dầu madut hoặc khí đốt. Câu 12: Mục đích của quá trình luyện thép là: A. Khử quặng sắt thành sắt tự do. B. Điện phân dung dịch muối sắt (III). C. Khử hợp chất của kim loại sắt thành sắt tự do. D. Oxi hoá các nguyên tố không mong muốn trong gang thành oxit rồi loại bỏ dưới dạng xỉ . Câu 13: Nguyên tắc luyện thép từ gang là: A. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép. B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao. C. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép. D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về mặt phẳng tiếp theo (Bài tập tự luyện)
2 p | 130 | 15
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về mặt phẳng (Bài tập tự luyện)
1 p | 121 | 12
-
Bài tập tự luyện: Lý thuyết về sự điện phân
0 p | 164 | 12
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất
0 p | 174 | 11
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết trọng tâm về nhôm và hợp chất
0 p | 155 | 11
-
Bài tập tự luyện: Lý thuyết trọng tâm về nhôm và hợp chất
0 p | 157 | 11
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về mặt phẳng (Hướng dẫn giải bài tập tự luyện)
4 p | 99 | 10
-
Bài tập tự luyện: Tổng quan lý thuyết mạch điện xoay chiều
0 p | 150 | 8
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về mặt phẳng tiếp theo (Hướng dẫn giải bài tập tự luyện
4 p | 116 | 8
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về đường thẳng (bài tập tự luyện)
3 p | 119 | 7
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về đường thẳng (Hướng dẫn giải bài tập tự luyện)
5 p | 106 | 6
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất
0 p | 107 | 5
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại kiềm và hợp chất
0 p | 167 | 5
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập về một số kim loại khác
0 p | 107 | 4
-
Bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập về một số kim loại khác
0 p | 105 | 4
-
Bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất
0 p | 74 | 4
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết về sự điện phân
0 p | 118 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn