Bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất
lượt xem 4
download
Các bài tập trong tài liệu "Bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất" được biên soạn kèm theo bài giảng "Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất" thuộc khóa học LTĐH KIT-1 môn Hóa học do thầy Vũ Khắc Ngọc biên soạn và giảng dạy. Tài liệu gồm có các câu hỏi trắc nghiệm được chia thành các 9 dạng khác nhau trong Hóa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG VỀ ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất” thuộc Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Dạng 1: Cấu tạo, vị trí và tính chất vật lý Câu 1: Tổng số hạt mang điện của Cu là: A. 56 B. 58 C. 60 D. 64 Câu 2: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là: A. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2. B. [Ar]3d9 và [Ar]3d3. C. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2. D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2011) Câu 3: Mệnh đề nào dưới đây không đúng? A. Nguyên tử Cu gồm 4 lớp e, mỗi lớp lần lượt có: 2e, 8e, 18e, 2e B. Trong các hợp chất, số oxi hóa phổ biến của Cu là +1 và +2 C. Đồng có thể khử FeCl3 thành FeCl2 D. Cấu hình e của ion đồng (I) là [Ar]3d10 Câu 4: Cho số thứ tự của Cu là 29. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về Cu: A. Thuộc chu kì 3, nhóm IB B. Thuộc chu kì 4, nhóm IB C. Ion Cu+ có cấu hình bão hòa D. B, C đều đúng Câu 5: Nguyên tố có độ dẫn điện tốt nhất là: A. Al B. Au C. Cu D. Ag Dạng 2: Tính chất Hóa học của Cu và các hợp chất Câu 1: Cho Cu tác dụng với từng dung dịch sau: HCl (1), HNO3 (2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6). Cu phản ứng được với các chất là: A. 2, 3, 5, 6. B. 2, 3, 5. C. 1, 2, 3. D. 2, 3. Câu 2: Với sự có mặt của oxi trong không khí, đồng bị tan trong dung dịch H2SO4 theo phản ứng là: A. Cu + H 2SO 4 CuSO 4 + H 2 . B. 2Cu + 2H 2SO 4 + O 2 2CuSO 4 + 2H 2 O C. Cu + 2H 2SO 4 CuSO 4 + SO 2 + 2H 2 O . D. 3Cu + 4H 2SO 4 + O 2 3CuSO 4 + SO 2 + 4H 2O Câu 3: Nếu để một thanh đồng nằm chìm một phần trong dung dịch H2SO4 loãng thì: A. Không xảy ra phản ứng hóa học B. Đồng sẽ bị H2SO4 oxi hóa C. Sẽ có khí H2 thoát ra D. Dung dịch sẽ có màu xanh lam Câu 4: Cho phản ứng: 2Cu + 4HCl + O2 2CuCl 2 + 2H 2 O Nhận định nào sau đây là đúng: A. HCl vừa là chất khử, vừa là môi trường B. O2 bị HCl khử tạo thành O-2 C. HCl chỉ là môi trường D. O2 vừa đóng vai trò chất xúc tác, vừa là chất oxi hóa Câu 5: Có một cốc đựng dung dịch HCl, nhúng một lá Cu vào, quan sát bằng mắt thường không có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày, dung dịch trong cốc dần chuyển sang màu xanh, lá Cu có thể bị đứt ở chỗ tiếp xúc với bề mặt thoáng của cốc axit. Nguyên nhân của hiện tượng này là: A. Cu tác dụng chậm với axit HCl B. Cu tác dụng với HCl có mặt của O2 trong không khí Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất C. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa D. Cu bị thụ động trong môi trường axit Câu 6: Tổng hệ số cân bằng (tối giản) của phương trình phản ứng khi cho Cu + HNO3 đặc là: A. 8 B. 10 C. 12 D. 9 Câu 7: Một hợp kim gồm: Ag, Zn, Fe, Cu. Hợp kim trên tan hoàn toàn trong: A. dung dịch NaOH B. dung dịch HCl C. dung dịch H2SO4 đặc, nguội D. dung dịch HNO3 đặc Câu 8: Cho Cu2S tan trong dung dịch HNO3 loãng. Biết sau phản ứng không dư axit và khí sinh ra không màu hóa nâu trong không khí. Các sản phẩm thu được sau phản ứng là: A. Cu(NO3)2, H2SO4, NO, H2O B. Cu(NO3)2, H2SO4, N2O, H2O C. Cu(NO3)2, H2SO4, NO2, H2O D. Cu(NO3)2, CuSO4, NO, H2O Câu 9: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là: A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2. C. HNO3. D. Cu(NO3)2. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 10: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là: A. chất oxi hoá. B. môi trường. C. chất khử. D. chất xúc tác. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 11: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là: A. amophot. B. ure. C. natri nitrat. D. amoni nitrat. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 12: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hóa: Zn-Cu là 1,1V; Cu-Ag là 0,46V. Biết thế điện cực chuẩn EAg0 / Ag 0,8V . Thế điện cực chuẩn EZn 0 2 / Zn 0 và ECu 2 / Cu có giá trị lần lượt là A. +1,56V và +0,64V B. – 1,46V và – 0,34V C. – 0,76V và + 0,34V D. – 1,56V và +0,64V (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 13: Cho các thế điện cực chuẩn: EoAl3+ /Al = -1,66V; EoZn2+ /Zn = -0,76V; EoPb2+ /Pb = -0,13V; EoCu2+ /Cu = +0,34V. Trong các pin sau đây, pin nào có suất điện động lớn nhất: A. Pin Zn – Cu. B. Pin Zn – Pb. C. Pin Al – Zn. D. Pin Pb – Cu. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) Câu 14: Cho suất điện động chuẩn E0 của các pin điện hoá : E0(Cu-X) = 0,46V, E0(Y-Cu) = 1,1V; E0(Z- Cu) = 0,47V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là: A. Y, Z, Cu, X. B. Z, Y, Cu, X. C. X, Cu, Z, Y. D. X, Cu, Y, Z. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Câu 15: Cho biết phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong pin điện hoá Fe – Cu là: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ; E0 (Fe2+/Fe) = – 0,44 V, E0 (Cu2+/Cu) = + 0,34 V. Suất điện động chuẩn của pin điện hoá Fe - Cu là: A. 1,66V. B. 0,10V. C. 0,78V. D. 0,92V. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 16: Cho những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau: Al-Fe, Cu-Zn trong dung dịch chất điện ly. Những kim loại bị ăn mòn điện hóa là: A. Al; Cu B. Al; Zn C. Fe; Zn D. Fe; Cu Câu 17: Tiến hành bốn thí nghiệm sau : - Thí nghiệm 1 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 2 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm 3 : Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3 ; - Thí nghiệm 4 : Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Câu 18: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 19: Cho các phản ứng sau: 1. Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu . 3. Cu + Fe2+ Cu 2+ + Fe . 2. Cu + Pt 2+ Cu 2+ + Pt . 4. Pt + 2H + Pt 2+ + H2 . Các phản ứng có thể xảy ra theo chiều thuận là: A. (1), (2). B. (3), (4). C. (1),(2),(3). D. (2), (3). Câu 20: Cho 4 ion: Al , Cu , Zn , Pt . Các ion có tính oxi hóa mạnh hơn Pb2+ là: 3+ 2+ 2+ 2+ A. Al3+, Zn2+ B. Al3+ C. Cu2+, Pt2+ D. Pt2+ Câu 21: Cho 4 kim loại: Ni, Cu, Fe, Ag và 4 dung dịch muối: AgNO3, CuCl2, NiSO4, Fe2(SO4)3. Kim loại có thể khử được cả 4 dung dịch muối đó là: A. Fe B. Cu C. Ni D. Ag Câu 22: Cho hỗn hợp Cu, Fe, Al. Hóa chất có thể giúp thu được Cu với lượng không đổi là: A. HCl B. CuSO4 C. NaOH D. Fe(NO3)3 2+ 2+ 2+ + Câu 23: Từ các cặp oxi hóa khử: Fe /Fe, Mg /Mg, Cu /Cu, Ag /Ag, số pin điện hóa có thể lập được tối đa là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 24: Trong pin điện hóa Ag-Cu thì: A. Ag là cực dương B. Dòng e dịch chuyển từ Cu sang Ag C. Quá trình khử ion xảy ra ở cực Cu D. Quá trình oxi hóa xảy ra ở cực Cu Câu 25: Trong pin điện hóa Zn-Cu, quá trình khử trong pin là: A. Cu→ Cu2+ + 2e. B. Zn→ Zn2+ + 2e. C. Zn2 + 2e→ Zn. D. Cu2+ + 2e→ Cu. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 26: Trường hợp xảy ra phản ứng là: A. Cu + Pb(NO3)2 (loãng) B. Cu + HCl (loãng) C. Cu + HCl (loãng) + O2 D. Cu + H2SO4 (loãng) (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 27: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng: A. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng. B. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng. C. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm. D. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 28: Hỗn hợp A gồm 3 kim loại: Cu, X, Fe. Để tách rời kim loại X ra khỏi hỗn hợp A mà không làm thay đổi khối lượng X, có thể dùng 1 hóa chất duy nhất là muối sắt (III) nitrat. Vậy X là: A. Ag B. Pb C. Zn D. Al Câu 29: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là: A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 30: Lắc m gam bột Fe với dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn B và dung dịch C, cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2 hiđroxit kim loại. Vậy 2 hiđroxit đó là: A. AgOH và Cu(OH)2 B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2 C. Fe(OH)3 và Cu(OH)2 D. B hoặc C đều đúng Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất Câu 31: Dung dịch A chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2. Cho bột Fe vào A, sau khi phản ứng xong, lọc tách được dung dịch A1 và chất rắn B1. Cho tiếp 1 lượng Mg vào A1, kết thúc phản ứng, lọc tách kết tủa thu được dung dịch A2 và chất rắn B2 gồm 2 kim loại. Cho B2 vào dung dịch HCl thấy không có hiện tượng gì. Dung dịch A2 tác dụng với xút dư thu được 3 hiđroxit kết tủa. Thành phần của chất rắn B1 và các ion trong dung dịch A2 là: A. (Ag, Fe) và (Mg2+, Fe2+, Cu2+) B. (Ag, Fe) và (Mg2+, Fe3+, Cu2+) 2+ 2+ 2+ C. Ag và (Mg , Fe , Cu ) D. Ag và (Mg2+, Fe3+, Cu2+) Câu 32: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 33: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm: A. Mg, Fe, Cu. B. MgO, Fe3O4, Cu. C. MgO, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 34: Ion OH- có thể phản ứng với ion nào sau đây: A. H+, NH4+, HCO3- B. Cu2+, Mg2+, Al3+ 3+ - 2+ C. Fe , HSO4 , Zn D. Cả A, B, C đều đúng Câu 35: Dung dịch chứa ion H+ có thể phản ứng với dung dịch chứa các ion hay phản ứng với các chất rắn nào sau đây? A. CaCO3, Na2SO3, Cu(OH)2 B. NaCl, CuO, Fe(OH)2 C. KOH, KNO3, CaCl2 D. NaHCO3, KCl, FeO Câu 36: Cho các dung dịch: HCl, NaOH, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là: A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 37: NH3 có thể tác dụng với các chất nào sau đây (trong điều kiện thích hợp)? A. HCl, KOH, N2, O2, P2O5 B. HCl, CuCl2, Cl2, CuO, O2 C. H2S, Cl2, AgCl, H2, Ca(OH)2 D. CuSO4, K2CO3, FeO, HNO3, CaO Câu 38: Phương trình phản ứng nào dưới đây không đúng: A. Cu OH2 + 2NaOHđ Na2CuO2 + 2H2O B. Na 2 S + CuCl 2 2NaCl + CuS C. Cu + 2AgNO3 Cu NO3 2 + 2Ag D. CuS + HCl CuCl2 + H2 S Câu 39: Cho khí H2S lội chậm cho đến dư qua hỗn hợp gồm FeCl3, AlCl3, NH4Cl, CuCl2 thu được kết tủa X. Thành phần của X là: A. FeS, CuS B. FeS, Al2S3, CuS C. CuS D. CuS, S Câu 40: Sục một dòng khí H2S vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa đen. Kết luận nào dưới đây là đúng? A. axit H2SO4 yếu hơn axit H2S B. CuS không tan trong axit H2SO4 C. Xảy ra phản ứng oxi hóa khử D. Nguyên nhân khác Câu 41: Nhận định nào dưới đây không đúng: A. hỗn hợp Na2O và Al2O3 có thể tan trong nước B. hỗn hợp KNO3 và Cu có thể tan hết trong dung dịch NaHSO4 C. hỗn hợp Fe2O3 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl D. hỗn hợp FeS và CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl Câu 42: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch: A. NaOH (dư) B. HCl (dư) C. AgNO3 (dư) D. NH3 (dư) (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Câu 43: Trong quá trình điện phân dung dịch CuCl2, nước có vai trò gì sau đây: A. dẫn điện B. phân li phân tử CuCl2 thành ion C. xúc tác D. Chất nhận electron Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất Câu 44: Vai trò của nước khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 là: A. dẫn điện B. chất khử C. phân li ion D. cả B, C Câu 45: Khi điện phân dung dịch CuSO4, ở anot xảy ra quá trình: 1 H2 O 2H + + O2 + 2e 2 như vậy anot được làm bằng: A. Zn B. Cu C. Ni D. Pt Câu 46: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot Cu nhận thấy màu xanh của dung dịch không thay đổi. Nguyên nhân của hiện tượng này là: A. sự điện phân không xảy ra B. thực chất là điện phân nước C. Cu vừa tạo ra ở catot lại tan ngay D. Lượng Cu bám vào catot bằng lượng Cu tan ra ở anot Câu 47: Khi điện phân hỗn hợp dung dịch NaCl và CuSO4, nếu dung dịch sau khi điện phân hòa tan được Al2O3 thì chứng tỏ: A. NaCl dư B. NaCl dư hoặc CuSO4 dư C. CuSO4 dư D. NaCl và CuSO4 bị điện phân hết. Câu 48: Khi nhiệt phân CuCO3.Cu(OH)2 đến khối lượng không đổi thì sản phẩm rắn tạo ra là: A. CuCO3, Cu(OH)2 B. CuO C. Cu D. CuCO3 hoặc Cu(OH)2 Câu 49: Dãy gồm các muối nitrat khi nhiệt phân đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí NO2 và O2 là: A. Cu(NO3)2; LiNO3; KNO3; Mg(NO3)2 B. Hg(NO3)2; AgNO3; NaNO3; Ca(NO3)2 C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2; Mg(NO3)2; Fe(NO3)3 D. Zn(NO3)2; KNO3; Pb(NO3)2; Fe(NO3)2 Câu 50: Có 4 ống nghiệm đựng 4 lọ mất nhãn: NaCl, KNO3, Pb(NO3), CuSO4. Thứ tự tiến hành để nhận biết 4 dung dịch trên là: A. dung dịch Na2S và dung dịch AgNO3 B. dung dịch Na2S và dung dịch NaOH C. khí H2S và dung dịch AgNO3 D. A và C đều được Câu 51: Mệnh đề nào dưới đây là đúng nhất: A. Cu không bị oxi hóa bởi Br2 B. CuO tác dụng với Cu ở nhiệt độ cao tạo Cu2O C. S có thể oxi hóa Cu lên Cu+ D. Không tồn tại hợp chất CuCl Câu 52: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ metylamin vào dung dịch CuSO4 là: A. không có hiện tượng gì B. xuất hiện kết tủa xanh lam C. xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó kết tủa tan ra D. xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó kết tủa hóa nâu đỏ trong không khí Câu 53: Hiện tượng xảy ra khi cho H2 qua bình đựng CuO là: A. CuO chuyển từ màu đen sang màu đỏ B. CuO chuyển từ màu đỏ sang màu đen C. Có khí thoát ra làm đục nước vôi trong D. Không có hiện tượng gì Câu 54: Khi cho CO dư vào bình đựng CuO nung nóng thì có hiện tượng là: A. Chất rắn từ màu đỏ chuyển sang màu đen B. Chất rắn từ màu đen chuyển sang màu đỏ C. Chất rắn từ màu trắng chuyển sang màu đen D. Chất rắn từ màu trắng chuyển sang màu đỏ Câu 55: Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử? A. CrO3, FeO, CrCl3, Cu2O B. Fe2O3, Cu2O, CrO, FeCl2 C. Fe2O3, Cu2O, Cr2O3, FeCl2 D. Fe3O4, Cu2O, CrO, FeCl2 Câu 56: Cho các chất: CuS, Cu2S, CuO, Cu2O. 2 chất có phần trăm khối lượng Cu bằng nhau là: A. Cu2S và Cu2O B. CuS và CuO C. Cu2S và CuO D. CuS và Cu2O Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất Câu 57: Cho các mệnh đề: 1. Cu2O vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. 2. CuO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. 3. Cu(OH)2 là hợp chất có tính lưỡng tính nhưng tính bazơ trội hơn. 4. CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn trong dầu hoả (dầu hôi) hoặc xăng. 5. CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3. Các mệnh đề không đúng là: A. 1, 3, 4 B. 2, 5 C. 3, 5 D. 1, 3, 5 Câu 58: Mệnh đề nào dưới đây không đúng: Khi nung nóng hỗn hợp CuO, NH4Cl thì hỗn hợp sản phẩm khí A. Làm đổi màu giấy quỳ ẩm B. Làm xanh CuSO4 khan C. Tác dụng với NaOH chỉ tạo 1 muối duy nhất D. Làm mất màu dung dịch nước Brom Câu 59: X là chất có màu xanh lục nhạt, tan tốt trong nước và có phản ứng axit yếu. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch NH3 dư thì mới đầu có kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch có màu xanh đậm. Cho H2S lội qua dung dịch X đã được axit hóa bằng axit HCl thấy có kết tủa đen xuất hiện. Mặt khác, cho BaCl2 vào dung dịch X được kết tủa trắng không tan trong axit dư. Công thức của muối X là: A. NiSO4 B. CuSO4 C. CuSO4.5H2O D. CuCl2 Dạng 3: Điều chế và ứng dụng Câu 1: CuFeS2 là thành phần chính của quặng có tên là: A. Halcopirit B. Boxit C. Bonit D. Malachit Câu 2: Cho các phản ứng: (1) Cu 2O + Cu 2S to (2) Cu NO3 2 to (3) CuO + CO o o t t (4) CuO + NH3 Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa quặng đồng thành đồng: + O , t0 + O , t0 + X, t 0 CuFeS2 2 X 2 Y Cu Hai chất X, Y lần lượt là: A. Cu2O, CuO B. CuS, CuO C. Cu2S, CuO D. Cu2S, Cu2O (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 4: Thuốc thử có thể dùng để phát hiện vết nước trong dầu hỏa, benzen là: A. NaOH khan B. CuSO4 khan C. CuSO4.5H2O D. Cả A và B Câu 5: Hợp kim Cu – Zn (Zn 45%) được gọi là: A. Đồng thau B. Đồng bạch C. Đồng thanh D. Vàng tây Câu 6: Vàng tây là hợp kim của Au và: A. Cu B. Al C. Ag D. A và C Câu 7: Đồng bạch là hợp kim của đồng với: A. Zn B. Sn C. Ni D. Au Câu 8: Hợp kim nào dưới đây chứa nhiều đồng nhất? A. Đồng thau B. Đồng bạch C. Vàng 9 cara D. Lượng đồng như nhau Câu 9: Nước Svayde là sản phẩm thu được khi cho: A. CuO vào dung dịch HNO3 B. Cu vào dung dịch NH3 C. Cu(OH)2 vào dung dịch NH3 D. Cu(OH)2 vào dung dịch NaOH Câu 10: Trên thế giới, ngành kinh tế sử dụng nhiều đồng nhất là: A. Kiến trúc, xây dựng B. Công nghiệp điện C. Máy móc công nghiệp D. Các ngành khác Câu 11: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng này có công thức là: A. Cu(OH)2 .CuCO3. B. CuCO3. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất C. Cu2O. D. CuO. Dạng 4: Kim loại tác dụng với HNO3 Câu 1: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO): A. 0,8 lít. B. 1,0 lít. C. 0,6 lít. D. 1,2 lít. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Câu 2: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 7,32 gam gồm 5,4 gam Ag và còn lại là Cu và dung dịch HNO 3 thu đựơc hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỷ lệ số mol tương ứng là 2:3. Thể tích hỗn hợp khí X ở đktc là: A. 2,737 lít B. 1,369 lít C. 2,224 lít D. 3,3737 lít Câu 3: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Khí NO thu được đem oxi hoá thàng NO2 rồi cho hấp thụ vào nước có sục khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Giả sử hiệu suất của quá trình là 100%. Thể tích O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là: A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít Câu 4: Cho 2,72 gam hỗn hợp Cu và CuO hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 loãng, thấy thoát ra 448 ml (đktc) một khí không tan trong nước. Cũng một lượng Cu và CuO như vậy nếu hòa tan trong V ml dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml), đun nóng thì giá trị tối thiểu của V là: A. 4,2 B. 3,8 C. 5,4 D. 4,4 Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là: A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 6: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là: A. 0,746. B. 0,672. C. 0,448. D. 1,792. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 7: Thực hiện hai thí nghiệm: 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO. 2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là: A. V2 = 1,5V1. B. V2 = 2V1. C. V2 = 2,5V1. D. V2 = V1. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 8: Cho 2 thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: cho 32 gam Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 3M thu được V1 lit khi NO2 duy nhất. - Thí nghiệm 2: cho 32 gam Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 3M và HCl 1M thu được V2 lit khí NO2 duy nhất. Biết các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là: A. V1 = V2 B. V1 = 2V2 C. 4V1 = 3V2 D. 3V1 = 4V2 Câu 9: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 151,5. B. 137,1. C. 97,5. D. 108,9. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) Câu 10: Cho 4,32 gam hỗn hợp bột gồm 2 kim loại tác dụng với H2SO4 loãng dư được 2,688 lít khí (đktc) và thấy khối lượng kim loại giảm đi một nửa. Phần kim loại còn lại đem hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thấy tạo ra 224 ml khí mùi hắc (ở 0oC và 2 atm). Hai kim loại đó là: A. Al và Cu B. Al và Ag C. Fe và Cu D. Fe và Ag Câu 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là: A. 12,3. B. 15,6. C. 10,5. D. 11,5. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là: A. 21,95% và 2,25. B. 78,05% và 2,25. C. 21,95% và 0,78. D. 78,05% và 0,78. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) Câu 13: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là A. 1,92. B. 0,64. C. 3,84. D. 3,20. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 14: Hoà tan 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm vào 500 ml dung dịch HCl 2M vào. Kết thúc phản ứng thu đựơc dung dịch X và khí NO duy nhất. Thể tích (ml) dung dịch NaOH 1M cần thêm vào dung dịch X để kết tủa hết ion Cu2+ là: A. 600 B. 800 C. 530 D. 400 Câu 15: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H 2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là: A. 240. B. 120. C. 360. D. 400. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 16: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là: A. 10,8 và 4,48. B. 10,8 và 2,24. C. 17,8 và 2,24. D. 17,8 và 4,48. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) Dạng 5: Kim loại tác dụng với dung dịch muối Câu 1: Cho 8 gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3, sau 1 thời gian lọc được dung dịch A và 9,52 gam chất rắn. Nồng độ CM của dung dịch AgNO3 ban đầu là: A. 0,2M B. 0,25M C. 0,35M D. 0,1M Câu 2: Nhúng một tấm Fe có khối lượng 10 gam vào dung dịch CuCl2, sau một thời gian phản ứng khối lượng tấm kim loại tăng lên so với ban đầu là 0,75 gam. Hàm lượng Fe trong tấm sắt sau phản ứng là: A. 100% B. 47,5% C. 95,09% D. 62,5% Câu 3: Nhúng một thanh graphit phủ một kim loại A hóa trị II vào dung dịch CuSO 4 dư. Sau phản ứng, thanh graphit giảm 0,04 gam. Tiếp tục nhúng thanh này vào dung dịch AgNO3 dư, tới khi phản ứng kết thúc thì khối lượng giảm 6,08 gam (so với sau khi nhúng vào CuSO4). Kim loại A là: A. Ca B. Cd C. Zn D. Cu Câu 4: Cho 2 thanh kim loại M có hóa trị II và có khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh I vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh II vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau cùng một thời gian, khối lượng thanh I giảm 0,2% và thanh II tăng 28,4% so với thanh kim loại đầu. Coi số mol của Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 trong 2 dung dịch giảm như nhau. Kim loại M là: A. Zn B. Fe C. Mg D. Cd Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên? A. 2. B. 1,2. C. 1,5. D. 1,8. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 6: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,2M thu được dung dịch chứa 2 ion kim loại và chất rắn có khối lượng (m + 1,6) gam. Giá trị của m là: A. 0,28 gam B. 2,8 gam C. 0,56 gam D. 0,59 gam Câu 7: Cho 1 đinh Fe vào 1 lit dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A với màu xanh đã nhạt một phần và chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh Fe ban đầu là 10,4 gam. Khối lượng của đinh Fe ban đầu là: A. 11,2 gam B. 5,6 gam C. 16,8 gam D. 8,96 gam Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất Câu 8: Cho 2,24 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. Khối lượng của chất rắn A là: A. 3,32 gam B. 0,84 gam C. 4,48 gam D. 0,48 gam Câu 9: Có 2 học sinh cùng làm thí nghiệm với dung dịch X chứa AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,01M. - Học sinh A cho m gam Mg vào 200 ml dung dịch X thu được 5 gam chất rắn và dung dịch Y. - Học sinh B cho vào 200 ml dung dịch X 0,78 gam kim loại M (đứng trước Cu trong dãy điện hóa và có hóa trị II trong hợp chất) thu được 2,592 gam chất rắn và dung dịch Z. Giá trị của m: A. 2,2 B. 3,6 C. 2,04 D. 1,632 Câu 10: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là: A. 1,40 gam. B. 2,16 gam. C. 0,84 gam. D. 1,72 gam. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) Câu 11: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là: A. 90,27%. B. 12,67%. C. 85,30%. D. 82,20%. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 12: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là: A. 13,1 gam. B. 14,1 gam. C. 17,0 gam. D. 19,5 gam. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Câu 13: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là: A. 8,10 và 5,43. B. 1,08 và 5,43. C. 0,54 và 5,16. D. 1,08 và 5,16. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2009) Dạng 6: Điện phân dung dịch muối Câu 1: Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cường độ dòng điện 9,65A đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại, thời gian điện phân là 40 phút. Khối lượng Cu sinh ra ở catot là: A. 7,68 gam B. 8,67 gam C. 6,4 gam D. 3,2 gam Câu 2: Sau 1 thời gian điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 thu được 1,344 lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Ngâm thanh Al đã đánh sạch vào dung dịch sau điện phân. Phản ứng xong thấy khối lượng thanh Al tăng 6,12 gam. Nồng độ của dung dịch CuSO4 ban đầu là: A. 0,553M B. 0,6M C. 0,506M D. 0,46M Câu 3: Điện phân dung dịch X chứa 0,4 mol M(NO3)2 và 1 mol NaNO3 với điện cực trơ trong thời gian 48 phút 15 giây thu được 11,52 gam kim loại M và 2,016 lít khí (đktc) tại anot. Kim loại M là: A. Mg B. Zn C. Ni D. Cu Câu 4: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là (cho Cu = 64): A. 0,15M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,05M. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 5: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là: A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) Câu 6: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là: A. 2b = a B. b < 2a C. b = 2a D. b > 2a (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 9 -
- Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất Câu 7: Trộn 47 gam Cu(NO3)2 với 17 gam AgNO3 và 155,6 gam nước được dung dịch A. Điện phân dung dịch A cho đến khi khối lượng dung dịch giảm 19,6 gam. Nồng độ của Cu(NO3)2 còn lại sau điện phân là: A. 13,35% B. 13,55% C. 13,75% D. 14,1% Dạng 7: Phản ứng nhiệt luyện Câu 1: Cho luồng khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Thể tích dung dịch H2SO4 2M tối thiểu để hoà tan hết m gam hỗn hợp X là: A. 150 ml B. 200 ml C. 250 ml D. 100 ml Câu 2: Cho 1 luồng khí CO dư qua ống đựng a gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được 1,16 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khí thoát ra cho vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 2,5 gam kết tủa trắng. Giá trị của a là: A. 3,12 gam B. 1,56 gam C. 2,56 gam D. 1,65 gam Câu 3: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 1,120. B. 0,896. C. 0,448. D. 0,224. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 4: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là: A. 0,112. B. 0,560. C. 0,224. D. 0,448. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 5: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là: A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Dạng 8: Phản ứng nhiệt phân muối nitrat Câu 1: Nung nóng m gam Cu(NO3)2 sau 1 thời gian dừng lại, làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là: A. 0,5 gam B. 0,49 gam C. 0,94 gam D. 9,4 gam Câu 2: Cho 31,6 gam hỗn hợp Cu và Cu(NO3)2 vào 1 bình kín không chứa không khí rồi nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy lượng chất rắn giảm 9,2 gam so với ban đầu. Cho chất rắn này tác dụng với HNO3 thấy có NO thoát ra. Khối lượng Cu trong hỗn hợp đầu là: A. 18,8 B. 12,8 C. 11,6 D. 15,7 Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 8,60 gam. B. 20,50 gam. C. 11,28 gam. D. 9,40 gam. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 4: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Dạng 9: Một số bài tập khác Câu 1: Hòa tan a gam muối M2(CO3)n bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 15,09%. Công thức của muối cacbonat đã cho là: A. FeCO3 B. MgCO3 C. CuCO3 D. CaCO3 Câu 2: Trong công nghiệp sản xuất Cu. Khi nung quặng pirit đồng trong không khí xảy ra phản ứng: 2CuFeS 2 + 4O2 Cu 2 S + 2FeO + 3SO2 Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1 tấn quặng pirit đồng là: A. 121,75.104 lít B. 194,78104 lít C. 40,695.104 lít D. 243,48.104 lít Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 10 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập tự luyện: Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất
0 p | 181 | 23
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về mặt phẳng tiếp theo (Bài tập tự luyện)
2 p | 130 | 15
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về mặt phẳng (Bài tập tự luyện)
1 p | 121 | 12
-
Bài tập tự luyện: Lý thuyết về sự điện phân
0 p | 164 | 12
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết trọng tâm về sắt và hợp chất
0 p | 174 | 11
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết trọng tâm về nhôm và hợp chất
0 p | 155 | 11
-
Bài tập tự luyện: Lý thuyết trọng tâm về nhôm và hợp chất
0 p | 157 | 11
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về mặt phẳng (Hướng dẫn giải bài tập tự luyện)
4 p | 99 | 10
-
Bài tập tự luyện: Tổng quan lý thuyết mạch điện xoay chiều
0 p | 150 | 8
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về mặt phẳng tiếp theo (Hướng dẫn giải bài tập tự luyện
4 p | 116 | 8
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về đường thẳng (bài tập tự luyện)
3 p | 119 | 7
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Lý thuyết cơ sở về đường thẳng (Hướng dẫn giải bài tập tự luyện)
5 p | 106 | 6
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập đặc trưng về đồng và hợp chất
0 p | 107 | 5
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại kiềm và hợp chất
0 p | 167 | 5
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập về một số kim loại khác
0 p | 107 | 4
-
Bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập về một số kim loại khác
0 p | 105 | 4
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết về sự điện phân
0 p | 118 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn