Bài tập tự luyện: Một số bài toán về hiện tượng quang điện
lượt xem 4
download
Xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 12 chuẩn bị ôn luyện thi Đại học, Cao đẳng "Bài tập tự luyện: Một số bài toán về hiện tượng quang điện" do thầy Đoàn Công Thạo biên soạn và giảng dạy với 20 câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập tự luyện: Một số bài toán về hiện tượng quang điện
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Bài toán về hiện tượng quang điện. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: ĐOÀN CÔNG THẠO Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Một số bài toán về hiện tượng quang điện“ thuộc khóa học LTĐH KIT-1 : Môn Vật lí (Thầy Đoàn Công Thạo) website Hocmai.vn. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Một số bài toán về hiện tượng quang điện“ kết hợp nghiên cứu cùng các tài liệu bài giảng đính kèm; sau đó làm đầy đủ các bài tập tự luyện trong tài liệu này. Bài 1: Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì: A. Tấm kẽm mất dần điện dương. B. Tấm kẽm mất dần điện âm. C. Tấm kẽm trở nên trung hòa về điện. D. Điện tích âm của tấm kẽm không đổi. Bài 2: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là: A. Bước sóng của ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại. B. Công thoát của các e ở bề mặt kim loại đó. C. Bước sóng giới hạn của ánh sáng kích thích để gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại đó. D. Hiệu điện thế hãm. Bài 3: Để gây ra được hiện tượng quang điện,bức xạ dọi vào kim loại phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây: A. Tần số lớn hơn giới hạn quang điện. B. Tần số nhỏ hơn giới hạn quang điện. C. Bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện. D. Bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện. Bài 4: Chọn câu đúng: A. Khi tăng cường độ của chùm ánh sáng kích thích lên hai lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên hai lần. B. Khi tăng bước sóng của chùm sáng kích thích lên hai lần thì cường độ dòng quanng điện tăng lên hai lần. C. Khi giảm bước sóng của chùm sáng kích thích xuống hai lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên ai lần. D. Khi ánh sáng kích thích gây ra được hiện tượng quang điện,nếu giảm bước sóng của chùm bức xạ thì động năng ban đầu cực đai của e quang điện tăng lên. Bài 5: Giới hạn quang điện của kẽm là 0,350m, của đồng là 0,300m. Nếu lần lượt chiếu bức xạ có bước sóng 0,320m vào một tấm kẽm tích điện dương và một tấm đồng tích điện âm đặt cô lập thì: A. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng vẫn tích điện âm như trước B. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng dần trở nên trung hoà về điện. C. Điện tích dương của tấm kẽm càng lớn dần, tấm đồng sẽ mất dần điện tích âm; D. Tấm kẽm và tấm đồng đều dần trở nên trung hoà về điện; Bài 6: Hiệu điện thế hãm của một tế bào quang điện là 3 V. Đặt vào hai đầu anot (A) và catot (K) của tế bào quang điện trên một điện áp xoay chiều: uAK = 6 cos ( 100t ) (V). Khoảng thời gian dòng điện chạy 3 trong tế bào này trong 2 phút đầu tiên là: A. 60s. B. 70s. C. 80s. D. 90s Bài 7: Nguồn sáng thứ nhất có công suất P1 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1 450nm . Nguồn sáng thứ hai có công suất P2 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 2 0, 60 m . Trong cùng một khoảng thời gian, tỉ số giữa số photon mà nguồn thứ nhất phát ra so với số photon mà nguồn thứ hai phát ra là 3:1. Tỉ số P1 và P2 là: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Bài toán về hiện tượng quang điện. A. 4. B. 9/4 C. 4/3. D. 3. Bài 8: chiếu bức xạ có tần số f1 vào quả cầu kim laoij đặt cô lập thì xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu là V1 và động năng ban đầu cực đại của electron quang điện đúng bằng một phần ba công thoát của kim loại. chiếu tiếp bức xạ có tần số f2=f1+f vào quả cầu kim loại đó thì điện thế cực đại của quả là 7V1. hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số f vào quả cầu kim loại trên (đang trung hòa điện) thì điện thế cực đại của quả cầu là: A.3V1 B.6 V1 C.9 V1 D.12 V1 -19 Bài 9: Công thoát electron của một kim loại là 7,64.10 J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng 1 = 0,18 m, 2 = 0,21 m và 3 = 0,25 m. Lấy h = 6,625.10-34 Js, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó? A. Hai bức xạ (1 và 2). B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên. C. Cả ba bức xạ (1, 2 và 3). D. Chỉ có bức xạ 1. Bài 10: Chiếu bức xạ có bước sóng 0,405m vào một tấm kim loại thì các quang electron có vận tốc ban đầu cực đại là v1. Thay bức xạ khác có tần số 16.1014 Hz thì vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron là v2 = 2v1. Công thoát electron của kim loại: A. 3.10-19J B. 6.10-19J C. 9.10-19J D. 2.10-19J Bài 11: Catot của tế bào quang điện làm bằng đồng, công thoát khỏi đồng là 4,47eV.Cho biết: h = 6,625.10- 34 (J.s) ; c = 3.108 (m/s) ; e = 1,6.10-19 (C).Chiếu đồng thời 2 bức xạ điện từ có bước sóng λ1 = 0,210 (μm) và λ2 = 0,320 (μm) vào catot của tế bào quang điện trên, phải đặt hiệu thế hãm bằng bao nhiêu để triệt tiêu hoàn toàn dòng quang điện: A. 1.446V B. 1,124V C. 1,14V D. 1,25V Bài 12: Khi chiếu lần lượt hai bức xạ có bước sóng 0,25 m và 0,3 m vào một tấm kim loại thì vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện lần lượt là 7,31.10 5 m/s và 4,93.105 m/s.giới hạn quang điện của tấm kim loại là(µm): A. 0,24 B. 3,6 C. 0,36 D. 0,48 Bài 13: Kim loại làm catốt của tế bào quang điện có công thoát A= 3,45eV. Khi chiếu vào 4 bức xạ điện từ có 1= 0,25 µm, 2= 0,4 µm, 3= 0,56 µm, 4= 0,2 µm thì bức xạ nào xảy ra hiện tượng quang điện: A. 3, 2 B. 1, 4 C. 1, 2, 4 D.cả 4 bức xạ trên Bài 14: Bước sóng dài nhất để bứt được electrôn ra khỏi 2 kim loại a và b lần lượt là 3nm và 4,5nm. Công thoát tương ứng là A1 và A2 sẽ là : A. A2 = 2 A1. B. A1 = 1,5 A2 C. A2 = 1,5 A1. D. A1 = 2A2 Bài 15: Giới hạn quang điện của kim loại là λ0. Chiếu vào catôt của tế bào quang điện lần lượt hai bức xạ có bước sóng λ1= 0 và λ2= 0 . Gọi U1 và U2 là điện áp hãm tương ứng để triệt tiêu dòng quang điện thì 2 3 A. U1 = 1,5U2. B. U2 = 1,5U1. C. U1 = 0,5U2 . D. U1 = 2U2. Bài 16:Công thoát electron của một kim loại là A0, giới hạn quang điện là 0. Khi chiếu vào bề mặt kim loại 0 đó chùm bức xạ có bước sóng = thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng: 3 A. 2A 0 . B. A 0 . C. 3A 0 . D. A 0 /3 Bài 17: Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,405 (μm), λ2 = 0,436 (μm) vào bề mặt của một kim loại và đo hiệu điện thế hãm tương ứng U h1 = 1,15 (V); Uh2 = 0,93 (V). Cho biết: h = 6,625.10-34 (J.s) ; c = 3.108 (m/s) ; e = 1,6.10-19 (C). công thoát của kim loại đó là (eV): Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Bài toán về hiện tượng quang điện. A.1,29 B.1,92 C.1,87 D.1,56 Bài 18: Lần lượt chiếu vào catôt của một tế bào quang điện hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 0,6m và 2 0,5m thì hiệu điện thế hãm để dòng quang điện triệt tiêu khác nhau ba lần. Giới hạn quang điện của kim loại làm catôt là: A. 0,745(m). B. 0,723(m). C. 0,667(m). D. 0,689(m). Bài 19: Chiếu bức xạ có bước sóngλ1=276nm vào catot của một tế bào quang điện làm bằng nhôm thì hiệu điện thế hãm để triệt tiêu dòng quang điện là 1,05V. Thay bức xạ trên bằng bức xạ λ2=248nm và catot giờ làm bằng đồng thì hiệu điện thế hãm để triệt tiêu dòng quang điện giờ là 0,86V. Vậy khi chiếu đồng thời cả hai bức xạ λ1 và λ2 vào catot giờ là hợp kim đồng và nhôm thì hiệu điện thế hãm để triệt tiêu dòng quang điện là: A. 1,05V B. 1,55V C. 0,86V D. 1,91V Bài 20: Chiếu bức xạ có bước sóng 0,35 (μm) vào một kim loại, các êlectron kim quang điện bắn ra đều bị giữ lại bởi một hiệu điện thế hãm. Khi thay chùm bức xạ có bước sóng giảm 0,05 (μm) thì hiệu điện thế hãm tăng 0,59 (V). Tính điện tích của êlectron quang điện. Cho biết : h = 6,625.10 -34 (J.s) ; c = 3.108 (m/s). A.1,604.10-19C B.1,406.10-19C C.1,640. 10-19C D.1,046.10-19C ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 01. D 02. C 03. C 04. D 05. C 06. C 07. A 08. A 09. C 10. A 11. A 12. C 13. B 14. B 15. C 16. A 17. B 18. C 19. C 20. A Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Mạch điện xoay chiều RLC - P1 (Bài tập tự luyện)
5 p | 382 | 122
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Máy phát điện xoay chiều ba pha (Bài tập tự luyện)
2 p | 589 | 112
-
BÀI 28. PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2 p | 295 | 90
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Bài tập tự luyện Vật lý: Dao động tắt dần, duy trì con lắc đơn
2 p | 254 | 50
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - BT về các điểm cùng pha và ngược pha (Bài tập tự luyện)
5 p | 251 | 46
-
Đáp án bài tập tự luyện: Dãy điện hóa của kim loại
0 p | 150 | 18
-
Tổng hợp bài tập cực trị hàm số VD, VDC
10 p | 226 | 16
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Một số bài toán mở đầu về GTLN, GTNN (Bài tập tự luyện)
1 p | 200 | 16
-
Các phương pháp xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ (bài tập tự luyện)
1 p | 160 | 15
-
Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ bằng phương pháp thông thường và biện luận (bài tập tự luyện)
2 p | 130 | 10
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Một số bài toán mở đầu về GTLN, GTNN (Hướng dẫn giải bài tập tự luyện)
2 p | 132 | 9
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Hóa: Một số kim loại khác (Bài tập tự luyện)
0 p | 120 | 6
-
Bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập về một số kim loại khác
0 p | 105 | 4
-
Đáp án bài tập tự luyện: Lý thuyết và bài tập về một số kim loại khác
0 p | 107 | 4
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Một số bài toán về GTLN, GTNN_P2 (Bài tập tự luyện)
0 p | 81 | 4
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Một số bài toán về GTLN, GTNN_P2 (Đáp án bài tập tự luyện)
0 p | 100 | 4
-
Bài tập tự luyện: Thuyết lượng tử ánh sáng
0 p | 101 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn