intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Trường Mầm non Sao Mai (Giai đoạn 2013-2015)

Chia sẻ: HO DINH QUOC LUAN | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

2.970
lượt xem
75
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Trường Mầm non Sao Mai giai đoạn 2013-2015 cung cấp cho các bạn 3 nội dung về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non, nội dung và hình thức phối hợp với gia đình được xây dựng căn cứ vào kế hoạch hằng năm của nhà trường,... Với các bạn chuyên ngành Sư phạm mầm non thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Trường Mầm non Sao Mai (Giai đoạn 2013-2015)

PHÒNG GDĐT CHÂU ĐỨC  BÀI THU HOẠCH<br /> TRƯỜNG MN SAO MAI<br /> BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN<br /> Họ và tên:  Giai đoạn 2013­2015<br /> Chức vụ: <br /> <br /> NỘI DUNG 1:<br /> <br /> Câu  1:  Những  điều kiện gì để  đảm bảo vệ  sinh an toàn thực phẩm trong  <br /> trường mầm non? Bạn đã vận dụng các biện pháp gì để đảm bảo an toàn thực  <br /> phẩm trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường?<br /> Trả lời:<br /> * Yêu cầu thực hiện để  đảm bảo an toàn vệ  sinh thực phẩm trong trường mầm  <br /> non là:<br /> Chọn thực phẩm tươi sạch:<br /> ­ Với rau quả chọn tươi, không dập nát, không mùi lạ.<br /> ­ Thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.<br /> ­ Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc, không có dấu hiệu ươn, hôi.<br /> ­ Các thực phẩm chế  biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói bảo đảm, có nhãn <br /> hàng hóa ghi nội dung hạn sử dụng.<br /> ­ Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ  y  <br /> tế cho phép<br /> Giữ vệ sinh ăn uống và chế biến thực phẩm:<br /> ­ Khu vực chế  biến không có nước  ứ  đọng, bụi bẩn, nhà vệ  sinh hoặc khu chăn <br /> nuôi gia súc.<br /> ­ Bề mặt sử dụng để thực phẩm dẽ cọ rửa. sạch sẽ, khô ráo, bếp đủ  ánh sáng và  <br /> thông gió.<br /> ­ Có đủ nước sạch để sử dụng chế biến thực phẩm và vệ sinh khu thực phẩm.<br /> ­ Ngăn ngừa sự đi lại của chuột, gián và các động vật khác trong khu vực chế biến.<br /> <br /> 1<br /> Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ:<br /> ­ Không để  dụng cụ  bẩn qua đêm, bát đũa dùng xong phải rửa ngay, không dùng <br /> khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau bát đĩa..<br /> ­ Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn sống chín, phải để riêng.<br /> ­ Không dùng dụng cụ bằng  đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái chế  có màu <br /> để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm có chứa một số phụ gia…<br /> Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ:<br /> ­ Đối với các loại củ, quả, có thể  sử  dụng nước muối hoặc ozone để  khử  trùng <br /> 10­ 15 phút, ngâm ngập trong nước, rửa 3­4 lần, rửa vòi nước chảy. Khi mua nên <br /> chọn củ quả còn tươi, toàn vẹn, không bị  trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình  <br /> thường, có màu sắc tự  nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay. Các loại củ, quả  phải  <br /> được gọt vỏ, loại bỏ những chỗ trầy, xước, kẽ nứt, nẻ, dập, thối… vì đây là nơi  <br /> vi sinh vật, các chất từ  thuốc bảo vệ  thực vật, chất bảo quản có thể  xâm nhập  <br /> cao.<br /> ­ Các loại thực phẩm đông lanh cần rã đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu.<br /> ­ Các loại thịt cá, hải sản làm sạch sẽ, ngâm nước muối từ 10­15 phút rửa sạch 3­4  <br /> lần để ráo nước tiến hành xắt thái.<br /> ­ Thực phẩm phải được nấu chín kỹ  cho trẻ  sử  dụng, không để  các loại thịt, cá,  <br /> trứng còn màu hồng đem cho trẻ sử dụng. <br /> * Ở trường bạn đã làm gì để chú trọng đến trẻ?<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> Các cô quan tâm đến giờ ăn cơm trưa của trẻ ở lớp<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Câu 2: Công tác phối hợp nhà trường gia đình và xã hội trong chăm sóc giáo dục  <br /> trẻ  mầm non. Theo chị  để  thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục mầm non  <br /> những nội dung và hình thức phối kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội nào là  <br /> phù hợp? Bạn đã vận dụng những nội dung và hình thức nào trong phối hợp nhà  <br /> trường, gia đình và xã hội?<br /> Trả lời:<br /> * Nội dung và hình thức phối hợp với gia đình được xây dựng căn cứ vào kế hoạch <br /> hằng năm của nhà trường, theo đó mỗi tháng đều có nội dung cụ thể được chuyển  <br /> tải tới phụ huynh với 2 nội dung chính sau đây:<br /> + Các chủ trương, chính sách và các phong trào hoạt động <br /> + Kiến thức nuôi dạy con theo khoa học <br /> ­ Các chủ trương, chính sách và các phong trào hoạt động <br /> + Tuyên truyền về các phong trào thi đua, các cuộc vận động: "Học tập và làm theo <br /> tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh";<br /> + "Dân chủ, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm"<br /> + Cuộc vận động “Nói không tiêu cử và bệnh thành tích trong giáo dục"; <br /> + "Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực"; <br /> + “Đề án PCGDMN5T”;<br /> + “Chuẩn đánh giá Hiệu trưởng, phó HT, GV”.<br /> Kiến thức nuôi dạy con theo khoa học <br /> 3<br /> * Nội dung nuôi dưỡng ­ chăm sóc <br /> ­Tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học <br /> ­ Đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ theo từng độ tuổi;<br /> ­ Chế độ dinh dưỡng; vệ sinh an toàn thực phẩm;<br /> ­ Các loại bệnh theo mùa, những dịch bệnh thường gặp ở trẻ mầm non;<br /> ­ Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong những trường hợp khẩn cấp...<br /> * Nội dung giáo dục <br /> ­ Tuyên truyền về  nội dung Chương trình giáo dục mầm non, PCGDMN5T, đánh <br /> giá trẻ, chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi;<br /> ­ Tuyên truyền: BVMT; giáo dục lễ giáo, GDATGT, giáo dục sử dụng năng<br /> lượng tiết kiệm, hiệu quả, biển hải đảo, biến đổi khí hậu...<br /> ­ Tuyên truyền giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật<br /> ­ Một số nội dung giáo dục theo chủ đề như: "Giúp trẻ chơi để trẻ phát triển tốt", <br /> "Giúp trẻ tự tin, tự lập", "Trò chuyện, kể chuyện và đọc sách cho trẻ nghe", "Giúp <br /> trẻ phát triển tính sáng tạo", "Chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một"...<br /> Hình thức phối hợp<br /> * Tại nhà trường <br /> ­ Xây dựng góc tuyên truyền tại trường, tại các nhóm lớp với các nội dung cụ thể,  <br /> thiết thực, hình thức sáng tạo, phong phú, hấp dẫn, thu hút được sự  quan tâm của <br /> phụ  huynh. Các bài viết có thể sưu tầm trên báo, tạp chí, trên mạng internet hoặc <br /> do giáo viên tự biên soạn. Nội dung cần được cập nhật thường xuyên, trình bày rõ  <br /> ràng, dễ  hiểu để  phụ  huynh mọi trình độ  đều có thể  nắm bắt thông tin được dễ <br /> dàng. <br /> * Phát thanh trong nhà trường: được phát trong giờ đón và trả trẻ.<br /> ­ Các trường cần phát động đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên viết bài, đưa tin tuyên <br /> truyền về  các hoạt động của ngành học, của trường trên loa truyền thanh của  <br /> trường qua giờ đón, trả trẻ. <br /> <br /> 4<br /> * Trao đổi với phụ huynh <br /> ­ Giờ đón và trả trẻ hằng ngày tại lớp<br /> ­ Tại các cuộc họp phụ huynh tổ chức định kì 2­3 lần/năm học<br /> * Nhà trường tổ chức mời phụ huynh tham quan, dự các sinh hoạt của lớp. Qua đó,  <br /> phụ huynh có thêm kiến thức về phương pháp chăm sóc trẻ, hiểu thêm về cách tổ <br /> chức các hoạt động giáo dục, hoạt  động vui chơi để  từ  đó phối hợp với nhà  <br /> trường và cô giáo thống nhất về các nội dung và cách thức chăm sóc, giáo dục trẻ,  <br /> giúp trẻ phát triển toàn diện. <br /> * Tổ chức tư vấn cho phụ huynh<br /> ­ Tổ chức theo chuyên đề hoặc tư vấn cho cha mẹ có con đang có vấn đề  về  sức  <br /> khoẻ, về  tâm lí như: suy dinh dưỡng, béo phì, điếc, tật khúc xạ, chậm phát triển,  <br /> tự kỉ... <br /> ­ Mời cán bộ  y tế  tại địa phương và phụ  huynh công tác tại ngành y tế  tham gia <br /> vào Ban tư  vấn, sinh hoạt câu lạc bộ, nói chuyện và tư  vấn trực tiếp cho phụ <br /> huynh, khám chữa bệnh định kì, thực hành một số cách sơ cứu ban đầu cho trẻ.<br /> ­ Tổ chức hội thi, liên hoan thu hút sự tham gia của cán bộ, giáo viên, trẻ mầm non  <br /> và phụ huynh nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đến mọi đối tượng như:  <br /> "Hội thi gia đình và dinh dưỡng trẻ  thơ", "Hội thi kiến thức mẹ, sức khoẻ con",  <br /> Liên hoan "Bé mầm non thông minh, nhanh trí","Hội thi an toàn giao thông và giáo <br /> dục bảo vệ  môi trường trong trường mầm non"; Ngoài ra, nhà trường có thể  tổ <br /> chức cuộc thi sáng tác thơ, truyện, bài hát, câu đố, làm đồ  chơi, hội chợ... có sự <br /> tham gia của cha mẹ trẻ.<br /> *Tại cộng đồng <br /> ­ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như  đài phát thanh, đài <br /> truyền hình, các báo, tạp chí về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc <br /> cha mẹ thông qua website của sở Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường.<br /> ­ Phối hợp với Hội phụ nữ vận động các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường, vận  <br /> động cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non, tập huấn kiến thức nuôi dạy con cho <br /> 5<br /> các bậc cha mẹ  (nuôi con bằng sữa mẹ, tô màu bát bột, phòng chống suy dinh <br /> dưỡng, béo phì cho trẻ...), vận động, tuyên truyền huy động sự  đóng góp của các <br /> bậc cha mẹ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ <br /> chơi cho các trường mầm non.<br /> * Bạn đã vận dụng những nội dung và hình thức nào trong phối hợp nhà trường,  <br /> gia đình và xã hội?<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Giáo viên đang tuyên truyền trong buổi họp PHHS tại lớp.<br /> <br /> <br /> Câu 3: Bạn hiểu như  thế  nào là môi trường học tập lấy trẻ  làm trung tâm?  ở <br /> trường bạn đã làm gì để chú trọng đến trẻ?<br /> Trả lời: <br /> * Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:<br /> ­ Là môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên: cùng nhau <br /> bổ sung thêm học liệu, đồ chơi; sắp xếp và vệ sinh góc hoạt động <br /> ­ Là môi trường đa dạng, phong phú bao gồm các góc hoạt động  trong lớp và <br /> ngoài trời<br /> ­ Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích  trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách  <br /> sáng tạo khác nhau<br /> ­ Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương<br /> ­ Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động<br /> ­ Giáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy<br /> ­   Là   nơi   mà   trẻ   có   thể   chủ   động:tích   cực,  vui   chơi,  tìm   tòi   khám   phá,trải <br /> nghiệm,thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý tưởng.<br /> 6<br /> * Ở trường bạn đã làm gì để chú trọng đến trẻ?<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Cô chú ý những trẻ yếu để cho trẻ được tham gia hoạt động nhiều trong giờ  <br /> học.<br /> Câu 4. Hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chơi của trẻ?  Để tổ  <br /> chức tốt một buổi chơi bạn đã làm gì?<br />  Trảlời:<br /> *Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chơi của trẻ:<br /> + Về không gian:<br /> ­ Các góc chơi cần bố trí đảm bảo nguyên tắc động tĩnh.<br /> ­ Số  lượng góc chơi nên có từ  3­4 góc ,không nhất thiết phải tổ  chức tất cả  các <br /> góc chơi cùng một lúc.<br /> ­ Cần tận dụng mọi không gian có sẵn để tạo góc chơi cho trẻ.<br /> ­ Nên luôn luôn có giấy và bút ở tất cả các góc để cho trẻ thực hành các ý tưởng.<br /> ­ Các giá, tủ để  đồ  chơi cần đảm bảo an toàn, nên có bánh xe để  trẻ  có thể  tự  di  <br /> chuyển kh icần.<br /> ­ Diện tích các góc chơi cần được tính toán và thay đổi linh hoạt đáp ứng nhu cầu  <br /> chơi của trẻ.<br /> ­Tranh trưng bày ở các góc không chỉ sử dụng để  trang trí mà phải cung cấp kiến  <br /> thức, kỹ năng chơi, gợi mở cho trẻ thực hiện các ý tưởng mới.<br /> + Đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, học liệu:<br /> <br /> 7<br /> ­ ĐCĐC cần đủ số lượng trẻ, được sử dụng hang ngày trong mọi giờ chơi.<br /> ­ ĐDĐC phải thường xuyên đượ cbổ sung và trải đều qua cácgóc.<br /> ­ ĐDĐC nên gần gũi trẻ, tận dụng kinh nghiệm sống và hiểu biết của trẻ và phải  <br /> phù hợp với lứa tuổi của trẻ.<br /> + Thời gian:<br /> ­ Tùy thời điểm GV cân nhắc dành thời gian giới thiệu các góc chơi khi trẻ đã quen  <br /> thuộc.<br /> ­ Khi bắ tđầu chơi, cần dành thời gian để  trẻ tự do thỏa thuận ý tưởng, số lượng  <br /> người chơi.<br /> ­ Cần xem thời gian thu dọn cũng là một cơ hội trải nghiệm học tập của trẻ.<br /> ­ GV cần xem xét và linh hoạt để thay đổi thời điểm của hoạt động chơi.<br /> + Xây dựng và duy trì bầu không khí thân thiện, tôn trọng và tin cậy:<br /> ­ Thường xuyên khen ngợi trẻ, chú trọng vào quá trình tham gia thực hiện nhiệm <br /> vụ của trẻ mà không nhấn mạnh vào lỗi hay kết quả của trẻ.<br /> ­ Cho phép trẻ mắc lỗi, mọi kết quả của trẻ đểu được chấp nhận.<br /> ­ GV nên tham gia chơi cùng trẻ để giới thiệu thêm những điều mới lạ.<br /> * Để tổ chức tốt một buổi chơi bạn đã làm gì?<br /> Để cho trẻ được hòa nhập mình vào cuộc sống được thu nhỏ lại. Trẻ sẽ thể hiện  <br /> vai chơi của mình qua giờ chơi, trẻ tái tại lại những công việc của người lớn. Từ <br /> đó trẻ biết chia sẽ với người lớn thông qua hoạt động vui chơi. Trẻ mạnh dạn hơn <br /> qua giờ chơi nên cô phải nhập vai chơi với trẻ.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 8<br /> Bé đang vui choi...<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Câu hỏi 5: Bạn hãy nêu tầm quan trọng trong việc quản lí bảo vệ  an toàn và  <br /> phòng tránh tai nạn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.  Ở trường bạn  <br /> đã tạo môi trường an toàn cho trẻ như thế nào?<br /> Trả lời: <br /> * Tầm quan trọng trong việc quản lí bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn cho <br /> trẻ  trong các cơ  sở  giáo dục mầm non là giúp trẻ  phát triển về  thể  chất, tình  <br /> cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn <br /> bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển  ở trẻ em những chức năng tâm <br /> lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết  <br /> phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả  năng tiềm  ẩn, <br /> đặt nền tảng cho việc học  ở  các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt  <br /> đời.<br /> * Ở trường bạn đã tạo môi trường an toàn cho trẻ:<br /> ­ Môi trường vật chất và vui chơi đảm bảo an toàn.<br /> ­ Giáo viên có kiến thức và hiểu biết về  an toàn, phòng tránh tai nạn thương  <br /> tích cho trẻ và trẻ được giáo dục an toàn để phòng tránh các tai nạn.<br /> ­ Ở mọi lúc mọi nơi trẻ luôn được giám sát bởi cô giáo.<br /> ­ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ.<br /> Câu 6: Nêu các hình thức và nội dung tổ  chức hoạt động âm nhạc trong trường  <br /> mầm non? Để chuẩn bị tốt cho nhạc cụ phục vụ một hoạt động âm nhạc bạn phải  <br /> làm như thế nào?<br /> <br /> 9<br /> Trả lời: <br /> ­ Các hình thức và nội dung tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non là:<br /> ­ Thực hành xây dựng tổ chức hoạt động âm nhạc<br /> *   Hoạt động 1: Các hình thức và nội dung tổ  chức HĐ âm nhạc trong trường  <br /> mầm non<br /> *  Hình thức và nội dung: <br /> + Tổ chức hoạt động học: Gồm các nội dung trọng tâm sau:<br /> ­ Dạy hát <br /> ­ Nghe hát, nghe nhạc <br /> ­ VĐ theo nhạc <br /> ­ Trò chơi âm nhạc <br /> ­ Kết hợp HĐ âm nhạc với các HĐ giáo dục khác<br />   + Tổ  chức HĐ âm nhạc ngoại khóa: Gồm có các HĐ chính và tổ  chức HĐ âm  <br /> nhạc mọi lúc mọi nơi và biểu diễn văn nghệ.<br /> I. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC:<br /> 1. Dạy hát:<br /> ­ Cách chọn bài hát<br /> + Theo chủ đề <br /> + Khả năng của trẻ, của cô <br /> + Điều kiện thực tế của lớp,... <br /> ­ Các trình tự dạy hát: <br /> + Làm quen với bài hát <br /> + Dạy trẻ hát <br /> + Luyện tập, củng cố<br /> 2. Nghe nhạc, nghe hát: <br />  ­ Lựa chọn bài hát, bản nhạc:<br />  + Chọn bài hát mới<br /> 10<br /> + Chọn bài quen thuộc <br /> + Phù hợp với chủ đề, lứa tuổi và thực tế địa phương <br /> + Không chọn các bài quá dài, bài có tiết tấu, giai điệu khó, bài hát không phù <br />       hợp với độ tuổi …<br /> + Lựa chọn các bài nghe trong một năm học khác nhau về nội dung, hình thức<br />        và thể loại. <br /> ­ Lựa chọn HĐ, nội dung kết hợp:<br /> + Có thể dạy hát chính bài vừa được nghe<br /> + Tổ chức trò chơi, sử dụng làm nhạc nền cho trò chơi <br /> + VĐ theo bài hát, bản nhạc đó <br /> + Phần mở rộng có thể nghe thêm 1 bài hát, 1 bản nhạc cùng thể  vùng miền hoặc <br /> khác thể loại, khác vùng miền để trẻ có những so sánh <br />  ­ Tổ chức cho trẻ nghe hát, nghe nhạc: <br /> + Chuẩn bị: nghiên cứu bài hát, chuẩn bị đồ  dùng, đạo cụ, băng đĩa hình, trang trí <br /> lớp, trang phục của trẻ, của giáo viên.....<br /> + Trong quá trình trẻ  nghe nhạc các hoạt động phải liên hoàn, nhịp nhàng và linh  <br /> hoạt <br /> + Âm lượng vừa phải, không quá to, không quá nhỏ <br /> + Khoảng cách giữa cô và trẻ đủ tầm để trẻ quan sát các động tác, cử chỉ, điệu bộ <br /> của cô<br /> + GV luôn quan sát, chú ý thái độ của trẻ, hướng trẻ vào bài hát, cùng trẻ VĐ,  múa  <br /> hát. <br /> + Không nhất thiết cho trẻ nghe đủ số lần như đã chuẩn bị<br /> 3. Vận động theo nhạc:<br /> ­ Vận động cơ bản: Hát vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu của bài hát. Lắc lư,  nhún,  <br /> giậm chân theo nhịp bài hát,... <br /> <br /> <br /> <br /> 11<br />  ­ Vận động, múa các động tác minh họa theo tính chất âm nhạc và nội dung bài  <br /> hát: Các động tác nâng cao hơn, có thể VĐ, múa đơn, múa theo nhóm, theo đội hình<br /> ­ Vận động tự  do: Trẻ  vận dụng những động tác đã biết, kết hợp với sáng tạo, <br /> cảm thụ âm nhạc riêng của mình để múa, vận động.<br /> 4. Tổ chức trò chơi âm nhạc: <br /> ­ Trò chơi cho trẻ làm quen cao độ (giai điệu): <br /> VD: Nghe và đoán tên bài hát; Sol Mi,... <br /> ­ Trò chơi cho trẻ làm quen với trường độ (nhịp và tiết tấu): <br />   VD: Lắng nghe tìm đồ vật; Mèo con, cún con, chim gõ kiến,... <br /> ­ Trò chơi cho trẻ làm quen với màu sắc âm thanh: <br /> 5. Kết hợp hoạt động âm nhạc với các hoạt động giáo dục khác: <br /> ­ Việc dùng các phương tiện diễn tả âm nhạc như  một công cụ  hữu hiệu để  kết  <br /> hợp với các hoạt động giáo dục khác như làm quen với toán, chữ viết, môi trường,  <br /> kết hợp vận động … đã trở nên phổ biến trong các hoạt động giáo dục. <br />   Ví dụ: hoạt động làm quen với toán, ta có thể sử dụng âm nhạc giúp trẻ làm quen <br /> với các con số  một cách tự  nhiên, nhẹ  nhàng thông qua các trò chơi với lời ca có  <br /> số, số người tham gia … Nếu như có thêm phần âm nhạc cho các hoạt động phát  <br /> triển thể chất thì các vận động của trẻ sẽ trở nên dễ dàng và giúp trẻ hơn nhiều.<br /> ­ Giáo viên có thể  mở những đoạn nhạc có tiết tấu nhịp nhàng cho các vận động <br /> chạy, nhảy, hay nhạc vui nhộn hoặc nhẹ nhàng cho các hoạt động tinh. <br /> ­ Với các hoạt động phát triển ngôn ngữ, âm nhạc có thể  làm nền khi cô, trẻ  kể <br /> chuyện, đọc thơ…<br />  II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NGOẠI KHÓA:<br /> ­ Nội dung, hình thức tổ chức: Gồm có các hoạt động chính là tổ chức hoạt động <br /> âm nhạc mọi lúc mọi nơi và biểu diễn văn nghệ.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 12<br /> ­ Hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi: Theo lịch sinh hoạt của trẻ   ở trường, có  <br /> thể  thấy có rất nhiều lúc dùng âm nhạc làm nền cho trẻ, cho trẻ  vui chơi, sinh <br /> hoạt cùng âm nhạc: Đón trẻ, tập thể dục, lúc ăn trưa, khi nghỉ ngơi.<br /> Âm nhạc còn có thể làm hiệu lệnh cho trẻ thực hiện các sinh hoạt đó nữa.<br /> ­ Đối với mỗi sinh hoạt cụ  thể, giáo viên, nhà trường chọn những bài hát có nội <br /> dung, tính chất âm nhạc sao cho phù hợp.<br /> ­ Dùng nhạc hiệu: Nhạc hiệu là dùng đoạn nhạc hoặc cả bài phát lên để làm hiệu <br /> lệnh thực hiện một việc gì đó xảy ra đều đặn. Giáo viên lựa chọn nhạc hiệu cho  <br /> các hoạt động như: Giờ thể dục buổi sáng là đoạn nhạc vui vẻ, hối hả; giờ ăn trưa <br /> là bài hát “Bé ăn thật ngoan”; giờ  đi ngủ  chọn bài hát ru êm dịu hoặc một đoạn  <br /> nhạc không lời; đánh thức trẻ bằng một đoạn nhạc phấn chấn. <br /> ­ Thể dục sáng: Chọn các bài hát có nhịp điệu đều đặn, nhịp nhàng, khỏe khoắn. <br /> ­ Giáo viên có thể chọn các bài hát theo chủ đề, mỗi khi thực hiện chủ đề  nào thì  <br /> trong thời gian đó tập một bài hát có nội dung về chủ đề đó. <br /> ­ Điều này giúp cho trẻ  tránh nhàm chán và không khí của chủ  đề  cũng được lan <br /> tỏa tốt hơn. Hoạt động ngoài trời: Có thể  cho trẻ  hát hoặc giáo viên hát cho trẻ <br /> nghe, cùng múa hát các bài có nội dung gần gũi với thiên nhiên, các bài hát sử dụng  <br /> trong các trò chơi ngoài trời. <br /> ­ Hoạt động  ở  khu vực góc nghệ  thuật, phòng nghệ  thuật: giáo viên không can <br /> thiệp sâu vào hoạt động này của trẻ mà chỉ gợi ý cho trẻ tự sáng tạo múa, hát, vận <br /> động, sử dụng nhạc cụ cho riêng mình hoặc cùng với nhóm. <br /> ­ Biểu diễn văn nghệ: Gồm có biểu diễn sau mỗi chủ  đề  và biểu diễn vào các <br /> ngày lễ hội. <br /> ­ Thông qua biểu diễn văn nghệ, trẻ được thêm một dịp củng cố, rèn luyện các kĩ <br /> năng hoạt động nghệ thuật.<br /> ­ Đây cũng là dịp để  trẻ  được trải nghiệm những cảm xúc mới mẻ, tăng cường  <br /> khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. <br /> <br /> <br /> 13<br /> ­ Biểu diễn còn giúp trẻ tăng thêm sự mạnh dạn, tự tin trình bày trước người khác  <br /> cũng như sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm.<br /> ­ Để tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ hiệu quả, giáo viên chú ý một số điểm  <br /> sau: Tiết mục: Nội dung phù hợp với chủ  đề. Các hình thức đơn ca, song ca, tốp  <br /> ca, múa phụ  họa… xen kẽ  hài hòa. Lưu ý phần mở  màn, phần kết và phần nhấn <br /> (cao trào) trong chương trình. Trang phục: Với trẻ nhỏ, nên sử dụng trang phục có <br /> màu sắc tươi sáng, có thể sặc sỡ; hạn chế dùng gam màu tối..<br /> ­ Trang phục nhất thiết phải phù hợp với nội dung của tiết mục biểu diễn.<br /> ­ Đạo cụ, âm thanh, ánh sáng và các thiết bị khác: Với xu thế phát triển của xã hội,  <br /> sân khấu biểu diễn ngày càng lộng lẫy, hoành tráng hơn, âm thanh hỗ  trợ  giọng  <br /> hát, ánh sáng đủ màu sắc đã làm tăng thêm chất lượng của các buổi biểu diễn. Tuy <br /> nhiên, sử dụng không đúng sẽ trở nên phản tác dụng. Do đó, khi xây dựng tiết mục  <br /> văn nghệ, giáo viên cần lên kịch bản cụ  thể, chi tiết kể  cả  việc phối hợp  âm  <br /> thanh, ánh sáng và sử  dụng đạo cụ  thế  nào. Có như  vậy, các thành viên tham gia <br /> mới chủ động và buổi biểu diễn mới có thể đạt kết quả cao.<br /> ­ Lập kế  hoạch, xây dựng kịch bản: Không chuẩn bị  giáo án như  phần tổ  chức  <br /> hoạt động học, đối với hoạt động này, nhà trường và giáo viên cần lập kế  hoạch <br /> cho các hoạt động âm nhạc mọi lúc, mọi nơi và trong tổ chức lễ hội cũng như xây  <br /> dựng kịch bản chi tiết cho một lễ hội.<br /> Hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi: Ngay từ đầu năm học, nhà trường và các lớp  <br /> xây dựng kế hoạch sử dụng âm nhạc vào các hoạt động như thế nào, lựa chọn các  <br /> bài hát, bản nhạc vào từng giai đoạn, từng chủ đề. <br /> Ví dụ: Chọn các bài hát làm hiệu lệnh Chọn 4 bài hát thể dục buổi sáng cho 4 mùa <br /> trong năm hoặc cho 4 chủ  đề  điển hình của năm. Biểu diễn văn nghệ  Lập kế <br /> hoạch cả  năm cho toàn trường và từng lớp, từng khối, có thể  tham gia cùng khu <br /> vực hoặc cấp quận/huyện, tỉnh/thành phố. Đối với các lớp, lập kế hoạch tổ chức  <br /> biểu diễn sau mỗi chủ đề  và lựa chọn hạt nhân cho các hoạt động văn nghệ  của <br /> trường. Đối với nhà trường, cần xác định rõ mỗi năm chọn một sự kiện trọng tâm <br /> 14<br /> để tổ chức quy mô hơn. Đối với các buổi biểu diễn văn nghệ mang tính chất quan  <br /> trọng nhất trong năm đó, nhà trường cần xây dựng kịch bản chi tiết để  tiến hành <br /> một cách chủ động, hiệu quả. Hoạt động 2: Thực hành xây dựng tổ chức hoạt <br /> động âm nhạc:<br /> ­Thông tin cho hoạt động 2 <br /> ­ 4 nhóm xây dựng theo 4 nội dung trọng tâm như sau, nội dung kết hợp do nhóm <br /> tự chọn:<br />  + Dạy hát<br />  + Nghe hát<br />  + Vận động theo nhạc <br /> + Trò chơi âm nhạc<br />  ­ Thực hành bài dạy của nhóm mình <br />  ­ Các nhóm trao đổi và góp ý<br /> + Giáo viên cần thực hiện các công việc sau:<br />  ­ Xác định nội dung, hình thức hoạt động, lựa chọn nội dung kết hợp <br />  ­ Xây dựng giáo án chi tiết <br />  ­ Thực hành dạy cùng với nhóm của mình<br />  ­ Trao đổi, góp ý giữa các nhóm<br />  ­ Trao đổi, góp ý các nội dung: <br />  ­ Nội dung và hình thức đã phù hợp chưa?<br />  ­  Giáo án khoa học? Kiến thức chính xác?<br />  ­  Những ưu điểm và hạn chế? Có những sáng tạo nào? <br /> * Để chuẩn bị tốt cho nhạc cụ phục vụ một hoạt động âm nhạc bạn phải làm như  <br /> thế nào?<br /> Cô và cháu cùng làm giáo cụ để phục vụ cho hoạt động âm nhạc tại trường. Các  <br /> cô tận dụng các nguyên vật liệu hoặc các vật liệu để  cùng nhau làm. Tham khảo  <br /> trên internet các mẫu đồ chơi, nhạc cụ để  cùng làm theo, đi tham quan các trường  <br /> <br /> 15<br /> bạn xem có đồn dùng gì đẹp thì về  trường mình làm để  phục vụ  cho một hoạt <br /> động. Bản thân tôi cũng đã sưu tầm một số mẫu để hướng dẫn cho giáo viên cùng  <br /> làm theo.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Cô và trẻ đang làm đồ dùng, đồ chơi âm nhạc.<br /> <br /> <br /> Câu 7. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có mấy lĩnh vực? Gồm những  <br /> lĩnh vực nào? Trong thời gian qua bạn đã phấn đấu rèn luyện để  nâng cao  <br /> kỹ năng sư phạm như thế nào?<br /> Trả lời: <br /> * Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có mấy lĩnh vực?<br /> Chuẩn nghề  nghiệp giáo viên mầm non có 3 lĩnh vực.: Lĩnh vực chính trị, đạo  <br /> đức lối sống, lĩnh vực kiến thức, lĩnh vực kỹ năng sư phạm.<br /> * Trong thời gian qua bạn đã phấn đấu rèn luyện để nâng cao kỹ năng sư phạm  <br /> như thế nào?<br /> Bản thân tôi luôn luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh, <br /> nói đi đôi với làm, luôn gương mẫu với đồng nghiệm trong công việc cũng như <br /> trong giờ giấc. Luôn có tinh thần trách nhiệm trong công tác cao, công việc làm <br /> chưa xong thì phải cố gắng làm cho xong. Dự  giờ đúng theo lịch dự  giờ, không  <br /> bao che bất cứ  trường hợp nào sai về  đạo đức nhà giáo. Luôn luôn trung thực  <br /> trong công việc.<br /> Câu 8.  Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên hằng năm được thực  <br /> hiện theo những văn bản nào?  Ở  trường bạn  đã thực hiện công tác bồi  <br /> dưỡng thường xuyên như thế nào?<br /> Trả lời:<br /> <br /> 16<br /> * Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên hằng năm được thực hiện theo <br /> những văn bản nào?<br /> ­ Thực hiện theo thông tư số  26/2012/TT­BGDĐT của Bộ  trưởng Bộ Giáo Dục <br /> và đào tạo ngày 10/7/2012 ban hành theo qui chế  bồi dưỡng thường xuyên giáo <br /> viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.<br /> ­ Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non ban hành kèm theo  <br /> thông tư  số  36/2011/TT­BGDĐT của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo ngày <br /> 17/8/2011.<br /> ­ Kế  hoạch bồi dưỡng thường xuyêncho cán bộ  quản lí và giáo viên mầm non  <br /> hằng năm.<br /> ­ Công văn hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, <br /> phổ thông, giáo dục hằng năm.<br /> * Ở trường bạn đã tổ chức học bồi dưỡng thường xuyên như thế nào?<br /> ­ Cho các cô tự chọn module để đăng ký tự học.<br /> ­ Tổ  chức học tập trung qua các buổi họp, thảo luận chuyên môn trường, tổ,  <br /> khối.<br /> ­ Học tập từ xa (qua mạng internet)<br /> Bản   thân   tôi   luôn   cố   gắng   tìm   tòi   các   tài   liệu   liên   quan   để   học   tập   thêm,  <br /> …………..<br /> …………………..<br /> ………………..<br /> <br /> <br /> NỘI DUNG 2:<br /> <br /> Câu 1: Mục đích yêu cầu của việc giáo dục sử  dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu  <br /> quả vào chương trình GDMN là gì? Cho ví dụ minh hoạ tích hợp giáo dục sử dụng  <br /> năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các hoạt động trong ngày cho trẻ<br /> Trả lời:<br /> 17<br /> * Mục đích yêu cầu của việc giáo dục sử  dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả <br /> vào chương trình GDMN: <br /> ­ Nhằm hình thành và nâng cao ý thức sử  dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả <br /> trong toàn thể  cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, đồng thời tổ  chức  <br /> tuyên truyền mọi người và cộng đồng cùng chung tay góp sức sử dụng năng lượng  <br /> tiết kiệm hiệu quả.<br /> ­ Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục trẻ sử dụng năng lượng <br /> tiết kiệm hiệu quả.<br /> * Cho ví dụ minh hoạ tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả <br /> vào các hoạt động trong ngày cho trẻ.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tổ chức tiết học thể dục hoặc hoạt động ngoài trời để hạn chế sử dụng đèn  <br /> và quạt máy trong lớp học.<br /> <br /> Câu 2: Nêu các phương pháp giáo dục giúp trẻ  phát triển tình cảm – kỹ  năng xã  <br /> hội? Lấy ví dụ minh họa từ thực tiễn công việc.<br /> <br /> Trả lời: <br /> <br /> * Các phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội:<br /> <br /> ­ Phương pháp giao lưu tình cảm, tiếp xúc gần gũi.<br /> <br /> ­ Phương pháp dùng lời<br /> <br /> ­ Phương pháp sử dụng tình huống<br /> <br /> <br /> 18<br /> ­ Phương pháp sử  dụng trò chơi: trò chơi học tập, trò chơi đóng vai, trò chơi dân <br /> gian, trò chơi khoa học.<br /> <br /> ­ Tham gia các hoạt động lao động.<br /> <br /> ­ Giám sát, nhận xét, đánh giá<br /> <br /> * Lấy ví dụ minh họa từ thực tiễn công việc.<br /> <br /> ­ Trong ngày hội ngày lễ  bản thân tôi lồng ghép trò chơi dân gian vào để  tổ  chức  <br /> cho trẻ  các lớp được tham gia. Thông qua trò chơi trẻ được cô giải thích thêm về <br /> những gì mà cha ông ta đã để lại cho con cháu đời sau và con cháu đồi sau tiếp nối.  <br /> Giáo dục trẻ  thông qua trò chơi, qua đó trẻ  thể  hiện sự  vui tươi, lòng mong mỏi  <br /> được tham gia chơi, trẻ thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các nhóm chơi, trẻ  biết <br /> nhận xét kết quả sau khi chơi.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trẻ hứng thú tham gia thi đua chơi trò chơi dân gian.<br /> <br /> <br /> <br /> Câu 3.  Nêu những nội dung chính của lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ  <br /> mầm non?<br /> <br /> <br /> <br /> 19<br /> Bạn hãy phân biệt nội dung giữa khám phá khoa học khác với nội dung khám  <br /> phá xã hội như thế nào?<br /> <br /> Trả lời: <br /> <br /> * Nêu những nội dung chính của lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm  <br /> non?<br /> <br /> Những nội dung chính của lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non:<br /> <br /> + Nhà trẻ: <br /> <br /> ­ Luyện tập và phối hợp các giác quan<br /> <br /> ­ Nhận biết: tên gọi, chức năng một số  bộ  phận của cơ  thể  con người; tên gọi,  <br /> đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử  dụng của một số  dồ  dùng, đồ  chơi,  <br /> phương tiện giao tiếp quen thuộc với trẻ; tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số <br /> con vật, hoa quả quen thuộc với trẻ; một số màu cơ bản, kích thước, số lượng, vị <br /> trí không gian so với bản thân trẻ.<br /> <br /> + Mẫu giáo: <br /> <br /> ­ Khám phá khoa học: các bộ  phận cơ  thể  người; đồ  vật; động vật và thực vật; <br /> một số hiện tượng tự nhiên<br /> <br /> ­ Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán: tập hợp số lượng, số thứ tự và <br /> đếm; xếp tương  ứng; so sánh, sắp xếp theo quy tắc; đo lường; hình dạng; định  <br /> hướng trong không gian và thời gian.<br /> <br /> ­ Khám phá xã hội: Bản thân gia đình, họ  hàng và cộng đồng; trường mầm non; <br /> một số nghề phổ biến; danh lam thắng cảnh và các ngày lễ hội.<br /> <br /> => Các kĩ năng được coi trọng: quan sát, so sánh, phân loại và giải quyết vấn  <br /> đề.<br /> <br /> * Bạn hiểu như  thế nào là khám phá khoa học ở trẻ  mầm non?<br /> <br /> 20<br /> Câu 4: Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tay chân miệng? Ở trường bạn đã làm gì  <br /> để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ?<br /> Trả lời: <br /> * Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tay chân miệng?<br /> ­ Thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ bằng xà phòng.<br /> ­ Người giữ trẻ rửa tay sạch trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi chăm sóc <br /> trẻ. Rửa sạch các vật dụng, đồ chơi của trẻ bằng xà phòng.<br /> ­ Thường xuyên lau kỹ  sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ  với các dung dịch khử <br /> khuẩn. Nguồn nước phải đảm bảo vệ sinh. <br /> ­ Khi phát hiện trẻ sốt cao, có kèm theo nôn nhiều hoặc có các triệu chứng như đã <br /> trình bày  ở  trên cần đưa trẻ  ngay đến trạm y tế  để  chẩn đoán, sàn lọc những cac  <br /> nghi bị hội chứng “tay chân miệng” và có hướng điều trị đúng.<br /> ­ Cách ly trẻ bệnh tại nhà trong vòng 10 ngày đầu của bệnh hoặc cho đến khi hết  <br /> loét miệng và các bóng nước để tránh lây qua các trẻ khác tại nhà trẻ mẫu giáo.<br /> ­ Cần thực nghiệm nghiêm ngặt những quy định về  vệ  sinh an toàn thực phẩm từ <br /> khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chế biến, bảo quản nhất là trong mùa có dịch.<br /> * Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ ở trường cần:<br /> <br /> 21<br /> ­ Sử  dụng nguồn nước sạch, gióa viên hướng dẫn trẻ  6 bước rửa tay bằng xà  <br /> phòng dưới vòi nước sạch. Chụp hình 6 bước rửa tay dán ở phòng vệ sinh và dán ở <br /> bồn rửa tay cho trẻ nhìn. Làm các băng rôn tuyên truyền và phòng bệnh tay ­ chân ­  <br /> miệng treo  ở  cổng trường và những nơi phụ  huynh dễ  đọc. Lên mạng download  <br /> bài hát 6 bước rửa tay về  cho trẻ  nghe và trẻ  hát theo để  trẻ  nhớ  và thực hiện.  <br /> Nhắc nhở giáo viên rửa sạch đồ chơi và các vật dụng cho trẻ và đem ra phơi nắng. <br /> Phát dung clorua B cho giáo viên lau sàn nhà một tuần 2 lần. Nhân viên y tế  nhà  <br /> trường thường xuyên theo dõi cháu có các triệu chứng ban đầu của bệnh phài xử lý <br /> kịp thời. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình   ảnh   tuyên   truyền   bệnh   tay   –   chân   –   miệng   ở   góc   tuyên   truyền   của  <br /> trường.<br /> <br /> <br /> <br /> Câu 5. Biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ảnh hưởng tới trường học như thế nào?  <br /> Bạn đã có kế hoạch gì để giáo dục trẻ phòng chống biến đổi khí hậu?<br /> <br /> Trả lời: <br /> <br /> * Biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ảnh hưởng tới trường học như thế nào?<br /> <br /> ­ Ảnh hưởng về con người đối với học sinh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.<br /> <br /> ­ Ảnh hưởng đến cơ sở vật chất và thiết bị trường học.<br /> <br /> ­ Ảnh hưởng tới việc đến trường của trẻ.<br /> <br /> ­ Ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ.<br /> <br /> ­ Ảnh hưởng về tâm lý tới học sinh, giáo viên và cán bộ giáo dục.<br /> 22<br /> * Bạn đã làm gì để giáo dục trẻ phòng chống biến đổi khí hậu?<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Câu 6. Hãy nêu các nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục phát triển vận động  <br /> cho trẻ  mầm non?  Ở trường, lớp bạn đã thực hiện công tác phát triển vận động  <br /> cho trẻ như thế nào để trẻ phát triển hài hòa?<br /> <br /> Trả lời: <br /> <br /> * Lựa chọn nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non cần tuân theo <br /> các nguyên tắc sau:<br /> <br /> ­ Nội dung cần bám sát với nội dung chương trình GDMN hiện hành.<br /> <br /> ­ Phát triển hài hòa nhân cách.<br /> <br /> ­ Kết hợp giáo dục thể chất với thực tiễn lao động.<br /> <br /> ­ Tăng dần mức độ tác động.<br /> <br /> ­ Đảm bảo tính liên tục và hệ thống.<br /> <br /> ­ Đảm bảo tính cá biệt.<br /> <br /> ­ Đảm bảo sự kết hợp hợp lý giữa các vận động có tính chất động và tĩnh.<br /> <br /> ­ phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và địa phương<br /> <br /> <br /> <br /> 23<br /> * Ở trường, lớp bạn đã thực hiện công tác phát triển vận động cho trẻ như thế <br /> nào để trẻ phát triển hài hòa?<br /> Tham mưu và phối hợp với hiệu trưởng để  xây dựng mô hình phát triển vận  <br /> động cho trẻ chơi ở sân trường. Thường xuyên nhắc nhở giáo viên cho trẻ chơi  <br /> các trò chơi mà nhà trường đã trang bị  về  cơ  sở  vật chất. Trong các buổi họp <br /> chuyên môn phần thảo luận đưa ra nội dung GDPTVĐ, đưa ra mục đích yêu cầu <br /> của từng độ tuổi để giáo viên cùng nhau thảo luận và chọn cho phù hợp với khả <br /> năng của cháu mình. Nhắc nhở giáo viên nên bám theo sách hướng dẫn và sách <br /> chương trình để chọn đề tài cho phù hợp. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình ảnh các đồ chơi PTVĐ<br /> <br /> <br /> Câu 7.  Hãy nêu một số phương pháp dạy học tích cực để PTNN cho trẻ mầm  <br /> non? Đối với trẻ nói ngọng, nói lắp bạn có biện pháp gì để trẻ PTNN tốt hơn?<br /> Trả lời: <br /> * Một số phương pháp dạy học tích cực để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non <br /> là:<br /> 1/ phương pháp xây dựng môi trường ngôn ngữ:<br /> <br /> 24<br /> + Tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tích cực<br /> ­ người giáo viên thường xuyên trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nói. Khi trẻ <br /> có khó khăn hay có tâm lý ngập ngừng, nhút nhát, cô cần khích lệ, hỗ  trợ, động <br /> viên để  trẻ  tích cực trò chuyện.  khi giao tiếp với trẻ, cô chú ý đến giọng nói và  <br /> thái độ , giọng nói dịu dàng, tình cảm nồng  ấm của cô sẽ  khiến trẻ tự tin hơn rất  <br /> nhiều.<br /> ­ Ngoài ra cô cô tạo cơ  hội để  trẻ  được nghe các âm thanh khác nhau từ  môi  <br /> trường. <br /> Ví dụ: Tiếng chim hót, tiếng đài phát thanh, âm thanh của các lễ hội…<br /> ­ Điều quan trọng là cô cần tôn trọng, khuyến khích sự  sáng tạo khi sử  dụng câu,  <br /> từ, không ngắt lời và chỉnh ngay cách dùng từ chưa hợp lý khi trẻ đang nói, cô cần  <br /> tập hợp tất cả  các trường hợp lại và uốn nắn, nhắc nhở  trẻ  trong một điều kiện  <br /> thích hợp (phù hợp nhất là khi kết thúc hoạt động).<br /> + Tạo môi trường chữ viết phong phú<br /> ­ Chúng ta dán nhãn tên cho các giá, kệ   ở  các góc, tên của trẻ  trên các vật dụng,  <br /> gắn tên cho các cây cối, đồ dùng, đồ chơi ở cả trong và ngoài lớp học…<br /> ­ Việc xây dựng góc sách, một “tư  viện” mi ni trong lớp học và tổ  chức cho trẻ <br /> được hoạt động trong “thư  viện” đó sẽ  giúp trẻ  có thói quen đọc sách, cùng lúc, <br /> bồi dưỡng tình yêu, sự ham mê đối với sách cho trẻ. <br /> Bên cạnh việc cho trẻ  làm quen với các tác phẩm văn học thiếu nhi phù hợp với <br /> khả  năng của trẻ, cô giáo nên tích cực sưu tầm các tác phẩm truyện thơ, ca dao,  <br /> đồng dao… cho trẻ làm quen.<br /> 2/ Phương pháp trực quan hành động:<br /> + Trực quan hành động với cơ thể<br /> ­ Sử dụng các đồ  vật, đồ chơi gần gũi, quen thuộc với trẻ để  dạy trẻ  về  tên gọi,  <br /> các đặc điểm, tính chất, công dụng… của đồ dùng, đồ chơi theo các chủ đề.<br /> <br /> <br /> <br /> 25<br /> ­ Các từ đã học được sử  dụng thường xuyên cùng với những từ  mới thì sẽ  thì sẽ <br /> làm cho vốn từ vựng của trẻ thêm phong phú.<br /> + Trực quan hành động với tranh ảnh<br /> Trực quan hành động với tranh ảnh được áp dụng sau khi trẻ đã nắm được các từ <br /> mới của phần trực quan hành động với cơ thể và trực quan hành động với đồ vật. <br /> ví dụ: Cô vẽ bức tranh có một cái cây rồi yêu cầu trẻ vẽ ông mặt trời bên trên cái <br /> cây, vẽ quả bóng ở gốc cây…<br /> + Trực quan hành động với câu chuyện<br /> ­ Cho trẻ  kể  và diễn lại các hành động theo yêu cầu; nghe các từ  khóa trong câu  <br /> chuyện và diễn theo: Các từ miêu tả cảm xúc, các từ miêu tả hành động, các từ chỉ <br /> kích thước…<br /> Ví dụ: Cô đọc diễn cảm và làm mẫu thể  hiện hành động, cảm xúc của Rùa và  <br /> Thỏ, sau đó cô đọc lời từng câu chậm rãi và yêu cầu trẻ thể hiện.<br /> + Trực quan với môi trường tự nhiên<br /> ­ Tự  nhiên bao la kỳ  thú và là một ông thầyvĩ đại, luôn luôn kích thích trí tưởng  <br /> tượng, khả  năng tư  duy và phát triển ngôn ngữ  của trẻ. Các giờ  học có thể  thực <br /> hiện ở vườn trường, cánh đồng, khu rừng, bãi biển, công viên, viện bảo tàng…cô <br /> giáo sẽ  thấy rằng trẻ  rất vui tươi, hớn hở, hào hứng và nói được, học được rất  <br /> nhiều từ môi trường tự nhiên ngoài lớp học.<br /> 3/ Phương pháp làm mẫu:<br /> ­ Những trẻ đi nhà trẻ từ nhỏ thì thời gian chủ yếu là ở trường, vì vậy, vai trò làm <br /> mẫu, nêu gương của cô giáo quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, phương pháp làm <br /> mẫu ở thời kỳ này có một tầm quan trọng đặc biệt. Cô có thể mở rộng những câu <br /> nói còn ngắn ngủn , vụng về, lộn xộn của trẻ  thành những câu đơn giản nhưng <br /> mạch lạc, trong sáng để làm mẫu cho trẻ.<br /> ­ Ngôn ngữ chính là nhân cách, là tâm hồn, là con người. Dân gian ta có câu: “Chim <br /> khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ  nghe”. Vì vậy, việc <br /> <br /> 26<br /> trở thành tấm gương sáng để cho trẻ noi theo là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của <br /> các cô giáo trong trường mầm non.<br /> 4/ Phương pháp trò chơi:<br /> ­ Dạy trẻ ta không thể gò ép, bắt buộc mà phải hết sức tự nhiên, đặc biệt là thông <br /> qua các trò chơi thì hiệu quả  rất cao. Có rất nhiều trò chơi ngôn ngữ  và các hoạt <br /> động sắm vai, đọc thơ, kể chuyện mà thông qua đó ngôn ngữ của trẻ phát triển rất <br /> nhanh chóng và linh hoạt. <br /> ­ Chơi thể hiện rõ nhất tính tự  nguyện của trẻ, trẻ  thích thì chơi mà không bị  ép <br /> buộc. Khi chơi trẻ không sợ bị sai, bị hỏng, vì vậy, phát triển ngôn ngữ thông qua  <br /> các trò chơi là cách làm tích cực và hiệu quả nhất.<br /> ­ Để thực hiện phương pháp này có hiệu quả và hấp dẫn, cần có một số quần áo,  <br /> mặt nạ, mũ, dụng cụ của các nhân vật mà trẻ sắm vai… các đồ dùng này có thể do <br /> cô và trẻ cùng tự tạo từ giấy báo, lá cây, giấy màu…<br /> ­ Kết thúc trò chơi giáo viên khuyến khích trẻ  chia sẻ  cảm nghĩ của mình về  vai  <br /> chơi (Đã làm gì? Thích hành động nào?) động viên những cố  gắng, sáng tạo của <br /> trẻ.<br /> 5/ làm việc theo nhóm:<br /> ­ Khi làm việc theo nhóm, cô giáo: Cần giao nhiệm vụ  cho nhóm hướng tới một <br /> mục đích nhất định.<br /> ­ Cô giáo cần khuyến khích mọi trẻ đều được tham gia và được thừa nhận vai trò <br /> của mình; tạo bầu không khí giao tiếp tích cực, hợp tác cùng nhau, trẻ cảm thấy an  <br /> toàn, được coi trọng, không bị  khiển trách hay chê cười, luôn khuyến khích các ý <br /> tưởng, các sáng kiến của nhóm giúp trẻ  mạnh dạn và tự  tin; phải tạo cơ hội cho  <br /> trẻ luân phiên trình bày các ý kiến chung của nhóm.<br /> ­ Quan sát để biết chắc chắn các nhóm hiểu nhiệm vụ của mình được giao.<br /> ­ Hổ trợ nhóm nếu cần thiết nhưng không áp đặt ý kiến của cô giáo, cô không làm  <br /> thay trẻ.<br /> <br /> 27<br /> ­ Tham gia cùng một nhóm trẻ cần hổ trợ nhiều nhất nhưng luôn quan tâm quan sát  <br /> các nhóm khác (có thể gợi ý cho trẻ để trẻ suy nghĩ, tự lựa chọn và quyết định).<br /> * Đối với trẻ nói ngọng, nói lắp bạn có biện pháp gì để trẻ PTNN tốt hơn?<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Giáo viên đang hướng dẫn trẻ cách phát âm cho rõ ràng trong giờ học.<br /> <br /> <br /> <br /> NỘI DUNG 3:<br /> Câu 1:  Modun: <br /> <br /> <br /> Trả lời: <br /> Câu 2: Modun: <br /> Trả lời:<br /> Câu 3. Modun: <br /> Trả lời:<br /> Câu 4 Modun: . <br /> Trả lời:<br /> Câu 5: Modun: <br /> Trả lời:<br /> Câu 6: Modun: <br /> Trả lời:<br /> <br /> 28<br /> Câu 7. Modun: <br /> Trả lời:<br /> Câu 8: Modun: <br /> Trả lời:<br /> <br /> <br /> Trên đây là bài thu hoạch mà bản thân tôi đã học tập và đúc kết được <br /> qua học bồi dưỡng thường xuyên giai đoạn 2013­2015. <br />                                                              Ngãi Giao, ngày 15 tháng 05 năm 2015<br />                                                                                          Người viết<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 29<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2